Rủi ro tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại
Rủi ro tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Rủi ro tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Thương mại. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo.
==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2024
Nội dung chính
1. Khái niệm rủi ro tín dụng bán lẻ
Khái niệm rủi ro tín dụng
Khái niệm RRTD có nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau.
• Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), “Rủi ro tín dụng là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng”.
• Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi”.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam thì RRTD được định nghĩa như sau:
• Nguyễn Văn Tiến (2010): “Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu đủ được đầy đủ gốc và lãi khoản vay, hoặc việc thanh toán nợ gốc lãi không đúng kỳ hạn. Nếu tất cả các khoản đầu tư của ngân hàng được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn thì ngân hàng không chịu bất cứ rủi ro tín dụng nào. Trong trường hợp người vay tiền phá sản thì việc thu hồi gốc lãi tín dụng đầy đủ là không chắc chắn, do đó, ngân hàng có thể gặp Rủi ro tín dụng”.
• Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016: “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
• Ngân hàng Nhà nước (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018: “Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
• Ngân hàng Nhà nước (2021), Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Từ các quan điểm trên, để phù hợp pháp luật Việt Nam, trong khuôn khổ luận văn này, RRTD được hiểu là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ việc người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Điều này có nghĩa là RRTD phát sinh khi khách hàng không thanh toán đầy đủ gốc, lãi hoặc thanh toán không đúng kỳ hạn.
Khái niệm rủi ro tín dụng bán lẻ
Nirav Choksi, Armaan Joshi (2022) cho rằng “Rủi ro tín dụng đề cập đến rủi ro thua lỗ mà người cho vay phải đối mặt do người đi vay không trả được tiền gốc và lãi. Trong phạm vi cho vay cá nhân, đánh giá rủi ro tín dụng liên quan đến việc xác định liệu một cá nhân có nên được cấp tín dụng hay không. Với sự bùng phát của đại dịch và cuộc khủng hoảng tín dụng xảy ra sau đó, việc đánh giá rủi ro tín dụng đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các tổ chức tín dụng”.
2. Phân loại rủi ro tín dụng bán lẻ
Theo Ashish Kumar Srivastav (n.d), RRTD được phân loại như Sơ đồ 1.1:
• Rủi ro vỡ nợ: Là khi bên vay không thể trả đủ nợ gốc và lãi suất cho khoản vay hoặc các công cụ nợ khác. Vỡ nợ xảy ra do khả năng trả nợ tín dụng của cá nhân giảm sút hoặc do những xáo trộn bên ngoài như thay đổi điều kiện thị trường hoặc kinh tế biến động.
• Rủi ro tập trung: Xảy ra khi các NHTM có thể tập trung vào một lĩnh vực hoặc một nhóm người đi vay. Do đó, việc tập trung danh mục đầu tư là rất rủi ro vì nếu có bất kỳ điều kiện bất lợi nào trong lĩnh vực, khu vực đó hoặc cá nhân người đi vay, khoản vay có thể không thu hồi được.
• Rủi ro đối tác: Các ngân hàng thường tham gia vào các giao dịch liên quan đến các hợp đồng phái sinh hoặc bất kỳ hình thức tài trợ thương mại nào. Trong những trường hợp như vậy, các bên cũng có thể không tôn trọng hợp đồng, do thiếu trung thực, khả năng tài chính yếu, sự suy giảm tình hình kinh doanh, hay thậm chí là các hành vi gian lận hoặc gây hại của bên đối tác, từ đó không trả được nợ.
• Rủi ro chủ quyền: Một số ngân hàng mua trái phiếu chính phủ. Họ cũng có thể tiếp xúc với các chính phủ nước ngoài. Những chính phủ đó có thể không thanh toán được các nghĩa vụ nợ do bất ổn chính trị hoặc kinh tế.
