x
Trang chủ » Nội dung cơ bản quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại

Nội dung cơ bản quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại

Bình chọn

Nội dung cơ bản quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Nội dung cơ bản quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch. vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Nội dung cơ bản quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nội dung cơ bản quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại

1. Quyền tự do thành lập ngân hàng thương mại

Quyền tự do thành lập NHTM là quyền của các CTKD. Tuy nhiên, việc thành lập NHTM có nhiều tác động đối với xã hội. Vì thế, khi thành lập NHTM phải được thực hiện trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Nội dung của quyền tự do thành lập NHTM bao gồm các tiêu chí sau:

Một là, tiêu chí về năng lực tài chính phù hợp của NHTM được thành lập. Các CTKD muốn xin cấp phép thành lập NHTM phải có đủ vốn pháp định để đảm bảo năng lực HĐKD ngân hàng một cách an toàn và hiệu quả. Trong kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn không những dùng cho HĐKD, vận hành bộ máy, đảm bảo tính ổn định mà nó còn là thước đo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Vì thế, tiêu chí về năng lực tài chính là cơ sở để NHTM sau khi được thành lập đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình khi đi vào HĐKD.

Hai là, tiêu chí về năng lực tài chính phù hợp của chủ thể xin cấp phép thành lập NHTM. HĐKD của NHTM ẩn chứa nhiều rủi ro, do vậy, chủ sở hữu sáng lập ngân hàng phải có uy tín cao, năng lực tài chính phù hợp.

Ba là, tiêu chí về trình độ, năng lực và uy tín của đội ngũ lãnh đạo, điều hành và kiểm soát viên. NHTM phải có ban lãnh đạo, ban điều hành và ban kiểm soát có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ chuyên môn phù hợp, có uy tín về năng lực tài chính, về kinh nghiệm quản lý, điều hành hoạt động của NHTM. Tiêu chí này giúp đảm bảo NHTM được lãnh đạo, điều hành một cách an toàn, hiệu quả.

Bốn là, tiêu chí về sự phù hợp của điều lệ của NHTM với các quy định pháp luật. Điều lệ là sự thỏa thuận giữa các chủ thể xin cấp phép thành lập NHTM và giữa các chủ sở hữu NHTM với nhau, được soạn thảo trên cơ sở khuôn mẫu chung của pháp luật, các quy định về hoạt động của NHTM. Khi phát sinh tranh chấp, điều lệ là căn cứ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất được đưa ra để GQTC. Do đó, sự phù hợp của điều lệ với pháp luật rất quan trọng đảm bảo HĐKD của NHTM uy tín và tuân thủ pháp luật.

Năm là, tiêu chí về sự khả thi của đề án thành lập, phương án kinh doanh của NHTM được thành lập. Để đáp ứng tiêu chí này, NHTM cần phải xác định đề án thành lập, phương án kinh doanh cụ thể, xác định hiệu quả và những lợi ích kinh tế có thể mang lại cho chính mình và xã hội, từ đó đảm bảo NHTM ra đời và HĐKD hiệu quả.

Với HĐKD đặc thù là hoạt động ngân hàng – HĐKD chứa đựng nhiều rủi ro và có ảnh hưởng mang tính dây chuyền, NHTM cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về năng lực để được phép thành lập, đi vào hoạt động và đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh. Mặc dù, Luật Doanh nghiệp đã ghi nhận “tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam”22 nhưng đối với lĩnh vực ngân hàng thì quyền tự do thành lập NHTM còn rất nhiều hạn chế bởi do đặc trưng của hoạt động ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng.

