x
Trang chủ » Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế

Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế

Bình chọn

Bài viết chia sẻ Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn tham khảo nhiều bài viết hơn nữa thì tham khảo tại trang website của Luận văn 3C nhé.

Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế

Ngoài ra, các bạn có gặp khó khăn trong việc làm bài tiểu luận môn học, hay tiểu luận tốt nghiệp thì liên hệ với Luận văn 3C để được hỗ trợ viết bài

=>Dịch vụ viết tiểu luận thuê

I. TỐNG QUAN
1. Tổng quan và lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, không kể các nước đang phát triển hay phát triển, các nước giàu hay nghèo. Để có thể tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn, tiến bộ khoa học công nghệ…đòi hỏi các nước phải có sự mở cửa, giao lưu, buôn bán hợp tác với các nước trên thế giới mà đặc biệt là các nước tư bản phát triển. Tuy vậy đi song song với việc hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội…thì chúng ta phải cần phải có sự thống nhất nhận thức về việc giữ độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập. Đây là một mối lo ngại lớn với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Mối lo này phần nào cũng có lý do chính đáng bởi hầu hết các nước đang phát triển đều có xuất phát điểm từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, khoa học công nghệ còn thấp kém, năng suất lao động còn chưa cao, sức cạnh tranh về các loại hàng hóa trên thị trường thế giới thấp trong khi đó các nước đi trước có lợi thế hơn hẳn về mọi mặt, việc mở rộng quan hệ với các nước đó sẽ dẫn đến tình trạng các nước kém phát triển khó tránh khỏi bị lệ thuộc về kinh tế và từ chỗ bị lệ thuộc về kinh tế có thể bị sự lệ thuộc về chính trị dẫn tới không giữ vững được chủ quyền.
Hiện nay nước Việt Nam ta cũng đang tham gia vào các tổ chức, hiệp hội trên thế giới. Nước ta cũng là một nước nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển hơn rất nhiều so với các nước tư bản trên thế giới vì vậy chúng ta phải chủ động tham gia hội nhập quốc tế gắn liền với việc xây dựng một nhà nước với nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đảng và nhà nước ta đã xác định độc lập, tự chủ kinh tế là nền tảng vật chất cơ bản bảo đảm sự bền vững của đất nước ta về chính trị cũng như các vấn đề văn hóa, xã hội…
Chính vì việc xây dựng một nhà nước với nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với hội nhập quốc tế hiện nay đang là một vấn đề nóng bỏng, cấp bách và cần thiết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả nước ta. Vì vậy đề tài này có một ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước khác trên thế giới trong việc đề ra các đường lối, chính sách trong quan hệ giao lưu, buôn bán với nước ngoài. Chính vì những lý do trên mà nhóm đã chọn đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế” với hy vọng bài tiểu luận này góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh.
2. Mục đích thực hiện đề tài
Như các nhà lãnh đạo của chúng ta đã khẳng định: “Việt Nam luôn muốn hòa nhập thật tốt vào hội nhập thế giới, nhưng làm sao vừa hội nhập cho thật tốt lại vừa đảm bảo được độc lập chủ quyền”. Trên thực tế đã có rất nhiều bài học cay đắng của các nước đi trước, do hội nhập không đúng đã dẫn đến mất chủ quyền và phụ thuộc vào bên ngoài. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ thêm về “Toàn cầu hóa”, đồng thời biết được những bước đi của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Ngoài ra, bài tiểu luận này cũng giúp chúng ta hiểu thêm về những thành tựu mà nước ta đã thực hiện được cũng như những bước đi sắp tới.
3. Nhiệm vụ đặt ra của đề tài
+ Làm rõ tất cả khái niệm, cơ sở lý thuyết có liên quan về mối quan hệ biện chứng.
+ Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nhà nước độc lập tự chủ với hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa…
+ Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào phân tích chủ trương, đường lối của đảng về việc xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ.
+ Đưa ra một số kiến nghị nhằm giữ vững độc lập tự chủ dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế.
 
II. NỘI DUNG
Chương 1: Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật 
1.1. Các định nghĩa
Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến, nó chẳng qua là bộ môn khoa học nghiên cứu những quy luật vận động phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Như vậy phép biện chứng đã thừa nhận sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan tồn tại theo mối quan hệ phổ biến, chúng vận động, phát triển theo quy luật nhất định. Phép biện chứng có nhiệm vụ phải chỉ ra những quy luật đó để định hướng cho con người trong nhiệm vụ thực tiễn. Phép biện chứng có ba hình thức cơ bản trong quá trình phát triển của triết học đó là: Phép biện chứng chất phác, phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng duy vật . 
Phép duy vật biện chứng khẳng định mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến. Sự vật là tiền đề, là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau. Chúng thường xuyên thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau làm cho ranh giới giữa các lớp sự vật không phải là tuyệt đối mà bao giờ cũng có lớp trung gian chuyển tiếp. Tuy vậy mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Vấn đề là con người phải hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của xã hội và của bản thân. Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính phổ biến. Tính phổ biến của mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: thứ nhất bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác. Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào không có quan hệ, liên hệ với quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế hiện nay trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu  như: đói nghèo, bệnh tật ….
Mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới những hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Nghiên cứu mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trên thế giới ta còn thấy rõ tính đa dạng, nhiều vẻ của nó. Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp: Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu…. Song mỗi cặp mối liên hệ có những đặc trưng riêng tuy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể các mối liên hệ tương ứng sẽ giữ vai trò quyết định. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải có quan điểm toàn diện tránh quan điểm phiến diện, chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính qui luật của chúng. Cần phải phân biệt được đâu là những mối quan hệ bản chất tất yếu của sự vật, đâu là những mối quan hệ khác để từ đó có kết luận đúng về sự vật. Trong thực tế, theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật chúng ta không những phải chú ý đến những mối liên hệ nội tại của chúng mà còn phải lưu ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với sự vật khác và sự chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng trong từng điều kiện. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận quan điểm toàn diện góp phần định hướng chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Thực hiện đúng quan điểm đó chính là chúng ta đã nắm được và vận dụng tốt phương pháp biện chứng trong nhận thức về hoạt động thực tiễn.
1.2. Tính tất yếu phải hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế vừa là một tất yếu khách quan vừa là yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội…của mỗi quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia trên thế giới không thể tự mình xây dựng được một đất nước phát triển trên nhiều phương diện bất kể nước ấy giàu hay nghèo, đặc biệt là đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của các nước này còn thấp kém, chậm phát triển, khoa học học kỹ thuật còn thua xa các nước tư bản thì việc mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới là một vấn đề cần thiết và mang tính tất yếu trong giai đoạn hiện nay. 
Việt Nam cũng nằm trong các nước đang phát triển, xuất phát điểm của nước ta là một nước nông nghiệp nghèo, do vậy chúng ta cần phải mở rộng quan hệ với các nước khác nhằm tạo thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Trong Đại hội Đảng 9 của ta vừa qua, Đảng đã nêu ra “Chủ động hội nhập quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và bảo vệ  môi trường”.
 
