x
Trang chủ » Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập

Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập

Bình chọn

Bài viết chia sẻ Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn tham khảo nhiều bài viết hơn nữa thì tham khảo tại trang website của Luận văn 3C nhé.

Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập

Ngoài ra, các bạn có gặp khó khăn trong việc làm bài tiểu luận môn học, hay tiểu luận tốt nghiệp thì liên hệ với Luận văn 3C để được hỗ trợ viết bài

=>Dịch vụ viết tiểu luận thuê

I. Mở Đầu
Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, không kể các nước đang phát triển hay phát triển, các nước giàu hay nghèo. Trong xu thế đó quốc gia nào có chiến lược, chính sách, biện pháp và công cụ quản lí hợp lí sẽ mang lại lợi ích, sự phát triển về kinh tế cho quốc gia đó, ngược lại sẽ mang lại kết quả xấu. Để có thể tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn, tiến bộ khoa học công nghệ… đòi hỏi các nước phải có sự mở cửa, sự giao lưu, buôn bán hợp tác với các nước trên thế giới mà đặc biệt là các nước tư bản phát triển. Tuy vậy đi song song với việc hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần phải có sự thống nhất nhận thức về việc giữ độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập. Đây là một mối lo ngại lớn với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Mối lo này phần nào cũng có lí do chính đáng bởi hầu hết các nước đang phát triển đều có xuất phát điểm từ một nền kinh tế “nghèo nàn, lạc hậu, khoa học công nghệ còn thấp kém, năng suất lao động còn chưa cao, sức cạnh tranh về các loại hàng hoá trên thị trường thế giới thấp trong khi đó các nước đi trước có lợi thế hơn hẳn về mọi mặt, việc mở rộng quan hệ với các nước đó sẽ dẫn đến tình trạng các nước kém phát triển khó tránh khỏi bị lệ thuộc về kinh tế và từ chỗ bị lệ thuộc về kinh tế có thể bị lệ thuộc về chính trị dẫn tới không giữ vững được chủ quyền. Thực tế ngày nay cho thấy có rất nhiều nước trên thế giới đã bị lệ thuộc quá nhiều vào các nước tư bản nên mọi đường lối, chính sách phát triển kinh tế đều bị các nước tư bản này chi phối và nắm giữ. Điển hình như nước Cuba có một thời gian đã bi phụ thuộc quá nhiều vào Mĩ. Vốn là một nước trồng rất nhiếu mía song khoa học kĩ thuật của nước này lại thấp kém cho nên để sản xuất đường Cuba phải nhập khẩu trang thiết bị của Mĩ. Lợi dụng thời cơ này Mĩ đã tìm mọi cách để gây áp lực về kinh tế đối với Cuba và buộc Cuba phải lệ thuộc vào Mĩ. Dựa vào đó Mĩ đã nắm được quyền chi phối về kinh tế cũng như chính trị ở Cuba.
Hiện nay nước Việt Nam ta cũng đang tham gia vào các tổ chức, hiệp hội trên thế giới. Nước ta cũng là một nước nghèo nàn, lạc hậu hơn rất nhiều so với các nước khác vì vậy chúng ta phải chủ động tham gia hội nhập kinh tế gắn liền với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Đảng và nhà nước ta đã xác định độc lập tự chủ kinh tế là nền tảng vật chất cơ bản bảo đảm sự bền vững của đất nước ta về chính trị .
Chính vì việc hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang là một vấn đề nóng bỏng, cấp bách và cần thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có cả nước ta. Vì vậy đề tài này có một ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng đối với các nước trên thế giới trong việc đề ra các đường lối, chính sách trong quan hệ giao lưu, buôn bán với nước ngoài. Vì lí do nay tôi đã quyết định chọn đề tài “Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ” với hy vọng bài tiểu luận này sẽ góp một phần nhỏ vào công việc xây dựng nền kinh tế nước ta ngày càng giàu mạnh .
Trong quá trình viết bài tiểu luận tôi đã nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình của TS Mai Xuân Hợi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
II. Nội dung
Chương 1:
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
trong phép biện chứng duy vật

