Sự cần thiết và mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại
Sự cần thiết và mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Sự cần thiết và mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.
==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2023 |
Nội dung chính
1. Sự cần thiết của kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và tạo công ăn việc làm.
Đặc trưng của NHTM là kinh doanh tiền tệ, sử dụng nguồn vốn huy động được từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế cùng với nguồn vốn tự có để cho vay hoặc tìm kiếm các cơ hội đầu tư có lãi suất cao hơn đồng nghĩa với rủi ro cao hơn để tạo ra lợi nhuận. Nói cách khác, NHTM tiến hành các nghiệp vụ của mình không chỉ từ nguồn vốn tự có mà chủ yếu là từ nguồn vốn huy động của khách hàng cho nên nếu NHTM không thu hồi được số nợ vay thì không những chủ sở hữu NHTM chịu tổn thất (mất nguồn vốn tự có) mà còn có nguy cơ không hoàn trả được số tiền đã huy động. Với quy mô lớn, mạng lưới hoạt động rộng khắp, số lượng giao dịch khổng lồ và nhiều nghiệp vụ tài chính phức tạp thì hoạt động KTNB trong NHTM trở nên vô cùng quan trọng.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 với sự phá sản của những ngân hàng lớn đã tạo nên một hồi chuông cảnh báo đối với hệ thống NHTM trên toàn thế giới, không có gì là “quá lớn để sụp đổ” nếu các ngân hàng không thay đổi hệ thống quản trị yếu kém với những công cụ kiểm soát, kiểm toán nội bộ thiếu hiệu quả thì sẽ còn nhiều Lehman Brothers (vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ).
Việc đẩy mạnh áp dụng Basel II tại Việt Nam yêu cầu các ngân hàng phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo mô hình ba tuyến phòng thủ, trong đó kiểm toán nội bộ đóng vai trò là chốt chặn cuối cùng. Mô hình ba tuyến phòng thủ theo yêu cầu của Basel II bao gồm:
– Tuyến phòng thủ thứ nhất là các đơn vị kinh doanh, nơi trực tiếp nhận rủi ro từ hoạt động kinh doanh, là người trực tiếp giao dịch với khách hàng và chịu trách nhiệm quản lý rủi ro từ nhận diện, đánh giá/đo lường, quản lý, giảm thiểu và báo cáo rủi ro cho ngành dọc quản lý.
– Tuyến phòng thủ thứ hai là các đơn vị quản lý rủi ro tổng thể cấp độ toàn hàng, bao gồm các bộ phận kiểm tra tuân thủ và bộ phận quản lý rủi ro có chức năng phối hợp với tuyến phòng thủ thứ nhất để đảm bảo rằng các rủi ro được nhận diện, đo lường và báo cáo một cách chính xác về những rủi ro kinh doanh của đơn vị. Hay nói cách khác, tuyến phòng thủ thứ hai chịu trách nhiệm xây dựng quan điểm tổng thể mang tính hệ thống về rủi ro.
– Tuyến phòng thủ thứ ba chính là kiểm toán nội bộ, thực hiện rà soát độc lập một cách hệ thống hai tuyến phòng thủ trước, góp phần nâng cao mức độ hiệu quả của hai tuyến phòng thủ trước đó.
Mô hình được mô tả trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Mô hình ba tuyến phòng thủ theo Basel II
Nguồn: Nguyễn Minh Phương, 2016, Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, trang 23.
Như vậy, KTNB đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ thống quản lý rủi ro trong NHTM, nhằm kiểm tra và xác minh tính hiệu quả các quy định của ngân hàng và mức độ tuân thủ các quy định về lĩnh vực kinh doanh; bên cạnh đó xác thực khung quản lý rủi ro tổng thể và đảm bảo quy trình quản trị rủi ro vận hành theo đúng thiết kế và nhận biết các khả năng có thể cải tiến.
2. Mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại
Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định: ”Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc hoặc tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại hội sở chính tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng. Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát và chịu sự chỉ đạo của Ban Kiểm soát”. Trên thực tế có các mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng như sau:
– Theo mô hình tập trung chức năng KTNB thuộc về Trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức kiểm toán nội bộ được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của NHTM do Uỷ Ban Kiểm soát ban hành và HĐQT NHTM phê duyệt. Bộ máy KTNB gồm: Trưởng Ban KTNB; Phó trưởng ban, Trưởng phòng kiểm toán nội bộ (theo các nội dung/ tính chất công việc) và các KTVNB. Trưởng ban KTNB do Ban Kiểm soát chỉ định, và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Ban Kiểm soát về các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán. Đồng thời Trưởng phòng/Ban KTNB thiết lập mối quan hệ làm việc và báo cáo công việc hàng ngày với Ban điều hành. KTVNB làm việc tại các bộ phận kinh doanh cần báo cáo lên trưởng bộ phận kiểm toán khu vực trực thuộc ban KTNB tại trụ sở chính thay vì báo cáo cho cán bộ phụ trách bộ phận kinh doanh đó. Để thực hiện công việc kiểm toán, các KTVNB sẽ phải xuống các chi nhánh và đơn vị phụ thuộc. Việc này có thể sẽ tốn thời gian, chi phí và đòi hỏi KTVNB phải có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình hoạt động thực tế tại chi nhánh/bộ phận được kiểm toán.
– Theo mô hình phân tán chức năng kiểm toán nội bộ có thể nằm ở các chi nhánh, hoặc đơn vị phụ thuộc của NHTM. Cán bộ kiểm toán có thể thuộc biên chế của chi nhánh hoặc hội sở chính. Mô hình này có thể khắc phục được những hạn chế của mô hình tập trung như tiết kiệm thời gian, không gian và chi phí kiểm toán; việc hiểu biết và nhận diện rủi ro tại đơn vị có thể sâu sắc và kịp thời, tạo thuận lợi cho quá trình lập kế hoạch kiểm toán. Mặt hạn chế chủ yếu của mô hình này là sự độc lập của cán bộ kiểm toán có thể bị ảnh hưởng. Điều này vi phạm quy tắc đạo đức của KTNB.
– Theo mô hình hỗn hợp chức năng kiểm toán nội bộ có thể tập trung tại Trụ sở chính (mô hình tổ chức tập trung) nhằm duy trì tính độc lập của cán bộ kiểm toán. Tại các chi nhánh bộ phận KTNB có thể hoạt động (mô hình phân tán), nhưng biên chế của các cán bộ này lại thuộc về Trụ sở chính để tách biệt chức năng KTNB với công việc hàng ngày của chi nhánh. Điều này có thể khắc phục được hạn chế của hai mô hình trên, nhưng đòi hỏi các NHTM phải thiết lập các chính sách và quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động KTNB phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và hoạt động ngân hàng.

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức kiểm toán nội bộ theo mô hình hỗn hợp
Nguồn: Vũ Thùy Linh, 2014, Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.
Sơ đồ trên thể hiện mô hình tổ chức KTNB hỗn hợp bao gồm cả bộ phận KTNB tập trung tại hội sở đồng thời có bộ phận KTNB tại các chi nhánh, đơn vị kinh doanh. Ngoài ra, ở những ngân hàng lớn yêu cầu Ban KTNB phải có thêm phòng phát triển KTNB và phòng Đảm bảo chất lượng kiểm toán nhằm đưa ra phương pháp luận và bảo đảm rằng các bộ phận tác nghiệp tuân thủ với phương pháp luận này.
Các bài viết liên quan |

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]
Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tây Ninh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]