x
Trang chủ » Nội dung chính của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại

Nội dung chính của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại

Bình chọn

Nội dung chính của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Nội dung chính của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê  luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Hiệp định thuận lợi hóa thương mại
Hiệp định thuận lợi hóa thương mại
==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế – Bảng giá 2023

Sau gần 10 năm đàm phán và 4 năm phê chuẩn, Hiệp định thuận lợi hóa thương mại TFA đã chính thức có hiệu lực và mang tính chất ràng buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên. Hiệp định đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng và toàn diện dựa trên các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho việc thực thi được dễ dàng và thống nhất. Hiệp định TFA bao gồm 24 điều, chia thành 3 phần chính:

Phần I: Gồm 12 điều khoản, quy định về các biện pháp kỹ thuật liên quan đến tính minh bạch và việc công bố rộng rãi thông tin, quản lý quy định pháp lý liên quan đến thương mại, thông quan hải quan và quá cảnh thương mại.

Phần II: Gồm 10 điều khoản quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các quốc gia thành viên đang phát triển và kém phát triển.

Phần III: Gồm 2 điều khoản về thỏa thuận thể chế và điều khoản cuối cùng.

Có thể tóm tắt nội dung cụ thể các phần như sau:

Phần I

Những vấn đề liên quan đến thông tin được đề cập đến trong Hiệp định bao gồm:

Công bố thông tin: khoản 1, điều 1 của Hiệp định quy định thông tin phải được công bố công khai và để chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan dễ dàng thu thập. Những thông tin bao gồm: (a) thủ tục xuất nhập khẩu và quá cảnh bao gồm thủ tục tại cảng, sân bay, hoặc các điểm chung chuyển khác và các chứng từ theo yêu cầu; (b) mức thuế suất của thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế phí khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, (c) các loại phí, lệ phí do chính phủ các nước quy định về hoặc liên quan tới xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh; (d) các nguyên tắc phân loại hàng hóa hoặc nhằm mục đích xác định trị giá hải quan, (e) các văn bản pháp luật, các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa, (f) quy định cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh; (g) quy định xử phạt với các hành vi phá vỡ hợp đồng, gây ảnh hưởng tới các hoạt động xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh, (h) thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện, (j) thỏa thuận hay một phần thỏa thuận với một hoặc nhiều quốc gia liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh; (j) các thủ tục, quy định liên quan tới quản lý hạn ngạch thuế quan.

Thông tin công bố trên mạng Internet: Các thành viên có trách nhiệm cập nhật những thông tin trên Internet: các quy định, thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và quá cảnh, khiếu nại hoặc khiếu kiện, các tờ khai và chứng cần thiết liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh, thông tin liên hệ của các điểm giải đáp. Đồng thời, Hiệp định cũng khuyến khích các nước thành viên cung cấp thêm các thông tin liên quan đến thương mại qua mạng Internet.

Điểm hỏi đáp công khai và cơ hội góp ý trước khi thông tin có hiệu lực: Các nước thành viên WTO phải có trách nhiệm thành lập một hoặc nhiều điểm giải đáp để trả lời những thắc mắc của chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan về những vấn đề xuất nhập khẩu, quá cảnh trong thời hạn hợp lý. Việc trả lời những thắc mắc này được khuyến khích không thu phí, nếu có phí, mức phí này phải ở mức tối thiểu nhất có thể. Các quốc gia ban hành hoặc sửa đổi luật và các quy định liên quan đến việc thông quan hàng hóa phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia đóng góp ý kiến.

Xác định trước: Xác định trước là một quyết định bằng văn bản mà quốc gia ban hành cho người nộp đơn trước khi nhập khẩu hàng hóa, bao gồm những nội dung về phân loại hàng hóa trước, xác định xuất xứ trước, xác định trị giá hàng hóa trước thay cho việc phải chờ hàng đến cảng rồi mới tiến hành khai báo và làm thủ tục hải quan thông thường. Đây cũng là một điểm mở rộng so với 3 điều V, VIII và X của GATT, nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan và đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng hóa. Các nước thành viên phải công bố công khai các quy định liên quan đến hình thức và nội dung cũng như thời hạn ban hành và thời hạn có hiệu lực của đơn đề nghị xác định trước. Trường hợp từ chối ban hành phải ngay lập tức thông báo bằng văn bản kèm theo những căn cứ, lý do từ chối.

Phí, lệ phí liên quan xuất nhập khẩu và quá cảnh: Những thông tin như loại phí và lệ phí áp dụng, lý do thu phí, các cơ quan chịu trách nhiệm, thời điểm và cách thức nộp phải được thông báo rộng rãi. Ngoài ra, những khoản phạt chỉ được áp dụng khi các bên vi phạm hợp đồng, quy định, thủ tục hải quan các nước và trên tinh thần khuyến khích các bên tự giác thực hiện đúng theo quy định.

Thủ tục khiếu nại, khiếu kiện: Các nước phải có quy định rõ ràng và phải công bố kịp thời, công khai để các bên liên quan có thể nắm bắt được. Các khiếu nại, khiếu kiện phải được giải quyết dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Trong trường hợp không được giải quyết hoặc giải quyết chưa thích đáng, người khiếu kiện có quyền khiếu kiện lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn.

Giải phóng và thông quan hàng hóa: Trước khi hàng đến, những chứng từ điện tử cần được nộp cho cơ quan hải quan. Điều 7 cũng cho phép các nước lựa chọn thanh toán điện tử với các khoản phí và lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu và quá cảnh, tiến hành thông quan và giải phóng hàng trước khi ra quyết định cuối cùng về thuế ngay khi đáp ứng các điều kiện cần thiết. Các nước thành viên cũng cần phải áp dụng hệ thống quản lý rủi ro hải quan dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử, nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình giải phóng hàng hóa có rủi ro thấp cũng như kiểm soát hàng hóa có rủi ro cao.

Các thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh: Điều 10 của Hiệp định TFA quy định các nước trong việc xem xét các thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu và quá cảnh cần phải đơn giản, nhanh chóng và tối thiểu hóa chi phí. Những bản sao bằng giấy hoặc điện tử được khuyến khích sử dụng. Hệ thống thông tin một cửa cho phép các bên nộp chứng từ, văn bản cần thiết qua một cơ quan duy nhất cần được duy trì và thúc đẩy. Hàng hóa bị từ chối nhập khẩu sẽ được cho phép tái ký gửi hoặc trả lại người xuất khẩu. Hàng hóa gia công trong nước và nước ngoài cần có quy định rõ ràng về việc miễn thuế hoặc nộp một phần thuế trước khi tiến hành xuất nhập khẩu.

 Hợp tác hải quan: Các cơ quan biên giới phải hợp tác với nhau và phối hợp chặt chẽ nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại giữa các bên (điều 8 TFA). Các cơ quan hải quan được khuyến khích trao đổi thông tin nhưng vẫn đảm bảo bảo mật thông tin quan trọng, cùng nhau nâng cao năng lực hải quan.

Nhìn chung, phần I của Hiệp định tập trung những vấn đề cơ bản, khuyến khích minh bạch hóa, đơn giản hóa thông tin, thủ tục hải quan cũng như việc giải phóng hàng hóa, từ đó tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Phần II

Phần II của Hiệp định TFA quy định rõ 40 cam kết, tức 40 khoản của 12 điều tại Phần I dựa trên cơ sở rà soát năng lực thực thi và thực tiễn quản lý được chia thành 3 nhóm cam kết A, B, C và việc thực hiện các cam kết này có sự khác biệt giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển/kém phát triển. 

Trong 3 nhóm cam kết, các cam kết nhóm A là những cam kết mà các nước thành viên đang và kém phát triển phải thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu lực, hoặc chậm nhất trong vòng 1 năm kể từ ngày có hiệu lực đối với nước kém phát triển. Các cam kết nhóm B cho phép các nước đang hoặc kém phát triển thêm một khoảng thời gian chuẩn bị thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực. Các cam kết nhóm C ngoài việc cho phép thời gian chuẩn bị còn yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực để thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực. Các nước đang và kém phát triển có thể linh hoạt chuyển đổi các cam kết từ nhóm B sang nhóm C bằng việc thông báo cho Ủy ban. Theo đó, các nước thành viên cần cung cấp thêm thông tin về việc hỗ trợ kỹ thuật cũng như nâng cao năng lực.

Đối với cam kết nhóm B, các nước đang phát triển phải thông báo những cam kết thuộc nhóm B cũng như thời hạn thực hiện những cam kết đó và không muộn hơn 1 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, các cam kết nhóm B này cần được thực hiên. Các nước kém phát triển có thời hạn 2 năm kể từ ngày thông báo để thông báo cho Ủy ban về quyết định thực hiện các cam kết nhóm B hay không cùng thời hạn thực hiện. Bên cạnh đó, những nước kém phát triển còn có thể nộp đơn gia hạn thêm thời gian thực hiện các cam dựa trên tình hình các nước.

