Tiểu luận Xây dựng lối sống theo pháp luật trong tầng lớp thanh, thiểu niên Việt Nam hiện nay
Chia sẻ tài liệu tiểu luận Xây dựng lối sống theo pháp luật trong tầng lớp thanh, thiểu niên Việt Nam hiện nay. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình đạt kết quả cao nhất.
=>dịch vụ viết tiểu luận thuê |

Nội dung chính
- PHẦN MỞ ĐẨU
- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỐI SỐNG THEO PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN
- Chương 2: THỰC TRẠNG LỐI SỐNG THEO PHÁP LUẬT CỦA THANH, THIẾU NIÊN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
- 2.1. Thực trạng lối sống của thanh, thiếu niên theo pháp luật trong xã hội Việt Nam hiện nay
- 2.2. Khó khăn, vướng mắc
- 2.3. Những yêu cầu, định hướng và mục tiêu xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luật trong thanh, thiếu niên ở nước ta hiện nay
- 2.4. Những giải pháp cơ bản xây dựng lối sống theo pháp luật trong thanh, thiếu niên ở Việt Nam
- KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẨU
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển thì việc Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một xã hội phát triển tiên tiến. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền là xây dựng văn hóa pháp lý, trong đó có xây dựng lối sống theo pháp luật trong nhân dân. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những giá trị xã hội của nền dân chủ ngày càng được củng cố và mở rộng đang đặt ra đòi hỏi bức xúc là xây dựng lối sống theo pháp luật. Và hơn nữa trong xu hướng hội nhập và phát triển toàn cầu ngày nay thì vấn đề hiểu biết về pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật ở mỗi quốc gia là một vấn đề hết sức quan trọng và cũng được quan tâm đặc biệt.
Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay thì lối sống của người Việt Nam nói chung và lối sống theo pháp luật nói riêng của một số bộ phận thanh niên có những thay đổi lớn, bên cạnh lối sống tích cực của một bộ phận người dân thì cũng không ít những trào lưu sống thực dụng tàn nhẫn, thói quen sinh hoạt xấu, không có ý thức pháp luật tối thiểu, tư tưởng chống đối pháp luật, tư tưởng lách luật, từ đó dẫn đến tình trạng phạm pháp với đặc điểm trẻ hóa đối tượng phạm tội. Để có thể hạn chế lối sống tiêu cực, lối sống phạm pháp, để xây dựng lối sống lành mạnh, lối sống theo chuẩn mực pháp luật của một số bộ phận thanh niên và góp phần hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền; công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần có những chính sách đồng bộ, thiết thực, quyết đoán và những những biện pháp cấp bách trong việc xây dựng lối sống theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Vì tính chất và ý nghĩa cấp thiết của quá trình xây dựng lối sống theo pháp luật như trên, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng lối sống theo pháp luật trong tầng lớp thanh, thiểu niên Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận 02 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về lối sống theo pháp luật của thanh thiếu niên
Chương 2: Thực trạng lối sống theo pháp luật trong tầng lớp thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỐI SỐNG THEO PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN
1.1. Khái niệm chung
* Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Nó là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hóa, đặc trưng văn hóa, là các khía cạnh chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt động sống của con người, là một yếu tố xã hội. Nó là tiêu chí đầu tiên, tổng hợp nhất thể hiện chất lượng văn hóa và trí tuệ của một con người. Và như vậy, lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa con người với con người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa.
Lối sống theo pháp luật trong thanh thiếu niên là một trạng thái mà ở đó các hoạt động của thanh, thiếu niên tuân theo chuẩn mực pháp luật, có mục đích trở thành ổn định và mang đặc điểm riêng. Lối sống theo pháp luật của thanh, thiếu niên vừa mang tính cá nhân và tính xã hội sâu sắc. Lối sống theo pháp luật bị chi phối, quy định trước tiên bởi chính sách, hệ thống pháp luật, sau đó bị chi phối bởi thực trạng kinh tế, xã hội, ý thức hệ giai cấp, nhu cầu của con người, phong tục, truyền thống dân tộc…
1.2. Đặc điểm của lối sống theo pháp luật của thanh, thiếu niên
– Luôn bộc lộ thông qua hành vi của cá nhân, hoạt động của cộng đồng và được đo bằng chuẩn mực giá trị xã hội là các quy định pháp luật.
– Lối sống theo pháp luật thanh, thiếu niên không chỉ tuân theo các quy phạm pháp luật hiện hành mà nó còn được định hướng theo các nguyên tắc và tinh thần của pháp luật.
