x
Trang chủ » Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ

Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ

Bình chọn

Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Marketing điện tử, Quản trị Chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management) và Ứng dụng bộ công cụ trong bán lẻ. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê  luận văn thạc sĩ  quản trị trị kinh doanh của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

1 Marketing điện tử

1.1 Các khái niệm cơ bản về E-marketing

Marketing đã hình thành từ rất lâu cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại. Tuy nhiên markting điện tử thì mới chỉ phổ biến trong hơn 15 năm trở lại đây. Hiện nay có nhiều cách hiểu marketing điện tử, sau đây là một số khái niệm điển hình về marketing điện tử:

Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân – dựa trên các phương tiện điện tử và Internet.1

Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử.

Marketing điện tử là việc ứng dụng mạng Internet và các phương tiện điện tử (web, e-mail, cơ sở dữ liệu, multimedia, Smartpohone…) để tiến hành các hoạt động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng thông qua việc nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá trị, mức độ trung thành… từ đó tiến hành các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng.3

Về cơ bản, marketing điện tử được hiểu là các hoạt động marketing được tiến hành qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong đó, phương tiện điện tử có thể là máy tính, điện thoại di động, Smartpohone … còn mạng viễn thông có thể là Internet, mạng thông tin di động…

1.2 Các hình thức phát triển cơ bản của marketing điện tử

Nhìn chung marketing điện tử trải qua 3 giai đoạn phát triển:

Thông tin: các hoạt động marketing điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các website, catalogue điện tử…

Giao dịch: các hoạt động giao dịch trực tuyến, tự động hóa các quy trình kinh doanh, phục vụ khách hàng tốt hơn, thuận tiện, an toàn và hiệu quả hơn trong bán lẻ, dịch vụ ngân hàng, thị trường chứng khoán….

Tương tác: phối hợp, liên kết giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối… thông qua chia sẻ các hệ thống thông tin, phối hợp các quy trình sản xuất, kinh doanh để hoạt động hiệu quả nhất, điển hình là các hãng sản xuất ô tô, máy tính…

* Những hoạt động Marketing điện tử phổ biến

– Marketing trực tiếp bằng e-mail.

– Gửi thông điệp quảng cáo qua Internet đến các thiết bị điện tử như điện thoại di động, fax…

– Dịch vụ khách hàng thông qua các công cụ trên web và Internet như

chat, voice, video conference, net meeting.

– Thực hiện điều tra ý kiến khách hàng tự động bằng bảng câu hỏi trên web.

– Đăng ký trên các sàn giao dịch, cổng TMĐT.

– Tổ chức các diễn đàn để tìm hiểu ý kiến khách hàng.

– Từ 2009 xuât hiện hình thức Marketing điện tử qua mạng xã hội

* So sánh marketing điện tử và marketing truyền thống

Có thể khẳng định rằng mục tiêu của marketing điện tử và truyền thống không khác nhau. Jeff Bezos –người sáng lập và đồng thời là chủ tịch của Amazon.com, một trong những công ty kinh doanh qua mạng hàng đầu thế giới với doanh số năm 2009 khoảng 29 tỷ USD đã phát biểu rằng: “Mọi công ty đều phải chú trọng tới khách hàng, hướng tới nhu cầu của khách hàng trước khi đề cập tới sản phẩm của mình, cho dù trong thời đại công nghệ thông tin hay các thời đại khác”. Đối với doanh nghiệp, mục tiêu của marketing điện tử không khác với marketing truyền thống, đều là doanh số, lợi nhuận, thị phần…

Jeff Bezos cũng nhận xét về Amazon.com như sau:“Chúng tôi không phải là nhà phân phối sách báo; Chúng tôi cũng không phải là người bán băng đĩa nhạc; Chúng tôi cũng không phải là những nhà kinh doanh phim ảnh; Và cũng không phải là công ty chuyên bán đấu giá, mà Chúng tôi là công ty phục vụ khách hàng.”

Điều này cho thấy, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, marketing điện tử hay truyền thống đều hướng tới cùng một đối tượng, đó là khách hàng.

Tuy nhiên, marketing điện tử khác với marketing truyền thống ở hai điểm chính đó là: môi trường kinh doanh và phương tiện thực hiện. Đối với môi trường kinh doanh, marketing điện tử tập trung vào các hoạt động marketing trong môi trường Internet và Web. Đến nay marketing điện tử có thể mở rộng môi trường ra các mạng viễn thông khác như mạng thông tin di động nhờ sự hội tụ của các mạng viễn thông. Về phương tiện thực hiện: marketing điện tử sử dụng Internet và các thiết bị điện tử như máy tính, PDA, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác.

Bản chất của marketing điện tử không khác so với marketing truyền thống, vẫn nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin sẽ có những đặc điểm khác với khách hàng truyền thống; họ có thói quen tiếp cận thông tin khác với truyền thống, họ đánh giá các lựa chọn về hàng hóa dịch vụ dựa trên các nguồn thông tin mới, hành động mua hàng khi thực hiện qua mạng cũng khác so với truyền thống. Bản chất marketing không thay đổi, vẫn là một quá trình trao đổi thông tin và kinh tế. Marketing điện tử vẫn bao gồm từ việc xác định nhu cầu đến lập các kế hoạch marketing hỗn hợp đối với sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, sau đó tiến hành và kiểm tra để thực hiện các mục đích của tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, phương thức tiến hành marketing điện tử khác với marketing truyền thống: Marketing truyền thống cần rất nhiều các phương tiện khác nhau như tạp chí, tờ rơi, thư, điện thoại, fax… khiến cho sự phối hợp giữa các bộ phận khó khăn hơn, tốn nhiều thời gian hơn; còn marketing điện tử thông qua các mạng viễn thông, đặc biệt là Internet, và các phương tiện điện tử có thể tiến hành tất cả các hoạt động khác của marketing như: nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thu thập ý kiến phản hồi từ phía người tiêu dùng, mua sắm, sản xuất, bán hàng, dịch vụ sau bán… một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp.

*Tác động của TMĐT đến hoạt động marketing

Nghiên cứu thị trường: Một mặt TMĐT hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện qua công cụ trên nền web tiện lợi, nhanh và chính xác hơn.

Hành vi khách hàng: Hành vi khách hàng trong TMĐT thay đổi nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều có thể bị tác động bởi Internet và Web.

Ví dụ: Mô hình AIDA trên Amazon.com

+ Attention: Website phải thu hút sự chú ý của người xem (đẹp, ấn

tượng, thẩm mỹ cao).

+ Interest: Website cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, thông tin phù hợp nhu cầu khách hàng mục tiêu.

+ Desire: Website có các biện pháp xúc tiến để tạo mong muốn mua hàng như giảm giá, quà tặng.

