Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hoá
Bài viết Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hoá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Bài viết Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.
Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa gồm nhiều bước có quan hệ chặt chẽ với nhau, bước trước là cơ sở, tiền đề để thực hiện được bước sau. Tranh chấp giữa hai bên thường xảy ra trong tổ chức thực hiện hợp đồng là do lỗi yếu kém ở một khâu nào đó. Để quy trình xuất khẩu được tiến hành thuận lợi thì làm tốt công việc ở tất cả các bước là rất cần thiết.
Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn và thuận lợi đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tiến hành theo 4 bước của quy trình xuất khẩu chung như hình 1.2 trên đây.
Nội dung chính
1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài
Nghiên cứu thị trường nhằm nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết các qui luật vận động của thị trường để kịp thời đưa ra quyết định. Vì thế nó có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển và nâng cao hiệu suất các quan hệ kinh tế, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Theo Phạm Duy Liên (2012, tr.177 & 178), khi nghiên cứu thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào các vấn đề sau đây:
– Nghiên cứu quan hệ cung cầu và dung lượng thị trường để xác định được khối lượng hàng hóa mình có thể bán được trên thị trường đang quan tâm;
– Điều kiện chính trị, kinh tế, thương mại của thị trường để xác định chiến lược kinh doanh lâu dài;
– Nghiên cứu hệ thống luật pháp và các chính sách buôn bán có liên quan;
– Nghiên cứu điều kiện tự nhiên: cảng khẩu, đường xá;
– Nghiên cứu tập quán tiêu dùng của người dân tại các khu vực thị trường mà mình quan tâm;
– Các nội dung khác mà doanh nghiệp không thể bỏ qua như điều kiện tiền tệ, kênh tiêu thụ hàng hóa…
Nắm vững những vấn đề trên cho phép doanh nghiệp xác định được thị trường, thời cơ bán hàng, phương thức mua bán và điều kiện giao dịch. Tuy nhiên, sự thành bại của một nghiệp vụ còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố khách hàng. Lựa chọn được bạn hàng tin cậy, hàng hóa sẽ được tiêu thụ với các điều kiện có lợi, vốn thu hồi nhanh và hạn chế được tranh chấp phát sinh. Do đó doanh nghiệp còn cần phải quan tâm nghiên cứu lựa chọn đối tác, cụ thể là những vấn đề sau:
– Hình thức tổ chức của đối tác (Hội buôn, Công ty trách nhiệm vụ hạn, trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần). Điều này sẽ quyết định ai sẽ chịu trách nhiệm về các hợp đồng mua bán. Trách nhiệm của các thành viên tham gia sẽ được quy định cụ thể trong luật của các quốc gia có liên quan;
– Khả năng tài chính (lỗ, lãi…);
– Uy tín của đối tác;
– Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của đối tác;
– Thiện chí của đối tác.
Ngoài ra, khi nghiên cứu về thị trường nước ngoài, doanh nghiệp còn phải cân nhắc đánh giá và đưa ra quyết định nên xuất khẩu mặt hàng nào, dung lượng thị trường hàng hoá là bao nhiêu, phương thức giao dịch như thế nào, sự biến động hàng hoá trên thị trường ra sao, từ đó đưa ra được chiến lược kinh doanh hợp lý để đạt được mục tiêu đề ra.
Để có thông tin về các vấn đề trên, các doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp nghiên cứu sau: qua báo chí, các loại ấn phẩm, qua điều tra tại chỗ, qua dịch vụ điều tra của các công ty tín dụng, qua mua bán thử…
2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu
Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài, bước tiếp theo đơn vị kinh doanh xuất khẩu lập phương án kinh doanh. Phương án này là bản kế hoạch hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu gồm các bước sau:
• Bước 1: Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tạo nguồn hàng là việc tổ chức hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp sản xuất cần phải trang bị máy móc, nhà xưởng nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu. Kế hoạch tổ chức sản xuất phải lập chi tiết, hoạch toán chi phí cụ thể cho từng đối tượng. Nhân công cũng là một vấn đề quan trọng. Số lượng công nhân, trình độ và chi phí cho công nhân là những nhân tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm.
• Bước 2: Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu và hình thức xuất khẩu
Từ danh mục sản phẩm của mình, công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu công ty có khả năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định và tận dụng thời cơ: khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu… Khi đã quyết định thâm nhập thị trường nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu phải cân nhắc làm thế nào và từ đó đưa ra hình thức xuất khẩu phù hợp. Như đã phân tích ở phần trên, có rất nhiều hình thức doanh nghiệp có thể lựa chọn như xuất khẩu trực tiếp hoặc thông qua một bên trung gian. Điều này phụ thuộc lớn vào đặc tính của sản phẩm xuất khẩu và các yếu tố khác như quy mô doanh nghiệp cũng như độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
• Bước 3: Đề ra mục tiêu kinh doanh
Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài, khả năng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau.
