Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch. vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.
Nội dung chính
1. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời
BTTH đối với KLTTĐLĐH được áp dụng theo nguyên tắc “toàn bộ” và “kịp thời”. “BTTH toàn bộ có nghĩa là thiệt hại phải được bồi thường đầy đủ. Bên bị thiệt hại phải được đền bù đầy đủ để có thể khôi phục lại lợi ích bị tổn thất do HVVP hợp đồng gây ra”17. “Nhìn chung, luật hợp đồng của các quốc gia cũng như quốc tế đều có nguồn gốc hoặc chịu ảnh hưởng của luật La Mã và đặc biệt là chịu ảnh hưởng của nguyên tắc Pacta sunt servanda (mọi thỏa thuận đều phải được thực hiện)” 18. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ chính là hệ luận với xuất phát điểm chính là nguyên tắc Pacta sunt servanda.
Dựa trên nguyên tắc Pacta sunt servanda, bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. Trong trường hợp
bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng hợp đồng gây thiệt hại cho bên có quyền thì bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ BTTH cho những tổn thất mà bên này phải gánh chịu.19
BTTH trong pháp luật dân sự Pháp được xây dựng trên cơ sở BTTH theo truyền thống của luật La Mã. Theo đó, BTTH đầy đủ bao gồm “damnum emergens – thiệt hại thực tế” và “lucrum cessans – khoản lợi bị bỏ lỡ”. Đây được xem là nền tảng cơ bản để định rõ các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng và được ghi nhận taị Điều 1231-2 Sắc lệnh số 2016 –131 với nội dung: “Về nguyên tắc giá trị khoản bồi thường cho bên có quyền bao gồm thiệt hại thực tế và lợi ích mà lẽ bên có quyền được hưởng …”. Điều 74 CISG không ghi nhận một cách rõ ràng, minh thị nội dung này mà quy định nguyên tắc BTTH áp dụng cho cả bên bán và bên mua. Theo đó, bên bị vi phạm sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu bao gồm những “tổn thất thực tế” và những “khoản lợi bị bỏ lỡ”. Trái với CISG 1980, PICC lại ghi nhận một cách rõ ràng ngay tại Điều 7.4.2 với nội dung:
Điều 7.4.2 (Nguyên tắc bồi thường toàn bộ)
Bên bị thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường toàn bộ những tổn thất gây ra, do việc không thực hiện hợp đồng. Những tổn thất này bao gồm những tổn thất phải gánh chịu và những lợi ích đáng lẽ phải có từ việc thực hiện hợp đồng, có tính đến những chi phí tổn thất mà bên vi phạm tránh được.
Điều 13 BLDS 2015 quy định “cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Nghĩa là khi một chủ thể bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp thì chủ thể có HVVP phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu hai bên không có thỏa thuận trước về mức bồi thường.
Theo CISG, khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ bao gồm giá trị tăng thêm mà bên bị vi phạm bỏ lỡ do hành vi vi phạm hợp đồng. Vụ kiện cần trục20 đã thể hiện rõ nguyên tắc này đối với khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ. Theo đó, hai bên đã tiến hành mua bán cần trục với giá hàng hóa được thỏa thuận. Thực hiện hợp đồng, bên mua tiến hành thanh toán cho bên bán nhưng giao dịch thanh toán đã bị ngân hàng của bên bán từ chối. Trong vụ việc này, bên bán đã lấy lí do không muốn kéo dài thời gian thanh toán để bán số hàng hóa đó cho bên thứ ba. Bên mua đã khởi kiện và yêu cầu bên bán bồi thường các chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của bên bán. Trên cơ sở đánh giá các tình tiết của vụ việc, Tòa Murcia – Tây Ban Nha đã giữ nguyên phán quyết của Tòa án sơ thẩm và cho rằng hành vi của bên bán đã vi phạm hợp đồng được giao kết giữa các bên. Thay vì giao hàng cho bên mua, bên bán đã tiến hành bán số hàng hóa này cho bên thứ ba. Bên cạnh chi phí mà bên mua bỏ ra, thiệt hại là chênh lệch giữa giá bán mà bên mua bán lại cho khách hàng và giá hàng hóa theo hợp đồng. Kết quả của vụ việc cho thấy, cơ quan giải quyết tranh chấp đã áp dụng nguyên tắc bồi thường toàn bộ đối với khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ.