– Lối sống theo pháp luật thanh, thiếu niên là một trong những yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.
– Lối sống theo pháp luật chịu sự quy định bởi phương thức sản xuất và các điều kiện sống của con người (mặc dù trong cùng một phương thức sản xuất, song lối sống theo pháp luật của mỗi giai cấp có thể có khác nhau).
– Lối sống theo pháp luật có tính linh hoạt và cơ động cao, lối sống của mỗi người có đặc trưng riêng về nội dung và hình thức biểu hiện. Lối sống theo pháp luật luôn thay đổi theo lãnh thổ, theo thời gian và đối với những chủ thể sống nhất định.
– Lối sống theo pháp luật vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội nên tồn tại lối sống theo pháp luật chung của cả một cộng đồng (quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ, khu vực văn hóa, giai cấp, tầng lớp xã hội) tồn tại cả lối sống theo pháp luật của từng gia đình, mỗi cá nhân.
– Lối sống theo pháp luật thanh, thiếu niên có tính lịch sử, nó hình thành và phát triển là cả một quá trình lâu dài.
1.3. Nội dung của lối sống theo pháp luật trong thanh thiếu niên
Nội dung của lối sống theo pháp luật được biểu hiện trên các mặt sau đây:
– Lối sống theo pháp luật trong thanh, thiếu niên là lối sống được định hướng theo các nguyên tắc của pháp luật: Nhân đạo, dân chủ, công bằng, bình đẳng, đề cao và tôn trọng các quyền cơ bản của con người, đề cao trách nhiệm xã hội.
Lối sống theo pháp luật trong thanh, thiếu niên là lối sống trong đó những định chuẩn theo pháp luật được nhận thức trở thành tri thức, tình cảm định hướng quan trọng nhất.
Lối sống theo pháp luật trong thanh, thiếu niên là lối sống thể hiện năng lực thực hiện pháp luật và hành vi pháp luật tích cực trong thực tiễn cuộc sống
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới lối sống theo pháp luật trong thanh thiếu niên
Lối sống theo pháp luật chịu sự chi phối ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khác nhau, trong đó có các nhân tố cơ bản như:
* Ý thức của thanh thiếu niên trong việc tuân thủ quy định pháp luật: Ý thức pháp luật của các chủ thể thi hành pháp luật là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc thi hành pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong thực tế. Ý thức pháp luật đầu tiên là ý thức trong việc tuân thủ pháp luật của chính các chủ thể thực thi pháp luật. Đó cũng là sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật là cơ sở để mỗi cá nhân hình thành ý thức tuân theo pháp luật. Do đó, các cơ quan nhà nước cần thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng các quy định cho các cá nhân thực hiện các quy định pháp luật. Bằng việc áp dụng, xử lý các hành vi vi phạm trong thực tiễn một cách nghiêm minh, kịp thời và đúng đắn từ đó giữ vững niềm tin của nhân dân trước pháp luật. Mỗi chủ thể trong quá trình thực thi pháp luật nói chung thì việc làm đầu tiên không phải là xử lý các hành vi vi phạm mà chính bản thân chủ thể thi hành pháp luật phải tuân thủ các quy định về pháp luật nói chung. Trong thực tế về cơ bản các chủ thể thi hành pháp luật đã hình thành ý thức tự giác cao, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương đã thực thi pháp luật một cách thường xuyên, liên tục và cương.
Ảnh hưởng của pháp luật đến lối sống theo pháp luật đến thanh, thiếu niên.Bản thân pháp luật nhất là pháp luật hiện hành, là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến lối sống theo pháp luật. Ảnh hưởng của pháp luật lên lối sống xảy ra theo con đường thiết lập và đưa vào cuộc sống những quy tắc xử sự cho các thành viên trong xã hội, thiết lập những khuôn mẫu hoạt động sống cho con người trong những tình huống, hoàn cảnh điển hình của các quan hệ xã hội. Quy phạm pháp luật là phương tiện tư vấn cho con người trong các hoạt động xã hội bằng cách thông báo cho họ về sự hợp pháp, không hợp pháp, về các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân của họ, về các hình thức liên hệ tương hỗ trong gia đình, trong tập thể và trong xã hội, về nghĩa vụ giai cấp, nghĩa vụ quốc tế… Do vậy, nếu pháp luật hoàn thiện, phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội thì việc tôn trọng và thực hiện chúng sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn đối với hầu hết các cá nhân và tổ chức trong xã hội.
Ảnh hưởng của các yếu tố điều chỉnh xã hội đến lối sống theo pháp luậtCùng với pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán, các tín điều tôn giáo đều là các yếu tố điều chỉnh xã hội, đều có giá trị điều chỉnh đối với cá nhân và đối với các tình huống khác nhau để làm cho các mối quan hệ xã hội ổn định và phát triển theo hướng phù hợp với lợi ích của các giai cấp và các nhóm xã hội. Có hai khả năng các yếu tố điều chỉnh xã hội ảnh hưởng đến lối sống theo pháp luật đó là: hỗ trợ lối sống theo pháp luật và ngược lại ngăn trở lối sống theo pháp luật.
Ảnh hưởng của lịch sử và truyền thống đến lối sống theo pháp luật. Truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lối sống nói chung và lối sống theo pháp luật nói riêng của công chúng nói riêng và thanh thiếu niên nói riêng.
Chương 2: THỰC TRẠNG LỐI SỐNG THEO PHÁP LUẬT CỦA THANH, THIẾU NIÊN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng lối sống của thanh, thiếu niên theo pháp luật trong xã hội Việt Nam hiện nay
Thực tiễn cho thấy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên được triển khai rộng rãi dưới nhiều hình thức đa dạng, thiết thực. Mỗi năm có gần 10 triệu lượt thanh niên được giáo dục pháp luật thông qua 20.000 buổi tuyên truyền, học tập, sinh hoạt và các hoạt động khác. Các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm”, “Tuổi trẻ với pháp luật” hoặc “Thanh niên với pháp luật” được thành lập ở tất cả các địa phương trong cả nước. Đến nay có khoảng 11.000 Câu lạc bộ được thành lập với hàng triệu thanh niên tham gia; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong câu lạc bộ thường được thực hiện thông qua buổi họp, sinh hoạt câu lạc bộ hoặc tổ chức giao lưu, sinh hoạt văn hóa hay nêu gương người tốt, việc tốt trong phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, phân tích những hành vi cực đoan, vi phạm pháp luật ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, đoàn viên thanh niên ở cơ sở còn là thành viên của Đội thanh niên xung kích, tham gia tuần tra, canh gác, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn cùng lực lượng Công an xã, phường; tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, kiềm chế ùn tắc giao thông cùng lực lượng Cảnh sát giao thông. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương chú trọng việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật; in các tài liệu pháp luật và cấp phát cho đoàn viên, thanh niên; tổ chức các chiến dịch, đợt cao điểm nhằm hướng thanh niên tham gia vào các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy, cờ bạc, đua xe trái phép…).
Qua những hoạt động thiết thực trên cho thấy những kết quả tích cực, nhận thức pháp luật của thanh thiếu niên đã nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật trong thanh niên đã có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa xã hội, nhà trường và gia đình với các cơ quan truyền thông, các Sở, ban, ngành của địa phương để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
Trong những năm gần đây, số vụ và số lượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội có chiều hướng ngày càng gia tăng. Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm hình sự do người chưa thành niên thực hiện ngày càng nghiêm trọng. Nếu như những năm 2000 trở về trước, người chưa thành niên thường thực hiện các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích không gây nguy hại lớn, thì những năm gần đây tính chất, mức độ của tội phạm lại nguy hiểm hơn vượt quá giới hạn của độ tuổi người chưa thành niên như: hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức, có cơ cấu chặt chẽ. Thực hiện các hành vi phạm tội: giết người (con giết cha mẹ, cháu giết ông bà); cướp tài sản có sử dụng vũ khí nóng; hiếp dâm; mua bán, sử dụng trái phép các chất ma túy. Sự gia tăng về số lượng, mức độ phạm pháp luật của người chưa thành niên có sự khác nhau giữa các địa phương, theo đó tỷ lệ tăng nhiều nhất chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.
Tại các trường học, mặc dù là nơi giáo dục nhân cách, tri thức cho thế hệ trẻ, nhưng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên trong nhà trường vẫn ngày càng có xu hướng tăng lên. Một số hành vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay clip sex tung lên mạng, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, người lớn… Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ… cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường. Những phẩm chất xấu ấy là kết quả sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống trong bộ phận học sinh – sinh viên hiện nay cũng là vấn đề rất đáng được quan tâm.
