x
Trang chủ » Tiểu luận Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế

Tiểu luận Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế

Bình chọn

Bài viết chia sẻ Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn tham khảo nhiều bài viết hơn nữa thì tham khảo tại trang website của Luận văn 3C nhé.

Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế

Ngoài ra, các bạn có gặp khó khăn trong việc làm bài tiểu luận môn học, hay tiểu luận tốt nghiệp thì liên hệ với Luận văn 3C để được hỗ trợ viết bài

=>Dịch vụ viết tiểu luận thuê

A. LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta nói riêng và ở các nước khác nói chung, sự phát triển kinh tế ở mỗi nước tuy khác nhau nhưng đều có một số điểm chung, dựa trên một số quy tắc cơ bản để xây dựng và phát triển kinh tế. một trong những nguyên tắc cơ bản trong phát triển kinh tế ở mỗi nước là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mỗi đất nước đều có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sự phân bố dân cư không giống nhau dẫn đến quan hệ sản xuất và trình độ của lực lượng sản xuất ở mỗi vùng cũng khác nhau. Do tính đặc thù trên nền khi quan hệ sản xuất ở một vùng, một trình độ phát triển nào đó phù hợp với tình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kéo theo sự phát triển về kinh tế nhanh chóng, nhưng nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, vì vậy quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có tác động lẫn nhau là hai mặt của quá trình phát triển kinh tế.
Nghiên cứu về đề tài này sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu rõ được mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế. (Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế)

B. NỘI DUNG

Triết học là bộ mông khoa học của mọi khoa học, triết học có nhiệm vụ nghiên cứu về các nguyên lý (quy luật) chung nhất, ở đây ta nghiên cứu về mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xét trong lý luận hình thái kinh tế – xã hội.
I. NHẬN THỨC LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI
1. Vai trò của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội.
Sản xuất vật chất là quá trình con người cải tạo cải biến giới tự nhiên làm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người của xã hội loài người.
2. Vai trò của phương thức sản xuất đối với nền sản xuất của xã hội
Để tiến hành sản xuất cần có 3 nhân tố cơ bản
a. Điều kiện tự nhiên
* Điều kiện tự nhiên toàn bộ nguồn lực của giới tự nhiên, được khai thác sử dụng vào các quá trình sản xuất nhất định gồm các yếu tố như đất đai, khí hậu, sông ngòi…
b. Điều kiện dân cư
* Điều kiện dân cư toàn bộ những con người sinh sống hoạt động trên một khu vực địa lý nhất định, đây là điều kiện thiết yếu và quan trọng của các quá trình sản xuất, vì sản xuất không thể thiếu lực lượng lao động và còn là cơ sở phân bố và phát triển sản xuất, là nhân tố quyết định cho trình độ lao động sản xuất và phát triển.
c. Phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là cách thức mà 1 xã hội sử dụng để tiến hành sáng tạo của cải vật chất bao gồm hai mặt thống nhất với nhau về cách thức, về mặt kỹ thuật công nghệ. (Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế)
3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tình độ phát triển của các lực lượng sản xuất
a. Vị trí
Là quy luật cơ bản nhất của toàn bộ đời sống xã hội, bởi vì nó là quy luật của sự vận động phát triển của phương thức sản xuất xã hội, sự tác động của quy luật này dẫn đến sự biến đổi của phương thức sản xuất. Và đây cũng chính là đề tài mà chúng ta nghiên cứu để làm rõ sự ảnh hưởng của nó đến đời sống sản xuất của con người.
Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị năm 1959 Các Mác viết “trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định tất yếu không phụ thuộc ý muốn của họ từ những quan hệ sản xuất. Những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhát định của lực lượng sản xuất vật chất của họ. (Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế)
b. Khái niệm lực lượng sản xuất
Là tổng thể các nhân tố vật chất kỹ thuật công nghệ của một quá trình sản xuất nhất định nào đó, nó phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người, bao gồm 2 nhóm cơ bản
– Tư liệu sản xuất
Công cụ lao động là yếu tố phản ánh rõ nhất trình độ con người chinh phục tự nhiên như thế nào
– Người lao động
Trong lao động sản xuất hiện đại tri thức kỹ năng của người lao động ngày càng quan trọng. Như Lênin đã viết “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” (Lênin toàn tập).
Trong hai nhóm trên nhân tố người lao động là quan trọng nhất bởi vì các tư liệu sản xuất đều là sản phẩm của lao động, những tư liệu đó chỉ có tác dụng, có giá trị trong sản xuất một khi được người lao động sử dụng, cũng chính vì vậy trong xã hội cong nghiệp hiện đại thì lực lượng sản xuất số một là người công nhân công nghiệp, nhu cầu của 1 nền sản xuất hiện đại cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, các tri thức khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội, nó không phải là nhân tố thứ 3 kết tinh trong tư liệu sản xuất, vá người lao động thông qua các quá trình sáng chế kỹ thuật, sáng chế kỹ thuật phải thông qua nhân tố người lao động. (Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế)

c. Khái niệm quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ sản xuất giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất quan hệ sản xuất này được phân tích trên 3 phương diện
– Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quan hệ quyết định các mối quan hệ khác.
– Quan hệ tổ chức quản lý, vi mô, vĩ mô, tuỳ thuộc vào quan hệ sản xuất, thực chất là lớp quan hệ tổ chức kết hựop giữa tư liệu sản xuất với sức lao động trong các quá trình sản xuất cụ thể
– Phân phối sản phẩm tuỳ thuộc vào mối quan hệ sở hữu người công nhân sở hữu sức lao động, người chủ sở hữu tư liệu sản xuất.
– Vai trò của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định với quan hệ sản xuất bởi vì lực lượng sản xuất là nhân tố thuộc nhân tố nội dung vật chất, đảm bảo cho sự duy trì kết hợp các quá trình sản xuất. Tính quyết định đó thể hiện với một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện có nó đòi hỏi các quan hệ sở hữu cách thức giải quyết và mộ chế độ tương ứng với nó những biến đổi trong lực lượng sản xuất đặt ra nhu cầu phải thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó.
Vì vậy, yêu cầu cơ bản của quy luật này trong việc quy định hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất thì phải căn cứ vào thực trạng của nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất, mỗi người cần liên hệ thực tiễn quan hệ sản xuất
Việc chuyển từ quan hệ sản xuất lỗi thời lên cao hơn như Các mác nhận xét “không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi”
d. Vai trò của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất giữ vai trò là các hình thức kinh tế của các quá trình sản xuất, nó có vai trò tác động đến việc sử dụng khai thác, sử dụng phát triển các lực lượng sản xuất như thế nào, có thể là tích cực khi phù hợp với nhu cầu của lực lượng sản xuất, có thể tác động tiêu cực trong trường hợp không phù hợp.
Biện chứng của mối quan hệ trên được thể hiện theo logic sau đây lực lượng sản xuất là yếu tố động cách mạng, lao động sản xuất là yếu tố tính chậm phát triển, chính điều đó tạo khả năng mâu thuẫn giữa hai mặt của những phương thức sản xuất, mâu thuẫn này bộc lộ rõ khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến 1 giới hạn nhất định nó đặt ra nhu cầu phải thay đổi quan hệ sản xuất, sự thay đổi này chỉ thực hiện được thông qua các cuộc cách mạng do đó tạo sự biến đổi của phương thức sản xuất xã hội. (Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế)
II. VIỆP ÁP DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM.
1. Quan hệ sản xuất hàng hoá ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết các quan hệ sản xuất ở nước ta rất phong phú đa dạng, do điều kiện địa lý đất nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam dẫn đến điều kiện khí hậu, sông ngòi, sự phân bố dân cư giữa các vùng trong cả nước rất khác nhau dẫn tới mối quan hệ sản xuất rất đa dạng mang yếu tố đặc thù. Miền Nam do có lượng nước dồi dào rất phát triển về trồng trọt có tổng sản lượng cao nhất, miền Bắc do là vùng tập trung đông dân cư và có truyền thống canh tác lâu đời nên sản xuất có sản lượng lớn, miền Trung có khí hậu khắc nghiệt thường xuyên có bão lũ nền không phát triển được như hai miền Bắc và Nam, chỉ nói về mặt nông nghiệp phần nào cho ta thấy sự khác biệt rõ rệt về mối quan hệ sản xuất ở 3 miền với những đặc thù riêng.
a. Những quan hệ sản xuất ở Việt Nam
Nền kinh tế hàng hoá ở ta là một nền kinh tế nhiều thành phần được Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm đa dạng hoá các quan hệ sản xuất của Nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng phục vụ các nhu cầu thiết yếu của đời sống.
Như điện, nước, các công trình công cộng…Đối với cách thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, nhưng với thành phần kinh tế này phải có những biện pháp từ chính sách của Nhà nước để quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Thực hiện quan điểm từ Đại hội VI khi khẳng định không những khôi phục thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể mà phải phát triển chúng rộng rãi theo chính sách của Đảng và Nhà nước.
b. Sự hình thành quan hệ sản xuất trong nền kinh tế ở nước ta