Giai đoạn 1: Bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần.
Giai đoạn 2: Nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận. Mục tiêu này phải dựa vào tình hình thực tế, ngoài ra còn cần phù hợp với khả năng của công ty.
• Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện
Giải pháp thực hiện là công cụ giúp doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất và có lợi nhất.
• Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh
Công đoạn cuối cùng là đánh giá hiệu quả sau thương vụ kinh doanh, việc này giúp công ty xem xét lại những khâu đã làm tốt, những khâu còn yếu kém, từ đó giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu.
Ngoài sử dụng các chỉ tiêu về chi phí và doanh thu, doanh nghiệp thường đánh giá hiệu quả kinh doanh theo 2 chỉ tiêu dưới đây:
*) Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu:
TS¬¬¬xk = TNxk/ CPxk
Trong đó: TNxk: Số tiền thu được khi xuất khẩu hàng hóa
CPxk: Số tiền bỏ ra để xuất khẩu hàng hóa
Chỉ số này cho biết với 1 đồng nội tệ bỏ ra cho xuất khẩu, công ty sẽ thu về bao nhiều đồng ngoại tệ. Từ công thức trên, ta có thể tìm cách tăng tỷ suất ngoại tệ là tăng giá bán trên thị trường nước ngoài hoặc hạ chi phí huy động hàng xuất khẩu.
*) Tỷ suất lợi nhuận:
Rb = (B + A)/ S * 100%
Trong đó: B: Lãi suất / A: Khấu hao / S: Tổng số tiền bỏ ra kinh doanh
3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng
• Bước 1: Chuẩn bị cho đàm phán:
Chúng ta đã biết rằng đàm phám thực chất là việc trao đổi vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, đòi hỏi người đàm phán phải sử dụng các kĩ năng trong giao dịch nhằm thuyết phục đi đến việc chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra. Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng góp một vai trò quan trọng, bao gồm các bước như: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị dữ liệu thông tin, chuẩn bị nhân sự đàm phán và chương trình đàm phán.
Để đàm phán tốt cần phải chuẩn bị những thông tin về thị trường, kinh tế, văn hoá, chính trị, pháp luật của các nước, hay như thông tin về đối tác. Các cán bộ nghiệp vụ cần phải là những người nắm bắt thông tin về hàng hoá, thị trường, khách hàng, chính trị, xã hội… chính xác và nhanh nhất; điều này sẽ giúp cho cuộc đàm phán ký kết hợp đồng đạt hiệu quả tốt.
• Bước 2: Giao dịch đàm phán ký kết:
Trước khi ký kết mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải trải qua quá trình giao dịch thương lượng bao gồm các công việc sau:
– Chào hàng: là đề nghị của người xuất khẩu gửi cho đối tác biểu thị mong muốn cung cấp một số mặt hàng cụ thể với số lượng, giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng nhất định.
– Hoàn giá: khi nhận được thư chào hàng của người bán, nếu người mua không chấp nhận điều kiện trong thư mà đưa ra đề nghị mới thì đây gọi là hoàn giá.
– Chấp nhận: là đồng ý hoàn toàn tất cả các điều kiện trong thư chào hàng.
– Xác nhận: hai bên mua bán thống nhất với nhau về điều kiện đã giao dịch.
Hiện nay có 2 phương thức giao dịch. Một là giao dịch trực tiếp khi mà người mua và người bán thoả thuận bàn bạc trực tiếp. Hai là giao dịch gián tiếp khi thông qua các tổ chức trung gian. Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà doanh nghịêp sẽ lựa chọn phương thức phù hợp. Nhưng trong thực tế, giao dịch trực tiếp được áp dụng rộng rãi hiện nay bởi nó giảm được các chi phí trung gian; dễ dàng đi đến thống nhất giữa 2 bên; có điều kiện tiếp xúc với thị trường, khách hàng; đồng thời chủ động trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
• Bước 3: Ký kết hợp đồng:
Việc ký kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng có được tiến hành hay không phụ thuộc vào các điều khoản mà 2 bên đã cam kết trong hợp đồng. Ký kết một hợp đồng kinh tế phải căn cứ vào các định hướng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước; cũng như nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng…
Thông thường, hợp đồng hàng hoá bao gồm những nội dung sau:
1) Số hợp đồng;
2) Ngày, tháng, năm và nơi ký kết hợp đồng;
3) Tên và địa chỉ các bên ký kết;
4) Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng:
– Điều 1: tên hàng, phẩm chất, qui cách, số lượng, bao bì, ký mã hiệu;
– Điều 2: giá cả;
– Điều 3: thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng;
– Điều 4: điều kiện kiểm tra hàng hoá;
– Điều 5: điều kiện thanh toán trả tiền;
– Điều 6: điều kiện khiếu nại;
– Điều 7: điều kiện bất khả kháng;
– Điều 8: điều khoản trọng tài.