2.2. Khó khăn, vướng mắc
Mặc dù các cơ quan, tổ chức, các cấp Đảng, chính quyền đã có nhiều nỗ lực để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, nhưng hiệu quả của công tác này còn chưa cao. Tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra, tập trung vào một số lĩnh vực về an toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, hôn nhân – gia đình, xâm phạm sở hữu, sức khỏe, tính mạng… Trong 5 năm trở lại đây có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra; tỷ lệ không chấp hành an toàn giao thông ở bậc trung học phổ thông chiếm đến 70% số thanh thiếu niên các bậc học vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự (tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007), một số vụ án dã man gây rúng động xã hội kẻ phạm tội đều đang trong dộ tuổi thanh thiếu niên như vụ Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện, Hồ Duy Trúc… Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Tổng cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh niên(2). Ngoài xã hội thì hiện tượng một số thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theo kiểu giang hồ, xã hội đen, sẳn sàng lao vào nhau đánh, chém dù chỉ xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ (như chỉ từ một cái nhìn ”đểu”, từ một vụ va chạm khi đang tham gia lưu thông trên đường…); trong gia đình thì bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em; trong nhà trường thì vấn nạn bạo lực học đường cũng đang diễn ra nóng hơn bao giờ hết, khi lên google gõ thuật ngữ “bạo lực học đường” chỉ 0,24 giây cho ra 727.000 kết quả, nhiều hơn thuật ngữ “giáo dục pháp luật” là 0,38 giây với 598.000 kết quả, đây không còn là hiện tượng hy hữu nữa mà thực sự đang là nỗi lo của toàn xã hội.
Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh – nơi tập trung nhiều thanh thiếu niên từ các tỉnh, thành khác về học tập, lao động, sinh sống trên địa bàn thành phố. Theo thống kê của các cơ quan tư pháp, tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp chiếm khoảng 50% số các vụ việc vi phạm pháp luật. Ở thành phố Hồ Chí Minh, theo đánh giá của Thành đoàn thành phố thực trạng tội phạm ma túy trong thanh thiếu niên ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng và tích chất nguy hiểm hơn, nhóm tội phạm liên quan đến ma túy ngày càng trẻ, đối tượng từ 18- 30 tuổi chiếm gần 65% trong số tội danh liên quan đến ma túy. Năm 2011 có 702 vụ vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra (chiếm 18,82%) với 1.156 đối tượng (chiếm 23,69%) trong số 3.730 vụ phạm phạm hình sự được Công an thành phố khám phá; năm 2010 có 1.235 đối tượng dưới 18 tuổi (chiếm 24,77%), 2.735 đối tượng tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 54,86%) trong số 4.985 đối tượng bị công an bắt và xử lý.
Khảo sát mới đây của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy, trung bình mỗi năm có 10.000 vụ phạm pháp hình sự do người vị thành niên thực hiện. Theo đó, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm vị thành niên đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội hiện nay, đòi hỏi những giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, nếu như trước kia, người vị thành niên thường chỉ “dính” tới các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích không gây nguy hại lớn, thì một vài năm trở lại đây, hành vi tội phạm mở rộng theo chiều hướng nguy hiểm hơn: Giết người cướp của, hiếp dâm, mua bán ma túy… Tình trạng người vị thành niên tụ tập thành băng nhóm, dùng hung khí để giải quyết mâu thuẫn khá phổ biến. Hành vi phạm tội của người vị thành niên ngày một hung hãn, phương thức, thủ đoạn hết sức nguy hiểm, tinh vi, nhiều vụ rất dã man và mất hết tính người. Điều đáng lo ngại là về lứa tuổi, tình trạng người phạm tội có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Người phạm tội từ 18 – 30 tuổi chiếm khoảng 70%, dưới 18 tuổi chiếm 8%, tỷ lệ này cũng đang có chiều hướng gia tăng. Đa số người phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự, con số này chiếm 82%. Một trong những vụ việc điển hình về tội phạm vị thành niên thật đau lòng xảy ra mới đây nhất xảy ra tại tỉnh Thanh Hóa đó là một học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Hưng Đạo (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đâm trọng thương thầy giáo vật lý ở ngay cổng trường chỉ vì bị thầy nhắc nhở xóa hình xăm trên cổ đã khiến xã hội không khỏi bàng hoàng…hay là việc những vụ án đặc biệt nghiêm trọng do người chưa thành niên gây ra…
* Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội ở người vị thành niên gia tăng, nhưng theo cơ quan chức năng, phần lớn các vụ xảy ra ở những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn, hoặc bỏ mặc con cái, thiếu sự quan tâm, thiếu tình thương yêu của gia đình, có lối sống lệch lạc, thường tụ tập thành băng nhóm. Đa phần những trẻ này bỏ học, bỏ nhà sống lang thang, nghiện ma túy. Bên cạnh đó, do nghèo đói, khó khăn, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm gia tăng. Nhiều người vị thành niên phạm tội là con em gia đình khá giả, giàu có. Bên cạnh đó là thiếu sót về trách nhiệm của gia đình và các tổ chức, đoàn thể. Không ít các bậc làm cha làm mẹ bận rộn lo việc mưu sinh, không quan tâm đến việc quản lý và giáo dục con cái, không chú ý uốn nắn sự phát triển nhân cách của con. Việc học hành, sinh hoạt của trẻ hầu như phó mặc cho nhà trường. Ngoài ra, sự bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là nguyên nhân khiến một bộ phận giới trẻ lâm vào tình trạng sống ảo, nhận thức lệch lạc về giá trị cuộc sống, bị lôi cuốn vào các trò chơi thiếu lành mạnh, bạo lực, uống rượu bia, “chơi” ma túy. Các hành vi phạm tội từ đó mà ra…Trước thực tế trên, để kéo giảm và ngăn chặn tình trạng người vị thành niên phạm tội, thiết nghĩ ngành chức năng cần có giải pháp đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn. Cụ thể, ngoài việc vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật để răn đe, cơ quan điều tra khuyến cáo các gia đình, bậc phụ huynh cần chú ý đến những thay đổi trong sinh hoạt thường ngày của con cái, từ đó kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Giải pháp quan trọng vẫn là chú trọng tới giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ, cân bằng cả việc “dạy chữ” và “dạy làm người”.
2.3. Những yêu cầu, định hướng và mục tiêu xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luật trong thanh, thiếu niên ở nước ta hiện nay
Bên cạnh những thành tựu xây dựng pháp luật và củng cố pháp chế, thực tiễn cho thấy tình hình vi phạm các yêu cầu của pháp chế vẫn còn nhiều. Từ thực tế đó của cuộc sống thì yêu cầu xây dựng một lối sống theo pháp luật là hết sức cần thiết và là đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội. Lối sống theo pháp luật của thanh, thiếu niên là một trong những yêu cầu, đòi hỏi của đất nước ta trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đồng thời cũng là điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể vững bước tham gia vào sân chơi chung của thế giới (WTO).
Nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế sâu rộng ngày càng đặt ra yêu cầu phải tăng cường, thay đổi pháp luật cho phù hợp trên những mức độ và sắc thái mới. Xây dựng lối sống theo pháp luật thời kỳ đổi mới cần hướng đến mục tiêu cơ bản là hoàn thiện quá trình xây dựng lối sống theo pháp luật đảm bảo cho pháp luật có tác động tích cực đến tiến trình đổi mới của Việt Nam, cụ thể là tác động đến ứng xử của các chủ thể pháp luật trong toàn bộ quá trình xây dựng, ban hành pháp luật, áp dụng pháp luật và thực thi pháp luật. Quyết tâm bảo đảm tính hiệu quả và nghiêm minh của hệ thống pháp luật cũng cần được củng cố trong tất cả các quá trình này.
2.4. Những giải pháp cơ bản xây dựng lối sống theo pháp luật trong thanh, thiếu niên ở Việt Nam
Thứ nhất, tăng cường công tác thẩm tra các dự án luật.
Thứ hai, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng pháp luật.
Thứ ba, xây dựng hệ thống pháp luật đạt tiêu chuẩn, đặc biệt chú trọng xây dựng văn bản pháp luật có chất lượng.
Thứ tư, nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” trong các chủ thể pháp luật.
Thứ năm, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp của những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.
Thứ bảy, phòng chống hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật, không khoan nhượng trước các hành động tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội.
* Những giải pháp nhằm xây dựng môi trường văn hóa, lối sống theo tinh thần pháp quyền
Nâng cao nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo địa phương, nhà quản lý giáo dục về vị trí, vai trò của thanh thiếu niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trước yêu cầu của thời kỳ toàn cầu hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
– Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần được triển khai thường xuyên, thực chất, có kế hoạch, có phương pháp phù hợp, phải xác định kết quả đầu ra rõ ràng. Phải thiết kế lại chương trình môn Giáo dục công dân cho phù hợp với cấp học phổ thông như: tăng số tiết lên 2 tiết/tuần và bố trí ở tất cả các cấp học; tăng phụ cấp cho giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân. Đối với các trường cao đẳng, đại học không chuyên luật trong cả nước phải đưa môn pháp luật đại cương là môn học bắt buộc trong chương trình các môn chung. Hàng năm, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên giảng dạy môn pháp luật đại cương được tổ chức tập huấn nâng cao về chất lượng nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy môn học này để tạo hứng thú cho học sinh, sinh viên trong việc tiếp thu kiến thức của môn học, từ đó nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng học sinh, sinh viên.
– Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cũng cần tập trung vào đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật cao. Đối tượng thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật cao thường là thanh niên sống trong gia đình, khu vực đặc biệt như: thanh niên không có trình độ văn hóa (do bỏ học sớm); gia đình có bố mẹ ly hôn, bố mẹ phạm tội, hoặc bố mẹ là chủ lô đề, cờ bạc; thanh niên không có việc làm…đây là những đối tượng rất dễ vi phạm pháp luật do bị tác động bởi hoàn cảnh.
– Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần bám sát các nội dung nhiệm vụ và mục tiêu của Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
– Nhà nước cần quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
KẾT LUẬN
Tóm lại, khi đất nước ta bước vào quá trình hội nhập sâu rộng trên mọi mặt thì hòa nhập chứ không hòa tan đó là phương châm, là nguyên tắc, là yêu cầu để chúng ta hội nhập về mọi phương diện trong đó có lối sống đối với cộng đồng và khu vực. Như vậy, “lối sống theo pháp luật trong thanh, thiếu niên” ở điều kiện hiện nay của nước ta lại càng có vai trò ý nghĩa đặc biệt, vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người”.
Lối sống theo pháp luật trong thanh, thiếu niên là một dạng lối sống trong xã hội mà bất cứ một xã hội phát triển ổn định bền vững luôn hướng tới. Lối sống theo pháp luật gắn liền với từng hoạt động của cá nhân, tổ chức và của nhà nước trên mọi phương diện của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, kỷ cương… Vì vậy, “lối sống theo pháp luật thanh, thiếu niên ” luôn là một vấn đề khoa học pháp lý được các nhà khoa học, những người làm luật quan tâm nghiên cứu trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn. Về mặt thực tiễn, như chúng ta đã biết, lối sống theo pháp luật thanh, thiếu niên là một vấn đề thuộc thức của con người bởi vậy việc đưa ra những nhận định hay đánh giá về lối sống theo pháp luật chỉ mang tính tương đối. Và do thuộc vấn đề ý thức nên chúng ta không thể đưa ra những đánh giá trực tiếp về quá trình hiện thực nó giống như việc đánh giá tăng trưởng kinh tế, trình độ dân trí. Là một người công dân của nước Việt Na và là thế hệ trẻ bản thân tôi thiết nghĩ: cá nhân tôi, cá nhân mỗi người dân Việt Nam điều cấp thiết đầu tiên hiện nay là hãy trau dồi kiến thức, chấp hành đúng quy định của pháp luật để chung tay với nhà nước cùng xây dựng “lối sống theo pháp luật”, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng một môi trường sống lành mạnh, ở đó những nhu cầu, lợi ích chính đáng của người dân được đảm bảo, quyền dân chủ được đề cao, kinh tế – xã hội – văn hóa phát triển bền vững, phồn thịnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội.
6. Nguyễn Ánh Hồng (2005), Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ tâm lý học.
7. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Lê Vương Long (1997), “Xây dựng lối sống theo pháp luật – những vấn đề cần quan tâm”, Luật học, (4), tr. 38.
9. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
10. Hoàng Thị Kim Quế (2001), “Tác động của nhân tố phi kinh tế trong đời sống pháp luật ở nước ta”, Nghiên cứu lập pháp, (8).
11. Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Văn hóa pháp lý – Dòng riêng giữa nguồn chung của văn hóa truyền thống Việt Nam”, Dân chủ và pháp luật, (10).
12. Hoàng Thị Kim Quế (2005), “Đa dạng hành vi pháp luật và xây dựng môi trường xã hội – pháp lý cho những hành vi hợp pháp”, của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, năm 2005
13. Hoàng Thị Kim Quế (2006), “Quyền con người và giáo dục quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, Khoa học, (Chuyên san Kinh tế – Luật) (4).
14. Đào Trí Úc (2013), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2000), “Thực trạng hiểu biết pháp luật của cán bộ tại sáu vùng có dự án điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật”, Thông tin khoa học pháp lý, (Số chuyên đề).
16. Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]
Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác […]