x
Trang chủ » Tiểu luận môn luật Vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị

Tiểu luận môn luật Vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị

Bình chọn

Chia sẻ tài liệu Tiểu luận môn luật Vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình đạt kết quả cao nhất.

Vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị
Vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị
=>dịch vụ viết tiểu luận thuê

MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của truyền thông nói chung và truyển thông trong đời sống chính trị rất quan trọng và cấp thiết. Việc tăng cường công tác truyền thông trong đời sống chính trị đã và đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đáp ứng với hoạt động công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng với quá trình cải cách nhà nước không chỉ riêng đối với nước ta mà tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị được đánh giá vô cùng quan trọng nhằm tạo tiền đề cho hoàn thiện mô hình về xây dựng hoàn thiện nhà nước trên thế giới hiện nay. 
Hiện nay, trên thế giới thì truyền thông thực sự có vai trò quan trọng trong hoạt động về chính trị. Các giai cấp lãnh đạo sử dụng truyền thông như là những công cụ sắc bén trong bảo vệ lợi ích của mình. Báo chí chính là phương tiện của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh nhằm đảm bảo quyền lãnh đạo đất nước. Sự phát triển của truyền thông được xem xét như là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của các giai cấp ở các nước tư bản hiện nay. Việc nắm trong tay các công cụ truyền thông làm nền tảng cho quá trình cầm quyền của giai cấp lãnh đạo. Đồng thời, sự tác động của truyền thông được tập trung vào các đối tượng là công chúng và giai cấp cầm quyền. Thông qua sự tác động của truyền thông đã tạo tiền đề quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động chính trị của mỗi quốc gia.
Ở nước ta thì vai trò của truyền thông được Đảng và Nhà nước ta nhận định là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là phương tiện quan trọng tuyên truyền phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, là diễn đàn để nhân dân tham gia quản lý xã hội, giám sát quyền lực, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng to lớn và đa dạng của nhân dân về thông tin, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển mạnh mẽ đi đôi với quản lý tốt hệ thống truyền thông trong đời sống chính trị. Phát triển báo chí, truyền thông theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, hội nhập quốc tế, mở rộng quy mô ảnh hưởng, cân đối, hợp lý giữa các lĩnh vực, địa bàn trong nước và thế giới. Quản lý tốt nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của hệ thống truyền thông, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân; tuyên truyền đường lối của các cơ quan có thẩm quyền để từ đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận trong xã hội; nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, con người; tăng cường đoàn kết, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, với nhân dân tiến bộ trên thế giới; đồng thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sai phạm, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.
Nhận sâu sắc vai trò và nhiệm vụ cụ thể đó thì trong những năm vừa qua, ở nước ta truyền thông trong đới sống chính trị đã có những bước tiến quan trọng nhằm tăng cường hoạt động về công tác QLNN, tăng cường và nâng cao chất lượng về hoạt động tuyên truyền. Đáp ứng với yêu cầu của hoạt động phát triển xã hội.  Việc đổi mới và nâng cao chất lượng về truyền thông trong đời sống chính trị được nhận xét là một trong những yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.Với mong muốn ứng dụng kiến thức đã được học về vai trò của truyền thông trong môn Quyền lực chính trị và cầm quyền nên tôi lựa chọn đề tài:  “Vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị” để nghiên cứu với mục đích góp phần tìm hiểu về vấn đề truyền thông trong các quốc gia phát triển và áp dụng vào hoạt động QLNN và xã hội ở nước ta trong  việcthực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, tiểu luận có kết cấu gồm 2 chương. Cụ thể
Chương 1: Lý luận về truyền thông và vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị.
Chương 2: Thực tiễn vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị và bài học kinh nghiệm khi áp dụng ở nước ta hiện nay.

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ
1.1. Lý luận về truyền thông
Hiện nay,  quan điểm về khái niệm truyền thông như:
Tác giả John R. Hober (1954) cho rằng: Truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời.
Tác giả Gerald Miler (1966) thì về cơ bản truyền thông quan tâm nhất tới tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ. Khái niệm truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức. Khái niệm truyền thông còn được hiểu là sản phẩm của con người, là động lực kích thích sự phát triển của xã hội.
1.2. Vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị
Ngày nay ngành truyền thông có rất nhiều lợi ích hỗ trợ con người phát triển. Truyền thông có sức mạnh vô cùng lớn, nó lan tỏa trong cộng đồng rất nhanh chóng. Ngành truyền thông ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống, trong đó có chính trị. Vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị thể hiện trên một số phương diện như sau:
Một là, truyền thông cung cấp, phổ biến thông tin chính trị, từ đó truyền thông giữ một vai trò quan trọng không thể tách rời của đời sống chính trị. Thông qua đời sống chính trị thì truyền thông đã phản ánh nội dung của đời sống chính trị như các hoạt động, sự kiện, những quan hệ chính trị…để từ đó truyền tải, hoặc thay nhà nước truyền tải đến xã hội. Trong thực tế, việc truyền tải thông tin của đời sống chính trị được phản ánh thông qua nhiều hình thức, có thể là phỏng vấn, bản tin, các bài báo, phóng sự…Khi thực hiện chức năng này, thông tin do truyền thông đưa ra nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển của xã hội, thị hiếu của người dân, yêu cầu tìm hiểu của công chúng…Vì vậy, truyền thông thực hiện chức năng thông tin trong chính trị chính là truyền tải thông tin của đời sống chính trị đến quần chúng nhân dân. Từ những thông tin của truyền thông để từ đó hình thành quan điểm, định hướng về tư tưởng chính trị của nhân dân thông qua quá trình tiếp cận các thông tin mà nhân dân không được thực hiện một cách trực tiếp.
Hai là, truyền thông giữ vai trò trung gian trong hoạt động của đời sống chính trị. Thông qua hoạt động của truyền thông chính là đóng vai trò là hoạt động  cung cấp thông tin, truyền tin giữa đời sống chính trị và người dân. Do đó, truyền thông là kênh trung gian trong các hoạt động giao tiếp. Đời sống chính trị cung cấp thông tin và truyền thông truyền tải những thông tin đó đến các chủ thể thông qua nhiều hình thức. Truyền thông thực hiện chức năng tuyên truyền, cung cấp các thông tin của đời sống chính trị. Thông qua việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan ngôn luận được nhà nước quan lý thì truyền thông tìm những hình thức nhằm để các chủ thể biết được các chính sách của chính phủ, các cơ quan nhà nước. Truyền thông góp phần thực hiện các chức năng như giám sát các hoạt động của nhà nước khi thực hiện các chính sách đối với đất nước. Qua đó, thực hiện và tạo nền tảng tư tưởng nhằm thuyết phục người dân, tăng cường và tạo nền tảng ổn định về hoạt động QLNN của Chính quyền. Truyền thông thay mặt nhân dân giám sát các hoạt động của các cơ quan công quyền, giám sát các hoạt động kinh tế, thương
mại để phản ánh trung thực những sai lầm của mỗi chủ thể trong quá trình quản lý kinh tế trước công chúng. Truyền tải những ý kiến của người dân đến các cơ quan trong hệ thống chính trị, góp phần làm minh bạch hoá các chính sách của nhà nước, giúp đỡ các cơ quan nhà nước trong xây dựng những chính sách hữu hiệu để quản lý và phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
Ba là, truyền thông định hướng tư tưởng đối với hoạt động tư tưởng chính trị nói chung. Truyền thông tác động vào hệ thống chính trị thông qua các dư luận của xã hội. Trong đó, tập hợp những ý kiến tranh luận, những đánh giá của người dân về các vấn đề, các sự kiện diễn ra trong đời sống xã hội. Dư luận xã hội đã phản ánh nhận thức của nhân dân đối với sự ổn định chính trị – xã hội. Truyền thông tác động trực tiếp vào nhận thức của người dân, từ đó tạo ra dư luận xã hội và thông điệp được chuyển tải. Cũng thông qua các luồng thông tin, công chúng không những làm quen với các sự kiện, hiện tượng trong xã hội mà còn thu nhận định hướng của thông tin do nguồn phát phát ra. Trong hoạt động của đời sống chính trị thì vai trò của truyền thông chính là góp phần định hướng những tư tưởng của các chủ thể, các quan điểm của nhà nước đối với hệ thống chính trị của các quốc gia cũng như những định hướng mà công chúng thu nhận được là những tư tưởng do nhà nước định hướng sẵn. Ngoài ra, truyền thông thực hiện vai trò định hướng tư tưởng chính trị thông qua giáo dục tư tưởng chính trị và xã hội hóa chính trị. Trong quá trình định hướng tư tưởng chính trị cho công chúng thì truyền thông định hướng tạo dựng dư luận xã hội mà thực hiện cả vai trò giáo dục về chính trị tư tưởng cho toàn xã hội. Truyền thông sẽ trang bị những tri thức cần thiết làm cơ sở cho việc hình thành các quan điểm, lập trường và thái độ chính trị trong nhân dân. Trong đó yếu tố hạt nhân là thế giới quan và nhân sinh quan của công chúng. Từ đây, truyền thông giúp người dân đánh giá, hệ thống hoá những thông tin đã thu nhận được để có khả năng lựa chọn, từ đó xác định thái độ và quan điểm chính trị đúng như mong muốn của những chủ thể kiểm soát truyền thông mà cụ thể là chủ thể nắm quyền lực nhà nước. Truyền thông là công cụ đắc lực để thực hiện định hướng tư tưởng chính trị cho công chúng, vì vậy tất cả các giai cấp cầm quyền đều quan tâm và sử dụng truyền thông là một phương tiện hữu hiệu nhằm thực hiện công tác tư tưởng, phục vụ cho chế độ chính trị của mình.
Bốn là, truyền thông  kiểm soát các thiết chế, các tiến trình chính trị trong hoạt động của hệ thống chính trị của xã hội. Truyền thông đã đưa ra những tin tức về hoạt động của các thiết chế chính trị và các quá trình chính trị, mặt khác bản thân truyền thông là một yếu tố không thể tách rời những quá trình đó. Truyền thông đóng vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền. Thực chất đây là việc tham gia vào quản lý trật tự xã hội, hạn chế sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước. Vai trò kiểm thể hiện bằng phản ánh của dư luận xã hội và dùng biện pháp hành chính và trừng phạt kinh tế đối với các vi phạm, truyền thông thực hiện việc kiểm soát không kém phần hiệu quả, thậm chí còn nghiêm khắc, mạnh mẽ hơn vì nó cung cấp không chỉ cơ sở pháp lý mà cả cơ sở, chuẩn mực đạo đức về các sự kiện, nhân vật. Tăng cường vai trò kiểm tra và thực hiện các hoạt động điều tra và tạo ra kết quả nhằm hình thành và đề xuất những ý kiến nhằm tạo nên tính công khai, minh bạch; đồng thời đấu tranh với sự lợi dụng chức quyền của các thế lực xấu, khai trừ những hoạt động làm trái với công tác quản lý nhà nước vào tạo điều kiện để nhà nước được thực hiện một cách trong sạch và vững mạnh hơn. Truyền thông thiết lập và củng cố các thông tin trong công chúng, qua đó hợp pháp hoá các thể chế quyền lực. Hiệu quả truyền thông có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ, thu hút sự quan tâm, chú ý đến các vấn đề chính trị. Truyền thông là một nhân tố của sự kiểm soát xã hội, được giới cầm quyền sử dụng nhằm hợp pháp hoá các chính sách, qua đó ổn định hoá hệ thống chính trị và kinh tế.
Thông qua việc thực hiện hoạt động truyền thông sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này. Những vấn đề có liên quan đến hoạt động truyền thông trong thực tiễn đã được các cơ quan chức năng thông qua việc hình thành hệ thống cơ quan quản lí nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức thống nhất từ cấp Trung ương xuống địa phương. Thông qua việc quy định chức năng của mình thì các cơ quan trên thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên các chủ thể tham gia vào quan hệ, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm đối với lĩnh vực mà mình quản lý. 
Quy định về truyền thông trong đời sống chính trị có vai trò, ý nghĩa quan trọng, góp phần trong việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động tăng cường hoạt động về hoạt động QLNN  trong quá trình phát triển của đất nước và xã hội của mỗi quốc gia. Bằng việc quy định cụ thể về vấn đề phát huy vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị thông qua các văn bản pháp lý hiện hành là điều kiện bảo đảm an toàn để phát truyền hoạt động truyền thông tại các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống văn bản pháp lý có vai trò không thể thay thế được trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn về truyền thông trong đời sống chính trị xã hội, đồng thời đây cũng là cơ sở quy định hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực truyền thông trong đời sống chính trị nói chung hiện nay. Ngoài ra, đối với xã hội thì vấn đề quy định về truyền thông trong đời sống chính trị có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển bền vững của mỗi một quốc gia. Do đó, việc quản lí nhà nước đối với lĩnh vực truyền thông là cơ sở pháp lí cho việc cơ quan nhà nước thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lí các vi phạm cũng như tạo nên chức năng giám sát của truyền thông trong hoạtd dộng chính trị nói chung.  
Vấn đề này có tác động đến kinh tế và xã hội của mỗi mội quốc gia. Trong tiến trình phát triển hiện nay thì vai trò của truyền thông là hết sức cần thiết bởi truyền thông đối với hệ thống chính trị ngoài ý nghĩa chính trị, xã hội thì còn có ý nghĩa kinh tế. Đặt vai trò của truyền thông đối với hệ thống chính trị trong quá trrình xây dựng và phát triển lên hàng đầu và trở thành chiến lượng với ý nghĩa là vô cùng phù hợp với quá trình hội nhập trong khu vực và trên trường quốc tế trong những năm trở lại đây. Đồng thời, truyền thông với đời sống chính trị có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về lĩnh vực này. Những hoạt động này giữ vai trò trong việc giáo dục để từ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó, góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế – xã hội một cách bền vững ở mỗi một quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Thực tiễn vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị
Truyền thông đối với đời sống chính trị đóng vai trò quan trọng trong mỗi quốc gia. Truyền thông được coi như một trong những nền tảng giúp phát triển chính trị, kinh tế, xã hội. Điều này có thể nhìn nhận qua vai trò của truyền thông tại các quốc gia hiện nay và tác động đến sự phát triển của truyền thông đối với đất nước ta trong giai đoạn hội nhập. Thực tiễn trong những năm trở lại đây đã khẳng định vai trò của truyền thông. Điều này thể hiện rõ nhất tại Hoa Kỳ, cụ thể:
Một là, tại Hoa Kỳ truyền thông được coi là “quyền lực thứ tư”, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo đó, quyền tự do của báo chí đã được ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền, cho phép các báo được tự do đăng “tất cả các tin tức phù hợp”. Tại Hoa Kỳ, truyền thông vẫn là một nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho đa số người Mỹ. 
Hai là, trong mỗi cuộc bầu cử thì vai trò của truyền thông được thể hiện đậm nét ột nét đặc trưng trong văn hóa chính trị của Mỹ là truyền thông có vai trò quan trọng trong chiến dịch bầu cử tổng thống. Truyền thông đưa tin tức về các hoạt động tranh cử, định hướng dư luận và công chúng, thăm dò ý kiến cử tri…Ví dụ, lần gần đây nhất trong suốt thời gian tranh cử vào Nhà Trắng thì báo chí, truyền thông Mỹ thường xuyên thể hiện sự ủng hộ cho cựu ngoại trưởng Hillary Clinton. Họ muốn định hướng dư luận để cử tri lựa chọn bà thay vì một doanh nhân chưa có kinh nghiệm chính trường. Tuy nhiên, việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ cũng đồng nghĩa với thất bại của truyền thông. Truyền thông đã không thể định hướng dư luận và nhiều công dân nói rằng họ đã mất niềm tin vào các chính trị gia và luận điệu tranh cử không thể thuyết phục được họ nữa.
Ba là, truyền thông có sự tác động lớn đến đời sống chính trị. Việc dùng truyền thông để truyền đạt các thông tin về chính trị, kinh tế – văn hóa, xã hội hoặc cũng trở thành phương tiện được sử dụng trên mặt trận đối nội trong Chiến tranh Lạnh. Thông qua hoạt động của truyền thông đã trở thành là một kênh dễ dàng để nắm giữ những thông tin chính trị, những sự kiện quốc gia.
Hiện nay, với việc phát triển công nghệ 4.0 thì khả năng tiếp cận của truyền thông đối với các người dân tạo điều kiện cho các quốc gia trên thế giới triển khai các hoạt động về chính trị một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Cần phải khẳng định rằng, có rất nhiều phương thức tác động đến chính trị và chính sách mà mỗi nhóm lợi ích truyền thông lớn thì việc tùy thuộc để sử dụng, tùy thuộc vào mục đích, vị thế của mỗi nhóm và chiến lược của các nhà lãnh đạo nhóm đó. Nhưng phổ biến nhất là những phương thức: vận động hành lang, sử dụng các ủy ban hành động chính trị, tác động trực tiếp tới bộ phận hoạch định chính sách, tác động công khai qua phương tiện truyền thông là những thành viên của mình… Trong những phương thức đó, các nhóm lợi ích truyền thông lớn thường chủ yếu sử dụng phương thức vận động hành lang, cung cấp tài chính và sử dụng các ủy ban hành động chính trị của mình để đạt được mục tiêu.
Như vậy, việc phổ biến thông tin là yêu cầu cần thiết cho sự hoạt động đúng đắn của một nền dân chủ. Các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được sức mạnh to lớn của ngành công nghiệp truyền thông. Bằng những phương thức khác nhau, chúng tác động đến chính trị và chính sách nhằm bảo vệ cho lợi ích của các thành viên. Nhưng điều quan trọng, các hoạt động của nó đều nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật quy định của mỗi quốc gia nói chung

Xem tiếp: TẠI ĐÂY

Xem thêm các bài viết:

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]

Luận văn Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Bài viết liên quan
Tiểu luận Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới hiện nay

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]

Tiểu luận Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các […]

Tiểu luận mối quan hệ giữa phân công lao động xã hội và xã hội hoá sản xuất qua một số tác phẩm thời kỳ đầu của Mac

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận mối quan hệ giữa phân công lao động xã hội và xã hội hoá sản xuất qua một số tác phẩm thời kỳ đầu của Mac đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập […]

Tiểu luận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công và liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công và liên hệ với giai cấp công nhân Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu […]

Tiểu luận quan điểm về con người trong triết học tây âu thời kỳ phục hưng và cận đại

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận quan điểm về con người trong triết học tây âu thời kỳ phục hưng và cận đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]

Tiểu luận nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam trong thời kỳ quá độ

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam trong thời kỳ quá độ đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều […]

Tiểu luận Vận dụng quan điểm trong triết học Mác – Lê Nin để phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Vận dụng quan điểm trong triết học Mác – Lê Nin để phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập […]

Tiểu luận Lý luận của chủ nghĩa Mác về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Lý luận của chủ nghĩa Mác về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status