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Thông thường việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu được tiến hành theo 10 bước như trong hình 1.3 dưới đây. Đây là sơ đồ chung để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên trên thực tế thì tùy theo thỏa thuận giữa các bên mà có thể bỏ qua một số bước hoặc các bước có thể không theo một trình tự nhất định.
• Bước 1: Chuẩn bị hàng xuất khẩu:
Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, đầu tiên doanh nghiệp phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký. Trong một số trường hợp, do số lượng lớn nên doanh nghiệp phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều nguồn hàng cho lô hàng xuất khẩu. Cơ sở pháp lý để làm việc đó là ký kết hợp đồng kinh tế giữa nhà xuất khẩu với các nguồn hàng.
Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng,… nhằm thực hiện theo đúng thời hạn hợp đồng xuất khẩu hàng hoá đã ký kết.
• Bước 2: Thông báo giao hàng, kiểm tra L/C (nếu cần):
Theo các điều kiện thương mại quốc tế (FOB, CIF, CFR…) trước khi giao hàng, người bán phải thông báo cho người mua biết. Nội dung, thời gian, cách thức thông báo được các bên quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Thông báo có thể thực hiện bằng điện báo, bằng thư hoặc các công cụ khác. Nội dung thông báo thường bao gồm: tên hàng, số lượng, số lượng kiện, thời gian địa điểm dự kiến giao hàng.
Nhận được thông báo, nếu thanh toán theo hình thức thư tín dụng (Letter of credit – L/C), người mua sẽ làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người thụ hưởng là bên bán. Khi nhận được L/C, người bán phải kiểm tra thật cẩn thận trước khi giao hàng dựa trên cơ sở nội dung các quy định trong hợp đồng giữa 2 bên, cũng như Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (UCP 600). Nếu L/C không phù hợp, người xuất khẩu phải thông báo cho người nhập khẩu để họ làm đơn xin ngân hàng điều chỉnh, sửa đổi L/C. Người xuất khẩu phải kiểm tra lại kỹ càng cho tới khi quyền lợi của mình được đảm bảo mới giao hàng.
• Bước 3: Kiểm tra chất lượng hàng hoá:
Trước khi giao hàng, nhà xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng về phẩm chất, trọng lượng, bao bì… Nhờ có công tác này mà quyền lợi khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu và phân định trách nhiệm của các bên. Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ngay tại cửa khẩu hoặc một địa điểm do 2 bên thỏa thuận, do khách hàng trực tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của 2 bên.
• Bước 4: Kiểm dịch động thực vật:
Xuất khẩu hàng hóa không có bệnh dịch là một trong những cam kết của chính phủ các nước, vì vậy tất cả các hàng hóa có nguồn gốc động thực vật khi xuất khẩu đều phải xin kiểm dịch tại cơ quan có thẩm quyền. Thông thường thủ tục xin kiểm dịch hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam gồm có: Hồ sơ gồm đơn xin kiểm tra vệ sinh và giấy chứng nhận vệ sinh của cơ sở, sau đó doanh nghiệp xuất trình hàng hóa để kiểm tra và trả lệ phí kiểm tra.
• Bước 5: Xin phép xuất khẩu hàng hóa:
Theo quy định của chính phủ của từng quốc gia về danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu và xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp sẽ phải căn cứ vào loại hình sản phẩm xuất khẩu của mình để làm các thủ tục cần thiết xin phép các Bộ, cơ quan chuyên ngành nếu cần.
• Bước 6: Làm thủ tục hải quan:
Đây là quy định bắt buộc đối với bất kì loại hàng hoá nào, nhiệm vụ này sẽ do nhà xuất khẩu thực hiện trừ trường hợp xuất theo điều kiện EXW (Exwork – Giao tại xưởng). Thông thường, thủ tục hải quan gồm 3 bước dưới đây:
– Khai báo hải quan: chủ hàng có trách nhiệm kê khai chi tiết đầy đủ về hàng hoá một cách trung thực và chính xác lên một tờ khai để hải quan kiểm tra. Tờ khai được xuất trình cùng một số giấy tờ khác như: hợp đồng xuất khẩu, hoá đơn.