1.1. Các định nghĩa:
Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến, nó chẳng qua là bộ môn khoa học nghiên cứu những quy luật vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Như vậy phép biện chứng đã thừa nhận sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tồn tại theo mối quan hệ phổ biến, chúng vận động, phát triển theo quy luật nhất định. Phép biện chứng có nhiệm vụ phải chỉ ra những quy luật đó để định hướng cho con người trong nhiệm vụ thực tiễn. Phép biện chứng có ba hình thức cơ bản trong quá trình phát triển của triết học đó là: Phép biện chứng chất phác, phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng duy vật .
Thời cổ đại, do trình độ tư duy phát triển chưa cao, khoa học chưa phát triển nên các nhà triết học chỉ dựa vào cảm giác, vào cái nhìn trực tiếp để xem xét mọi vật. Phép biện chứng này còn thiếu nhiều căn cứ khoa học do vậy mà nó đã bị phép siêu hình, xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XV thay thế. Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học Cantơ và hoàn thiện trong triết học của Hêghen. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen được thể hiện ở chỗ: Ông coi ý niệm tuyệt đối có trước và trong quá trình vận động phát triển cuối cùng nó lại trở về với chính mình trong tinh thần. Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà triết học trước đó Mác và Anghen đã sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lí, những phạm trù cơ sở, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là một trong những nguyên lí khái quát nhất. Mối liên hệ phổ biến là khái niệm đúng để chỉ sự ràng buộc, nương tựa, tác động qui định lẫn nhau của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Trong thực tế người ta luôn đặt ra các câu hỏi các sự vật hiện tượng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau hay không? Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại trong trạng thái độc lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Nếu giữa chúng có mối quan hệ thì cũng chỉ là mối liên hệ bên ngoài. Còn những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập vừa qui định tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau. Phép duy vật biện chứng khẳng định mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến. Sự vật là tiền đề, là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau. Chúng thường xuyên thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau làm cho ranh giới giữa các lớp sự vật không phải là tuyệt đối mà bao giờ cũng có lớp trung gian chuyển tiếp. Mối liên hệ phổ biến không chỉ diễn ra giữa các sự vật khác nhau mà còn diễn ra trong bản thân từng sự vật và đều là khách quan. Mặc dù sự vật tồn tại trong những mối liên hệ phổ biến với nhiều mối liên hệ khác nhau nhưng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ không giống nhau trong tổng số mối liên hệ về sự vật, trong đó có mối liên hệ giữ vai trò quyết định đén sự tồn tại, vận động biến đổi của sự vật như mối liên hệ bên trong, bản chất …. Còn những mối liên hệ khác chỉ có những ảnh hưởng nhất định. (Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập)
Tuy vậy mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Ngay cả những vật vô tri vô giác cũng đang hàng ngày chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm….. và đôi khi cũng chịu sự tác động của con người. Con người – một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên luôn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và ngay cả các yếu tố trong chính bản thân nó. Ngoài sự tác động của tự nhiên như các sự vật khác còn tiếp nhận sự tác động của xã hội và của những người khác. Chính con người và chỉ có con người mới có thể tiếp nhận vô vàn mối quan hệ đó. Vấn đề là con người phải hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của xã hội và của bản thân. Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính phổ biến. Tính phổ biến của mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: thứ nhất bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác. Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào không có quan hệ, liên hệ với quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế hiện nay trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như: đói nghèo, bệnh tật …. (Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập)
Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới những hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Nghiên cứu mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trên thế giới ta còn thấy rõ tính đa dạng, nhiều vẻ của nó. Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp: Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu…. Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại và phát triển bản thân sự vật, hiện tượng qui định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy trong một sự vật có thể bao gồm rất nhiều mối liên hệ chứ không phải chỉ có một mối liên hệ xác định. Song mỗi cặp mối liên hệ có những đặc trưng riêng tuy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể các mối liên hệ tương ứng sẽ giữ vai trò quyết định. Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả của sự vận động và phát triển của chính các sự vật. Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. Từ nội dung của mối liên hệ phổ biến bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú do đó trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải có quan điểm toàn diện tránh quan điểm phiến diện, chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính qui luật của chúng. Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi ngiên cứu phải xem xét sự vật, phải xem xét tất cả các mối quan hệ vốn có của nó nhưng không được đặt các mối quan hệ có vị trí vai trò như nhau. Cần phải phân biệt được đâu là những mối quan hệ bản chất tất yếu của sự vật, đâu là những mối quan hệ khác để từ đó có kết luận đúng về sự vật. Trong thực tế theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật chúng ta không những phải chú ý đến những mối liên hệ nội tại của chúng mà còn phải lưu ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với sự vật khác và sự chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng trong từng điều kiện. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận quan điểm toàn diện góp phần định hướng chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Thực hiện đúng quan điểm đó chính là chúng ta đã nắm được và vận dụng tốt phương pháp biện chứng trong nhận thức về hoạt động thực tiễn.

XEM BẢN ĐỦ TẠI ĐÂY:  https://docs.google.com/document/d/1Pw5UaeuoWjoev6VMXf60g7FBFElsw2Ip/edit?usp=sharing&ouid=115677120463438957249&rtpof=true&sd=true

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn […]

Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

Bài viết liên quan
Tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]

Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]

Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]

Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]

Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status