Chương 2: Mối liên hệ giữa xây dựng nhà nước độc lập tự chủ với hội nhập quốc tế
2.1. Mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng nhà nước độc lập tự chủ với hội nhập quốc tế
   2.1.1. Kinh tế 
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, sự tuỳ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng gia tăng, các nước trên thế giới đều rất coi trọng đến khả năng độc lập tự chủ về kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc mình trong cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt và để xác lập một vị thế chính trị nhất định trên trường quốc tế.
Độc lập tự chủ về kinh tế phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với độc lập tự chủ về chính trị và các mặt khác để tạo thành sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Độc lập tự chủ về kinh tế trước hết là không bị chi phối lệ thuộc vào bên ngoài về đường lối, chính sách phát triển kinh tế vào những điều kiện kinh tế chính trị mà họ muốn áp đặt cho ta trong trợ giúp, hợp tác song phương, đa phương,.. mà những điều kiện ấy sẽ gây tổn hại cho chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc. Độc lập tự chủ về kinh tế cũng có nghĩa là trước những chấn động của thị trường, của khủng hoảng kinh tế – tài chính, cũng như trước sự bao vây, cô lập từ bên ngoài vẫn giữ được sự ổn định và phát triển cần thiết, không bị sụp đổ về kinh tế, chính trị. Khác với trước đây khi nói đến độc lập tự chủ về kinh tế, nhiều người thường hình dung tới một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp. Trong điều kiện hiện nay độc lập tự chủ về kinh tế phải là độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế thị trường và chủ động hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới, tích cực tham gia vào sự giao lưu, hợp tác, phân công lao động quốc tế trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực, lợi thế so sánh của quốc gia để cạnh tranh có hiệu quả trên trường quốc tế. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển và những đặc trưng chủ yếu trên mô hình phát triển kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế là căn cứ để phát triển các ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh cao. Đương nhiên, việc phát triển kinh tế này phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ trong mô hình kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau trên cơ sở cùng có lợi trong quan hệ giữa các quốc gia. Sự phụ thuộc này diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ hoạch định chính sách phát triển,… ví dụ như trong Liên minh Châu Âu, hiện đã có đồng tiền chung, các quốc gia thành viên phải bảo đảm duy trì một mức thâm hụt ngân sách và lạm phát chung. Trong mô hình kinh tế này các quốc gia tuy vẫn có quyền tự chủ, quyền tự chọn các ngành kinh tế có lợi cho mình. Thực tế cho thấy ngay các quốc gia có nhiều ngành công nghiệp nền tảng khá phát triển như Nhật Bản mà vẫn phụ thuộc bên ngoài một cách đáng sợ. Nhật phải nhập 100% dầu mỏ để có ngành hoá dầu và năng lượng điện, nhập khẩu phần quặng sắt để có ngành luyện kim, nhập khẩu phần lớn bằng phát minh sáng chế để có ngành công nghiệp chế tạo,… Nếu có chiến tranh xảy ra, các hoạt động nhập khẩu này chỉ bị ngừng trệ một thời gian ngắn thôi thì các ngành công nghiệp sẽ hoàn toàn bị tê liệt và nền kinh tế Nhật khó tránh khỏi tổn thất. Nếu sợ sự phụ thuộc này, nước Nhật sẽ không thể phát triển được. Nhưng bù lại, Nhật lại xuất khẩu ô tô, hàng điện tử và những loại hàng chất lượng cao khác buộc các quốc gia khác phải lệ thuộc vào Nhật những mặt hàng nay. Chính mối quan hệ lệ thuộc lẫn nhau làm cho kinh tế Nhật có thể đứng vững ngay cả trong cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 70.
Song cũng cần phải nói rằng trong quá trình hội nhập kinh tế cần phải tránh sự lệ thuộc quá nhiều vào các nước. Do đó, cần phải nhấn mạnh rằng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần phải phát huy tính độc lập tự chủ, phát huy nội lực của nền kinh tế, phải lấy nội lực của nền kinh tế làm yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế, còn những yếu tố bên ngoài chỉ là yếu tố mang tính chất quan trọng.
   2.1.2. Chính trị
Độc lập tự chủ về chính trị có nghĩa là tự mình xác định mục tiêu, con đường phát triển đất nước; tự mình hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển; tự mình xác lập và duy trì thể chế chính trị, không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Độc lập tự chủ về chính trị được thể hiện cả trong đối nội và đối ngoại, cả kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng…
Quá trình hội nhập quốc tế và tự do hoá kinh tế có tác động đáng kể đến chủ quyền về chính trị đối nội của quốc gia. Thứ nhất, quyền lực của nhà nước bị điều chỉnh, phạm vi và cách thức can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế – xã hội phải thay đổi. Việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước chịu sự theo dõi, giám sát, phản biện ngày càng tăng từ phía cộng đồng xã hội, các doanh nghiệp, người dân, giới truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế. Mặc dù nhà nước và chính phủ quốc gia vẫn là chủ thể hàng đầu, không thể thay thế trong cơ cấu quyền lực chính trị hiện đại, nhưng không phải là duy nhất và toàn năng. Quyền tài phán tối cao của nhà nước, chính phủ quốc gia đối với các vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước vẫn tiếp tục được khẳng định, nhưng phải gắn với hàng loạt trách nhiệm ngày càng lớn, ngày càng nặng nề. Thứ hai, giao diện giữa khu vực công quyền và khu vực thị trường trở nên phức tạp, các lợi ích công, tư đan xen, chồng chéo, tạo điều kiện cho các hành vi tham nhũng, móc ngoặc, thách thức nghiêm trọng hiệu lực thực thi luật pháp, làm tổn hại quyền lực của nhà nước. Thứ ba, yêu cầu dân chủ hoá xã hội gia tăng mạnh mẽ, bao gồm cả dân chủ hoá hoạt động của Đảng và nhà nước. Người dân ngày càng hiểu biết hơn về chính trị, nhận thức tốt hơn về các quyền công dân, quyền con người, cũng như kỹ năng thực thi các quyền đó và nhấn mạnh cả nhu cầu tham gia vào các hoạt động chính trị. 