Như ta đã biết trước đây nước ta là một nước phong kiến kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tự cung tự cấp. Sau nước ta trở thành thuộc địa của Pháp, hàng hoá tuy có phong phú hơn trước đây nhưng vẫn không có các ngành sản xuất ở trình độ khoa học, hàng hoá chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu cơ bản của đời sống. Sau một thời gian ngắn hoà bình, đất nước ta bước vào cuộc đấu tranh khốc liệt với đế quốc Mỹ với mục tiêu thống nhâtý đất nước. Bước ra từ hai cuộc chiến tranh ác liệt nền kinh tế sản xuất của ta gần như không có gì, nền sản xuất nhỏ trình độ khoa học kém phát triển, sau khi giành độc lập nước ta chủ trương quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa nhưng không qua tư bản chủ nghĩa, nhưng do trong thời gian đó chúng ta đã có những quan niệm không đúng cho rằng đưa quan hệ sản xuất đi trước để mở đường cho sự phát triển lực lượng sản xuất, thiết lập công hữu sở hữu toàn dân trong khi trình độ sản xuất và quản lý yếu kém dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc nảy sinh không lường trước được. Đất nước rơi vào tình trạng trị trệ không phát triển cán bộ tham ô, người công nhân với nông dân không hăng hái tham gia sản xuất, cuộc sống khó khăn, kinh tế giảm sút đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nhận thức được sai lầm đó Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách mới, cho phép phục hồi và phát triển chủ nghĩa tư bản, buôn bán tự do rộng rãi có lợi cho sự phát triển sản xuất, đưa ra phương hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có định hướng xã hội chủ nghĩa, dần dần đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng và phát triển kinh tế, giảm dần sự tụt hậu so với các nền kinh tế phát triển. (Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế)
c. Sự đa dạng của quan hệ sản xuất trong thời kỳ đổi mới
Công cuộc đổi mới ở nước ta bắt đầu từ năm 1986 cho đến nay tuy không phải là một thời gian dài, nhưng đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế dẫn đến sự biến đổi về các quan hệ sản xuất. Ngày nay, quan hệ sản xuất ở nước ta rất phong phú đa dạng nhằm phục vụ cho một nền kinh tế hàng hoá phát triển với nhiều thành phần thm gia, các quan hệ sản xuất biến đổi mạnh mẽ và nhanh chóng nhằm phục vụ cho các trình độ các lĩnh vực sản xuất hàng hoá khác nhau. Với số lượng các công ty tăng lên nhanh chóng với cấp số nhân đã tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình sản xuất hàng hoá, tạo ra nguồn vốn, tạo việc làm, tăng cả chất và lượng của lực lượng lao động, đưa đất nước phát triển với tốc độ cao, tăng thu nhập cải thiện đời sống, giảm đói nghèo thu hẹp khoảng cách với các nước đi trước nâng cao vị thế của đất nước
2. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là vận dụng tuyệt vời quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
Để làm một việc gì đó trước hết chúng ta phải có nguồn lực có sự hiểu biết phần nào về lĩnh vực công việc đó, trước khi đi vào công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước thì chúng ta phải có tiềm lực về kinh tế về con người. Trong đó lực lượng lao động là một yếu tố quan trọng, ngoài ra có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất đấy là nhân tố cơ bản nhất.
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá với tiềm năng lao động lớn cần cù, thông minh và khả năng sáng tạo, nhưng máy móc của ta còn lạc hậu và tư liệu sản xuất của chúng ta rất nghèo nàn đã có tác động rất lớn đến sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế ở nước ta. Đảng ta đang triển khai mạnh mẽ một số vấn đề của đất nước về công nghiệp hoá – hiện đại hoá trước hết trên cơ sở tạo ra một cơ cấu phù hợp, để phát huy được hiệu quả của quan hệ sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế với nhiều thành phần đa dạng ở nước ta. Quy luật sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật quan trọng cần được nhận thức và thực hiện đúng đắn theo đường lỗi chỉ huy của Đảng và Nhà nước. Thời cơ lớn đang tới cùng những thử thách mới cũng đã tới buộc chúng ta phải có những giải pháp mang tính chiến lược phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá đất nước đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh là mục tiêu mà Đảng ta toàn dân ta hướng tới và quyết tâm thực hiện cho được.

XEM BẢN ĐỦ TẠI ĐÂY: https://docs.google.com/document/d/11yaiZV8H3ixT5chMIiBOnYd18Ovax5Qc/edit?usp=sharing&ouid=115677120463438957249&rtpof=true&sd=true

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn […]

Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

Bài viết liên quan
Tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]

Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]

Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]

Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]

Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status