+ Action: Form mẫu đẹp, tiện lợi, an toàn để khách hàng thực hiện giao dịch dễ dàng.

Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý… được bổ sung thêm bởi các tiêu chí đặc biệt khác của TMĐT như mức độ sử dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web… Ví dụ. Các website game online và Cars online tập trung vào các nhóm khách hàng khác nhau.

Định vị sản phẩm: Các tiêu chí để định vị sản phẩm cũng thay đổi từ giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất được bổ sung thêm những tiêu chí của riêng TMĐT như nhiều sản phẩm nhất (Amazon.com), đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp (Yoshida.com), giá thấp nhất và dịch vụ tốt nhất (Charles Schwab, website: Schwab.com)…

Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của TMĐT. Việc thiết kế sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng. Việc định giá cũng chịu tác động của TMĐT khi doanh nghiệp tiếp cận được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối với hàng hóa hữu hình và vô hình đều chịu sự tác động của TMĐT, đối với hàng hóa hữu hình quá trình này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn; đối với hàng hóa vô hình, quá trình này được thực hiện nhanh hơn hẳn so với thương mại truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc nhờ tác động của TMĐT với các hoạt động mới như quảng cáo trên website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7/365…

2. Quản trị Chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management)

2.1 Các khái niệm cơ bản về SCM

Nhiều quan điểm cho rằng TMĐT đồng nghĩa với mua bán thông qua Internet. Tuy nhiên, mặc dù sự thành công của công ty phụ thuộc vào việc tìm và duy trì khách hàng, sự thành công này thực sự phụ thuộc nhiều vào những yếu tố nằm “phía sau” website của công ty hơn là những yếu tố “trên” website đó. Điều này có nghĩa là hoạt động bên trong công ty (internal operation) và quan hệ của công ty với nhà cung cấp, với các đối tác có tầm quan trọng và cũng phức tạp hơn không kém so với các ứng dụng trực tiếp với khách hàng như chấp nhận và xử lý đơn hàng trực tuyến.

Lịch sử đã chứng minh sự thành công của các tổ chức – tư nhân, nhà nước hay quân sự – đều phụ thuộc vào khả năng quản lý luồng nguyên liệu, thông tin, tài chính vào, ra và vận hành trong tổ chức. Những luồng này được biết đến với tên gọi “chuỗi cung ứng” (supply chain). Do chuỗi cung ứng thường dài, liên quan đến nhiều bên và hoạt động phức tạp nên đây cũng là nguồn gốc của nhiều vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt. Các vấn đề thường gặp nhất là trì hoãn, khách hàng không hài lòng, mất các giao dịch, chi phí cao do phải khắc phục những sự cố phát sinh trong chuỗi cung. Những công ty tầm cỡ thế giới như Yoshida đã chứng minh rằng sự thành công của họ phụ thuộc vào sự quản lý một cách hiệu quả chuỗi cung ứng thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và TMĐT.

Chuỗi cung ứng được hiểu là luồng nguyên liệu, thông tin, tài chính, dịch vụ từ những nhà cung cấp nguyên liệu thô đến các nhà máy, kho hàng và khách hàng. Chuỗi cung ứng bao gồm các tổ chức và các quá trình để tạo ra và phân phối sản phẩm, thông tin và dịch vụ đến khách hàng cuối cùng.

Thuật ngữ chuỗi cung ứng được hình thành từ khái niệm liên kết các tổ chức với nhau để hoạt động có hiệu quả nhất.

 

chuỗi cung ứng
chuỗi cung ứng

 

Hình .1: Minh họa chuỗi cung ứng

Nguồn: Electronic Commerce 2010, Efraim Turban

Trong mô hình trên, chuỗi cung ứng bao gồm bản thân doanh nghiệp (sản xuất và lắp ráp), nhà cung cấp và nhà phân phối, khách hàng. Phần trên của mô hình mô tả chuỗi cung ứng chung, phần dưới mô tả mô hình chuỗi cung ứng cụ thể của một nhà sản xuất đồ chơi. Đường liên kết (nét liền) mô tả luồng nguyên liệu giữa các bên, ngược lại là luồng tiền và hàng trả lại. Đường liên kết (nét đứt) mô tả luồng thông tin hai chiều giữa các mắt xích của chuỗi cung ứng.

Các hoạt động trong chuỗi cung ứng liên quan đến mọi khía cạnh của vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng còn bao gồm nhiều hoạt động hơn thế, đó là luồng lưu chuyển tiền và thông tin và các quy trình hỗ trợ lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ. Chuỗi cung ứng cũng bao gồm bản thân các tổ chức và cá nhân liên quan và kết thúc khi sản phẩm được loại bỏ.

Khi chuỗi cung ứng được tổ chức quản lý thông qua các phương tiện điện tử, ví dụ như qua công nghệ web, Internet, chuỗi cung cấp có tên gọi chuỗi cung ứng TMĐT.

2.2 Các lợi ích của SCM

Hệ thống chuỗi cung ứng đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, hệ thống mạng giữa các nhà cung cấp cho phép giảm chi phí và tăng lợi nhuận thông qua giảm chi phí từng bộ phận của chuỗi cung cấp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh thị trường hiện nay, khách hàng được phân thành nhiều đoạn hơn do nhu cầu đa dạng hơn, các mức giá được xác định linh hoạt hơn, sản phẩm cần cá biệt hóa nhiều hơn.

Việc tích hợp hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài cho phép chia sẻ những thông tin cần thiết từ đó tạo ra khả năng tương tác mạnh hơn giữa các thành viên, góp phần tăng hiệu quả và độ chính xác của việc lập kế hoạch, thực hiện, phối hợp và quản lý chất lượng. Tuy nhiên, việc tích hợp hệ thống thông tin cũng đòi hỏi các bên phải phối hợp chặt chẽ hơn, đáp ứng những yêu cầu nhất định về hạ tầng công nghệ thông tin và chuẩn hóa quy trình kinh doanh.

Trong các doanh nghiệp điện tử thành công đều có sự góp mặt của bộ ba yếu tố cốt lõi là CRM, SCM và ERP, lợi ích nổi bật là sự tích hợp thông tin cho phép tổ chức có thể hoạt động hiệu quả hơn với các nhà cung cấp và khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động bên trong doanh nghiệp.

Sự phối hợp này cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời tăng mức độ hài lòng của khách hàng và đối tác. Ví dụ, khi khách hàng liên tục đến xem website, CRM cho phép phân tích các sản phẩm mà khách hàng quan tâm và hành động mua sắm của họ. Đồng thời khi khách hàng đặt hàng, các thông tin về đơn hàng được xử lý tự động để chuyển đến các nhà cung cấp nhằm tổ chức thực hiện đơn hàng hiệu quả nhất.

2.3. Các chức năng chủ yếu của hệ thống SCM

Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo…

Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với chi phí thấp nhất.

Điểm đáng lưu ý hệ thống SCM hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược TMĐT phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho B2B. Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khoá này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng.

Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng: thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.

Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất – những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty của doanh nghiệp phải là một môi trường năng động, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty.

Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng.

3. Ứng dụng bộ công cụ trong bán lẻ

3.1. Phân tích các công cụ bán hàng trực tuyến điển hình tại Việt Nam

a. Bán hàng trực tuyến qua website thương mại điện tử (sàn giao dịch thương mại điện tử)

Website thương mại điện tử là thị trường điện tử nơi mà các đơn vị doanh nghiệp,bao gồm người mua, người bán, đối tượng giao dịch thực hiện các hoạt động kinh doanh, mua bán của mình. website thương mại điện tử có thể bao gồm hai đối tượng chính là người mua, người bán hoặc đối với một số sàn giao dịch điện tử chuyên nghiệp, bài bản, còn có sự tham gia của đơn vị trung gian.

Nói một cách dễ hiểu hơn sàn giao dịch điện tử là các kênh chuyên tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, giúp kết nối người mua và người bán, doanh nghiệp và khách hàng… Bên cạnh bán hàng, sàn giao dịch điện tử còn cung cấp các chức năng khác như:

– Trưng bày, giới thiệu, quảng bá các loại hàng hóa, dịch vụ.

– Đăng tải tin tức, các thông tin rao vặt.

– Thực hiện các giao dịch qua mạng Internet

– Đấu giá đấu thầu, hợp tác thiết kế…

Với sự phát triển của công nghệ số hiện nay, sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện nhiều trên thị trường dưới dạng các trang thương mại điện tử hoặc website bán hàng tập trung khác.

– Vai trò của sàn giao dịch điện tử đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp ngày nay:

+ Nhờ có sàn giao dịch thương mại điện tử mà các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trực tuyến của đại đa số các doanh nghiệp ngày nay trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Cụ thể nằm trong các khía cạnh sau:

+ Có khả năng tiếp cận và xử lý thông tin trực tiếp, nhanh chóng giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, giữa doanh nghiệp với khách hàng, thậm chí giữa doanh nghiệp với nhau

+ Hỗ trợ quảng bá, quảng cáo hàng hóa.

+ Cắt giảm nhu cầu đối với các cửa hàng, kho vật liệu, đơn giản hóa quá trình so sánh và lựa chọn sản phẩm…

+ Phương thức thanh toán phong phú, tiện lợi.

+ Có khả năng tự thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và có thể

áp dụng các hình thức thưởng phạt đối với những thành viên vi phạm.

+ Thu hút số lượng lớn người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia và hoạt động.

+ Thể hiện quan hệ cung cầu hàng hóa của thị trường. Giá hình thành trên sàn giao dịch cũng là giá chung cho sản phẩm trên thị trường.

+ Nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của đại đa số

các khách hàng tham gia vào hoạt động mua sắm online, mua sắm trực tuyến.

* Các phương thức giao dịch tại sàn giao dịch điện tử:

+ Tùy theo mục tiêu và quy mô hoạt động mà các cá nhân tham gia sàn thương mại điện tử có thể thực hiện các giao dịch đa dạng với các quy mô khác nhau. Bạn có thể bắt gặp các phương thức giao dịch tại các sàn giao dịch điện tử như sau:

+ Giao dịch giao ngay (Hàng hóa được giao và thanh toán ngay sau khi chốt đơn hàng).

+ Giao dịch tương lai.

+ Giao dịch quyền chọn (Chọn bán hoặc chọn mua).

+ Nghiệp vụ tự bảo hiểm (biện pháp kỹ thuật thường được các nhà cung cấp nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tự bảo vệ trước những rủi ro do biến động giá làm thiệt hại đến số lãi dự tính).

+ Đấu giá điện tử (là một phương thức bán hàng đặc biệt, được tổ chức công khai tại một địa điểm nhất định , tại đó sau khi xem trước hàng hóa, những người đến mua tự do cạnh tranh giá cả và hàng hóa sẽ được bán cho

người nào trả giá cao nhất)

+ Đấu thầu điện tử.

Tuy nhiên nếu so sánh giữa các hình thức giao dịch trên thì hình thức giao dịch giao ngay, hình thức giao dịch tương lai và đấu thầu điện tử có thể coi là phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng.

* Lợi ích của việc tham gia sàn giao dịch điện tử

– Đối với doanh nghiệp:

+ Tăng doanh thu, mở rộng hệ thống khách hàng trong nước và quốc tế.

+ Tiết kiệm các chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên quản lí, vận

chuyển.

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

– Đối với khách hàng:

+ Mang lại cho khách hàng hình thức mua hàng mới, tiết kiệm thời gian

và chi phí.

+ Khách hàng có phạm vi lựa chọn, tham khảo các mặt hàng một cách đa dạng, phong phú hơn.

+ Khách hàng có cơ hội mua hàng với giá rẻ hơn so với khi đi mua trực

tiếp.

* Một số sàn giao dịch điện tử tại Việt Nam

http://www.lazada.vn

Lazada.vn chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào đầu năm 2012, là thành viên của Lazada Group – Trung tâm mua sắm trực tuyến số một Đông Nam Á, hiện đang có mặt tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đi tiên phong trong lĩnh vực Thương mại điện tử của khu vực, Lazada đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm hiệu quả và cung cấp cho các nhà bán lẻ một cách tiếp cận đơn giản, trực tiếp đến đông đảo khách hàng khu vực Đông Nam Á.

Sendo.vn

Ra mắt người tiêu dùng vào tháng 9/2012, Sendo.vn được xây dựng theo mô hình B2B2C (business- to- business – to- consumer). Thông qua gian hàng mở tại Sendo.vn, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt nhất tới người tiêu dùng với lượng giao dịch lớn, tỉ lệ giao dịch hoàn thành trên thực tế cao. Nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh doanh cho các shop, Sendo.vn cung cấp nhiều hình thức dịch vụ hỗ trợ như: quảng cáo qua bài viết PR, banner, eclick… vv, và chủ động tư vấn miễn phí phù hợp với các nhu cầu của từng shop. Ngoài ra Sendo.vn cung cấp dịch vụ vận chuyển Sengo và thanh toán Senpay.vn nhằm đảm bảo sự an toàn cho các giao dịch diễn ra tại đây.

Sendo.vn lấy người dùng làm trung tâm và thực hiện tốt nhất vai trò cầu nối của mình: Giúp người bán bán được hàng đồng thời bảo vệ người mua trong các giao dịch. Người mua và người bán sẽ được bảo vệ tuyệt đối khi họ:

– Tuân thủ các quy định của Sendo.vn

– Sử dụng dịch vụ thanh toán và vận chuyển Sendo.vn cung cấp

Với mục tiêu trở thành Trung tâm mua sắm uy tín số 1 trong giao dịch, Sendo.vn đang tao nên một cộng đồng mua bán trực tuyến đông đảo, tiện ích và bảo vệ người dùng.

http://www.muachung.vn

Tương tự như NhómMua, Muachung.vn sản phẩm của Công ty VC Corp ra đời từ tháng 11/2010 với các deal (giao dịch) về lĩnh vực ăn uống, giải trí (chiếm 70%), các sản phẩm tiêu dùng như: điện thoại, USB, lò sưởi… (10%) và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra các còn có các Mô hình groupon khác cũng đang phát triển mạnh mẽ như : www.hotdeal.vn và www.cungmua.com.

b. Bán hàng trực tuyến qua Webside bán hàng

Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin, truyền thông nói chung và internet nói riêng, ngày nay website đóng một vai trò thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nó mang lại những lợi ích to lớn mà doanh nghiệp không thể phủ nhận. Việc doanh nghiệp có một website bán hàng trực tuyến ngoài việc giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều hơn khách hàng mục tiêu mà website còn giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng và tạo được lợi thế cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.

* Lợi ích củaWebside bán hàng:

– Website bán hàng giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng:

Như đã nói ở trên thì lợi ích đầu tiên phải kể đến của website bán hàng đó là tiếp cận khách hàng mục tiêu. Dù khách hàng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này chỉ cần có kết nối mạng internet là có thể tìm thấy cửa hàng của doanh nghiệp, biết đến công ty bạn, sản phẩm bạn đang kinh doanh online, vì thế cơ hội để tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp bạn đã mang tính toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Viêt Nam. Từ đó chắc chắc một điều rằng lượng khách hàng đến với cửa hàng của bạn sẽ tăng đáng kể nhưng việc doanh nghiệp có bán được hàng hay không còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, giá cả, tư vấn,..nếu những yếu tố đó mà không tốt thì website bán hàng cũng không giúp ích được nhiều.

– Làm web bán hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

Website bán hàng kết hợp một số hình thức marketing online nữa sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí và tăng doanh thu bán hàng hiệu quả, một lợi ích vô cùng hấp dẫn của việc thiết kế website bán hàng phải không nào. Bạn không phải bỏ một số tiền lớn lên đến vài chục triệu để thuê một cửa hàng, mặt bằng tại một ngã tư trung tâm thành phố, bạn không cần thuê nhiều nhân viên phục vụ. Với website bán hàng online bạn chỉ cần 3 – 5 triệu để xây dựng website và khoảng 1 triệu đồng để vận hành nó mỗi tháng.

– Web bán hàng giúp xây dựng và quảng bá thương hiệu

Một lợi ích tiếp theo mà web bán hàng đem lại đó là giúp doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu công ty trên internet. Nếu doanh nghiệp biết tận dụng một số hình thức marketing online như: SEO,google adwords, facebook adwords,..thì hiệu quả kinh doanh online mang lại sẽ rất lớn kéo theo đó là thương hiệu, sản phẩm của công ty cũng được đông đảo người dùng biết đến thông qua công cụ tìm kiếm google và các trang mạng xã hội như: facebook, zalo,instagram,..

– Website bán hàng giúp tăng hiệu quả kinh doanh

Đây có lẽ là một lợi ích lớn nhất mà website bán hàng trực tuyến mang lại, nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian bán hàng. Nếu như trước đây khi người dùng muốn mua một sản phẩm nào đó thì họ phải mất công tìm kiếm sản phẩm đó và tới tận nơi bán sản phẩm nhưng với website bán hàng khách hàng chỉ cần ở nhà với một chiếc máy tính, ipad hay một chiếc smasphone là họ đã có thể xem được thông tin đầy đủ của sản phẩm và mua sản phẩm đó dễ dàng qua vài cú click chuột.

– Nâng cấp sản phẩm và thêm khách hàng mới

Khi mà đông đảo người tiêu dùng hiện này đều sử dụng internet việc tiếp cận khách hàng dễ dàng thông qua website giúp doanh nghiệp thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng để điều chỉnh sản phẩm dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ có thêm những sản phẩm chất lượng hơn trên thị trường kinh doanh online và có thêm nhiều khách hàng mới.

– Lợi nhuận tốt hơn khi có website bán hàng

Khi đã tiếp cận được nhiều hơn khác hàng tiềm năng đến với cửa hàng việc còn lại của doanh nghiệp là làm sao để đảm bảo về chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, giá cả cạnh tranh, tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình ắt lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng.

* Nhược điểm của bán hang quaWebside ban hàng:

Mặc dù có nhiều lý do hấp dẫn để kinh doanh trên Web như vậy, nhưng các doanh nghiệp vẫn rất dè dặt. Một số vấn đề khiến các doanh nghiệp lo ngại gồm:

– Sự bảo mật trên internet không được bảo đảm, các khách hàng không thể xác nhận được họ đang mua hàng của ai và các thông tin tài chính có thể bị tiết lộ.

– Các khách hàng lo lắng về nguy cơ có thể nhận được hàng kém chất lượng và lo lắng về các chính sách trả hàng lại.

– Các hệ thống nhận tiền thanh toán rất khó sử dụng và các doanh nghiệp không có đủ kiến thức về các phần mềm và các tiến trình liên quan.

– Thương mại điện tử đối với khách hàng vẫn chưa phải là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

– Không có sự nhất quán trong các luật thuế, các vấn đề pháp lý và các hiệp ước Quốc Tế.

* Một số trang Webside bán hàng tiêu biểu:

– Fptshop.com.vn

Đây là một trang web của Công ty Cổ Phần Bán Lẻ Kỹ Thuật Số FPT là thành viên của tập đoàn FPT Việt Nam. Ra đời từ tháng 8 năm 2007 dưới hai thương hiệu chính là FPT Shop và F Studio By FPT.

FPT Shop chuyên bán các sản phẩm công nghệ chính hãng như máy tính, điện thoại, các phụ kiện điện tử và sim thẻ.

– Vienthonga.com

Được thành lập vào tháng 11 năm 1997, Viễn Thông A là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ hàng công nghệ, tiên phong với hình thức kinh doanh trung tâm smartphone cũng như trải nghiệm thực tế sản phẩm .

Các sản phẩm tại đây cũng tương tự như FPT Shop, tức là chuyên bán các sản phẩm công nghệ chính hãng như máy tính, điện thoại, các phụ kiện điện tử và sim thẻ.

– Thegioididong.com

Thegioididong.com chính là website bán hàng chính của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thế Giới Di Động, thành lập vào tháng 03/2004, lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử.

Sản phẩm tại đây cũng như 2 website trên, tức là các sản phẩm công nghệ chính hãng như máy tính, điện thoại, các phụ kiện điện tử và sim thẻ.

c. Bán hàng trực tuyến qua Email marketing

Theo kết quả khảo sát năm 2014 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, số lượng doanh nghiệp có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng email tăng dần theo các năm, tỷ lệ doanh nghiệp có 10% đến 50% số lao động sử dụng email thường xuyên đã giảm từ 51% của năm 2013 xuống 40% trong năm 2014. 11% doanh nghiệp giảm đi chuyển sang sử dụng trên 50% lao động có email, con số này thể hiện ở lượng tăng trong năm 2014 so với 2013.

Cũng theo cuộc khảo sát này, 56% doanh nghiệp sử dụng email để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, tỷ lệ này năm 2013 lên tới 66%. Sở dĩ có sự suy giảm như vậy là do những nhà cung cấp dịch vụ email ngày càng thắt chặt quản lý email rác. Các email quảng cáo bị bộ lọc spam phát hiện sẽ không còn hiệu quả khi rơi vào mục spam trong hộp thư khách hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng email làm công cụ chăm sóc khách hàng giảm từ năm 2012 đến năm 2014, cụ thể có 46% doanh nghiệp sử dụng email để chăm sóc khách hàng trong năm 2014 trong khi đó con số này năm 2012 là 52%. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do sự ra đời của các công cụ mới tiện lợi hơn như hộp chat trực tuyến, tiện ích mạng xã hội…giúp việc trò chuyện với khách hàng dễ dàng hơn. Năm 2014, email được sử dụng nhiều nhất ở các doanh nghiệp trong vai trò giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp.

d. Hình thức sử dụng thư điện tử

Hiện nay email trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sử dụng dưới 3 hình thức: email miễn phí, email hosting và email server.

Email miễn phí được cung cấp bởi các nhà cung cấp webmail như Gmail của Google, Yahoo mail của Yahoo,… Email dạng này được các nhân viên doanh nghiệp sử dụng vào mục đích giao tiếp thông thường..

Email hosting là email đi kèm với tên miền website khi đăng ký gói hosting với nhà cung cấp. Loại email này thường sử dụng trong gửi và nhận thư với nhân viên, đối tác ở tần suất thấp.

Email server là hình thức doanh nghiệp sử dụng dịch vụ được xây dựng trên các cụm máy chủ chuyên dụng. Các IP gửi đi đều nằm trên các máy chủ khác nhau đảm bảo việc gửi đi nhanh chóng. Máy chủ hỗ trợ việc chống virus, không giới hạn băng thông sử dụng, đảm bảo số lượng email gửi đi lớn, thích hợp để gửi các nội dung quảng cáo, khuyến mại giảm giá tới nhóm đối tượng rộng, tập khách hàng lớn.

e. Bán hàng trực tuyến qua Forum

Hiện nay phong trào bán hàng oline trên các diễn đàn đang diễn ra sôi nổi. Ưu điểm của hình thức kinh doanh này là không cần bỏ nhiều vốn, marketing linh hoạt, dễ tiếp cận các đối tượng khách hàng, không bị hạn chế về thời gian và địa điểm. Trong các kênh bán hàng thì diễn đàn là nơi được lựa chọn đầu tiên và gần như ai cũng có thể sử dụng. Lợi thế lớn nhất của diễn đàn là đối tượng khách hàng rõ ràng, tập trung (những diễn đàn lớn như lamchame.com hoặc webtretho.com luôn có lượng thành viên online khoảng 10.000 – 15.000 cùng lúc. Ở những diễn đàn chất lượng như thế này, lực lượng “quản lý thị trường” thường rất đông để kiểm soát chất lượng hoạt động của thành viên. Do đó, người bán cần phải biết cách bán hàng trên diễn đàn hiệu quả để không làm phiền mod (quản lý diễn đàn) cũng như thành viên, và đem lại số đơn hàng cao.

f. Bán hàng trực tuyến qua Blog

Tại Việt Nam, việc bán hàng qua blog không còn quá mới mẻ, tuy nhiên chủ yếu các cá nhân sử dụng blog để bán hàng, tư vấn, review phim, blog phượt du lịch… Còn các doanh nghiệp chưa chú trọng đến kênh bán hàng trực tuyến này. Có những cách kiếm tiền trên blog phổ biến như: quảng bá dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, kiếm tiền với marketing liên kết, đặt quảng cáo Google Adsense, cho đối tác đặt banner. Doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả bán hàng trực tuyến có thể sử dụng blog làm kênh giao tiếp hiệu quả tới nhóm khách hàng có mối quan tâm giống nhau (du lịch, công nghệ, làm đẹp…).

g. Bán hàng trực tuyến qua các sàn Rao vặt

Chợ Tốt

Chotot.vn là trang web mua bán rao vặt cho phép người mua và người bán kết nối và giao dịch an toàn, dễ dàng trong một môi trường tiện lợi và rõ ràng. Ở Chotot.vn, bất kỳ ai cũng có thể đăng tin rao vặt miễn phí ngay, không cần phải đăng ký tài khoản. Trang web hỗ trợ tìm kiếm nhanh các tin rao vặt nhanh chóng ở các danh mục khác nhau từ bất động sản, điện thoại, xe máy, vật nuôi và còn nhiều hơn nữa.

Raovat.VNExpress

Vnexpress.net là một trong 10 website lớn nhất Việt Nam theo thứ hạng Alexa. Cho nên lưu lượng người truy cập là rất lớn, vì vậy cơ hội cho người bán tìm kiếm hay bán hàng hóa dịch vụ cũng rất nhanh chóng. Đặt biệt các tin

ở đây rất chất lượng do quản trị phê duyệt và phải nhắn tin qua điện thoại để

kích hoạt tin rao vặt hiển thị lên chuyên mục người bán đã đăng. Các chuyên mục nổi tiếng như nhà đất, xe, làm đẹp, máy tính, điện tử & điện lạnh, điện thoại, dịch vụ tại nhà, tuyển dụng, thiết bị văn phòng, nhắn tin.

Vatgia.com/raovat

Vatgia.com là trang thương mại điện tử số một Việt Nam hiện nay. Cho nên đây là nơi mua bán sôi nổi nhất với hầu hết các mặt hàng dịch vụ điều có mặc tại đây. Vật giá được đánh giá là nơi đăng tin rao vặt có chất lượng, các tin của người bán nên viết tiêu đề cụ thể rõ ràng để Google sẽ giúp người bán tìm khách hàng.

h.Bán hàng trực tuyến qua các website mua theo nhóm

Hiện nay, trong khi các website mua hàng theo nhóm dần rơi vào vòng xoáy khó khăn của nền kinh tế thì Hotdeal.vn vẫn luôn giữ vững kết quả kinh doanh nhờ vào kinh nghiệm hơn 10 năm trên thị trường trực tuyến của Công ty chủ quản MekongCom Corporation. Thành công của Hotdeal.vn được minh chứng trong những năm qua bằng những con số khá ấn tượng mà khó có đối thủ nào trên thị trường Groupon Việt Nam có thể vượt qua như:

– Hơn 10.000 đơn hàng thành công/ngày.