Lôgích của tiến trình đổi mới là đổi mới kinh tế phải được đồng bộ, hài hòa với đổi mới chính trị, cải cách hành chính, cải cách lập pháp, tư pháp. Yêu cầu đổi mới toàn diện như vậy đặt ra đòi hỏi ngày càng cấp thiết đối với năng lực quản trị của nhà nước và năng lực cầm quyền của Đảng tại tất cả các cấp, các ngành, các địa phương. Đẩy mạnh đổi mới chính trị, tối ưu hoá hoạt động của hệ thống chính trị, phân bổ quyền lực chính trị hợp lý, kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả là cách tốt nhất đáp ứng các yêu cầu và thách thức đặt ra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: ”Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng”. Điều kiện để bảo đảm độc lập tự chủ về đối ngoại trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế là: chính trị, xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững; quốc phòng vững mạnh; nguồn nhân lực đối ngoại trung thành và chuyên nghiệp; quan hệ cân bằng với các nước lớn. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, dựa vào thế và lực của quốc gia , nhiệm vụ của công tác đối ngoại là kiên trì bảo vệ và chủ động tạo dựng môi trường quốc tế hòa bình, ổn định để tập trung xây dựng và phát triển đất nước nhanh và bền vững. Để thực hiện được các nhiệm vụ này cần nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, gắn ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế. Nắm vững mục tiêu, kiên định nguyên tắc, bám sát tình hình, linh hoạt ứng biến. Tích cực tranh thủ và chủ động tạo dựng thời cơ, vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng đối ngoại với các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội. Cần khẩn trương xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập phù hợp với thế và lực của quốc gia cũng như tương quan quốc tế mới.
   2.1.3. Văn hóa
Trong thế giới toàn cầu hóa, việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế là một yêu cầu và xu thế tất yếu để phát triển. Trong quá trình đó, vai trò của văn hóa ngày càng được coi trọng. Thông qua văn hóa, việc thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đối nội và đối ngoại cụ thể, trước hết là các lợi ích cơ bản của quốc gia là phát triển, củng cố an ninh, mở rộng ảnh hưởng và nâng cao vị thế quốc tế. Vì lẽ đó, văn hóa trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu, nếu không nói là trước tiên (vì trong nhiều trường hợp, nó có thể đi trước tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế) trong hoạt động đối ngoại của mỗi quốc gia.
Trong giao lưu và tương tác giữa các quốc gia, thông qua nhiều hình thức dẫn đến hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, văn hóa đã tạo dựng mối quan hệ nhiều mặt lâu dài và bền vững. Rõ ràng, văn hóa là cầu nối cho quan hệ giữa các quốc gia, giữa các dân tộc ngày càng phát triển, giúp cho việc hội nhập toàn diện, bền vững trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Ở khía cạnh này, văn hóa đóng vai trò “sứ giả” của quốc gia trong đối ngoại. Vì vậy, nó trở thành một trong ba trụ cột của chính sách đối ngoại mỗi nước: Chính trị đối ngoại, Kinh tế đối ngoại và Văn hóa đối ngoại.
Sức mạnh của văn hóa là điều không thể phủ nhận, nhưng cũng cần nhìn nhận cả hai mặt. Ở khía cạnh tích cực, nó có sức xuyên phá qua mọi biên giới, nhất là trong thế giới phẳng hiện nay, qua đó mở cửa cho các lợi ích khác theo vào. Ở khía cạnh ngược lại, nó có thể trở thành yếu tố cản trở sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Lịch sử đã chứng minh điều này. Sự biến mất của nhiều nền văn minh, văn hóa ở châu Phi, châu Mỹ… có thể là những minh chứng cụ thể: một nền văn hóa, dù phát triển cao và rực rỡ đến đâu mà cô lập, khép kín thì sẽ bị xơ cứng, thoái hóa, thui chột và không thể trường tồn. 
Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam và họ chính là người thể hiện đậm nét “chất Việt”, giữ gìn bản sắc văn hóa rất riêng của dân tộc mình qua mỗi thế hệ. Vì vậy, quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đây là một nguyên tắc, là khâu trọng tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hóa và chế độ XHCN, như Hội nghị Trung ương 9, khóa XI đã chỉ rõ…

XEM BẢN ĐỦ TẠI ĐÂY: https://docs.google.com/document/d/1VqPAq5Eme3iRCt63QSaTqh4vNdkH5q1k/edit?usp=sharing&ouid=115677120463438957249&rtpof=true&sd=true

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn […]

Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

Bài viết liên quan
Tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]

Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]

Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]

Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]

Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status