Bên cạnh đó, nguyên tắc “kịp thời” có nghĩa là khi thiệt hại xảy ra, bên vi phạm chịu trách nhiệm BTTH một cách nhanh chóng, thích hợp nhằm bù đắp, phục hồi những tổn thất đã xảy ra. “Việc bồi thường kịp thời đóng vai trò quan trọng, nó bù đắp lại những tổn thất về mặt vật chất cho bên bị vi phạm, để bên bị vi phạm sớm ổn định, không bị xáo trộn về thời gian, công việc và các dự định cho công việc ở hiện tại hoặc tương lai”21.
Thiệt hại đối với KLTTĐLĐH cũng cần được bồi thường theo nguyên tắc này, yêu cầu những thiệt hại, tổn thất liên quan tới vấn đề này cần được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Tuy nhiên, xuất phát từ những yếu tố tính toán thiệt hại, mối quan hệ hình thành nên khoản lợi trực tiếp này mà vấn đề bồi thường đầy đủ, toàn bộ và mang tính chất kịp thời sẽ là câu chuyện mang tính chất định tính và phụ thuộc vào cơ quan tố tụng cũng như sự chấp thuận của các bên sau khi có quyết định của cơ quan tố tụng
bởi việc xác định chính xác được những thiệt hại cụ thể đối với khoản lợi này là điều không dễ dàng thực hiện.
2. Nguyên tắc không bồi thường các tổn thất mà bên bị vi phạm có thể hạn chế được.
Với bản chất là bù đắp những tổn thất vì vậy chủ thể có quyền yêu cầu BTTH không thể lợi dụng sự vi phạm để làm giàu cho mình, như vậy sẽ đi ngược lại với bản chất của chế tài BTTH. Điều 229 LTM 1997 quy định như sau: “Số tiền BTTH không thể cao hơn giá trị tổn thất và số lợi nhuận bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ dự liệu được lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng có tính đến tình tiết mà họ đã biết và đáng lẽ phải biết”22. LTM 2005 đã không còn quy định này, tuy nhiên nội dung này vẫn được áp dụng một cách ngầm định và đã thay thế bằng những quy định mang ý nghĩa này khi đòi hỏi nghĩa vụ chứng minh thiệt hại và tổn thất thuộc về bên bị vi phạm. LTM 2005 đã đưa ra những quy định rằng bên bị vi phạm phải chứng minh mình đã mất mát những gì và đã hành động như thế nào để giảm thiểu những tổn thất. Chính nguyên tắc thiện chí tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng đã đặt ra yêu cầu này đối với bên bị vi phạm khi có quyền yêu cầu BTTH. Điều này đồng nghĩa với việc bên bị vi phạm không được lợi dụng việc bồi thường để hưởng những lợi ích vượt xa so với mong đợi ban đầu của hợp đồng. “Trong thực tiễn xét xử, khi xem xét mức BTTH thì Tòa án luôn xem xét tới nguyên lý bồi thường này để giải quyết yêu cầu bồi thường. Vì bản chất mục đích của BTTH là đưa lợi ích vật chất của bên bị thiệt hại vào vị trí mà lẽ ra họ phải có nếu bên kia thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình”23.
Trong CISG 1980, nếu bên bị vi phạm không thực hiện các biện pháp hợp lý để hạn chế khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ, bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại theo giá trị lẽ ra đã có thể hạn chế được. Đây chính là biểu hiện của nguyên tắc thiện chí trong thương mại quốc tế. Việc bên bị vi phạm có khả năng hạn chế tổn thất nhưng lại không thực hieejnn các biện pháp để hạn chế tổn thất đã cho thất sự
không thiện chí của bên bị vi phạm. Do đó, họ cũng không có quyền yêu cầu bồi thườn thiệt hại mà lẽ ra đã hạn chế được. Theo CISG, nếu bên bị vi phạm không thực hiện những biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại theo giá trị lẽ ra đã có thể hạn chế được24. Mục đích của Điều 77 CISG là để nhấn mạnh rằng bên bị vi phạm không có quyền thụ hưởng chờ bồi thường và cũng không xứng đáng được bồi thường đối với các thiệt hại àm chính họ đã có thể hạn chế được.
Ngoài ra nguyên tắc không bồi thường những tổn thất đã có thể hạn chế được theo Điều 77 CISG cần nghiên cứu trong mối tương quan với việc một bên không có quyền viện dẫn nghĩa vụ của bên kia nếu việc đó là do chính hành động hoặc sơ xuất của bên đâu tiên gây ra theo Điều 80 CISG. Theo đó, trong trường hợp cả hai đều góp phần gây ra thiệt hại, các bên đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứn. Trong trường hợp cho phép áp dụng chế tài, ví dụ như bồi thường thiệt hại, tổn thất cũng phải được phân bổ sao cho phù hợp. Ngoài nghĩa vụ ạn chế tổn thất được quy định tại Điều 77, các điều khoản cụ thể khác của CISG cũng yêu cầu các bên thực hiện các biện pháp cụ thể để hạn chế tổn thất. Ví dụ như Điều 85 đến Điều 88 CISG quy định về các biện pháp hợp lý mà bên mua và bên bán phải thực hiện để bảo quản hàng hóa mà họ sở hữu sau khi có hành vi vi phạm.
Trong vụ kiện đậu phộng 25 và phán quyết của Trọng tài Nga số 105/200526 đã thể hiện rõ nguyên tắc này. Trong vụ kiện đậu phộng hạt, bên bán ép đậu phộng hạt thành dầu đậu phồng và bán lại không được xem là biện pháp hạn chế tổn thất vì thực tế đã gây ra tổn thất lớn hơn. Trong vụ kiện này, bên mua và bên bán giao kết hợp đồng mua bán hạt đậu phộng. Hợp đồng nêu rõ rằng bên mua phải mở L/C trong vòng 15 ngày trước ngày giao hàng. Bên bán đã chuẩn bị hàng hóa để giao nhưng bên mua không mở L/C, không sắp xếp phương tiện để nhận hàng và tuyên bố chấm dứt hợp đồng qua fax. Khi đó, bên bán đã ép đậu phộng hạt thành dầu đậu phộng và bán số dầu đó. Trọng tài cho rằng hành vi vi phạm hợp đồng của bên mua đã cấu thành vi phạm cơ bản của hợp đồng và bên mua phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên bán khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ. Tuy nhiên theo Điều 77 CISG, bên bán phải thực hiện những biện pháp hợp lý để bán lại số đậu phộng hạt theo giá thị trường nhằm hạn chế tổn thất chứ không phải bằng việc ép đậu phộng hạt thành dầu đậu phộng bởi việc này khiến cho tổn thất lớn hơn. Do đó, bên bán chỉ được bồi thường khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ là chênh lệch giữa giá đậu phộng theo hợp đồng và giá đậu phộng trên thị trường, thay vì chênh lệch giữa giá đậu phộng theo hợp đồng và giá dầu đậu phộng đã bán như yêu cầu bồi thường của bên bán.
Tương tự như vậy, trong phán quyết của Tòa án trọng tài Nga số 105/2005, Trọng tài đã tuyên giảm 25% lợi nhuận bị bỏ lỡ mà bên mua yêu cầu bên bán bồi thường do bên mua đã không thực hiện biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Theo hợp đồng được giao kết giữa các bên, bên mua có nghĩa vụ thanh toán trong vòng 3 ngày kể từ ngày bên mua nhận được chứng từ vận chuyển và hóa đơn từ bên bán. Vì cho rằng bên mua đã vi phạm thời hạn thanh toán, bên bán tuyên bố sẽ không tiếp tục giao hàng cho bên mua. Bên mua khẳng định bên mua không vi phạm điều khoản thanh toán và yêu cầu bên bán tiếp tục giao hàng. Bên bán khởi kiện yêu cầu bên mua thanh toán cho lượng hàng hóa đã giao và phạt vi phạm do vi phạm thời hạn thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trước hành động của bên bán, bên mua tuyên bố hủy bỏ hợp đồng và có yêu cầu phản tố buộc bên bán phải bồi thường thiệt hại là khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ do bên bán đã giao thiếu 26% lượng hàng đã thỏa thuận. Hội đồng trọng tài cho rằng bên mua đã không vi phạm hợp đồng và hành vi không giao hàng của bên bán đã cấu thành hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng theo Điều 25 CISG 1980. Bên mua được quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ. Tuy nhiên trước thời hạn giao hàng được thỏa thuận, bên mua đã biết rõ về việc bên bán không có khả năng thực hiện nghĩa vụ giao hàng và bên mua đã không hủy bỏ hợp đồng ngay tại thời điểm biết về vấn đề này và mua hàng thay thế. Vì vậy, bên mua đã không dùng mọi biện pháp hợp lý nhằm hạn chế được những tổn thất không đáng có theo Điều 77 CISG. Do đó, Hội đồng Trọng tài đã tuyên bố giảm 25 % khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ mà bên mua yêu cầu bên bán bồi thường.
Cũng cần lưu ý rằng việc bên bị vi phạm là bên bán thực hiện bán lại hàng hóa khi hợp đồng bị hủy bỏ cũng được xem là biện pháp nhằm hạn chế tổn thất nói chung, đặc biệt là khi giá thị trường biến động và việc bán lại hàng hóa sẽ làm cho tổn thất xảy ra thấp hơn so với việc xác định tổn thất theo nguyên tắc giá thị trường nêu tại Điều 76 CISG. Tuy nhiên, trường hợp bên bán là đại lý nhận hàng hóa từ nhà cung cấp lại là một trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp này, mặc dù sau khi bên mua vi phạm hợp đồng, bên bán đã bán lại hàng hóa cho khách hàng khác. Ví dụ, một đại lý xe ô tô X nhận lô hàng xe ô tô chủng loại Z từ nhà phân phối để bán lại cho khách hàng. Nếu một khách hàng A vi phạm hợp đồng, khách hàng B, C cũng có thể mua xe ô tô chủng loại Z này nhưng thực chất thì việc bán xe ô tô chủng loại này cho những khách hàng khác không được xem là hạn chế tổn thất đối với khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ. Bởi lẽ, giao dịch bán lại trong trường hợp này hoàn toàn độc lập với giao dịch đầu tiên. Do đó, nghĩa vụ hạn chế tổn thất không đặt ra đối với khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ là doanh thu.
3. Thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại “thực tế và trực tiếp” và nguyên tắc chỉ bồi thường những tổn thất có thể tiên liệu được trong Công ước Viên 1980.
Nguyên tắc này đòi hỏi bên có yêu cầu BTTH phải chứng minh được thiệt hại, mất mát của mình là những thiệt hại có thật trên thực tế, đặc biệt là thiệt hại đối với KLTTĐLĐH. Bên có yêu cầu cần phải chứng minh việc có tổn thất khoản lợi này và HVVP của bên vi phạm đã ảnh hưởng trực tiếp dẫn tới bên này mất đi khoản lợi mà mình đương nhiên có được. Như vậy, thiệt hại mà một bên phải gánh chịu phải được chứng minh bằng những chứng cứ liên quan trực tiếp đến thiệt hại. Thông thường trong hoạt động thương mại, chứng cứ thường là những thỏa thuận được các bên ghi nhận trong hợp đồng hoặc trao đổi thông qua email làm việc trao đổi về nội dung thỏa thuận.
Thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng nhưng không đương nhiên sẽ được bồi thường toàn bộ trong mọi trường hợp. Ngoài các trường hợp bên vi phạm được miễn trách. Theo CISG 1980, việc bồi thường thiệt hại được giới hạn bởi yêu cầu về khả năng tiên liệu trước xảy ra thiệt hại. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 74 CISG. Theo đó, vào thời điểm giao kết hợp đồng, bên vi phạm tiên liệu hoặc phải
tiên liệu được rằng việc vi phạm hợp đồng sẽ khiến cho bên bị vi phạm phải gánh chịu những tổn thất xảy ra căn cứ vào các sự kiện bên vi phạm biết hoặc phải biết vào thời điểm đó. Bên vi phạm không buộc phải chịu trách nhiệm đối với tất cả các thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng mà chỉ đổi với những tổn thất có thể tiên liệu được. Nguyên tắc này bắt nguồn từ luật của Pháp – Điều 1150 Bộ luật dân sự và được ghi nhận trong PECL và PICC27.
Cụm từ tiên liệu được hoặc phải được tiên liệu cho thấy bên bị vi phạm không buộc phải chứng minh bên vi phạm thực sự đã biết được tổn thất xảy ra mà chỉ cần chứng minh bên vi phạm có khả năng tiên liệu tổn thất xảy ra. Điều 74 CISG 1980, mức bồi thường thiệt hại không thể vượt qua giá trị tổn thất như hậu quả có thể xảy ra của việc vi phạm hợp đồng mà bên vi phạm tiên liệu hoặc phải tiên liệu được. Do đó, có hai cách hiểu về nội dung mà bên vi phạm buộc phải tiên liệu được.
Quan điểm thứ nhất cho rằng bên vi phạm phải tiên liệu được số tiền nhất định bằng với tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Quan điểm thứ hai cho rằng bên phạm có thể tiên liệu mức độ tổn thất có thể xảy ra. Theo quan điểm của tác giả, cách hiểu thứ hai được xem là rõ ràng hơn và gần với nội hàm của nguyên tắc chỉ bồi thường các tổn thất có thể tiên liệu được. Bởi lẽ về thực chất, rất hiếm khi bên vi phạm dự đoán được số tiền tổn thất một cách chính xác và phần lớn yếu tố mà bên vi phạm được vào thời điểm giao kết hợp đồng chính là tính chất và mức độ của tổn thất. Nếu nguyên tắc bồi thường thiệt hại yêu cầu khả năng tiên liệu một cách chính xác số tiền tổn thất thì trong hầu hết các trường hợp bên bị vi phạm sẽ bị bác yêu cầu bồi thường. Cách giải thích thứ nhất cũng làm mất đi vai trò khắc phục thiệt hại của chế tài buộc bồi thường thiệt hại. Như vậy, theo cách hiểu thứ hai, khả năng tiên liệu được hiểu là bên vi phạm có thể tiên liệu: (i) khả năng xảy ra tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra và (ii) mức độ của tổn thất có thể xảy ra.
Điều 74 CISG 1980 là sự kết hợp cả kiểm tra chủ quan lẫn kiểm tra khách quan đối với việc đánh giá khả năng tiên liệu được của bên bị vi phạm. Trong đó, kiểm tra chủ quan sẽ được đánh giá dựa trên ý định của bên vi phạm còn kiểm tra khách quan
sẽ đánh giá theo cách hiểu của một người hành xử hợp lý có cùng phẩm chất và hoàn cảnh với bên vi phạm. Để đánh giá được khả năng tiên liệu này, cần phải xem xét tới một số yếu tố. Trong đó, yếu tố quan trọng đầu tiên là hiểu biết của bên vi phạm. Khả năng tiên liệu của bên vi phạm được xem xét căn cứ vào cá sự kiện mà bên vi phạm biết hoặc phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng. Do đó, khả năng tiên liệu được phụ thuộc vào hiểu biết về các sự kiện mà qua đó bên vi phạm dự đoán được hậu quả của hành vi vi phạm. Vì khả năng tiên liệu có thể mang tính chủ quan và khách quan mà theo đó hiểu biết của bên vi phạm gồm hai loại là những hiểu biết thực tế và những hiểu biết mang tính chất giả định. Với hiểu biết thực tế, việc bên vi phạm thực sự biết về các sự kiện có liên quan sẽ đặc biệt quan trọng khi thiệt hại xảy ra là vấn đề bất thường hoặc có mức độ tổn thất cao bất thường, bởi vì lúc này khả năng tiên liệu sẽ được tính đến. Đặc biệt đối với những thiệt hại nặng nề và tổn thất vượt trội có tính chất bất thường nhưng tại thời điểm giao kết hợp đồng, bên bị vi phạm đã chỉ rõ cho bên vi phạm thấy hậu quả này có thể xảy ra, bên vi phạm cũng được xem là đã tiên liệu được hậu quả của hành vi vi phạm. Tuy nhiên với hiểu biết giả định, bên vi phạm có thể xem là tiên liệu được hậu quả của hành vi vi phạm ngay cả trên thực tế, bên vi phạm không tiên liệu được nhưng ở vị trí khách quan buộc họ phải biết.
Nhìn chung, một thương nhân được coi là đã biết các sự kiện cho phép họ tiên liệu được hậu quả của hành vi vi phạm nếu hiểu biết được mong đợi này có tính đến kinh nghiệm thương mại mà họ có được. Khi các thương nhân tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa thường xuyên biến đọng (đặc biệt là ở thị trường không ổn định) và bên bị vi phạm sẽ gánh chịu tổn thất do hành vi vi phạm sẽ là hợp lý, hoặc bên bán hoàn toàn có thể tiên liệu được mức độ lợi nhuận bị bỏ lỡ và trách nhiệm của bên mua đối với khách hàng khi có hành vi vi phạm của bên bán dựa trên hiểu biết của bên mua là thương nhân và bằng kiến thức sâu rộng hơn, tức là dựa trên kinh nghiệm kinh doanh, bên bán có thể biết được mức lợi nhuận bên mua thu được từ việc kinh doanh hàng hóa.
Theo tác giả Nguyễn Đức Thế Tâm và Phạm Ánh Dương (2018), CISG 1980 tồn tại nguyên tắc chỉ bồi thường các tổn thất có thể tiên liệu được. Nguyên tắc này yêu cầu bên vi phạm vào thời điểm giao kết hợp đồng, tiên
liệu hoặc phải tiên liệu được rằng việc vi phạm hợp đồng sẽ khiến cho bên bị vi phạm bỏ lỡ khoản lợi nhuận đó. Trong Jewelry case, Tòa án tối cao Áo cho rằng, khoản lợi nhuận thông thường (usual profit) từ hoạt động bán hàng của bên bán là tổn thất mà bên mua, vào thời điểm giao kết hợp đồng, phải tiên liệu được rằng việc vi phạm hợp đồng (bên mua từ chối mua hàng) sẽ khiến bên bán bỏ lỡ khoản lợi nhuận đó. Trái lại, trong Art books case, Tòa án thương mại Zurich (Thụy Sỹ) cho rằng bên mua không thể yêu cầu bồi thường khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ do không đủ cơ sở chứng minh thiệt hại. Bởi lẽ, khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ phải là khoản lợi nhuận thông thường trong hoạt động kinh doanh của bên mua mà bên bán tiên liệu được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Bên bán chỉ phải bồi thường khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ cao bất thường (extraodinary lost of profit) nếu bên mua cho bên bán biết rủi ro xảy ra loại tổn thất cụ thể này và bên bán chấp nhận rủi ro đó. Hai vụ việc trên cho thấy, việc giới hạn trách nhiệm bồi thường thông qua khả năng tiên liệu cho phép các bên nhận biết và quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Hơn nữa, nguyên tắc chỉ bồi thường các tổn thất có thể tiên liệu được còn khuyến khích việc trao đổi các rủi ro bất thường trong quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng28.
Trong một vài trường hợp, ngoài việc dựa vào kinh nghiệm kinh doanh, các cơ quan tài phán còn xem xét đến một yếu tố khác để đánh giá về kiến thức và khả năng tiên liệu của bên vi phạm, đó là hiểu biết của bên vi phạm về hoạt động kinh doanh của bên bị vi phạm. Ví dụ, trong vụ kiện xe ô tô cũ 29, bên bán biết rõ rằng bên mua là đại lý xe ô tô và bên mua mua hàng để bán lại khác hàng của mình. Tòa án nhận định bên bán phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng của bên bán đã làm bên mua phải chịu trách nhiệm với khách hàng của mình. Ngược lại, trong một vụ kiện khác, vào thời điểm giao kết hợp đồng, bên bán không thể biết được bên mua là một đại lý, thiệt hại là phí đại lý mà bên mua phải gánh chịu rất khó có thể xem là tổn thất mà bên bán có thể tiên liệu được30.
Bên cạnh hiểu biết của bên vi phạm về hoạt động kinh doanh của bên bị vi phạm, hiểu biết của bên vi phạm về bản chất của hàng hóa cũng là một yếu tố được xem xét khi phân tích khả năng tiên liệu. Trong vụ kiện hàng may mặc31, Hội đồng trọng tài ICC cho rằng bên bán nên biết được rằng bên mua là một đại lý bán quần áo và quần áo là loại hàng hóa tiêu thụ theo mùa. Do đó, bên bán phải tiên liệu được là khi giao hàng hóa không đúng thời hạn, tức là hết mua tiêu thụ hàng hóa, giá cả hàng hóa phải giảm đáng kể và bên mua đã bỏ lỡ lợi nhuận.
Thời điểm để bên vi phạm tiên liệu hoặc phải tiên liệu được hậu quả của hành vi phạm theo CISG 1980 là lúc giao kết hợp đồng. Một số học giả cho rằng, tổn thất gây ra cho bên bị vi phạm sẽ được bên vi phạm tiên liệu được một cách rõ ràng nhất là vào thời điểm gần với thời điểm có hành vi vi phạm xảy ra. Do đó, thời điểm giao kết hợp đồng theo Điều 74 CISG là thời điểm để đánh giá khả năng tiên liệu của bên phạm chưa phù hợp và công bằng với bên bị vi phạm. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, thời điểm giao kết hợp đồng mà CISG đưa ra có một số ý nghĩa nhất định vì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm tốt nhất nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp giữa các bên, có thể tăng giá cả hàng hóa, giới hạn trách nhiệm, mua bảo hiểm hàng hóa… Nếu khả năng tiên liệu được đánh giá sau thời điểm giao kết hợp đồng, bên phạm mất đi khả năng bảo vệ mình.
Có thể thấy, việc giới hạn trách nhiệm bồi thường thông qua khả năng tiên liệu cho phép các bên nhận biết, quản lý rủi ro một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, nguyên tắc chỉ bồi thường những tổn thất có thể tiên liệu được còn khuyến khích việc trao đổi thông tin giữa các bên về rủi ro bất thường trong quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng. Trong thực tế, khả năng tiên liệu được gần như được kiểm tra sau khi có hành vi phạm hợp đồng mà chính xác hơn là sau khi có thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng, khả năng tiên liệu của bên vi phạm vào thời điểm giao kết hợp đồng được xem xét đến.
Về bản chất, nguyên tắc bồi thường toàn bộ và nguyên tắc chỉ bồi thường những tổn thất có thể tiên liệu được có vẻ mâu thuẫn với nhau nhưng thực chất chúng lại bổ sung cho nhau. Nếu như hệ thông pháp luật civil law nói chung thường bảo vệ bên vi phạm hợp đồng thì hệ thống common law lại bảo vệ bên bị vi phạm32. Trong trường hợp này, CISG đã đạt được sự cân bằng lợi ích của các bên, nếu như nguyên tắc bồi thường toàn bộ cho phép bên bị vi phạm được bồi thường tất cả các tổn thất xảy ra thì nguyên tắc chỉ bồi thường những tổn thất có khả năng tiên liệu được giới hạn lại nhưng tổn thất là hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng mà bên vi phạm phải bồi thường. Cụ thể là bên vi phạm chỉ bồi thường những tổn thất xảy ra do vi phạm hợp đồng mà bên vi phạm tiên liệu hoặc phải tiên liệu được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Hai nguyên tắc này đã giúp cân bằng lợi ích giữa các bên trong hợp đồng.
Chính sự khác biệt trong nguyên tắc điều chỉnh vấn đề BTTH đối với KLTTĐLĐH và nguyên tắc chỉ bồi thường những tổn thất có thể tiên liệu trước làm cho thực tiễn pháp lý tại Việt Nam và thế giới có sự khác biệt khi mà chính nguyên tắc bồi thường trực tiếp và thực tế làm giới hạn những tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Trong khi đó nguyên tắc nêu trên của CISG cho phép các bên quản trị rủi ro trong khả năng, điều này khiến các bên của hợp đồng ý thức được nếu như các bên hiểu được mục đích của hợp đồng, thói quen thương mại của các bên hoặc những giao dịch có tính chất tương lai một cách chắc chắn thì các bên sẽ nỗ lực hoàn thành nghĩa vụ để tránh tình trạng vi phạm hợp đồng. Đồng thời, việc cho phép nguyên tắc này dẫn tới cơ quan tố tụng không bị bó buộc trong việc xác định được những tổn thất thực tế và trực tiếp. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về thế nào là tổn thất trực tiếp và thực tế. Điều này một lần nữa mang tính chất định tính trong quá trình giải quyết tranh chấp khi thông qua lăng kính của pháp luật quốc gia cũng như lăng kính của cơ quan xét xử.
Bài viết Khái niệm, đặc điểm và vai trò của các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!
- Website: https://luanvan3c.com/
- Hotline: 0966.736.325 (zalo)
- Email: luanvan3c@gmail.com
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]