x
Trang chủ » Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

Bình chọn

Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia.

Nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường gồm: Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường; Thực trạng môi trường và các giải pháp bảo tồn; Thực trạng phát thải khí và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động có nguồn phát thải khí lớn; Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại; Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm của tổ chức thực hiện và kiểm tra….của các quốc gia.

Quy hoạch bảo vệ môi trường (BVMT) của mỗi quốc gia sẽ là căn cứ thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của từng vùng phù hợp yêu cầu bảo vệ môi trường, định hướng ưu tiên lĩnh vực, công nghệ đầu tư phù hợp với quy hoạch môi trường.

Đến nay, đã có 2/3 các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế áp dụng “Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia” hoặc “Chiến lược môi trường quốc gia”.

Mỗi quốc gia lại có cách tiếp cận khác nhau nhằm kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng kinh tế – xã hội, ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường. Các công cụ được sử dụng như quy hoạch không gian, phân vùng chức năng sinh thái, … được coi như những công cụ đắc lực cho việc định hướng phát triển lãnh thổ.

Công tác quy hoạch hiện nay cũng đã khắc phục được nhược điểm của quy hoạch truyền thống là bỏ qua khả năng chịu tải của môi trường, giúp việc thực hiện quy hoạch không gian được khoa học, hợp lý hơn.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các loại hình quy hoạch phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay cũng chưa có sự gắn kết giữa định hướng phát triển kinh tế – xã hội với các yêu cầu về quản lý, bảo vệ môi trường tự nhiên, sinh thái, môi trường sống và các giá trị bảo tồn văn hóa lịch sử; thiếu các cơ chế, công cụ quản lý, bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội đối với từng vùng, từng lĩnh vực, hoạt động cụ thể; thiếu sự phân vùng, định hướng bảo vệ môi trường. Có rất nhiều quy hoạch phát triển trên cùng một vùng lãnh thổ có sự mâu thuẫn, chồng chéo về phạm vi, định hướng và giải pháp thực hiện dẫn đến thiếu khả thi khi triển khai thực tế và thường phải điều chỉnh phương án quy hoạch do không đáp ứng các tiêu chí phát triển được đề xuất khi lập quy hoạch. Dẫn đến sự phá vỡ cân bằng giữa bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị lịch sử văn hóa …

Ở một số quốc gia, các quy hoạch BVMT hiện nay chưa thống nhất về nội dung, quy trình, cách tổ chức thực hiện… chủ yếu dựa trên cách tiếp cận địa lý, chưa thể hiện được các yếu tố môi trường trong quy hoạch; chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường nhưng chưa bao quát hết các vấn đề BVMT lãnh thổ, chưa dựa trên sức chịu tải của môi trường; các vấn đề môi trường vẫn bị đặt sau các mục tiêu tăng trưởng.

Việc lập quy hoạch bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia sẽ làm giảm sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các quy hoạch phát triển đã, đang và sẽ thực hiện trong cùng một vùng quy hoạch.

Quy hoạch môi trường sẽ là công cụ quan trọng định hình công tác BVMT và điều tiết phát triển kinh tế – xã hội của các nước theo hướng thân thiện với môi trường. Nó bao gồm quy hoạch tổng thể quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh, quy hoạch mang tính chất kỹ thuật chuyên ngành. Mục đích, yêu cầu của quy hoạch BVMT được đặt ra là thống nhất quy hoạch theo không gian của công việc liên quan đến BVMT; định hướng công tác BVMT, có điều tiết, giải quyết các xung đột giữa BVMT và phát triển…

2. Các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Hiến chương về bảo vệ môi trường (NRC) được xem là một trong những quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Đây là bộ nguyên tắc nhằm hướng dẫn các chính phủ của các quốc gia và xã hội dân sự về phương thức sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mang lại lợi ích tối đa cho phát triển kinh tế cũng như đảm bảo quyền lợi cho mỗi công dân. Hiến chương ghi rõ các công cụ và lựa chọn chính sách được thiết kế nhằm hạn chế những yếu kém trong quản lý của cải thiên nhiên giàu có và đảm bảo lợi ích thiết thực từ nguồn tài sản này.

