x
Trang chủ » Tiểu luận Hãy phân tích và đánh giá các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế của Việt Nam hiện nay

Tiểu luận Hãy phân tích và đánh giá các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế của Việt Nam hiện nay

Bình chọn

Chia sẻ tài liệu Hãy phân tích và đánh giá các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế của Việt Nam hiện nay. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình đạt kết quả cao nhất.

phân tích và đánh giá các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế của Việt Nam hiện nay
phân tích và đánh giá các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế của Việt Nam hiện nay
=>dịch vụ viết tiểu luận thuê

MỞ ĐẦU

Với việc toàn cầu hóa nền kinh tế, việc tìm kiếm thị trường, đầu tư ra nước ngoài ngày một phát triển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư này, các Hiệp định và thỏa thuận Đầu tư Quốc tế ra đời nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như bảo vệ lợi ích của các công dân cũng như các doanh nghiệp trong nước. Những năm trở lại đây cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nền kinh tế nước ta đã dần chuyển sang nền kinh tế thị trường hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Để có sự phát triển không ngừng như hiện nay thì nền kinh tế thị trường ở nước ta cần được xây dựng trên một nền tảng cơ sở vật chất nhất định. Trong đó, vai trò của các hiệp định và thỏa luận đầu tư quốc tế giữ vai trò nòng cốt. Để có thể tồn tại và phát triển thì việc lập những yếu tố có lợi nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển của nền kinh tế quốc gia thì việc tham gia vào các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế sẽ tạo nền tảng và hình thành nên hệ thống kinh tế vững chắc cho mỗi một quốc gia. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta đã và đang tạo ra những thử thách buộc doanh nghiệp phải có những kiến thức cơ bản về pháp luật cũng như có sự thích ứng với sự thay đổi của xã hội để có thể trụ vững trong quá trình cạnh tranh khốc liệt.
Dưới những tác động tích cực của quá trình hội nhập đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam có điều kiện để phát triển thì việc tham gia và thực hiện các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn, gay gắt hơn. Việt Nam phải tiến hành nghiên cứu và thực hiện các các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế nhằm góp phần thúc đẩy và gia tăng về thị trường cũng như đóng góp trong hoạt động về thu hút nguồn vốn nước ngoài trong thực tế. Đồng thời, tạo nên một cơ chế bảo đảm cho sự phát triển các yếu tố kinh tế và gia tăng hoạt động về sản xuất kinh tế trong hoạt động của nền kinh tế nước ta hiện nay, bảo đảm thị trường luôn mang tính cạnh tranh cao trong một nền kinh tế phát triển.
Với những hiệp định tự do hóa thương mại cũng như những ưu đãi của những tổ chức thương mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, thị trường lớn thì khó khăn, thử thách cũng lớn đòi hỏi các quy định của pháp luật nước ta phải nghiên cứu và có sự chọn lựa để hoàn thiện và phát triển nền kinh tế. Thông qua những quy định trên có thể bảo vệ những quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp khi tham gia vào các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế với các quy định. Để đáp ứng nhiệm vụ trên, Việt Nam đã xây dựng và ban hành những quy định điều chỉnh về lĩnh vực phá sản.
Đứng trước những tác động của quá trình hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện các yếu tố về phát triển nền kinh tế là việc làm hết sức cần thiết thông qua việc hoàn thiện các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế trong thực tế. Những quy định về tham gia các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế là một vấn đề quan trọng không thể thiếu được trong những quy định của pháp luật kinh tế ở nước ta trong nền kinh tế hàng hoá với cơ chế mở cửa hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới như hiện nay. Thế nhưng, thực tiễn của quá trình áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Hãy phân tích và đánh giá các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế của Việt Nam hiện nay” là một việc làm cần thiết và cấp bách nhằm góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về vấn đề này. Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về vấn đề này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế tác giả tiến hành nghiên cứu gồm 02 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế.
Chương 2: Thực tiễn hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế của Việt Nam hiện nay. Giải pháp và kiến nghị.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH VÀ THỎA THUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm về hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế

Hiện nay, trên thế giới cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế đóng vai trò quan trọng, trung tâm và là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của mỗi một quốc gia. Tuy vậy, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế của các quốc gia thì các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế được ghi nhận giữ vai trò quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Cùng với sự phát triển của sản xuất, hoạt động thương mại thế giới thể hiện ở các nhu cầu giao thương, loại hình sản phẩm, dịch vụ, nguyên tắc, chuẩn mực giao dịch… cũng có sự phát triển ngày càng cao, minh bạch, toàn diện, hướng đến sự phát triển bền vững thì các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia và là xu thế tất yếu mà các quốc gia đang hướng đến. Hiện nay, chưa có khái niệm về Hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu thì cho thấy: Các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế là các công cụ đầu tư quốc tế mang tính chất ràng buộc. Đồng thời, nội dung tập trung vào vấn đề đối xử, xúc tiến và bảo hộ – hoặc trong một số trường hợp là tự do hóa đầu tư quốc tế đáp ứng với yêu cầu xây dựng và hội nhập trong nền kinh tế.

1.2. Bản chất và mục đích Hiệp định và thỏa thuận Đầu tư Quốc tế

* Xét về bản chất thì Các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế là các thỏa thuận giữa các nhà nước điều chỉnh nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế, bao gồm FDI.
* Về mục đích
Các thỏa thuận và đầu tư quốc tế dưới góc nhìn của các quốc gia có những mục đích sau:
Một là, cải thiện môi trường đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Một cam kết quốc tế ràng buộc nhằm đối xử công bằng và bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm thiểu rủi ro và khuyến khích tăng cường đầu tư nước ngoài vào các quốc gia. Thông qua đó, đảm bảo và góp phần tăng cường phát triển các quốc gia khi tham gia vào sân chơi thế giới. Xuất phát từ yếu tố là nhà đầu tư và các nước đầu tư thường quan ngại về chất lượng thể chế (chất lượng thể chế, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, đặc biệt là chính sách bảo vệ quyền sở hữu, giải quyết tranh chấp) ở các nước đang phát triển, nên các thỏa thuận hay đầu tư nước ngoài được xem là biện pháp thay thế cho việc cải thiện chất lượng của các công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề này.
Hai là, thông qua việc tham dự vào các hiệp định và thỏa thuận về bảo vệ các khoản đầu tư nước ngoài giúp cho các nước tiếp nhận đầu tư có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, do nó đòi hỏi các bên tạo lập và dành cho nhau những ưu đãi nhằm đáp ứng được lợi ích cho các nhà đầu tư cũng như cho nước tiếp nhận đầu tư.
Ba là, các thỏa thuận và hiệp định đầu tư quốc tế thường được coi là một yếu tố bổ sung trong vấn đề thu hút FDI bởi chúng đưa ra những tín hiệu rõ ràng hơn cho các nhà đầu tư quốc tế ra quyết định đầu tư, điều này đặc biệt thể hiện rõ khi chúng đề ra những cơ chế ổn định, những quy định rõ ràng. Cụ thể, thỏa thuận và hiệp định đầu tư quốc tế làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động FDI. Đứng từ góc độ của các nhà đầu tư thì thỏa thuận và hiệp định đầu tư quốc tế sẽ tạo ra những quy định minh bạch, ổn định hơn, dễ tiên liệu hơn và an toàn hơn, nhờ đó sẽ tạo được tâm lý an tâm và tin tưởng khi họ tiến hành đầu tư. Ngoài ra, thỏa thuận và hiệp định đầu tư quốc tế còn có vai trò hỗ trợ hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư nước ngoài thông qua những khuyến khích hay ưu đãi đầu tư.
Hiện nay, số lượng thỏa thuận và hiệp định đầu tư quốc tế đang có xu hướng ngày càng gia tăng, nguyên nhân xuất phát từ hai thay đổi về chất diễn ra trong suốt những năm 1990, thứ nhất là sự mở rộng của chủ thể tham gia ký kết, từ các quốc gia phát triển tới các quốc gia đang phát triển, thứ hai là các thỏa thuận này là một trong những hướng đi cơ bản trong việc xây dựng các quan hệ kinh tế quốc tế trong thời gian gần đây. Đồng thời, các thỏa thuận và hiệp định đầu tư quốc tế ngày càng đa dạng về quy mô, về cách tiếp cận và nội dung, bao quát và điều chỉnh ngày càng nhiều giao dịch kinh tế hơn và do đó ngày càng có nguy cơ chồng chéo và không thống nhất giữa các điều khoản. Mặt khác, sự đa dạng của các thỏa thuận này cũng mở ra cơ hội thực hiện chúng linh hoạt theo những phương pháp khác nhau tùy theo nhu cầu của mỗi chủ thể. Một xu hướng khác là các quy định đầu tư quốc tế ngày nay thường xuất hiện theo hình thức như là một phần của các thỏa thuận điều chỉnh các vấn đề rộng hơn. Đồng thời, các điều khoản ngày càng tinh vi và phức tạp hơn về nội dung, làm rõ hơn và cụ thể hóa ý nghĩa của một số điều khoản chuẩn mực. Hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển trong vấn đề đầu tư quốc tế đang ngày một gia tăng, do đó, khung quốc tế về các quy định đầu tư sẽ còn tiếp tục mở rộng trên các mức độ song phương, tiểu khu vực và nội khu vực, hệ quả là hệ thống các thỏa thuận đầu tư hiện nay sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn nữa trong thời gian tới. Điều này đồng nghĩa với những xung đột giữa các quy định và các tranh chấp đầu tư sẽ dễ phát sinh hơn trong thời gian tới, cũng như khoản chi phí tuân thủ quy định do chính phủ và nhà đầu tư các bên phải bỏ ra cũng sẽ tăng theo.

1.3. Nội dung của các Hiệp định Đầu tư Quốc tế

Nội dung của các thỏa thuận và hiệp định đầu tư quốc tế phải được soạn thảo phù hợp với chính sách và pháp luật của các nước ký kết và tập trung vào hai vấn đề cơ bản sau:
Một là: Tự do hóa đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, đầu tư nước ngoài là một lĩnh vực hết sức quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo vị thế vững chắc để quốc gia chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài, các quốc gia trên thể giới cũng như các quốc gia thành viên ASEAN đã có những chính sách để thực hiện tự do hóa trong đầu tư. Tự do hóa đầu tư là những biện pháp nhằm cắt giảm hay loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để tạo nên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia. Để tự do hóa đầu tư một cách triệt để, mỗi quốc gia cần phải thực hiện những biện pháp (phương thức) sau:
– Mở rộng phạm vi danh mục những ngành, nghề, dịch vụ mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư, từ đó tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế.
– Từng bước loại bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) và nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). Cụ thể là, khi các nhà đầu tư thuộc các nước là thành viên của tổ chức tiến hành đầu tư tại một quốc gia thành viên khác sẽ được hưởng những ưu đãi và nghĩa vụ như nhau. Có như vậy mới tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình dẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư.
Hai là: Bảo hộ các nhà đầu tư nước ngoài và các hoạt động đầu tư, chống lại các biện pháp của nước tiếp nhận đầu tư gây thiệt hại một cách vô lý cho chúng.
Ngoài ra, các hiệp định và thỏa thuận đầu tư quốc tế còn đề cập đến các vấn đề khác liên quan đến FDI như thuế, môi trường, việc làm và lao động …. Có thể nghiên cứu tập trung cụ thể như sau:
* Các điều khoản nhằm mục đích tự do hóa đầu tư:
Các điều khoản này tập trung vào việc xóa bỏ hoặc hạn chế sự phân biệt đối xử chống lại các doanh nghiệp nước ngoài: giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau và giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước
* Quy tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN):
Chế độ MFN được hiểu là các nước tiếp nhận đầu tư phải dành cho các nhà đầu tư của một nước khác sự đối xử ngang bằng như sự đối xử dành cho các nhà đầu tư đến từ một nước thứ ba trong các trường hợp tương tự. Nó nhằm đảm bảo sự không phân biệt đối xử, thiết lập sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên, MFN không cản trở các nước tiếp nhận đầu tư dành sự đối xử khác nhau trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau hoặc giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau.
* Quy tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT):
Nguyên tắc này được định nghĩa là việc nước tiếp nhận đầu tư mở rộng đãi ngộ hay ứng xử đối với các nhà đầu tư nước ngoài ít nhất như những thuận lợi dành cho các nhà đầu tư trong nước. NT nhằm mục đích đảm bảo sự đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, một số quốc gia đặc biệt là quốc gia đang phát triển cho rằng, để thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước thì một sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp “non trẻ” trong nước là thực sự cần thiết, đảm bảo sự công bằng tương đối.
Trong lĩnh vực đầu tư được áp dụng, NT chỉ có thể được giới hạn ở những hoàn cảnh “giống hệt”, “tương tự” hoặc “hoàn toàn tương tự”. Theo đó, NT chỉ được áp dụng trong một phạm vi hẹp bởi việc chứng minh tính “tương tự” không luôn luôn dễ dàng
* Điều khoản về đối xử công bằng và thỏa đáng:
Một sự đảm bảo về “đối xử công bằng và thỏa đáng” có nghĩa là dành cho các nhà đầu tư nước ngoài một sự an toàn tối thiểu trong hoạt động đầu tư, ngoài các đảm bảo về đối xử MFN và NT. Nó không đặt ra trách nhiệm nặng nề đối với các nước tiếp nhận đầu tư trong việc đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài một cách thỏa đáng.
Do chế độ này không được định nghĩa trong hiệp định nên ý nghĩa của nó không hoàn toàn rõ ràng, việc giải thích chúng có thể không giống nhau tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia. Tuy nhiên chế độ này đang dần có được nội dung cụ thể hơn thông qua thực tiễn ngoại giao và án lệ.

Xem tiếp: TẠI ĐÂY

Xem thêm các bài viết:

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
hướng dẫn cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh nhất

Bình chọn Một bài tiểu luận thành công thường sở hữu cấu trúc rõ ràng và hợp lý. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm điểm khởi đầu, hãy yên tâm, vì trong bài viết này, Luận văn 3C sẽ trình bày cho bạn về cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh […]

100 Đề tài luận văn thạc sĩ ngành Trung Quốc Học chọn lọc nhất

Bình chọn Ngành Trung Quốc học đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp và nghiên cứu. Điều này có lý do rõ ràng, khi mà văn hóa Trung Quốc ngày càng thấm nhuần vào đời sống Việt Nam qua nhiều hình thức phong phú. Thêm vào […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Bình chọn Việc nghiên cứu và viết luận văn về Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật yêu cầu người thực hiện phải có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng phân tích sâu sắc. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết bài luận của mình, hãy […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa hay nhất

Bình chọn Để hỗ trợ các bạn học viên tìm kiếm những đề tài mới mẻ và thú vị, Luận văn 3C đã biên soạn một danh sách các 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa, Những đề tài trong danh sách này được tổng hợp từ các trường đại học trên […]

100 Đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục chọn lọc nhất

Bình chọn Với 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi tìm kiếm chủ đề cho luận văn của mình. Chỉ cần chọn một đề tài phù hợp với sở thích, bạn đã có thể bắt tay ngay vào việc triển khai […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ Triết học chọn lọc nhất

Bình chọn Luận văn thạc sĩ Triết học là một tác phẩm yêu cầu người viết đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để thực hiện nghiên cứu. Việc lựa chọn đề tài phù hợp là rất quan trọng, cần thiết và nên được ưu tiên thực hiện ngay từ đầu. Luận văn […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ chủ nghĩa xã hội khoa học hay nhất

Bình chọn Chúng tôi hiểu rằng việc tìm kiếm một đề tài phù hợp cho bài luận văn thạc sĩ về Chủ nghĩa Xã hội Khoa học có thể là một thử thách lớn đối với các bạn học viên. Để giúp các bạn khởi động và hoàn thành công việc này, hôm nay, chúng […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ xây dựng đảng và chính quyền nhà nước chọn lọc

Bình chọn Các nghiên cứu thạc sĩ về Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước đang được các học viên rất quan tâm và có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy việc triển khai sẽ diễn ra như thế nào, và cần bao gồm những nội dung cũng như chủ đề gì? Nếu […]

Bài viết liên quan
hướng dẫn cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh nhất

Bình chọn Một bài tiểu luận thành công thường sở hữu cấu trúc rõ ràng và hợp lý. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm điểm khởi đầu, hãy yên tâm, vì trong bài viết này, Luận văn 3C sẽ trình bày cho bạn về cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh […]

Tiểu luận Xây dựng lối sống theo pháp luật trong tầng lớp thanh, thiểu niên Việt Nam hiện nay

Bình chọn Chia sẻ tài liệu tiểu luận  Xây dựng lối sống theo pháp luật trong tầng lớp thanh, thiểu niên Việt Nam hiện nay. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình đạt kết […]

Tiểu luận Lập di chúc có công chứng tại văn phòng công chứng Nguyễn Liễu, thành phố Hà Nội

Bình chọn Chia sẻ tài liệu tiểu luận  Lập di chúc có công chứng tại văn phòng công chứng Nguyễn Liễu, thành phố Hà Nội. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình đạt […]

Tiểu luận Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động tại công ty cổ phần chứng khoán VPS

4.5/5 - (2 bình chọn) Chia sẻ tài liệu tiểu luận  Tiểu luận Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động tại công ty cổ phần chứng khoán VPS. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận […]

Tiểu luận môn luật Vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị

Bình chọn Chia sẻ tài liệu Tiểu luận môn luật Vai trò của truyền thông trong đời sống chính trị. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình đạt kết quả cao nhất. =>dịch vụ […]

Tiểu luận môn luật Cơ chế bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân

Bình chọn Chia sẻ tài liệu Tiểu luận môn luật Cơ chế bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình đạt kết quả cao nhất. […]

Tiểu luận quản trị nhân lực về mối quan hệ giữa các nội dung quản trị nhân lực

Bình chọn Chia sẻ tài liệu tiểu luận quản trị nhân lực: Các mối quan hệ giữa các nội dung quản trị nhân lực. Tài liệu được Luận Văn 3C chia sẻ nhằm giúp các bạn học viên cao học tham khảo từ đó giúp các bạn viết bài tiểu luận môn học của mình đạt kết […]

Cách viết kết luận tiểu luận và một số mẫu kết luận tiểu luận ấn tượng

Bình chọn Nội dung chính1. Về kết luận tiểu luận là gì?===> Dịch Vụ Viết Tiểu Luận thuê – Bảng giá 202232. Cách viết kết luận tiểu luận3. Sau đây là một số mẫu kết luận tiểu luận tham khảo cho bạn đọcMẫu kết luận tiểu luận 1:Mẫu kết luận tiểu luận 2:Mẫu kết luận tiểu […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status