2. Quyền tự do lựa chọn đối tác của ngân hàng thương mại

Quyền tự do lựa chọn đối tác có vai trò quan trọng đối với các CTKD. Về nguyên tắc, các doanh nghiệp có quyền lựa chọn khách hàng, bạn hàng, các đối tác để giao kết hợp đồng. Trong kinh doanh tiền tệ, NHTM có rất nhiều đối tác: doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; đơn vị kinh doanh: CTCP, công ty TNHH, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan Nhà nước, hợp tác xã và cơ quan, đơn vị trực thuộc các tổ chức trên… Do đó, việc lựa chọn đối tác rất có ý nghĩa đối với HĐKD của NHTM, NHTM cần có được sự tự chủ cần thiết để chủ động đưa ra các quyết định hợp lý. Quyền tự do lựa chọn đối tác của NHTM được thể hiện chủ yếu:

Quyền tự do lựa chọn đối tác huy động vốn: Vốn là vấn đề rất quan trọng đối với NHTM, trong khi vốn điều lệ là một phần rất nhỏ trong số vốn kinh doanh của NHTM. Vì vậy, huy động vốn là mảng kinh doanh quyết định sống còn của NHTM. Bản chất của việc huy động vốn là NHTM sẽ đi vay vốn từ các đối tác khác nhau trong xã hội bằng nhiều hình thức như nguồn tiền gửi, tiền vay, trái phiếu… Các NHTM phải trả lãi cho khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân gửi vào và để thu hút người gửi tiền, NHTM đưa ra nhiều phương án như cạnh tranh lãi suất, sử dụng các hình thức khuyến mại, tặng quà, các đợt bóc thăm trúng thưởng… Dưới góc độ này, NHTM là những chủ thể bỏ chi phí ra để được sử dụng vốn của các chủ thể khác. Do đó, NHTM đương nhiên có quyền chọn khách hàng làm sao cho giảm thiểu được nhiều chi phí sử dụng nhất. NHTM có quyền tự do lựa chọn đối tác, cách thức huy động vốn theo quy định pháp luật miễn là đảm bảo an toàn cho NHTM.

Quyền tự do lựa chọn đối tác cấp tín dụng: Ở góc độ này, NHTM là chủ thể cho vay vốn, đồng nghĩa với việc chuyển tài sản của mình cho người khác và chấp nhận việc có thể không hoàn trả lại được. Chính vì vậy, NHTM cần phải thận trọng xem xét uy tín và năng lực trả nợ của khách hàng để đưa ra các quyết định cấp tín dụng phù hợp. Như vậy, NHTM có quyền tự do lựa chọn phương án kinh doanh gồm tín dụng và đầu tư. Trong đó tín dụng là hoạt động chính của NHTM, là cơ sở để tạo thu nhập, góp phần phát triển ngân hàng và cũng là hoạt động rủi ro nhất. Việc cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vay để tài trợ dự án, cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng… là quyền của NHTM; mặc dù vay vốn ngân hàng là do nhu cầu của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tuy nhiên trong thực tế thì quyền cho vay là của ngân hàng; dựa vào đánh giá của ngân hàng về uy tín, tài sản của đối tác vay mà ngân hàng đưa ra quyết định cho vay của mình.

Ngoài ra, NHTM còn được tự do lựa chọn các đối tác khác trong việc quản trị chiến lược kinh doanh, đổi mới công nghệ, phát triển hình ảnh thương hiệu, mô hình quản trị rủi ro (QTRR)…

3. Quyền tự do hợp đồng của ngân hàng thương mại

Quyền tự do hợp đồng là bộ phận quan trọng cấu thành nội dung QTDKD của NHTM. Nội dung của quyền tự do hợp đồng được pháp luật bảo đảm thể hiện ở việc các NHTM được: “Quyền tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng”; “Quyền tự do xác định đối tượng hợp đồng”; “Quyền tự do thỏa thuận những nội dung giao kết của hợp đồng”; “Quyền tự do thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện”; “Quyền tự do thỏa thuận các điều kiện để thực hiện hợp đồng”; “Quyền tự do xác định các biện pháp trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng”; “Quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng”… Tuy nhiên, quyền tự do hợp đồng của NHTM không mang tính tuyệt đối, mà nó luôn có giới hạn, vì vậy, pháp luật quy định các giới hạn của quyền tự do hợp đồng của NHTM.

Trong HĐKD hàng ngày, NHTM thường phải tiến hành giao dịch hàng trăm hàng nghìn khách hàng khác nhau, nên việc thỏa thuận nội dung cho từng hợp đồng là điều không thể. Cụ thể trong hoạt động tín dụng, NHTM với vai trò là kênh trung gian thu hút vốn từ mọi nguồn bên ngoài và sử dụng vốn đó để cho các chủ thể cần vốn vay. Với tính chất như vậy, NHTM sẽ chủ động quyết định các nội dung để đưa vào từng hợp đồng sao cho phù hợp. Khi khách hàng thấy các nội dung đó phù hợp với mình thì sẽ tìm đến NHTM để thực hiện việc giao kết hợp đồng. Do đó, một HĐTD có nội dung càng có lợi cho khách hàng thì khả năng thu hút khách hàng là càng cao.