Hiến chương bao gồm 12 nguyên tắc cốt lõi nhằm hướng dẫn các chính phủ trong quá trình ra quyết định về các vấn đề xuyên suốt chuỗi giá trị của ngành công nghiệp khai thác, từ lúc bắt đầu khai thác cho đến bước cuối cùng là sử dụng nguồn thu từ khai thác tài nguyên cho lợi ích của mọi công dân góp phần bảo vệ môi trường.

3. Các quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 là một trong những quy định pháp lý về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trước những hiểm họa và thách thức lớn về khí hậu đối với nhân loại, Liên hợp quốc với 2 cơ quan chuyên môn chính của mình là Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới bàn bạc và đi đến nhất trí cần có một Công ước quốc tế về khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để tập trung nỗ lực chung của cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu. Sau một quá trình soạn thảo (tháng 02/1991-tháng 5/1992), Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đă được chấp nhận vào ngày 9/5/1992 tại Trụ sở của Liên hợp quốc ở New York.

Xem thêm: Cơ sở lý luận môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường 

4. Các quy định về bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Trong các quy định về bảo vệ môi trường biển và hải đảo, có nhiều công ước quốc tế liên quan tới BVMT biển và hải đảo. Điển hình là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (CLC 1992), Công ước MARPOL về phòng ngừa ONMT biển do tàu gây ra, Công ước về ngăn chặn ONMT biển do các hoạt động nhận chìm, Công ước quốc tế về hợp tác, chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu (OPRC)…Các công ước này có những quy định cụ thể về bảo tồn, BVMT biển và hải đảo mà các quốc gia thành viên phải tuân theo.

– Về Kiểm soát ONMT biển và hải đảo: Đây là nội dung quan trọng của luật pháp liên quan tới BVMT biển và hải đảo, kiểm soát ONMT biển và hải đảo của tất cả các nước và vùng lãnh thổ. Các nước đề cập và giải quyết vấn đề này thông qua các tuyên bố quốc tế về phát triển bền vững, Công ước Luật Biển Liên hợp quốc về

BVMT biển, Công ước Marpol… Nguyên tắc, nội dung kiểm soát ONMT biển được các nước quy định rất cụ thể: Luật BVMT biển Trung Quốc quy định về các nguyên tắc BVMT biển và hải đảo nhưng tại các điều khác nhau. Các Luật BVMT biển của Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ có các nguyên tắc tương tự như trong dự thảo Luật. Các luật liên quan tới quản lý, BVMT biển, kiểm soát ONMT biển của các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đều có một chương về các vấn đề liên quan tới nội dung kiểm soát ONMT biển và hải đảo …

– Về phân vùng rủi ro ONMT biển và hải đảo:

Việc phân vùng rủi ro ONMT biển và hải đảo cho phép xác định khả năng xảy ra ONMT biển, mức độ thiệt hại do ONMT biển và hải đảo gây ra để làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật và chuẩn bị nguồn lực ứng phó, ngăn chặn ONMT, giảm thiểu thiệt hại môi trường do ô nhiễm biển gây ra, tức là giảm rủi ro ONMT biển và hải đảo tới mức thấp nhất. Các luật, văn bản dưới luật của các nước và hướng dẫn của các tổ chức quốc tế đều có nội dung này. Để thuận tiện cho việc đánh giá rủi ro và lập các bản đồ rủi ro ONMT biển, các nước tiên tiến đều có những quy định về cấp rủi ro ONMT biển và hải đảo.

– Về đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ONMT biển và hải đảo: Vì quản lý

tổng hợp là một quá trình lâu dài và liên tục, theo các chu trình tiến triển, việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ONMT biển là rất quan trọng, tạo cơ sở điều chỉnh các chính sách, pháp luật hiện hành và xây dựng các quy định pháp luật mới phục vụ bảo vệ tốt hơn môi trường biển. Do vậy, các luật và văn bản dưới luật của các nước đều có quy định về vấn đề này.

-Về báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo: Do tính chất đặc thù của môi trường biển, ngoài Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia cần phải xây dựng Báo cáo Hiện trạng môi trường biển. Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý, BVMT biển. Tất cả các luật liên quan tới quản lý, BVMT biển, kiểm soát ô nhiễm biển của các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Canađa, Mỹ đều có nội dung này.