3. Nguyên nhân và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng bán lẻ
Theo Ashish Kumar Srivastav (n.d), mức ảnh hưởng và nguyên nhân gây ra
RRTD như sau:
– Nguyên nhân gây ra RRTD bán lẻ tại các NHTM:
+ Tập trung tín dụng: Khi các NHTM tập trung vào một/nhóm người vay có
liên hệ với nhau hoặc một lĩnh vực/ngành sẽ gây ra sự tập trung tín dụng. Khi có yếu tố tác động đến hoạt động của một/nhóm người vay hoặc một lĩnh vực/ngành sẽ gây ra RRTD với quy mô lớn cho các NHTM.
+ Quy trình cấp tín dụng: Sự không tuân thủ hoặc tuân thủ đầy đủ sẽ gây ra RRTD cho NHTM, cụ thể:
• Đánh giá, thẩm định không đầy đủ: Để thẩm định trước cho vay, ngân hàng
cần kiểm tra chính xác các thông tin: (1) lịch sử tín dụng, (2) năng lực tài chính, (3) phương án vay, (4) điều kiện cho vay và (5) TSĐB.
• Ra quyết định chủ quan: Xảy ra khi mà lãnh đạo cấp cao được trao toàn quyền quyết định. Khi lãnh đạo được phép đưa ra các quyết định độc lập mà không cần phải có bất kỳ sự phê duyệt nào thì có thể có những trường hợp bỏ qua các đánh giá trước khi cấp tín dụng hoặc thả lỏng điều kiện cho vay,….
• Giám sát không đầy đủ: Về dài hạn, giá trị của TBĐS có thể xấu đi theo thời gian. Nếu có bất kỳ sự suy giảm nào về giá trị TSĐB, khách hàng vay cần bổ sung hoặc thay thế TSĐB theo yêu cầu. Ngoài ra, còn có các trường hợp tranh chấp TSĐB gây gia tăng RRTD. Các ngân hàng cần xác minh sự tồn tại, giá trị TSĐB và các vấn đề về pháp lý của TSĐB để tránh rủi ro.
+ Hiệu suất theo chu kỳ: Nền kinh tế mang tính chu kỳ, có thể trải qua giai
đoạn suy thoái hoặc tăng trưởng. Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, có thể đánh giá người đi vay uy tín và tài chính tốt. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đi xuống, khách hàng có thể suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập, gây RRTD cho NHTM.
– Ảnh hưởng của rủi ro TDBL đối với các NHTM:
+ Dự phòng rủi ro cho vay tăng: Khi cho vay, các NHTM phải trích lập quỹ dự phòng khả năng vỡ nợ từ người đi vay. Nếu xảy ra tình trạng vỡ nợ nghiêm trọng, khoản dự phòng này sẽ tăng lên và sẽ làm giảm lợi nhuận của các NHTM.
+ Tổn thất tài chính: Việc vỡ nợ sẽ dẫn đến thua lỗ vì các ngân hàng không nhận được số tiền đáng lẽ phải nhận được.
+ Căng thẳng về tính thanh khoản: Khi nhiều khách hàng mất khả năng trả nợ sẽ dẫn đến việc NHTM bị giảm nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn và có thể gây ra khủng hoảng thanh khoản.
+ Thiệt hại về uy tín: Việc vỡ nợ nặng nề chắc chắn sẽ dẫn đến mất uy tín ngân hàng, bởi vì khách hàng sẽ cảm thấy rằng các nhà lãnh đạo ngân hàng không đủ năng lực để xử lý công việc kinh doanh.
+ Chi phí đi vay cao: RRTD cao sẽ dẫn đến chi phí đi vay từ thị trường liên
ngân hàng của các NHTM cao hơn do họ sẽ phải đối mặt với thời hạn vay chặt chẽ hơn để bù đắp rủi ro.
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Mô hình hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Mô hình hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần thêm bài […]
Bình chọn Khái niệm về hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương cho các bạn […]
Bình chọn Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số Nếu các […]