Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và PICC
Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và PICC giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, Sự ra đời của Hardship theo PICC và Sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.
Nội dung chính
1. Quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Từ năm 1995 tới nay, Việt Nam đã trải qua hai lần sửa đổi BLDS đó là BLDS 20057 và Bộ luật hiện hành đang có hiệu lực là BLDS 2015.8 BLDS năm 2015 được kỳ vọng sẽ tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của người dân.
Quá trình xây dựng dự án BLDS 2015 được thực hiện qua các bước soạn thảo, lấy ý kiến, thảo luận và thông qua. Cụ thể, có rất nhiều điểm mới được đưa vào BLDS 2015 như: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự, quyền xác định lại giới tính, quy định về tài sản và quyền sở hữu, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản,…
Bảng thống kê lý do Doanh nghiệp sẽ không sử dụng điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được trình bày dưới đây
Dựa vào Bảng thống kê ở trên, có thể thấy, bên cạnh yếu tố Việt Nam chưa đưa điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản vào nội luật, Doanh nghiệp và những người trực tiếp soạn thảo hợp đồng chưa nắm được bản chất của sự kiện Hoàn cảnh thay đổi cơ bản này, cũng như chưa phân biệt được điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản và bất khả kháng. Do vậy, điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản rất mới mẻ đối với pháp luật Việt Nam. Ngay khi thuật ngữ hoàn cảnh thay đổi cơ bản ra đời trong Dự thảo BLDS đã nhận được rất nhiều thảo luận từ các cán bộ, học giả, luật gia và người dân.
Trong Báo cáo giải trình, tiếp thu về về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, vấn đề này qua thảo luận có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất không tán thành việc bổ sung Điều
419 về việc Tòa án được quyền điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Loại ý kiến thứ hai, tuy tán thành với cơ chế điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản, nhưng đề nghị cần quy định cụ thể hơn về hoàn cảnh thay đổi, các trường hợp thay đổi và chủ thể được thay đổi hợp đồng.
Vì vậy, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ nội dung này và chỉnh lý chặt chẽ theo hướng: “Làm rõ các điều kiện xác định hoàn cảnh được coi là thay đổi cơ bản; khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý; trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với việc thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi”, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật nêu.
Cho ý kiến tại phiên thảo luận, Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho hay: “Cách xử lý lại như lần này, tôi cho là hợp lý. Vì trước hết trong dự thảo điều này có quy định hoàn cảnh thay đổi đặc biệt là trong trường hợp nào. Ở đây có quy định ra năm trường hợp đặc biệt. Tôi cho rằng rất phù hợp rất chặt chẽ. Tránh sự tùy tiện, cái gì cũng cho là đặc biệt để yêu cầu sửa đổi hợp đồng thì không đúng”.
Cũng tại phiên thảo luận, các Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận), Đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai)… cũng đồng thuận với phương án này.10
Bên cạnh những ý kiến của các đại biểu nhân dân, các học giả, chuyên gia cũng để lại những bình luận đáng chú ý:
Cần bổ sung điều khoản về việc áp dụng Hardship như là ngoại lệ của nguyên tắc Pacta sunt servanda
BLDS Việt Nam năm 2005 mới chỉ điều chỉnh một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc tôn trọng cam kết hay hiệu lực bắt buộc của hợp đồng (pacta sunt servanda) là sự kiện bất khả kháng (force majeure) chứ chưa điều chỉnh ngoại lệ thứ hai của nguyên tắc này được luật hợp đồng thế giới thừa nhận rộng rãi là hardship. Dưới góc độ luật hợp đồng quốc tế, hardship và force majeure là hai khái niệm được xây dựng nhằm phân chia rủi ro trong hợp đồng và được thiết kế như các quy tắc để giải quyết các xung đột về lợi ích khi có hoàn cảnh thay đổi hoặc xảy ra các tình huống không thể lường trước được làm thay đổi hoàn toàn cục diện của hợp đồng.11 Đây là hai ngoại lệ của nguyên tắc nền tảng – pacta sunt servanda nhằm giới hạn bớt tính chất nghiêm ngặt của nguyên tắc pacta sunt servanda.
Theo các chuyên gia, việc bổ sung một điều khoản về việc áp dụng Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là ngoại lệ của nguyên tắc pacta sunt servanda vào điều khoản về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là rất cần thiết. Tuy nhiên, ý kiến này cuối cùng đã không được ban soạn thảo chấp nhận và không được đưa vào BLDS 2015.
Phù hợp với thông lệ quốc tế
Theo TS. Đỗ Văn Đại – Trưởng Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, khái niệm điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi bắt nguồn từ thực tiễn thương mại quốc tế, cho phép các bên gặp khó khăn được yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi hoàn cảnh nhưng chưa tới mức không thể thực hiện được như trường hợp bất khả kháng. Ở cấp độ quốc tế, có hai bộ nguyên tắc về hợp đồng rất nổi tiếng và có ảnh hưởng nhiều trên thế giới. Đó là Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế và Bộ Nguyên tắc châu Âu về hợp đồng (PECL). Cả hai bộ nguyên tắc này đều có quy định cho phép điều chỉnh lại hợp đồng và việc quy định về thay đổi hoàn cảnh tương ứng với xu hướng hiện đại đề xuất trao cho Tòa án (Trọng tài) quyền điều tiết để giảm bớt những hà khắc của tự do hợp đồng và của hiệu lực ràng buộc của hợp đồng.
Theo các chuyên gia, hiện có nhiều nước đã công nhận điều khoản của những bộ nguyên tắc này và đưa vào luật thực định để điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi nhằm mục đích phân chia hợp lý rủi ro và tái lập lại sự cân bằng của hợp đồng. Đơn cử như BLDS Italy năm 1942 là bộ luật đầu tiên chấp nhận thuyết “Thay đổi hoàn cảnh”, hay Tòa án Công lý tối cao Colombia cũng chấp nhận khả năng thay đổi hợp đồng khi trong quá trình thực hiện có một số sự kiện đặc biệt không lường trước được hay không thể lường trước được xuất hiện. Bên cạnh đó, nhiều nước cũng đang có xu hướng luật hóa cơ chế này. Chẳng hạn, Dự thảo sửa đổi BLDS được Pháp công bố năm 2012 và 2013 liên quan đến hợp đồng, đã thấy có quy định về điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Bảo đảm tự do thỏa thuận
Một trong những băn khoăn lớn nhất của các chuyên gia khi đưa quy định này vào dự thảo là quy định này cho phép Tòa án can thiệp nhằm chấm dứt hoặc điều chỉnh hợp đồng khi các bên không đạt được thỏa thuận. Do vậy, điều khoản đó có thể không phù hợp với bản chất của hợp đồng là tự do ý chí, tự do thỏa thuận và không khả thi trên thực tiễn.
Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng, quy định không làm ảnh hưởng đến nguyên tắc tự do thỏa thuận hợp đồng của các bên, do Điều 443 của Dự thảo luật (sau này trở thành Điều 420 BLDS 2015) có những quy định rất chặt chẽ về căn cứ, điều kiện, trình tự (các bước) của việc điều chỉnh hợp đồng.13 Theo khoản 1 Điều 443, Dự luật cho phép bên có nghĩa vụ do hoàn cảnh thay đổi mà việc tiếp tục hợp đồng quá bất công, có quyền đề nghị với bên kia điều chỉnh lại hợp đồng. Quy định này vẫn tôn trọng tự do thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng thể hiện ở chỗ nếu không có đề nghị của bên bị thiệt hại thì dù có thay đổi hoàn cảnh, hợp đồng đã ký vẫn tiếp tục thực hiện. Mặt khác, luật cũng quy định, trước khi đề nghị Tòa án can thiệp, bên đề nghị điều chỉnh hợp đồng phải chứng minh hai bên đã có một thời gian hợp lý thực hiện hợp đồng nhưng không có kết quả hoặc không được bên kia đáp ứng. Việc đưa quy định này vào không làm mất đi tính chất tự do thỏa thuận vì chỉ khi các bên không điều chỉnh hợp đồng trong một khoảng thời gian hợp lý thì tòa án mới có quyền can thiệp để chấm dứt hoặc điều chỉnh hợp đồng theo cách công bằng nhất.
Mặt khác, việc điều chỉnh lại hợp đồng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thiện chí, theo hướng các bên không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp
1. Trường hợp hoàn cảnh thay đổi dẫn đến quyền, lợi ích của một trong các bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì cho phép các bên điều chỉnh hợp đồng.
2. Hoàn cảnh thay đổi dẫn tới điều chỉnh hợp đồng được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa lợi ích của các bên và bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Hoàn cảnh thay đổi sau khi hợp đồng đã được giao kết;
b) Việc hoàn cảnh thay đổi là không thể lường trước được một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng; c) Rủi ro phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh không phải là rủi ro mà bên bị ảnh hưởng đáng phải gánh chịu.
3. Trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong một khoảng thời gian hợp lý thì toà án có thể:
a) Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo những điều khoản do toà án quyết định;
b) Điều chỉnh hợp đồng để phân chia cho các bên các thiệt hại và lợi ích phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh một cách công bằng và bình đẳng.
Tuỳ theo từng trường hợp, toà án có thể buộc bên từ chối đàm phán hoặc phá vỡ đàm phán một cách không thiện chí, trung thực phải bồi thường thiệt hại.” của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Do vậy, việc bổ sung quy định này vào dự thảo luật là cần thiết, hợp lý và hợp pháp.14
Cuối cùng, sau các thảo luận được đưa ra, Điều 420 về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được đưa vào trong BLDS 2015 bao gồm các điều kiện để xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản,15 các quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra sự kiện Hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
⇒Xem thêm: luận văn thạc sĩ luật kinh tế Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
2. Sự ra đời của Hardship theo PICC
Đã từ lâu, Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế, viết tắt theo Tiếng Pháp là UNIDROIT, (Insitute International pour l`Unification des Droits Privé), một tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập năm 1929, đặt trụ sở tại Roma, Italia, đã tập trung nghiên cứu tìm kiếm các quy định chung để điều chỉnh hợp đồng sao cho có thể thiết lập một hệ thống hài hòa các quy phạm có thể được sử dụng trên toàn thế giới, tại mọi quốc gia mặc dù quốc gia đó có truyền thống pháp lý và điều kiện kinh tế, chính trị như thế nào.
Năm 1994, UNIDROIT đã cho ra đời “Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế”, viết tắt theo tiếng Anh là PICC (Principles of International Commercial Contracts) – đây là phiên bản đầu tiên của Bộ nguyên tắc này. PICC 2010 đã bổ sung thêm các điều khoản mới so với ấn bản PICC 2004 nhằm phù hợp với thực tiễn phát triển của các hợp đồng điện tử và giải quyết các vấn đề mới và quan trọng đối với cộng đồng pháp lý và kinh tế quốc tế.
Trải qua ba lần sửa đổi (năm 2004, năm 2010 và năm 2016), tương tự ấn bản PICC 2010, ấn bản PICC 2016 bao gồm 211 điều,18 được bố cục thành 11 chương, đề cập đến hầu hết các vấn đề pháp lý trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế: giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, giải thích hợp đồng, nội dung của hợp đồng, thực hiện hợp đồng, các biện pháp áp dụng khi không thực hiện hợp đồng, quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, hủy hợp đồng, bồi thường thiệt hại… cũng như các vấn đề liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng như thẩm quyền đại diện, quyền của người thứ ba, chuyển giao quyền, chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng. So với ấn bản PICC 2010, ấn bản PICC 2016 chỉ có 06 điều khoản bị sửa đổi.19
Cùng với Công ước CISG, PICC là tài liệu tham khảo được nhắc đến nhiều nhất trong luật thương mại quốc tế ở châu Âu. Bộ nguyên tắc này đã được dịch và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển.