– Về ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc hại trên biển: Việc ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc hại trên biển được quy định tại nhiều luật pháp quốc tế và luật các nước. Nguyên tắc ứng phó, khắc phục, phân cấp, trách nhiệm ứng phó, xác định thiệt hại, phục hồi môi trường sau sự cố và trách nhiệm bồi thường sự cố tràn dầu, hóa chất độc hại trên biển được quy định trong một số văn bản luật pháp quốc tế và pháp luật của nhiều nước như Công ước Marpol, Công ước CLC 1992, OPRC, HNS, Luật Kiểm soát ONMT biển của nhiều nước khác. Việc xác định và thông báo về khu vực hạn chế hoạt động, tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố là những nội dung quan trọng trong ứng phó sự cố, giảm thiểu thiệt hại do sự cố gây ra, được quy định trong luật pháp của nhiều nước.

– Nhận chìm ở biển và hải đảo: Đây là một nội dung không thể thiếu trong BVMT biển. Có rất nhiều chất thải, vật thải như bùn cát nạo vét khi xây dựng cảng, duy trì luồng tàu, tàu thuyền cũ, hỏng… không thể thải ở trên bờ mà phải nhận chìm

ở biển. Do vậy, việc nhận chìm ở biển là cho phép trong luật pháp quốc tế và luật pháp của nhiều nước, vùng lãnh thổ. Các công ước quốc tế quy định các vấn đề liên

quan tới hoạt động nhận chìm ở biển là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ các hoạt động đổ thải ở biển. Quy định trong luật của các quốc gia và vùng lãnh thổ đều phù hợp với hai công ước trên.

Luật pháp quốc tế về BVMT biển, đảo là cơ sở rất quan trọng và đóng vai trò như những nguyên tắc cơ bản để các quốc gia ven biển xây dựng những quy định luật pháp của nước mình về vấn đề liên quan.

5. Các quy định về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí

Công ước CLTAP năm 1979 là một trong những quy định pháp lý đã đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường nước, đất và không khí. Công ước này đã đưa ra các các tiêu chí cần đạt được trong việc bảo vệ môi trường nước, đất và không khí như:

– Tính dự báo, cảnh báo: Môi trường nước, đất và không khí mang tính bao trùm, và ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí biến đổi khó lường do vậy việc dự báo chính xác sự biến đổi của môi trường nước, đất và không khí và cảnh báo những tác động do ô nhiễm môi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Việc xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí cần đảm bảo tính cảnh báo và dự báo sẽ là cơ sở để các quốc gia, các tổ chức, các cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân chủ động hơn trong phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí, giảm thiểu được những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

– Tính phòng ngừa được rủi ro phát sinh: Do ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí mang tính bao trùm nên khi thiệt hại xảy ra thường với phạm vi và quy mô rất lớn. Ví dụ: rò rỉ chất phóng xạ hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima đã làm chất phóng xạ lan ra phạm vi rộng hàng chục km xung quanh nhà máy, thậm chí là hàng trăm km. Giải pháp tốt nhất để hạn chế, ngăn chặn, giảm thiểu được những thiệt hại này là phòng ngừa tại nguồn (phòng ngừa trước khi ô nhiễm môi trường không khí xảy ra) có vai trò đặc biệt quan trọng. Do vậy, điều chỉnh pháp luật về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí cần hướng tới những quy định đồng bộ về phòng trước, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường không khí, phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

– Tính nhanh chóng, kịp thời: Ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí thường diễn ra rất nhanh trên quy mô và phạm vi lớn do vậy nếu không có sự nhanh chóng trong ngăn chặn nguồn thải gây ô nhiễm thì phạm vi ô nhiễm sẽ gia tăng. Mặt khác chính do tính khuếch tán nhanh của môi trường không khí, nhiều chủ thể đã lợi dụng điều này để chuộc lợi cá nhân nhằm tránh không bị phát hiện. Ví dụ: xả khí thải ô nhiễm chui vào ban đêm đến sáng thì không còn ô nhiễm nữa. Do vậy điều chỉnh pháp luật về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí cần theo hướng phát huy tính nhanh chóng, kịp thời của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chủ nguồn thải trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường, phát hiện ô nhiễm môi trường, ngăn chặn ô nhiễm môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cũng như các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chủ nguồn thải. Sự nhanh chóng kịp thời này sẽ góp phần rất lớn hạn chế rủi ro, thiệt hại xảy ra.

– Tính cộng đồng trách nhiệm: Như chúng ta biết môi trường nước, đất và không khí mang tính bao trùm, mặc dù có giá trị lớn trong đảm bảo sự sinh tồn của con người và sinh vật. Hơn nữa, môi trường nước, đất và không khí không phải

thuộc sở hữu của riêng một ai mà là của mọi người, các cộng đồng dân cư, các quốc gia và cả nhân loại. Do vậy cả cộng đồng hay nói cách khác là tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước, đất và không khí.

– Tính liên kết hợp tác vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế: Trái đất là ngôi nhà chung của tất cả các quốc gia và ngôi nhà này được bao bọc, bảo vệ bởi bầu khí quyển trái đất, môi trường không khí. Do vậy, ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí ở một quốc gia có thể lan sang làm ô nhiễm môi trường không khí của quốc gia khác, hay một quốc gia không có hành vi làm ô nhiễm môi trường nhưng môi trường không khí vẫn bị ô nhiễm, không phân biệt quốc gia, khoảng cách địa lý, tài nguyên, dân số,… hay không, nên một quốc gia bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí xảy ra thường ảnh hưởng rất lớn đến con người, sinh vật và hệ sinh thái tự nhiên gây mất cân bằng hệ sinh thái, vấn đề này mang tính toàn cầu, rất phức tạp, một quốc gia không thể có đủ khả năng về công nghệ, tài chính, kinh nghiệm để tự giải quyết được. Hơn nữa, nếu có giải quyết được thì cũng không thể triệt để nếu không có sự tham gia, hợp tác của nước khác. Vì vậy, công ước yêu cầu cần sự chung tay của tất cả các quốc gia để bảo vệ môi trường nước, đất và không khí.

Tuyên bố về môi trường và phát triển năm 1992 tại Rio de Janeiro, Braxin cũng được xem là một trong những tuyên bố mang tính pháp lý về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí. Tuyên bố đã nêu ra những nguyên tắc bảo đảm môi trường sống để bảo vệ môi trường nước, đất và không khí.

6. Các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (PNUE) thông qua trong Quyết định 14/30 ngày 17-6-1987, các khuyến nghị, tuyên bố, văn kiện của Uỷ ban chuyên gia của Liên Hợp Quốc về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được thông qua trong khuôn khổ hệ thống Liên Hợp Quốc.

7. Các quy định về bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

Quy định về bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư đã được đưa ra trong chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc phát động lần đầu vào tháng 9 năm 1993 tại Australia với Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn.

Để bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư trong Tuyên bố của Liên hiệp quốc về Môi trường đã đưa quyền của con người được sống trong môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia. Tuyên bố Stockholm nêu rõ: “Con người có quyền cơ bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long trọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Tuyên bố Rio de Janeiro cũng khẳng định: “Con người là trung tâm của các mối quan hệ về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hoà với thiên nhiên”.

8. Các quy định về quản lý chất thải

Các quy định về quản lý chất thải rất quan trọng đối với các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường, do đó các quốc gia đã tham gia ký kết các công ước, điều ước quốc tế.

Theo Công ước Basel (1989) thì “quản lý chất thải” là việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao gồm cả việc giám sát các địa điểm tiêu hủy. Như vậy, có thể hiểu quản lý chất thải nói chung là một quy trình khép kín và tuần tự, chúng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu. Việc quản lý chất thải được thực hiện bởi nhiều hoạt động khác nhau. Những tác động này phải luôn đảm bảo có sự gắn kết, chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn phát sinh đến giai đoạn xử lý và tiêu hủy hoàn toàn.

Tại Ðiều 4 của Công ước Basel (1989) nêu rõ về nghĩa vụ chung quản lý chất thải. Các Bên tham gia thực hiện quyền của họ cấm việc nhập các chất thải nguy hiểm hoặc các chất thải khác cho việc tiêu huỷ, phải thông báo cho các Bên tham gia khác quyết định của họ theo đúng Ðiều 13.

9. Các quy định về xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường

Công ước Stokhom về xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ; Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường – MARPOL, 1973; Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ, 1986, đều là những quy định liên quan đến việc thực hiện pháp luật về xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường.

Các công ước cho rằng: Việc xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường phải được cả hệ thống chính trị của từng quốc gia, mỗi cá nhân tham gia với ý thức tự giác và thường xuyên. Tùy theo đặc điểm tình hình của từng quốc gia, để lựa chọn phương pháp xử lý và phục hồi.