Đối với cam kết nhóm C, các thành viên thuộc nhóm các nước đang phát triển phải thông báo tới hội đồng về những cam kết thuộc nhóm C cũng như thời hạn thực hiện những cam kết đó. Trong vòng một năm sau khi thông báo trên, các thành viên đang phát triển và thành viên tài trợ phải cung cấp thông tin về việc duy trì hoặc những nội dung cần thiết để hỗ trợ xây dựng năng lực trong việc thực hiện các cam kết nhóm C. Các nước kém phát triển cũng phải gửi thông báo cam kết nhóm C, thời hạn thực hiện cũng như tài liệu liên quan 2 năm sau ngày thông báo. Tương tự các nước đang phát triển, các nước kém phát triển và các nhà tài trợ các nước phát triển phải cung cấp thông tin chậm nhất là hai năm sau ngày thông báo. 18 tháng tiếp theo, nước được tài trợ và nước tài trợ phải thông báo về tiến trình cung cấp tài trợ cũng như thời hạn chính thức cho việc thực hiện. Tuy nhiên, các thời hạn trên có thể được kéo dài nếu các nước kém phát triển đưa ra được lý do hợp lý.

Để hỗ trợ xây dựng năng lực thực thi hiệp định, các nguyên tắc cần phải chú ý là: (a) xem xét đến khung phát triển tổng thể của các nước được hỗ trợ cũng như các chương trình cải cách, hỗ trợ kĩ thuật đang nhận được hỗ trợ; (b) các hoạt động nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực và tiểu khu vực; (c) đảm bảo thành phần kinh tế tư nhân nhận được hỗ trợ liên quan thuận lợi hóa thương mại; (d) thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên và các tổ chức liên quan khác nhằm đạt được kết quả cao nhất; tránh sự hỗ trợ trùng lặp với các tổ chức khác thuộc các thỏa thuận song phương và đa phương; (e) khuyến khích sử dụng các hình thức hợp tác sẵn có trong nước và khu vực như hội nghị bàn tròn và các nhóm cố vấn nhằm phối hợp và quản lý việc thực hiện cam kết; (f) khuyến khích các nước đang phát triển hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nước đang và chậm phát triển.

Đối với các thành viên tài trợ, để tham gia hỗ trợ các thành viên đang phát triển và kém phát triển phải nộp các thông tin hỗ trợ như các hình thức hỗ trợ, tình trạng hỗ trợ, số tiền cam kết và thủ tục giải ngân. Việc cung cấp công khai các thông tin về hỗ trợ nâng cao năng lực của cả nước được hỗ trợ và nước hỗ trợ sẽ đảm bảo được tính minh bạch trong việc thực hiện các cam kết B và C của Hiệp định.

Phần III

Về thỏa thuận thể chế: Uỷ ban thuận lợi hóa thương mại theo Hiệp định này sẽ được thành lập. Ủy ban thuận lợi hóa thương mại cho phép tất cả các thành viên tham gia và tự lựa chọn Chủ tịch của mình, thực hiện các trách nhiệm được chỉ định trong Hiệp định hoặc bởi các thành viên. Cứ 4 năm một lần, Ủy ban sẽ tiến hành đánh giá lại việc thực thi Hiệp định và tiến hành điều chỉnh, sửa đổi nếu cần. Các quốc gia thành viên cần thành lập và duy trì Ủy ban thuận lợi hóa thương mại quốc gia nhằm thực hiện các quy định của Hiệp định.

Về tính pháp lý của Hiệp định: Hiệp định thuận lợi hóa thương mại có tính chất ràng buộc tất cả các thành viên của WTO và các cam kết cần phải được bắt đầu thực hiện kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Các nước thuộc Liên minh hải quan quốc tế hoặc là thành viên của thỏa thuận kinh tế khu vực có thể hỗ trợ việc thực hiện cam kết theo Hiệp định trong phạm vi khả năng. Hiệp định này không làm hạn chế nội dung của Hiệp định GATT 1994 hay Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và Hiệp định các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật.

Các bài viết liên quan

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]

Luận văn Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Bài viết liên quan
Luận văn Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

luận văn Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự […]

Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA

Bình chọn Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các nhân tố […]

Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá

Bình chọn Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Hiệu quả sử […]

Cơ sở lý luận về ODA

Bình chọn Cơ sở lý luận về ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về ODA. Nếu các bạn cần […]

luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị […]

Vai trò của du lịch quốc tế

Bình chọn Vai trò của du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Vai trò của du lịch quốc tế . Nếu […]

Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế

Bình chọn Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status