– Nộp thuế và lệ phí hải quan: Nộp thuế chỉ áp dụng với một số mặt hàng, chủ yếu là thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu theo luật. Nộp lệ phí do cơ quan hải quan thu theo các hóa đơn.
– Xuất trình hàng hoá: hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát.
– Thực hiện các quyết định của hải quan: đây là công việc cuối cùng trong quá trình hoàn tất thủ tục hải quan.
• Bước 7: Giao nhận hàng hóa:
Theo điều khoản cụ thể trong hợp đồng, khi đến thời gian và địa điểm đã thỏa thuận, doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục để giao nhận hàng. Hiện nay, phần lớn hàng hoá xuất khẩu được vận chuyển theo 3 phương thức: bằng đường biển, bằng đường hàng không và bằng đường sắt.
Nếu hàng được giao bằng đường biển, chủ hàng phải lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho nhà vận tải và đổi lấy sơ đồ xếp hàng. Sau đó trao đổi với cơ quan điều độ của cảng để biết ngày tàu đến và bốc hàng lên tàu. Sau khi đã bốc hàng lên tàu, nhận biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển có chức năng chứng nhận gửi hàng và hợp đồng vận chuyển.
Nếu hàng được gửi qua đường hàng không, người xuất khẩu có thể chọn một trong hai cách: giao cho người giao nhận hoặc giao trực tiếp cho bên hàng không, sau đó lấy vận đơn hàng không làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
Nếu hàng chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng hàng hoá. Sau khi bốc xếp hàng, chủ hàng làm các chứng từ vận tải, nhận vận đơn đường sắt.
• Bước 8: Thanh toán tiền hàng:
Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay có 3 phương thức sau được sử dụng rộng rãi là:
– Thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of credit – L/C): Nếu hợp đồng quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng, doanh nghiệp xuất khẩu phải đôn đốc người mua phía nước ngoài mở L/C đúng hạn đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó. Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ chính xác và phù hợp với L/C về nội dung lẫn hình thức.
– Thanh toán bằng phương thức nhờ thu: Sau khi giao hàng, doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc đòi tiền đối tác.
– Thanh toán bằng chuyển tiền (Telegraphic Transfer – T/T): Có 2 trường hợp chuyển tiền là bên mua chuyển tiền trước khi giao hàng hoặc bên bán giao hàng trước và cho phép người mua chuyển tiền sau. Vì phương thức này khá rủi ro nên các bên cần cân nhắc và đàm phán kỹ trước khi quyết định thời điểm chuyển tiền.
• Bước 9: Xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Theo Phạm Duy Liên (2012, tr.209), giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – C/O) là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu cung cấp nhằm chứng minh nguồn gốc của hàng hóa phục vụ cho việc áp dụng các chế độ ưu đãi tại nước nhập khẩu. Tùy theo các loại thuế quan ưu đãi và thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ sử dụng các biểu mẫu thích hợp. Ví dụ như form A dùng cho chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập do các nước phát triển dành cho các nước chậm phát triển và đang phát triển được hưởng; form B dùng cho hàng xuất khẩu sang các nước không cho hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập; form D dùng cho xuất khẩu sang các nước thành viên khối ASEAN; form S dùng cho xuất khẩu sang Lào…
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ thông thường bao gồm: Đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hóa đơn thương mại và vận đơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể được yêu cầu thêm về hợp đồng mua bán ngoại thương, tờ khai hải quan về nguyên vật liệu nhập khẩu…
• Bước 10: Giải quyết tranh chấp phát sinh:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khách hàng có sự vi phạm thì doanh nghiệp có thể khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó; trong trường hợp cần thiết có thể kiện ra toà án, việc tiến hành khiếu kiện phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời…dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo.
Trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu bị khiếu nại thì cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khẩn trương kịp thời và có tình có lý. Nếu khiếu nại là có cơ sở, doanh nghiệp có thể giải quyết bằng một trong các cách sau:
– Nếu giao hàng thiếu thì có thể giao bù ở lô sau;
– Đền tiền, đổi hàng khi hàng hoá bị hỏng, hoặc sửa chữa hàng hoá với chi phí doanh nghiệp phải chịu;
– Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá được giao vào thời gian sau đó.
Bài viết Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hoá được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ hỗ trợ luận văn của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự […]
Bình chọn Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các nhân tố […]
Bình chọn Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Hiệu quả sử […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về ODA. Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị […]
Bình chọn Vai trò của du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Vai trò của du lịch quốc tế . Nếu […]
Bình chọn Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái […]