Tổng quan về nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp
Tổng quan về nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Tổng quan về nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch. vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Nhà ở xã hội lần đầu tiên xuất hiện tại Anh Quốc vào thế kỷ 19, nhưng phải đến năm 1919 với Đạo luật quy hoạch nhà ở và thị trấn, Chính phủ Anh mới bắt tay vào chương trình xây dựng toàn diện quy mô lớn NƠXH nhằm mang lại sự ổn định việc thuê nhà dài hạn với giá thuê thấp cho hàng triệu người dân Anh.
Trong những năm gần đây tại Anh và các nước phương Tây, NƠXH bị ảnh hưởng nghiêm trọng do không nhận được sự quan tâm đầu tư từ nhà nước, chính sách quy hoạch đô thị phát triển chưa đồng bộ, chi phí xây dựng và giá đất tăng cao, nhu cầu NƠXH đã vượt xa nguồn cung trên thị trường. Kết quả của việc thiếu hụt đầu tư NƠXH
đã đẩy nhiều người dân có thu nhập thấp trở nên vô gia cư, hoặc phải sống trong những căn hộ chật chội, không an toàn, điều kiện sống tồi tệ, hoặc phải di chuyển rất xa nơi làm việc. Áp lực về việc mua được NƠXH ngày càng tăng cao đối với các hộ gia đình khi danh sách chờ được phê duyệt ngày càng dài hơn. Điều này cũng đã tác động tiêu cực đến thị trường lao động tại các thành phố lớn, sự gia tăng giá cả do mất cân bằng giữa các phân khúc nhà ở, cũng như sự ổn định xã hội trong nền tảng phân hóa tầng lớp ngày càng sâu sắc và phức tạp trong lòng các nước phát triển.
Từ thế kỷ 19, khái niệm NƠXH đã xuất hiện tại các quốc gia châu Âu và dần được biết đến trên khắp thế giới do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển. Khi đó, điều kiện sống của các gia đình thuộc tầng lớp lao động tại các “khu ổ chuột” hình thành một cách tự phát xung quanh các khu đô thị và các khu công nghiệp đã trở thành tiền đề cho sự ra đời của các ý tưởng xã hội, nhân văn, khẳng định sự cần thiết của nhà ở với những tiện nghi về vật chất lẫn tinh thần cơ bản của người lao động. Loại hình nhà ở này dần dần lan rộng ra các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc. NƠXH là một loại nhà dành cho cho những người không có thu nhập, hoặc có thu nhập không đáng kể. Họ thường là những người vô gia cư, người già đơn thân, người tật nguyền, người đau yếu không nơi nương tựa, không thể nào tự mình kiếm được một chỗ ở. Ở một số nước, loại nhà này còn được gọi là nhà từ thiện, đa phần thuộc sở hữu nhà nước, ngoài ra còn có các hiệp hội nhà ở, các tổ chức từ thiện tham gia hỗ trợ duy trì cuộc sống của những người sống trong NƠXH như trên. Tùy từng điều kiện cụ thể, người đăng ký NƠXH có thể được miễn phí hoàn toàn hoặc được cho thuê với giá thấp. Mỗi quốc gia đều xây dựng chính sách về NƠXH và có những quan niệm, nhận thức về khái niệm NƠXH khác nhau.
Nội dung chính
1. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức của nhà ở xã hội
Những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều sự quan tâm đối với vấn đề phát triển nhà ở, nhất là nhà ở cho người có thu nhập thấp và xác định đây là một vấn đề an sinh xã hội, một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước qua từng thời kỳ. Thực hiện các chủ trương của Đảng về chính sách nhà ở xã hội, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển NƠXH đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương ban hành. Đến nay
hệ thống pháp luật về NƠXH về cơ bản đã được ban hành tương đối đầy đủ, nhiều sự đổi mới có tính đột phá để thúc đẩy việc phát triển NƠXH, đặc biệt là các cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ cho việc phát triển NƠXH để giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội, bao gồm đối tượng là người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
NƠXH là khái niệm chưa được minh định trong Luật Nhà ở năm 2005. Luật Nhà năm 2005 đã có những quy định liên quan đến Phát triển nhà ở xã hội tại Mục 4 từ Điều 45 đến Điều 57, trong đó có những quy định liên quan đến hoạt động thuê, thuê mua nhà ở xã hội của các đối tượng theo luật định. Tuy nhiên, khái niệm NƠXH được chính thức ghi nhận tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 90/2006/NĐ – CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2005, theo đó khái niệm NƠXH được hiểu là “nhà ở do nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53 và Điều 54 của Luật Nhà ở thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định”.
Đến năm 2014, khái niệm NƠXH được luật hóa trong Luật Nhà ở năm 2014 tại khoản 7 Điều 3, theo đó, “Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này”.
Như vậy NƠXH theo pháp luật Việt Nam bao hàm hai nội dung chính: Một là, nhà có sự hỗ trợ nhà nước. Hai là, sự hỗ trợ này chỉ dành cho các đối tượng được quy định theo chính sách pháp luật hỗ trợ nhà ở, không mang tính chất phổ biến. Có thể nhận diện NƠXH thông qua một số đặc điểm riêng biệt như sau:
Thứ nhất, về mức độ quy mô và số lượng: NƠXH mang ý nghĩa an sinh nên sẽ không được đầu tư, xây dựng, phân phối hoàn toàn dựa trên cơ chế thị trường, mà sẽ được tổ chức xây dựng tùy thuộc vào nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà của các đối tượng chính sách đang cư trú tại địa phương đó, đồng thời cũng phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế và xã hội của địa phương. Cơ quan chịu trách nghiệm trực tiếp phê duyệt cũng như công bố các kế hoạch xây dựng, quy hoạch và phát triển NƠXH, xác định cụ thể loại nhà ở, nhu cầu về diện tích nhà ở, cơ cấu căn hộ dành để cho thuê, cho thuê
mua, cân đối cụ thể với các nguồn vốn đầu tư và cơ chế khuyến khích để kêu gọi đầu tư phát triển quỹ NƠXH các dự án NƠXH trên địa bàn sẽ là UBND cấp tỉnh5.
Thứ hai, về nguồn vốn cải cách và phát triển: bao gồm 5 nguồn chính (1) Vốn do nhà nước đầu tư trực tiếp theo khoản 1 Điều 53 Luật Nhà ở năm 2014 (2) Vốn do nhà nước đầu tư gián tiếp thông qua hỗ trợ ưu đãi cho bên vay, thông qua NHCSXH hoặc Tổ chức tín dụng chỉ định (3) Vốn tự có của bên vay ưu đãi (4) Vốn của chủ đầu tư bao gồm cá nhân, tổ chức (5) Vốn từ Quỹ và các nguồn khác hợp pháp6.
Thứ ba, về đối tượng: đối tượng được mua, thuê và cho thuê NƠXH sẽ được pháp luật quy định cụ thể vì mục đích cuối cùng là giúp những đối tượng trên được sở hữu một nơi ở tốt và hợp lý, đây vừa là nhu cầu thiết yếu của con người và cũng là quyền lợi căn bản của con người.
Thứ tư, về thiết kế và diện tích: NƠXH tại các đô thị phải là chung cư hoặc phải là nhà ở từ 5 đến 6 tầng. Diện tích mỗi căn hộ phải tối thiểu từ 25m2 và không được quá 70m2 sàn, được xây dựng, phân loại theo cấp, hạng nhà nước và phải bảo đảm đạt các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo chuẩn mực từng loại đô thị7. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 55 Luật Nhà ở năm 2014, NƠXH tồn tại dưới dạng nhà chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ.
Thứ nhất, nhà chung cư: Nhà chung cư được đề cập lần đầu tiên trong Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư năm 2003, khái niệm chung cư tiếp tục được ghi nhận trong Luật Nhà ở năm 2005 và làm rõ tại Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014, theo đó, pháp luật quy định, nhà chung cư là nhà ở có nhiều căn hộ, có lối đi chung, cầu thang chung, có từ 2 tầng trở lên, bao gồm phần sở hữu riêng và sở hữu chung, có khuôn viên sinh hoạt hạ tầng dùng chung cho các hộ gia đình sinh sống, mục đích sử dụng để ở hoặc kết hợp để ở và kinh doanh.
Nhà chung cư là loại NƠXH điển hình, phổ biến so với nhà ở riêng lẻ, do tính ưu điểm của nhà chung, như có ý nghĩa trong việc quy hoạch tại các đô thị lớn, giải quyết được vấn đề khan hiếm đất đai, ngoài ra, nhà chung cư còn xây dựng được nhiều căn
hộ, dễ dàng tập trung và quản lý. Chung cư NƠXH phải được xây dựng theo quy chuẩn với diện tích tối thiểu 25m2 và tối đa 70m2, phù hợp với quy hoạch và thiết kế đã được nhà nước thẩm tra, phê duyệt. Đối với NƠXH là chung cư, chủ đầu tư dự án có thể tăng mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với tiêu chuẩn xây dựng hiện hành theo phê duyệt của cơ quan quản lý. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án NƠXH trên cơ sở tình hình thực tế, có thể điều chỉnh tăng diện tích căn hộ tối đa thêm 10% đối với loại căn hộ 70m2 và không vượt quá 10% số lượng căn hộ trong trong cùng dự án.8
Thứ hai, nhà ở riêng lẻ: So với nhà chung cư, NƠXH riêng lẻ không phổ biến, tuy nhiên, điều đó cũng không loại trừ hoàn toàn về việc xây dựng loại hình NƠXH này. Theo giải thích tại khoản 2 Điều 3, Luật Nhà ở “Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập”. NƠXH là nhà ở có sự hỗ trợ chính sách của nhà nước dành cho những đối tượng đặc biệt, vì quỹ hỗ trợ phải nằm trong dự toán ngân sách nên việc xây dựng NƠXH phải mang lại hiệu quả, vừa đảm bảo số lượng người hỗ trợ, vừa đảm bảo về chất lượng nhà xây dựng. Vì vậy, việc xây dựng các nhà ở riêng lẻ NƠXH là điều cực kỳ khó đáp ứng định hướng chính sách pháp luật nêu trên.
Tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn NƠXH liền kề thấp tầng không vượt quá 70m2, hệ số sử dụng đất tối đa 2,0 lần, phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Việc phê duyệt xây dựng NƠXH liền kề thấp tầng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện. Riêng đối với khu vực đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo và xin ý kiến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi ký quyết định chủ trương đầu tư9.
Như vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn diện tích NƠXH sẽ căn cứ vào từng loại hình NƠXH. Tuy nhiên, trong thực tế, nhằm đáp ứng quy định pháp luật và đảm bảo nguồn cung cũng như tiết kiệm quỹ đất tại các thành phố lớn, NƠXH thông thường được xây dựng theo hình thức là nhà ở chung cư. Đây cũng là đặc điểm chung của nhà NƠXH trên thế giới.
2. Khái niệm, đặc điểm người có thu nhập thấp và đối tượng mua nhà ở xã hội
Nhà ở có hai thuộc tính là thuộc tính hàng hóa và thuộc tính phúc lợi. Do có thuộc tính hàng hóa nên việc sản xuất và lưu thông nhà ở tuân theo cơ chế thị trường, mặt khác do nhà ở không thể thiếu trong cuộc sống con người và gia đình họ, nên nhà nước cần có chính sách giúp đỡ những người không đủ khả năng tiếp cận thị trường nhà ở. Như vậy, có thể hiểu, người có thu nhập thấp là những người như vậy, họ có nguyện vọng chi trả để có nhà ở nhưng không đủ khả năng chi trả cho nguyện vọng đó. Còn những người mua nhà mà có khả năng chi trả ngay thì không phải là người có thu nhập thấp mà ít ra là có thu nhập trung bình thấp10.
Dù rằng, thu nhập thấp là một khái niệm tương đối phổ biến trong luật pháp của nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên việc đưa ra khái niệm như thế nào là thu nhập thấp không phải là điều dễ dàng bởi khái niệm này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện sống của từng hộ gia đình, tình hình phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc. Chẳng hạn, tại Mỹ, khái niệm “thu nhập thấp” được mô tả là các cá nhân và gia đình có thu nhập hàng năm thấp hơn 130-150% mức thu nhập nghèo của liên bang.11 Hoặc ở Việt Nam, khái niệm “người có thu nhập thấp” được hiểu là người làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc lao động tự do tại khu vực đô thị, có mức thu nhập không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật nhà ở, pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
Theo Ngân hàng thế giới và Chương trình phát triển Liên hợp quốc người có thu nhập thấp dành 66% thu nhập cho ăn uống để tồn tại, 34% phần thu nhập còn lại dành cho nhà ở, văn hóa, giáo dục, y tế, đi lại, sinh hoạt.13
Từ khái niệm người có thu nhập thấp nêu trên, có thể nhận diện được đặc điểm của người có thu nhập thấp như sau:
Thứ nhất, về đối tượng: là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, các doanh nghiệp, hoặc lao động tự do.
Thứ hai, về thu nhập: có mức thu nhập thấp hơn mức trung bình khu vực và không phải chịu thuế thu nhập thường xuyên.
Thứ ba, về điều kiện sinh sống: dành phần lớn thu nhập cho ăn uống và nhà ở, phần còn lại dành cho giáo dục, văn hóa, y tế và thuộc đối tượng quan tâm hỗ trợ của nhà nước và xã hội.
Trên phương diện đảm bảo nhà ở, người có thu nhập thấp là những người phải chi tiêu phần lớn thu nhập để thuê nhà hoặc trả góp tiền sửa nhà, mua nhà ngoài việc chi tiêu cho nhu cầu cơ bản. Họ là những người hiện đang sống trong những ngôi nhà nhỏ, quá cũ nát không có điều kiện sửa sang hay cải tạo lại. Họ là những người chưa có nhà hoặc có nhà nhưng diện tích nhà ở chật hẹp, bình quân dưới 5 m2/người. Họ là những người có thu nhập ổn định và có khả năng tích lũy vốn để cải thiện nhà ở, với điều kiện được hỗ trợ của nhà nước về vay vốn dài hạn trả góp. Và đây là các đối tượng mà xã hội, pháp luật nhà ở cần phải hướng đến hỗ trợ nhằm đảm bảo an sinh xã hội, công bằng, bình đẳng trong thực hiện quyền an cư, quyền mưu cầu nhà ở chính đáng của người có thu nhập thấp trong bối cảnh giá nhà đất tăng cao do quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế đất nước.
Các đối tượng được mua NƠXH ở các quốc gia khác nhau phụ thuộc vào quy định riêng của mỗi nước. Ở Việt Nam, 10 nhóm đối tượng được được hưởng chính sách NƠXH bao gồm: (1) Người có công với cách mạng; (2) Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại nông thôn; (3) Hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; (4) Người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại đô thị; (5) Người lao động đang làm việc tại các công ty trong và ngoài khu công nghiệp; (6) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; (7) Cán bộ, công chức, viên chức; (8) Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật Nhà ở năm 2014; (9) Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; (10) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở14.
Qua cách liệt kê của điều luật, có thể thấy rằng, những đối tượng này có điểm chung là thường có khó khăn và cần hỗ trợ về chỗ ở. Có thể họ cần nhận được sự đền đáp của xã hội (đối tượng 1 và 8); những người có khả năng tài chính hạn chế (4); người lao động (5,6,7); những người cần chỗ ở tạm thời (10). Tuy nhiên, để chính sách nhà ở thành công phải có tiêu chí cụ thể xác định nhóm đối tượng mục tiêu cần được hỗ trợ. Những nhóm người này có thể gặp vấn đề trong việc tìm kiếm nhà ở nhưng nếu những vấn đề này có thể giải quyết bằng phương thức khác hiệu quả hơn thì không cần thiết chính sách nhà ở can thiệp, tức là họ không cần trở thành đối tượng thụ hưởng chính sách NƠXH.
Tuy nhiên, để có thể mua được NƠXH cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, điều kiện về tình trạng nhà ở: Để có thể mua NƠXH, phải là các đối tượng có khó khăn về nhà ở, cụ thể gồm: (1) Đối tượng chưa có nhà ở, đang phải đi thuê nhà, mượn nhà hay ở nhờ nhà của người khác hoặc có nhà ở nhưng bị nhà nước thu hồi phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền hoặc trường hợp giải tỏa để cải tạo chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp hoặc không được bối thường bằng nhà ở, đất ở khác. (2) Đối tượng chưa được nhà nước giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai. (3) Đối tượng chưa được mua, thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc chưa được mua, thuê, thuê mua NƠXH tại các dự án khác.
Đối tượng chưa được tặng nhà tình thương, tình nghĩa. (5) Đối tượng có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng nhà ở chật chội, diện tích bình quân của hộ gia đình dưới 10m2/sàn/người. Hay là nhà ở riêng lẻ diện tích bình quân dưới 10m2/sàn/người và diện tích khuôn viên đất thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở
Thứ hai, điều kiện về cư trú: Người có nhu cầu mua NƠXH phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có NƠXH. Nếu không có hộ khẩu thường trú thì phải có đăng ký tạm trú, có hợp đồng lao động thời hạn từ 1 năm trở lên về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án NƠXH. Trong trường hợp hộ gia đình hoặc cá nhân thuộc diện tái định cư phải đảm bảo điều kiện về cư trú do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Thứ ba, điều kiện về thu nhập thấp: Người có thu nhập thấp phải là người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Tóm lại, từ phân tích liên quan đến người có thu nhập thấp và NƠXH như trên, có thể nhận thấy rằng, mua NƠXH đối với người có thu nhập thấp cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định như: i) phải là đối tượng được luật định; ii) đáp ứng điều kiện về cư trú; iii) chưa có sở hữu nhà ở chưa được thuê, mua NƠXH; iv) không đóng thuế thu nhập cá nhân.
Bài viết Tổng quan về nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!
- Website: https://luanvan3c.com/
- Hotline: 0966.736.325 (zalo)
- Email: luanvan3c@gmail.com

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]
Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]