Các công ước cũng cho rằng: Mỗi một quốc gia phải xây dựng chính sách pháp luật làm công cụ để xử lý và điều hành vấn đề ô nhiễm môi trường, làm giảm từng bước, tiến tới nghiêm cấm sử dụng chất thải. Đó là những việc làm thực tế o trong phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Công ước Stokhom đưa ra yêu cầu Chính phủ các quốc gia cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường để bảo vệ môi trường.

Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường – MARPOL, 1973; cũng đề cập đến vấn đề đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trên lĩnh vực bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia và cho đây là vấn đề cấp bách để xử lý ô nhiễm môi trường, chế biến, xử lý chất thải, hạn chế đến mức thấp nhất khói bụi trong không khí.. Ứng dụng các thành tựu khoa học trong mọi lĩnh vực để phục hồi và cải thiện môi trường.

Mỗi quốc gia phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường của quốc gia mình và xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

10. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

Luật Quốc tế về môi trường đã đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của các quốc gia.

Luật Quốc tế đã nêu ra tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế để điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Từ hội nghị quốc tế về “Môi trường và con người” tổ chức năm 1972 tại Stockholm, Thuỵ điển và sau hội nghị thượng đỉnh Rio 1992, Brazil đã có rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo và ký kết có đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

Việc phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp trên thế giới thường đi theo hai con đường: tập trung và phân quyền. Lựa chọn thứ hai thường được sử dụng nhiều hơn trong quản lý môi trường do tận dụng tốt hơn các hiểu biết và nguồn lực của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cũng có khi phải cần tới tiếp cận tập trung hóa, nhất là các chương trình tập trung ở cấp độ quốc gia.

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia sử dụng một hệ thống trách nhiệm song hành, theo đó trách nhiệm chính thuộc về chính quyền ở các bang, song chính phủ vẫn duy trì thẩm quyền và trách nhiệm song hành và có thể can thiệp nếu như hoạt động của bang không đáp ứng được các tiêu chuẩn định sẵn. Các tiêu chuẩn này được ban hành bởi một cơ quan có tên gọi là Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (U.S. Environmental Protection Agency – EPA), bao trùm cả ba khía cạnh thẩm quyền, nguồn lực và con người. Đây là cơ quan có thẩm quyền toàn diện nhất về các vấn đề môi trường ở Mỹ, chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn môi trường quốc gia và đảm bảo sự thực thi của các đạo luật về môi trường. Cơ quan này cũng có thể can thiệp vào hoạt động của chính quyền các bang trong một số trường hợp nhất định. Mặt khác, cơ quan này cũng hỗ trợ cho chính quyền các bang về mặt nhân sự và trang thiết bị, và phối hợp chặt chẽ với các bang trong việc phát triển các ưu tiên công việc và các vấn đề có liên quan khác.

Cơ chế song hành trách nhiệm với vai trò trọng tâm của một cơ quan của Hoa Kỳ bộc lộ một số ưu điểm như nâng cao chất lượng quản lý do đảm bảo sự hiện diện ở cấp quốc gia và các tiêu chuẩn tối thiểu; hỗ trợ cho các khả năng về mặt kĩ thuật từ EPA, đảm bảo sự thống nhất trong phạm vi cả nước; tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các bang do hiệu quả từ các chương trình được báo cáo lại; cũng như chia xẻ được các gánh nặng tài chính. Tuy nhiên, vấn đề chính đối với cơ chế này là trách nhiệm song song dễ dẫn tới sự chồng chéo, lãng phí nỗ lực do bị trùng lặp và những nhầm lẫn về vai trò của các bên. Trong nỗ lực để tăng cường sự cộng tác giữa các cơ quan, năm 1984 một ủy ban được thành lập để đề ra chính sách phối hợp giữa các cơ quan, trong đó làm rõ vai trò của EPA như một cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá và can thiệp nếu cần. Báo cáo hàng năm về hoạt động của EPA và các bang sẽ được ủy ban này xem xét. Vì thế, EPA đóng vai trò rất quan trọng cho hoạt động quản lý chung của quốc gia.

11. Các chế tài do vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Để đưa ra chế tài nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và đối phó với các tội phạm môi trường (TPMT), các quốc gia trên thế giới đã tham gia các Điều ước quốc tế về môi trường như Công ước Stockholm, Nghị định thư Cartagena, Công ước CITES, Công ước CITES… Tuy nhiên nhìn chung các quy định này chỉ mang tính nền tảng và để pháp luật quốc gia quy định cụ thể, chi tiết.

Theo Điều 4 của Công ước Stockholm: “Việc vận chuyển bất hợp pháp các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác là hành vi phạm tội hình sự… Mỗi bên tham gia Công ước phải có những biện pháp pháp lý, hành chính để thực hiện và làm cho các điều khoản của Công ước này phải được tôn trọng, kể cả những biện pháp thích đáng đề phòng và trấn áp các hành vi trái với Công ước”.

Nghị định thư Cartagena cũng đã nêu: “Mỗi bên tham gia Nghị định thư sẽ thông qua các biện pháp quốc gia thích hợp nhằm ngăn chặn và nếu thích hợp, trừng phạt việc vận chuyển xuyên biên giới các sinh vật biến đổi gen tiến hành trái với các biện pháp quốc gia của bên tham gia Nghị định thư này. Những vận chuyển đó sẽ được coi là vận chuyển xuyên biên giới bất hợp pháp”.

Điều 4 Công ước Basel nêu rõ “việc vận chuyển bất hợp pháp các chất thải nguy hiểm hoặc các chất thải khác là hành vi vi phạm tội hình sự”. Đây là quy định rất rõ ràng về việc đưa hành vi vận chuyển bất hợp pháp chất thải nguy hiểm vào pháp luật hình sự của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, Công ước cũng yêu cầu các quốc gia “có những biện pháp pháp lý, hành chính và các biện pháp khác cần thiết để thực hiện và làm cho các điều khoản của Công ước này phải được tôn trọng, kể cả những biện pháp thích đáng đề phòng và trấn áp các hành vi trái Công ước”.

Đáng chú ý là điều 8 của công ước Basel quy định rõ về việc trả lại rác, được gọi là nghĩa vụ tái nhập khẩu – đưa rác trở lại quốc gia xuất khẩu, trong trường hợp phế thải nhập khẩu không đúng quy định. Indonesia là một ví dụ cụ thể, người phát ngôn của Cục Hải quan Indonesia, Deni Surjantoro cho biết trong những tháng gần đây, các cơ quan chức năng Indonesia đã thu giữ và gửi trả lại nơi xuất phát khoảng 250 container chứa rác thải nhập khẩu. Theo dữ liệu hải quan Indonesia, 49 container trong số này được thu giữ ở đảo Batam gần Singapore và được gửi lại Mỹ, Đức, Pháp, Hong Kong (Trung Quốc) và Australia. Các container này chứa rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa và các vật liệu nguy hiểm, vi phạm các quy định nhập khẩu. Gần 200 container rác nhập khẩu khác tại thành phố Surabaya lớn thứ hai của Indonesia cũng đã được gửi trả lại Mỹ, Anh và Đức. Trong khi đó, các nhân viên hải quan cũng đang xúc tiến việc “hồi hương” khoảng 150 container và kiểm tra hơn 1.000 container khác do nghi ngờ có chứa vật liệu cấm (Ban Thời sự, 2019, Indonesia trả lại hàng trăm container rác thải nhập khẩu, vtv.vn).

12. Các quy định khác: hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường v.v.

Quy định hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường được đề cập trong Luật quốc tế về BVMT; các Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)….

Hợp tác quốc tế về môi trường là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) được đề cập trong các Luật BVMT, và là giải pháp quan trọng trong các chiến lược, kế hoạch hành động của mỗi quốc gia về môi trường.

Thời gian qua, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho thành công chung của các hoạt động BVMT của các quốc gia trên thế giới. Mỗi giai đoạn phát triển, hợp tác quốc tế về môi trường có những phạm vi, đặc thù và hình thức khác nhau.

Nội dung hợp tác quốc tế đã đi vào chiều sâu, bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lý môi trường như đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lý ô nhiễm hóa chất tồn lưu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu… Hình thức hợp tác được chuyển đổi từ tiếp nhận viện trợ, sang quan hệ đối tác cùng hợp tác giải quyết vấn đề…

Bài viết Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ hỗ trợ luận văn của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các […]

Tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]

Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]

Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]

Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]

Bài viết liên quan
Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status