x
Trang chủ » Luận văn Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh điện máy của một số doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam

Luận văn Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh điện máy của một số doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh điện máy của một số doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: : Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh điện máy của một số doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh – Bảng giá 2023

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tốc độ phát triển Internet và sử dụng smartphone hàng đầu Đông Nam Á, Việt Nam đang là thị trường màu mỡ cho TMĐT phát triển. Chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu trực tuyến là bước đi cần thiết đầu tiên để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường này nắm bắt cơ hội thành công.
TMĐT giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc mua hàng hóa và doanh nghiệp cũng tiết kiệm được nhiều chi phí qua các khâu trung gian, đảm bảo uy tín đối với khách hàng. Khách hàng lựa chọn sản phẩm mà mình định mua, rồi điền thông tin vào form order của doanh nghiệp bán hàng, còn doanh nghiệp xử lí thông tin qua hệ thống trung tâm được bảo mật tuyệt đối,quá trình chỉ gói gọn trong vài giây, hết sức đơn giản. Chính vì vậy TMĐT là sự lựa chọn tối ưu của hầu hết người tiêu dùng trên thế giới, còn các doanh nghiệp đang dần thương mại hóa việc trao đổi mua bán hàng hóa bằng điện tử. Trong tương lai TMĐT sẽ trở thành ngành có triển vọng nhất.
Tại Trung Quốc, TMĐT có vị trí nổi bật trong một nền kinh tế nổi tiếng với những tăng trưởng đáng kinh ngạc. Thị trường TMĐT tại Trung Quốc bắt đầu phát triển vào thập niên 90 và tăng trưởng mạnh sau năm 2008. Từ 2008 đến 2015, kim ngạch TMĐT của Trung Quốc tăng từ 800 tỉ CNY (khoảng 123 tỉ USD) lên 5,2 nghìn tỉ CNY (khoảng 0,8 tỉ USD) và dự kiến sẽ đạt lên 6,5 nghìn tỉ CNY (khoảng 1 nghìn tỉ USD) trong năm 2016 (International Trade Centre 2016, tr. 1). Trong đó, bán lẻ trực tuyến là một trong những thị trường phát triển mạnh mẽ nhất nhờ ứng dụng TMĐT, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là hơn 50% trong giao đoạn 2011 – 2015. Các công ty bán lẻ như Tmall, Taobao, Jingdong hay Suning Appliance của Trung Quốc đã trở thành những công ty bán lẻ hàng đầu trên thế giới nhờ việc ứng dụng thành công TMĐT trong kinh doanh.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đường truyền internet, các mạng không dây 3G và 4G cùng với sự phổ biến của các thiết bị di dộng, thương mại điện tử tại Việt Nam đã có được những điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản để bùng nổ và trở thành hướng đi mới cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam tăng dần cũng dẫn tới nhu cầu của của người dùng với các mặt hàng điện máy và điện tử cũng tăng cao. Với những điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như tiềm năng thị trường nói trên, các doanh nghiệp điện máy Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất tốt nhằm thâu tóm thị phần cũng như phát triển doanh nghiệp theo hướng đi mới, tận dụng sự phát triển của trào lưu internet.
Với những nét tương đồng về văn hóa, con người, sự thành công trong phát triển và ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại Trung Quốc như Jingdong, Gome, Alibaba…. sẽ là những bài học đáng giá cho các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại Việt Nam. Nhằm nghiên cứu những kinh nghiệm và thành công đó, tác giả đã chọn đề tài “Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh điện máy của một số doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tác giả đã nhận thấy có rất nhiều bài báo, báo cáo của các tổ chức uy tín trên thế giới viết và các luận văn thạc sỹ nghiên cứu về TMĐT tại Trung Quốc như:
– International Trade Centre, E-commerce in China: Opportunities for Asian firms, 2016.
Báo cáo nghiên cứu tổng quan thị trường TMĐT tại Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2015 và đưa ra giải pháp tăng cường xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thị trường Trung Quốc thông qua TMĐT.
– E-commerce foundation, Global B2C E-commerce Report 2016, 2016.
Báo cáo nghiên cứu về thực trạng, diễn biến và xu hướng của thị trường TMĐT B2C trong năm 2015 và dự báo cho các năm tiếp theo của TMĐT trên toàn thế giới.
– McKinsey, How savvy, social shoppers are transforming Chinese E-commerce, 2016.
Báo cáo nghiên cứu sự tác động của người mua tới thị trường TMĐT tại Trung Quốc và đưa ra kết luận tại sao Trung Quốc là thị trường TMĐT tiềm năng cho các công ty nhanh nhạy.
– Deloitte, China E-Retail Market Report, 2016.
Báo cáo nghiên cứu sự thay đổi của thị trường bán lẻ trực tuyến trong những năm gần đây, các thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được cũng như đưa ra dự báo về sự phát triển của TMĐT trong lĩnh vực bán lẻ trong thời gian tới.
– Fung Business Intelligence Centre, Retail Market in China, 2013.
Báo cáo cung cấp các thông tin tổng quan, những điểm nổi bật, đặc trưng và thách thức của thị trường bán lẻ Trung Quốc. Từ đó, tác giả đưa ra dự báo về xu hướng biến đổi của thị trường bán lẻ tại Trung Quốc trong các năm tiếp theo.
– Nguyễn Thị Kim Oanh (2010), “ Phân tích thực trạng TMĐT Trung Quốc hiện nay”, Luận văn thạc sỹ, trường ĐH kinh tế
Luận văn nghiên cứu cách thức quản lý nền kinh tế nói chung cũng như TMĐT nói riêng của Trung Quốc nhằm đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Các nghiên cứu trên đều đã phân tích về tổng quan và thực trạng của TMĐT tại Trung Quốc trong đó có thị trường bán lẻ tuy nhiên lại chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại Trung Quốc. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu, luận án hay luận văn đã được công bố trước đó.
3. Mục tiêu của đề tài
– Nghiên cứu thành công trong ứng dụng TMĐT của một số doanh nghiệp bán lẻ điện máy lớn của Trung Quốc từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệp có thể áp dụng cho Việt Nam
4. Đối tượng nghiên cứu:
– Ứng dụng TMĐT của một số doanh nghiệp bán lẻ điện máy.
5. Phạm vi nghiên cứu
– Thời gian nghiên cứu: thương mại bán lẻ đã bùng nổ trên thế giới từ rất sớm với sự thành công của một số doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới như Walmart, Amazon, Metro AG hay Schwarz Unternehmenstreuhand KG. Tuy nhiên, TMĐT bán lẻ nói chung và TMĐT bán lẻ của ngành điện máy nói riềng chỉ thực sự bùng nổ khi điện thoại thông minh và các thiết bị di động cầm tay có thể kết nối inernet được ra mắt. Cột mốc đánh dấu sự ra đời của các sản phẩm điện tử nói trên là cuối năm 2010 với sự ra mắt của iphone và các sản phẩm sử dụng hệ điều hành Android. Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn thời gian tiến hành nghiên cứu cho đề tài là từ năm 2011 – 2015.
– Không gian nghiên cứu: tại Trung Quốc và ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp thu thập thông tin: để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, các nguồn tài liệu bao gồm: các luận văn thạc sỹ liên quan tới vấn đề nghiên cứu, các bài báo về TMĐT tại Trung Quốc,…
– Để xử lý thông tin, các phương pháp được sử dụng bao gồm: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích – tổng hợp các số liệu về TMĐT bán lẻ trong ngành điện máy.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử
Chương 2: Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ điện máy của Trung Quốc hiện nay
Chương 3: Bài học kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. Khái niệm thương mại điện tử

TMĐT (electronic commerce hay e-commerce) tại Việt Nam đã từng có nhiều tên gọi như: “thương mại trực tuyến” (online trade), “kinh doanh điện tử” (electronic business hay e-business) hoặc “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay chính phủ, dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể được sử dụng và được hiểu tương tự.

Tới nay, khái niệm về “thương mại điện tử” cũng rất khác nhau trên phạm vi quốc tế, rất nhiều tổ chức và cá nhân đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về “thương mại điện tử” (e-commerce). Các định nghĩa về TMĐT cũng rất đa dạng và có khá nhiều điểm khác biệt và có thể tạm chia thành hai nhóm khái niệm chính: TMĐT theo nghĩa hẹp và TMĐT theo nghĩa rộng.

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG TMĐT TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ ĐIỆN MÁY CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY
2.1. Tiềm năng ứng dụng TMĐT ở Trung Quốc
2.1.1. Đặc điểm kinh tế Trung Quốc
Trung Quốc có tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,382 tỷ người. Trung Quốc là quốc do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao (China Geography, 2016).
Với diện tích xấp xỉ 9,6 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa. GDP Trung Quốc năm 2015 là 11.007,72 nghìn tỷ USD, GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2015 là 6.497,50 USD, ngang giá sức mua đạt 13.571,70 USD (Tradingeconomics, 2017). Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Năm 2011, 70% GDP của Trung Quốc đến từ khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại…), công nghiệp nặng và nguồn năng lượng. Giao dịch thương mại giữa các nước Châu Á và Trung Quốc ngày phát triển, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở khu vực.
Kinh tế Trung Quốc đang từ thời kỳ tăng trưởng cao bước sang thời kỳ tăng trưởng ở mức trung bình cao. Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Việc giữ ổn định xã hội và mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Những năm qua, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 9% (Tradingeconomics, 2017).

GDP của Trung Quốc
GDP của Trung Quốc

Biểu đồ 2.1: GDP của Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2015
Nguồn: China GDP – Trading economics, 2016

Theo Tạp chí Viện khoa học xã hội Trung Quốc, số 6/2015, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hiện đang bước vào “trạng thái bình thường mới”, tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp xu hướng hạ thấp. Dự tính tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2015 là 6,9%, giảm 0,4% so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 là khoảng 6,7%, giảm 0,2% với năm 2015, mức giảm có phần thu hẹp. Cơ cấu ngành nghề cũng được điều chỉnh theo chiều hướng hướng chuyển dần từ công nghiệp gia công, công nghiệp nặng sang hướng phát triển dịch vụ và các ngành nghề công nghệ cao.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sáng tạo vật liệu mới, nhiều ngành nghề mới nổi phát triển mạnh mẽ như “Internet of Things”, điện toán đám mây, vật liệu mới, ngành công nghệ robot, ứng dụng vệ tinh, in 3D, ngành dịch vụ hiện đại, ngành mua sắm trên mạng và chuyển phát nhanh, sinh học và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp hiện đại… Mặc dù tỷ trọng của những ngành nghề này hiện nay trong nền kinh tế không quá lớn, nhưng sức sống của chúng rất mạnh, tốc độ phát triển nhanh và được kỳ cọng sẽ là ngành nghề cốt lõi cho sự phát triển của kinh tế Trung Quốc.

Tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc
Tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc
Nguồn: Trading economics, 2017

Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ trong ba quý đầu năm 2015 là 8,4%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng (6%) và tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (3,8%), dự kiến năm 2015 giá trị gia tăng của ngành dịch vụ ở Trung Quốc chiếm khoảng 51,5% GDP. Năm 2016, Trung Quốc vẫn sẽ chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng của ngành dịch vụ sẽ tiếp tục tăng lên, dự kiến chiếm khoảng 52,5% GDP (Tạp chí Viện khoa học xã hội Trung Quốc, số 6/2015)
Tình hình tiêu dùng
Trong năm 2015, tổng kim ngạch bán lẻ hàng hóa tiêu dùng xã hội của Trung Quốc đạt 30,1 nghìn tỷ RMB ( khoảng 4,61 nghìn tỉ USD). Tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm xuống mức 10,7% nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành bán lẻ toàn cầu (7,6%). Theo eMarketer, trong năm 2015 thị trường bán lẻ Trung Quốc chiếm 20% thị phần bán lẻ toàn cầu, và đóng góp 37% cho sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ toàn cầu. Khi so sánh với mức tăng trưởng thấp hơn 5% của các nền kinh tế thuộc hai khu vực Bắc Mỹ và Đông Âu, thị trường bán lẻ tại Trung Quốc cho thấy tiềm năng vượt trội và được kỳ vọng sẽ thay thế Mỹ trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2019.

Quy mô thị trường bán lẻ Trung Quốc
Quy mô thị trường bán lẻ Trung Quốc

Biểu đồ 2.3: Quy mô thị trường bán lẻ Trung Quốc giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Deloitte, 2016

Cơ cấu thị trường bán lẻ của Trung Quốc có sự thay đổi, cùng mới sự phát triển của mạng Internet, mạng di động và các thiết bị thông minh, chắc chắn rằng tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ qua Internet sẽ nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ trên các kênh phân phối truyền thống (China e-business Research Center, 2016).
Tình hình đầu tư
Năm 2015, tổng cộng mức đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc là 39.450 tỷ RMB, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 0,6% so với tốc độ tăng trưởng tích lũy cùng kỳ từ tháng 1 đến tháng 8.
Đầu tư cơ sở hạ tầng do đầu tư chính phủ chủ đạo cũng có phần giảm xuống, ba quý đầu năm 2015, mức hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc là 9.100 tỷ RMB, tốc độ tăng trưởng tích lũy so với cùng kỳ là 18,07%, giảm 2,88% so với cùng kỳ năm 2014. Chịu ảnh hưởng của các nhân tố như triển vọng kinh tế không sáng sủa, năng lượng sản xuất dư thừa và khoản thu tài chính của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương giảm mạnh, dự báo năm 2016, tình trạng tốc độ đầu tư tài sản cố định giảm chậm.
Tình hình xuất khẩu
Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc là 17.870 tỷ RMB, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, xuất khẩu 10.240 tỷ RMB, giảm 1,8%; nhập khẩu 7.630 tỷ RMB, giảm 15,1%; xuất siêu thương mại 2.610 tỷ RMB, tăng 82,1%. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại thông thường của Trung Quốc chiếm 54,9% tỷ trọng tổng giá trị xuất nhập khẩu, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó, xuất khẩu thương mại thông thường tăng 2,7%. Lượng nhập khẩu một số hàng hóa thiết yếu của Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng. Trong đó, lượng nhập khẩu dầu thô tăng 8,8%; lượng nhập khẩu dầu thành phẩm tăng 4,7%; lượng nhập khẩu đậu tương tăng 13,1% (Tạp chí viện khoa học xã hội Trung Quốc, 2016).
2.1.2. Quá trình phát triển của TMĐT Trung Quốc trong những năm vừa qua
Quá trình phát triển TMĐT của Trung Quốc có thể tóm tắt thành năm giai đoạn:
– 1990 – 1993, giai đoạn bắt đầu: khái niệm TMĐT được đưa vào Trung Quốc năm 1990 và các dữ liệu, thông tin điện tử lần đầu được truyền qua mạng Internet vào năm 1993.
– 1993 – 1997, giai đoạn phôi thai: đây là giai đoạn chính phủ Trung Quốc bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của Internet trong công cuộc phát triển đất nước. Dự án “Three gold projects” được tổ chức và dẫn dắt bởi chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển TMĐT giữa các doanh nghiệp đã được công bố năm 1995. Giao dịch trực tuyến đầu tiên ở Trung Quốc được thực hiện vào năm 1996.
– 1998 – 2008, giai đoạn phát triển: Vào tháng 3 năm 1999, các website TMĐT B2C đầu tiên đi vào hoạt động, trong đó tiêu biểu có thể kể tới website www.8848.com chuyên bán các sản phẩm phục vụ du lịch. Cũng trong năm 1999, TMĐT đã được ứng dụng trong việc cung cấp các dịch vụ công tại Trung Quốc như: chính phủ điện tử, thanh toán thuế trực tuyến, giáo dục trực tuyến,… TMĐT chính thức bước vào giai đoạn đoạn được áp dụng rộng rãi..
– 2008 – 2015, giai đoạn bùng nổ: Tốc độ tăng trưởng Internet ở Trung Quốc luôn duy trì ở mức cao trong giai đoạn 2008 – 2015. Theo Trung tâm Internet Trung Quốc (CNNIC), tính đến hết tháng 12 năm 2015, số lượng website của Trung Quốc là 4,23 triệu, tốc độ băng thông ra quốc tế là 312.342 Mbit/s. Các yếu tố cơ sở này đã thúc đẩy mạnh mẽ tới sự phát của TMĐT tại Trung Quốc. Trong giai đoạn này, rất nhiều doanh nghiệp đã thành công với mô hình TMĐT B2B và B2C như Alibaba, Tmall, JD, Sunning, Xiaomi, Huawei,…

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG TMĐT CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI VIỆT NAM

3.1. Tổng quan ứng dụng TMĐT trong bán lẻ ở Việt Nam hiện nay

3.1.1. Về ứng dụng của TMĐT

3.1.1.1. TMĐT ở Việt Nam hiện nay

Năm 2016 là một năm rất biến động của lĩnh vực TMĐT, có rất nhiều doanh nghiệp lớn lâm vào tình trạng đóng cửa ngay sau một thời gian ngắn ra mắt và cũng có không ít doanh nghiệp phát triển bền vững với hình thức kinh doanh này. Tuy nhiên thị trường TMĐT Việt Nam 2017 đang có sự chuyển mình và ít biến động hơn. Theo Cục TMĐT và Công nghệ thông tin thì ngành TMĐT Việt Nam đang có mức tăng trưởng vào khoảng 25% và lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng nhiều. Các quỹ đầu tư và tập đoàn TMĐT nước ngoài cũng tích cực mua cổ phần, bỏ tiền đầu tư cho các sàn và các trang web TMĐT trong nước.

3.1.1.2. Ứng dụng của TMĐT tại Việt Nam

TMĐT B2B

Giao dịch TMĐT ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua các sàn TMĐT B2B tổ chức theo hình thức cổng thông tin về cơ hội giao thương hoặc trung tâm thương mại. Thông qua những sàn TMĐT này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về đối tác tiềm năng và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của mình ra thị trường. Bắt đầu xuất hiện vào năm 2003, đến cuối năm 2007 tại Việt Nam có khoảng 40 sàn TMĐT B2B, đến năm 2015 thì đã có gần 500 sàn TMĐT và theo thống kê đến năm 2015, doanh thu từ TMĐT (TMĐT) tại Việt Nam đạt 4,07 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2012 (VECOM, 2015). Tuy nhiên, tiện ích của phần lớn các sàn giao dịch này mới giới hạn ở việc đăng tải thông tin doanh nghiệp và nhu cầu mua bán. Hầu như chưa sàn nào có tiện ích tốt để hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, giao kết hợp đồng trực tuyến, theo thực hiện hợp đồng và chăm sóc khách hàng. Phần lớn nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động quảng cáo trực tuyến, xúc tiến thương mại và dịch vụ ngoại tuyến cung cấp cho một số đối tác trọng điểm.

=> XEM BẢN FULL LUẬN VĂN TẠI ĐÂY

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Luận văn Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm của khách hàng tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội khu vực TP.HCM

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ bảo hiểm của khách hàng tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội khu vực TP.HCM cho các bạn học viên đang làm luận văn […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Trung tâm thẻ tín dụng TP.HCM

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – Trung tâm thẻ tín dụng TP.HCM cho các bạn học […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số ACB – ONE khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số ACB – ONE khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho các bạn học viên đang làm luận […]

Luận văn Các nhân tố tác động đến sự trung thành của khách hàng đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố tác động đến sự trung thành của khách hàng đến thương hiệu cà phê Trung Nguyên cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Nhơn Trạch

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Sinh viên về học trực tuyến – Nghiên cứu trường hợp sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Sinh viên về học trực tuyến – Nghiên cứu trường hợp sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Sinh viên về học trực tuyến – Nghiên cứu trường hợp sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang […]

Luận văn Các yếu tố chờ đợi đến lượt phục vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Á châu – CN Nam Sài Gòn

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố chờ đợi đến lượt phục vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Ngân hàng Á châu – CN Nam Sài Gòn cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của chuỗi nhà thuốc Long Châu tại thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của chuỗi nhà thuốc Long Châu tại thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status