– Hơn 1,3 triệu USD doanh số mang về cho đối tác.

– Hơn 1,5 triệu voucher bán thành công/năm.

Tiếp nối với thành công đó, năm 2014, vào các dịp lễ lớn như 20/11, Tết Tây, Tết Cổ truyền, Giáng Sinh,…Hotdeal.vnluôn tổ chức những đợt khuyến mãi, tặng quà, giảm giá sốc,…cho khách hàng. Bên cạnh đó Hotdeal.vn còn hợp tác với nhiều thương hiệu lớn như Seoul Garden, Galaxy, Khaisilk,…để đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Hotdeal.vn là một sản phẩm trực thuộc MekongCom – doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam với website bán lẻ sách trực tuyến Vinabook được bắt đầu từ năm 2005 và được đầu tư bởi Quỹ đầu tư IDG Ventures. Được thành lập vào cuối năm 2010, cho tới nay Hotdeal.vn đã có 500 nhân viên làm việc tại 02 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, phục vụ trên 01 triệu khách hàng trên toàn quốc.

i. Bán hàng trực tuyến qua Facebook và các mạng xã hội khác

Trong vài năm qua các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác các lợi thế của mạng xã hội cho hoạt động kinh doanh. Theo số liệu từ khảo sát chỉ số TMĐT Việt Nam (VECOM)4 năm 2014 cho thấy 24% doanh nghiệp đã tiến hành kinh doanh trên các mạng xã hội, trong đó 16% cho biết hoạt động này mang lại hiệu quả cao. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả cao từ việc tham gia các sàn TMĐT.

Năm 2014 là năm đầu tiên mạng xã hội vượt các công cụ tìm kiếm để trở thành công cụ phổ biến nhất để quảng bá website. Có tới 50% doanh nghiệp cho biết đã tiến hành quảng bá website trên các mạng xã hội, cao hơn một chút so với các công cụ tìm kiếm (47%). Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay vẫn cho rằng quảng bá qua các công cụ tìm kiếm mang lại hiệu quả cao hơn qua các mạng xã hội. Quảng cáo và chào bán sản phẩm trên Facebook sẽ giúp khách hàng mua sắm thuận tiện hơn, ngay trên website nhánh của doanh nghiệp được xây dựng trên Facebook.

Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, người tiêu dùng vẫn sử dụng Google để tìm kiếm sản phẩm nhiều hơn trên Facebook, nguyên nhân là số lượng mua bán, đăng thông tin trên Facebook vẫn nhỏ hơn cơ sở dữ liệu của Google. Theo Báo cáo hành vi người tiêu dùng trực tuyến của Google, người mua hàng online nghiên cứu thông tin chủ yếu qua công cụ tìm kiếm (33%) và mạng xã hội (27%).

j. Bán hàng trực tuyến qua Youtube, Wiki và các mạng xã hội khác

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã biết đến ứng dụng Youtube để truyền thông quảng bá hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp như Vinamilk, Kinh đô, Viettel đã thiết lập kênh riêng cho mình trên YouTube, với địa chỉ lần lượt tại:

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc xây dựng các Youtube channel (kênh riêng của doanh nghiệp trên YouTube) chưa được chú trọng. Với thực tế YouTube là công cụ tìm kiếm phổ biến thứ 2 trên thế giới (sau Google), thì việc đặt mối quan tâm sâu sắc hơn nữa trong việc thiết lập kênh quảng bá riêng cho doanh nghiệp/sản phẩm của doanh nghiệp trên YouTube là cần thiết.

k. Bán hàng trực tuyến nhờ công cụ SEO, Google Adwords

SEO là công cụ marketing hoạt động dựa vào những gì người dùng đang cần tìm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể thành công với các công cụ mạnh mẽ như Keyword Planner, Google Trends và đội ngũ chuyên gia SEO có chuyên môn tốt, việc tổng hợp và phân tích được xu hướng tìm kiếm của khách hàng thông qua các từ khóa rất dễ dàng. Do đó, doanh nghiệp có thể chuyển mình sao cho phù hợp và tiếp cận nhanh chóng nhất tới khách hàng mục tiêu. SEO đã, đang và sẽ trở thành một công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ website nào muốn thông tin đến với số đông độc giả. Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng dần hiểu rằng để thành công trong việc tối ưu thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm, ngoài việc xây dựng một đội SEO riêng, vốn tốn kém thời gian và công sức, công ty hoàn toàn có thể tin tưởng ở các dịch vụ thứ ba. Họ có kinh nghiệm, công cụ và cả tầm nhìn chiến lược nhất cho việc thực hiện SEO các từ khóa, đặc biệt chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với quá trình tự xây dựng đội ngũ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lượt truy cập của website chỉ phụ thuộc vào SEO. Mà bên cạnh đó, nội dung phải luôn được chú trọng sao cho mới mẻ, chỉn chu và hữu ích để giữ khách hàng ở lại với doanh nghiệp.

l. Những phương thức đẩy mạnh bán hàng trực tuyến tại Việt Nam

Tại Việt Nam, ngày mua sắm trực tuyến đầu tiên diễn ra vào năm 2014 được triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014-2020 và sẽ tổ chức hàng năm vào ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 12. Những ưu đãi các doanh nghiệp đưa ra trong ngày này thường chỉ áp dụng cho khách hàng đặt hàng và mua sắm trực tuyến. Chương trình do Cục TMĐT và Công nghệ thông tin, Hiệp hội TMĐT Việt Nam và khoảng 30 doanh nghiệp hàng đầu trong TMĐT tiến hành với hàng nghìn doanh nghiệp tham gia, website chính thức của chương trình là www.OnlineFriday.vn5. Theo thống kê của Hiệp hội TMĐT Việt Nam, trong ngày mua sắm trực tuyến, doanh nghiệp nhận được nhiều nhất là 57.000 đơn hàng với tổng giá trị trên 80 tỷ đồng. Tổng cộng đã có trên 1,55 triệu người truy cập website của ngày mua sắm. Khoảng 5,7 triệu lượt người xem các khuyến mại, trong đó 61% truy cập từ máy tính và 31% truy cập từ thiết bị di động và máy tính bảng. Các doanh nghiệp tham gia khuyến mại cho biết lượng truy cập đến website bán hàng trực tuyến tăng trung bình 10 đến 15 so với ngày thường và lượng đơn đặt hàng tăng từ 4 đến 12 lần. Mặc dù là lần đầu tiên tổ chức trên quy mô lớn, Ngày mua sắm trực tuyến 2014 của Việt Nam thu được số lượng doanh nghiệp tham dự đông hơn 2 lần so với dự kiến (trên 1.000 doanh nghiệp so với mục tiêu 500 doanh nghiệp tham dự), thu hút được sự quan tâm của khách hàng và bắt đầu phổ biến một hình thức mua sắm mới – mua sắm qua mạng.

Tuy vậy, một số vấn đề không thể tránh khỏi là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp bán hàng, và các doanh nghiệp thanh toán và chuyển phát, thực hiện đơn hàng chưa đồng bộ. Có doanh nghiệp thu hút được đông khách hàng nhưng không đáp ứng được tốc độ thanh toán và giao hàng nên tồn đọng nhiều đơn hàng đến tận cuối ngày. Nhược điểm lớn nhất là về các hình thức khuyến mại và chất lượng các khuyến mại chưa cao, chưa chuyên nghiệp. Một số khuyến mại gọi là giảm giá sốc nhưng thực chất mức độ giảm giá không nhiều, quà tặng chưa thực sự có giá trị đối với người tiêu dùng. Tuy vậy, ngày mua sắm trực tuyến là cơ hội lớn để các doanh nghiệp bán lẻ khai thác lợi thế và đẩy mạnh hoạt động TMĐT 6

Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ đặc biệt là bán lẻ trực tuyến ngày càng hấp dẫn với trên 30% dân số đã tiếp cận và sử dụng Internet thường xuyên, trong đó khoảng 50% người dùng Internet vẫn chưa bao giờ mua sắm trực tuyến và 44% có dự định sẽ mua sắm trực tuyến trong 12 tháng tới. Với mức chi tiêu trực tuyến trung bình 100-200 USD/người/năm, tổng giá trị mua sắm trực tuyến năm 2015 ước tính đạt 3-6 tỷ USD. Báo cáo của Google cũng chỉ ra những trở ngại phổ biến từ phía người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến là thói quen muốn khảo sát trực tiếp, “xem tận mắt, sờ tận tay” và sự e ngại về cam kết chất lượng vì tình trạng không trung thực trong quảng cáo còn khá phổ biến. Tuy vậy, môi trường Internet cũng đem lại những công cụ tham khảo đáng tin cậy, đặc biệt là ý kiến bình luận của khách hàng trên mạng xã hội. Có 29% khách hàng tin tưởng và sẽ mua hàng nếu có người quen, bạn bè đã mua và bình luận tốt về sản phẩm. Tiếp theo là 12% khách hàng sẽ mua hàng trực tuyến nếu người bán có độ tin cậy cao hoặc là doanh nghiệp lớn, có thương hiệu và uy tín. Và cuối cùng, sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian là yếu tố được rất nhiều người dùng lựa chọn – bên cạnh yếu tố là giá cả hợp lý hoặc thấp hơn tại cửa hàng truyền thống 7.

3.2 Đánh giá thực trạng ứng dụng bộ công cụ thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bán hàng trực tuyến ở các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay với dân số 90 triệu người, Việt Nam có tỷ lệ dân số sử dụng Internet là 36% trong đó hơn một nửa có tham gia mua sắm trực tuyến. Số liệu khác của báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam cũng cho thấy giá trị mua hàng trực tuyến của những người được khảo sát đạt khoảng 120 đô-la Mỹ gồm các sản phẩm như thời trang, mỹ phẩm (62%), đồ công nghệ và điện tử (35%), đồ gia dụng (32%), vé máy bay (25%)…

Một khảo sát khác của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trong báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015 cho thấy hình thức mua sắm trực tuyến của người dân Việt Nam chủ yếu thông qua các website bán hàng và dịch vụ (61%), website mua hàng theo nhóm (51%) và diễn đàn mạng xã hội (45%). Các hình thức mua sắm qua sàn giao dịch điện tử còn thấp (19%), thấp nhất là mua hàng trực tuyến bằng điện thoại di động (6%).

Điểm đặc biệt của thị trường mua sắm điện tử Việt Nam là thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, đến 74% trong khi thanh toán qua trung gian các website thương mại điện tử chỉ có 8%. Chính vì thế tổng doanh thu năm 2013 từ 116 sàn giao dịch thương mại điện tử chỉ đạt khoảng 323 tỷ đồng. Nói chính xác thì đây là doanh thu của các sàn này chứ không phải doanh thu bán hàng, trong đó thu phí dựa trên đơn hàng chiếm 22%, thu phí quảng cáo (20%), thu phí thành viên (18%)… Đứng đầu về doanh thu trong số các website này, theo báo cáo là chodientu.vn (29%), tiếp đến là lazada.vn (22%), vatgia.com (15%)…

Nếu được tiếp tục đầu tư dài hạn, theo chiều sâu và đồng bộ giữa các bộ, ngành liên quan thì Thương mại điện tử sẽ trở thành một động lực mới cho phát triển kinh tế, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý, trở thành một hệ thống phục vụ đắc lực cho các nhà quản lý, tăng sự phối hợp giữa các bộ ngành, đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và cải thiện đời sống tiêu dùng của người dân.

Về kết quả đánh giá hiệu quả của việc bán hàng bằng các công cụ thương mại điện tử, Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015 cho thấy: hiẹu quả bán hàng tre n website doanh nghiẹp đuợc đánh giá cao nhất với 22% doanh nghiẹp lựa chọn cau trả lời “Hiẹu quả cao”. Tỷ lẹ này với hình thức bán hàng qua mạng xã họi là 17%, hình thức bán hàng tren các ứng dụng di đọng và tren các sàn giao dịch TMĐT có tỷ lẹ tuong ứng là 14%.

Biểu đồ 1.1: Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua các hình thức

Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua các hình thức
Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua các hình thức

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2015

Trong khi các doanh nghiệp nội tìm cách kết hợp với đối tác ngoại để tăng cường vị thế thì các công ty nước ngoài đẩy mạnh rót vốn, mở rộng quy mô. Theo nghiên cứu gần đây của WeAreSocial, Việt Nam là một trong những nước đi đầu Đông Nam Á về tốc độ phát triển internet và sử dụng smartphone với 36% dân số sử dụng internet, 22% sử dụng mạng xã hội, 20% sử dụng smartphone. Thế nhưng, số lượng công ty hoạt động về thương mại điện tử Việt Nam chưa nhiều, lại hoạt động cầm chừng, nên đây là mảnh đất màu mỡ mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng như một số doanh nghiệp lớn trong nước đua nhau lên kế hoạch cho cuộc cạnh tranh mới. Sau thời gian đầu triển khai rầm rộ loại hình thương mại điện tử, nhiều thương hiệu nội một thời đình đám đang hoạt động cầm chừng, trong khi đó, các nhà đầu tư ngoại lại chọn thời điểm này để đầu tư. Cho nên, nếu các doanh nghiệp không biết cách chuyển mình, sẽ dễ dàng bị đánh bật ra khỏi cuộc chơi mới khi mà các ông lớn nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, sẵn sàng chịu lỗ ở giai đoạn đầu. Đây không chỉ là khó khăn mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp nội và ngoại cạnh tranh sòng phẳng, tạo vị thế, niềm tin với người tiêu dùng.

Báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) cho biết, hiện có 44% người dùng internet ở Việt Nam (tương đương với gần 14 triệu người) chưa bao giờ tiến hành các giao dịch hàng hóa trực tuyến. Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng và hấp dẫn mà nhà đầu tư nào cũng muốn “đánh chiếm”. Cũng theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin năm 2013, tỷ lệ người truy cập internet tham gia mua sắm trực tuyến là 57%. Mỗi người tiêu dùng khi mua hàng trên mạng tiêu 120 USD. Sắp tới, với sự đầu tư mạnh mẽ của các tổ chức trong và ngoài nước việc mua bán qua mạng sẽ tăng lên. Dự báo, mỗi người mua hàng trên mạng sẽ chi khoảng 150 USD. Doanh thu các nhà thương mại điện tử B2C theo đó sẽ lên mức 3,7-4,3 tỷ USD 8.

Theo Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương, TMĐT tại Việt Nam phát triển rất nhanh với sự tham gia tích cực của đông đảo người tiêu dùng. Năm 2014, tổng doanh thu từ TMĐT B2C (giữa doanh nghiệp – DN – với khách hàng) tại Việt Nam đạt 2,97 tỉ USD, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ cả nước và được đánh giá là chưa thể hiện hết tiềm năng.

Tăng trưởng nóng do nhiều doanh nghiệp bắt đầu đầu tư mạnh vào TMĐT.

Có mặt ở Việt Nam từ năm 2013, Zalora đạt mức tăng trưởng cao ngất ngưởng: hơn 100% trong năm 2013 và hơn 170% trong năm 2014. Các trang web Lazada, Cdiscount, Lingo, Tiki, Sendo và website mua theo nhóm như muachung, cungmua, nhommua, hotdeal… cũng có lượng truy cập, giao dịch ngày càng cao.

Không chỉ các trang web bán hàng trực tuyến nước ngoài mà website của DN trong nước cũng thu hút ngày càng đông khách mua sắm online. Thegioididong.com (Thế giới Di Động), nguyenkim.com (siêu thị điện máy Nguyễn Kim) luôn duy trì mức tăng trưởng cao, dienmaythienhoa.vn (hệ thống Trung tâm Điện máy Thiên Hòa) tăng trưởng 50%/năm…

Tập đoàn Vingroup cũng đã nhảy vào lĩnh vực này bằng việc ra mắt trang bán hàng trực tuyến Adayroi.com, kinh doanh hầu hết các ngành hàng từ điện tử, điện máy, thời trang, hàng công nghệ, nội thất, thực phẩm, sách đến thực phẩm tươi sống, ô tô, xe máy, phụ tùng, phụ kiện ô tô, xe máy… Bước đầu, Adayroi.com mới giao hàng tại khu vực TP HCM, Hà Nội và cam kết giao hàng trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận đơn hàng của khách.

Bán hàng trực tuyến phụ thuộc vào cạnh tranh bằng chất lượng, dịch vụ

Theo ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, hiện cả nước có khoảng 7.500 website đăng ký hoạt động TMĐT, riêng ở TP HCM có 3.600 website. Đây chỉ là số website có đăng ký chính thức, trên thực tế có đến 91.000 website có hoạt động TMĐT hoặc liên quan đến TMĐT chưa được sàng lọc.

Trong khi nhà nước chưa có chính sách hữu hiệu để kiểm soát hoạt động TMĐT, bảo vệ quyền lợi khách hàng mua sắm trực tuyến, các DN đã tự xây dựng, khẳng định thương hiệu, niềm tin với người tiêu dùng. Chẳng hạn, Zalora cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thời trang quốc tế nhập khẩu từ chính hãng; chú trọng trải nghiệm của người tiêu dùng trên website, bảo đảm hàng hóa nhìn thấy trên website giống như sản phẩm khách hàng nhận được.

Với một số trang web vừa bán hàng trực tiếp vừa bán hàng qua mạng, thương hiệu của DN chính là sự bảo chứng tốt nhất cho giao dịch. Giá bán hàng giữa các DN tương đương nhau nhưng sẽ hơn thua nhau ở tiến độ giao hàng, dịch vụ hậu mãi… Chính sự cạnh tranh này đẩy hoạt động TMĐT phát triển nhanh hơn và cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng.

Khuyến mãi online là động lực để duy trì và phát triển mua sắm trực tuyến

Trong ngày mua sắm trực tuyến ở Việt Nam, các hình thức khuyến mại được doanh nghiệp sử dụng đã rất đa dạng và phong phú. Điển hình bao gồm: giao hàng miễn phí (free delivery), giảm giá (discount), phiếu mua hàng miễn phí (coupon), hoàn trả một phần tiền (rebate), tiền thưởng (premium), ưu đãi khách hàng trung thành (loyalty customer), phiếu bốc thăm (lottery), cuộc thi (contest), tặng hàng mẫu miễn phí (free sample), khuyến mại tại điểm bán (point of sale/purchase promotion) và khuyến mại trực tuyến (online

promotion).

Các bài viết liên quan

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Luận văn Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm của khách hàng tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội khu vực TP.HCM

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm của khách hàng tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội khu vực TP.HCM cho các bạn học viên đang làm luận văn […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Trung tâm thẻ tín dụng TP.HCM

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Trung tâm thẻ tín dụng TP.HCM cho các bạn học […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số ACB – ONE khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số ACB – ONE khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho các bạn học viên đang làm luận […]

Luận văn Các nhân tố tác động đến sự trung thành của khách hàng đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố tác động đến sự trung thành của khách hàng đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Nhơn Trạch

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Sinh viên về học trực tuyến – Nghiên cứu trường hợp sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Sinh viên về học trực tuyến – Nghiên cứu trường hợp sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Sinh viên về học trực tuyến – Nghiên cứu trường hợp sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang […]

Luận văn Các yếu tố chờ đợi đến lượt phục vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Á châu – CN Nam Sài Gòn

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố chờ đợi đến lượt phục vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Á châu – CN Nam Sài Gòn cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của chuỗi nhà thuốc Long Châu tại thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của chuỗi nhà thuốc Long Châu tại thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status