Đối với hoạt động NHTM, quyền tự do hợp đồng của NHTM được thể hiện rõ nét ở chỗ hợp đồng phải là kết quả của tự do thỏa thuận giữa NHTM và đối tác. Mặt khác khi thỏa thuận và ký kết xong các nội dung hợp pháp của hợp đồng thì các bên phải tôn trọng, thực hiện và chịu trách nhiệm về các thỏa thuận của mình. Hoạt động ngân hàng là vấn đề quan trọng, nhạy cảm, có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nên việc tự do hợp đồng bắt buộc phải tuân theo các quy định cụ thể của pháp luật hiện hành và điều đó làm nên giới hạn của QTDKD của NHTM.

4. Quyền tự do lựa chọn các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng tín dụng

Theo nghĩa rộng, bảo đảm trong HĐTD (gọi tắt là “bảo đảm tín dụng”) là việc lập ra các điều kiện để đánh giá năng lực trả nợ đúng hạn của người đi vay. Bảo đảm tín dụng không chỉ là cho vay phải bảo đảm bằng tài sản (biện pháp thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh) mà còn có nghĩa là đánh giá các dự án khả thi và đặc biệt là có khả năng hoàn vốn cho ngân hàng. Việc này là biện pháp tích cực, đảm bảo rủi ro, mang tính dự phòng rủi ro, vì thế cần được ưu tiên áp dụng. Như vậy, có thể hiểu rằng: “Bảo đảm tín dụng là hàng loạt các giải pháp nhằm mục đích buộc người vay vốn phải thanh toán đầy đủ gốc lãi và đúng hạn cho ngân hàng phát vay”.

Theo nghĩa hẹp, bảo đảm tín dụng là những biện pháp để bảo đảm việc thu hồi vốn vay như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản hiện hữu của chính khách hàng vay hoặc bên thứ ba. Hay nói cách khác, để bảo đảm việc thu hồi vốn vay và dự phòng khi khách hàng không trả nợ vay thì bảo đảm tín dụng được xem như là sự cam kết của người đi vay đối với người cho vay dựa trên các quy định của Nhà nước.23 Từ các định nghĩa trên, tác giả định nghĩa: “BPBĐ trong HĐTD (hay còn gọi là biện pháp bảo đảm tiền vay) là những biện pháp mà các TCTD áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của mình, đặc biệt là bảo đảm cho việc thanh toán đầy đủ gốc lãi và đúng hạn cho TCTD đó”.

Các BPBĐ trong BLDS được ngân hàng lựa chọn gồm: “cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản”.24 Trong đó, các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, tín chấp là các BPBĐ được NHTM sử dụng là chủ yếu. Thông thường biện pháp bảo lãnh, tín chấp cũng ít được sử dụng hơn. BPBĐ được NHTM sử dụng thường xuyên là cầm cố, thế chấp, đây là hai BPBĐ an toàn nhất và phù hợp với nhu cầu các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.25

Trên thực tế, bảo đảm tín dụng không phải là một bảo đảm chắc chắn để NHTM thu hồi vốn vay. Nó chỉ là một biện pháp để phòng ngừa và có thể khắc phục rủi ro hoặc một phần rủi ro. Theo tác giả, biện pháp hàng đầu về bảo đảm tín dụng là NHTM chủ động tìm kiếm các khách hàng có phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay để nâng cao độ an toàn trong hoạt động tín dụng của mình. Như vậy, pháp luật đã ghi nhận NHTM được lựa chọn và tự chủ quyết định các BPBĐ trong HĐTD của mình.

5. Quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của ngân hàng thương mại

Xuất phát từ yêu cầu khách quan trong kinh doanh, các chủ thể khi phát sinh tranh chấp kinh tế nói chung luôn muốn đạt được sự nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm và bảo đảm bí mật. Nhà nước đã thừa nhận và cho phép CTKD được tự do định đoạt để lựa chọn phương thức GQTC khi tranh chấp xảy ra. Các tranh chấp hợp đồng thường xuyên xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm: tranh chấp về hợp đồng thế chấp cầm cố và bảo lãnh bằng tài sản giữa ngân hàng và bên đi vay, bên có tài sản, HĐTD; tranh chấp về tiền gửi tại ngân hàng, TCTD; tranh chấp về bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay bảo lãnh thanh toán; tranh chấp về tài trợ thương mại và các tranh chấp khác.

Để GQTC của NHTM, có nhiều cách thức khác nhau trên tinh thần đảm bảo tối đa quyền lựa chọn cho các bên tranh chấp. Hình thức GQTC chủ yếu được áp dụng tại Việt Nam bao gồm: thương lượng; hòa giải; Trọng tài và Tòa án. Như vậy, NHTM có 4 phương thức GQTC của có thể áp dụng. Việc này tạo điều kiện cho NHTM được lựa chọn theo nguyện vọng, ý chí của mình. Tuy nhiên, trong thực tế khi giao kết HĐTD, lựa chọn phương thức GQTC nào là do NHTM lựa chọn, hai bên sẽ thỏa thuận và ghi nhận các biện pháp GQTC trong HĐTD khi giao kết hợp đồng.

6. Quyền tự do tổ chức lại, giải thể ngân hàng thương mại

Kể từ năm 2011, nền kinh tế trong nước bắt đầu tăng trưởng chậm lại cùng với nhiều rủi ro ngân hàng trước đó bắt đầu có tác động xấu đến kinh tế vĩ mô.26 Nhiều NHTM có thanh khoản thấp, nợ xấu gia tăng đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Do đó, việc tổ chức lại NHTM là yêu cầu cấp thiết đặt ra từ giai đoạn này. Theo đó, pháp luật cho phép: “Tổ chức tín dụng được tổ chức lại dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản”.27 NHTM có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của ngân hàng hiện có để thành lập hai hoặc nhiều ngân hàng mới. NHTM có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của ngân hàng hiện có để thành lập một hoặc một số ngân hàng mà không chấm dứt tồn tại của ngân hàng bị tách. “Hợp nhất tổ chức tín dụng là việc hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để hình thành một tổ chức tín dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất”.28 “Sáp nhập tổ chức tín dụng là việc một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập”.29 Chuyển đổi hình thức pháp lý của NHTM bao gồm: “Ngân hàng thương mại, công ty tài chính chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại; Ngân hàng thương mại, công ty tài chính chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại”.30

Giải thể TCTD là việc TCTD tiến hành các thủ tục pháp lý về giải thể, nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của TCTD. Việc giải thể có thể do TCTD tự nguyện xin giải thể hoặc rơi vào trường hợp bắt buộc giải thể. Như vậy, NHTM có thể tự nguyện xin giải thể khi thỏa mãn điều kiện là có khả năng thanh toán hết nợ và phải được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Khi tiến hành giải thể, NHTM phải tiến hành thanh lý tài sản dưới sự giám sát của NHNN và theo trình tự, thủ tục thanh lý tài sản do NHNN quy định. Trong quá trình thanh lý, nếu phát hiện NHTM không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, NHNN ra quyết định chấm dứt thanh lý và yêu cầu NHTM nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản NHTM.

Bài viết Nội dung cơ bản quyền tự do kinh doanh của ngân hàng thương mại được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Quản trị chuỗi cung ứng

Bình chọn Quản trị chuỗi cung ứng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quản trị chuỗi cung ứng Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa […]

Luận văn Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng. Trường hợp nghiên cứu: Công ty Frieslandcampina Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng. Trường hợp nghiên cứu: Công ty Frieslandcampina Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Luận văn Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ của hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ của hệ thống siêu thị Saigon Co.op cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học […]

Luận văn Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp về dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Chi cục thuế quận 10 thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp về dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Chi cục thuế quận 10 thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang […]

Luận văn Sự tác động của các yếu tố dịch vụ đến sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Sự tác động của các yếu tố dịch vụ đến sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

Luận văn Xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ […]

Bài viết liên quan
Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status