Trước đó, Hardship lần đầu được đề cập trong ấn bản PICC 1994. Ấn bản PICC
1994 đã dành hẳn một mục để phân tích về Hardship.20 Điều này cho thấy tầm quan trọng của điều khoản này trong cách đánh giá của các nhà soạn thảo luật. Các ấn bản PICC sau này cũng đều dành hẳn một mục trong chương để quy định về điều khoản Hardship. Điểm khác biệt giữa các ấn bản chủ yếu là phần diễn giải để phù hợp với tiến trình phát triển của luật và thực tiễn đời sống phát triển của hợp đồng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận văn Thạc sỹ này, người viết sẽ chỉ phân tích chủ yếu dựa trên ấn bản PICC 2016 – ấn bản đang hiện hành.
Trên tinh thần về hiệu lực bắt buộc của hợp đồng, các điều khoản của hợp đồng vẫn phải được tôn trọng.
Các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình, ngay cả khi chi phí thực hiện nghĩa vụ đó tăng lên, với điều kiện tuân thủ các quy định dưới đây về hardship.”
Tuy nhiên, nguyên tắc hiệu lực bắt buộc của hợp đồng không phải là một nguyên tắc tuyệt đối; khi xảy ra những hoàn cảnh làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ làm phát sinh trường hợp ngoại lệ (sau đây sẽ gọi là “Hardship”). Thuật ngữ “hardship” được sử dụng trong bản tiếng Pháp vì đã được chấp nhận rộng rãi trong thực tiễn thương mại quốc tế và đã được thừa nhận trong phần mở đầu của nhiều Hợp đồng quốc tế dưới tên gọi “Điều khoản Hardship”.21
3. Sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG
Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG – Convention on Contracts for the International Sale of Goods), (sau đây gọi là Công ước CISG), được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.22 CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988.23 Công ước Viên 1980 đã thống nhất hóa và khắc phục được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.24
Tại Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta diễn ra khá nhộn nhịp, trong đó, các hợp đồng về mua bán hàng hóa quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hợp đồng nói chung.25 Tính đến hết năm 2015, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hầu hết đều là thành viên của Công ước CISG.26 Bên cạnh đó, lợi ích điển hình đối với doanh nghiệp Việt Nam là sẽ tiết kiệm được các chi phí trong đàm phán hợp đồng (trước đó, quá trình đàm phán để lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đã mất khoảng 2 tiếng, chi tiết về thực hiện hợp đồng cũng như từng điều khoản trong hợp đồng cũng khiến Doanh nghiệp mất nhiều thời gian do chưa có điều khoản thống nhất để tham khảo,…).27 Khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước CISG thì Công ước này sẽ được áp dụng tự động trong trường hợp hai bên doanh nghiệp đối tác đến từ các nước thành viên của Công ước CISG. 28 Do vậy, việc Công ước CISG có hiệu lực được đánh giá là đem đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc kinh doanh với bạn hàng quốc tế.29
Việt Nam đã gia nhập CISG vào cuối tháng 12/2015 và Công ước CISG chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017. Việc gia nhập Công ước CISG đã đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam, đồng thời, cũng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và tạo cho các doanh nghiệp việt nam một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.30
Có rất nhiều học giả cho rằng Công ước Quốc tế CISG có đề cập tới Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, cụ thể tại Điều 79 của Công ước Quốc tế CISG;31 một số khác lại phủ nhận điều này.32 Sở dĩ có những ý kiến trái chiều như vậy là bởi Điều 79 được xem rất “mơ hồ”, “thiếu chính xác” và “chứa đựng những từ ngữ lỏng lẻo”.33
Không tập trung đưa ra kết luận rằng liệu Điều 79 Công ước CISG có “bao hàm” (covers) điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không, trong Luận văn này, người viết muốn tiếp cận điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được diễn giải và áp dụng thế nào theo Điều 79. Giả thuyết rằng, Điều 79 Công ước CISG có bao hàm cả điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Khoản 1, Điều 79 của Công ước CISG có quy định như sau:
“1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại (an impediment) nằm ngoài sự kiểm soát của bên đó và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”3
Bài viết Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và PICC được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ hỗ trợ luận văn của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]