Luận văn Ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: : Ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

I. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp bán lẻ luôn phải nỗ lực hết mình để mang tới những hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng và tiết kiệm hơn so với các đối thủ. Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ ngày càng thay đổi một cách nhanh chóng theo sự thay đổi của hành vi mua sắm của người tiêu dùng và sự ra đời của các công nghệ mới.
Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone, người tiêu dùng có thể tiến hành mua sắm trên đa kênh bao gồm cả cửa hàng thực và cửa hàng trực tuyến trên cả máy tính và điện thoại thông minh. Điều này đòi hỏi các nhà bán lẻ phải có những sự thay đổi thích hợp để đáp ứng những nhu cầu đó. Thêm vào đó, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ, ví dụ, những nhà sản xuất đang mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực bán lẻ và ngược lại khiến cho quy trình của chuỗi cung ứng cũng cần phải thay đổi.
Do đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là ứng dụng hệ thống thông tin tích hợp giúp quản lý hiệu quả là một giải pháp thiết yếu cho doanh nghiệp. Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resourse Planning-ERP), quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management-SCM), quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management-CRM), quản trị bán hàng, quản lý hàng tồn kho….là những giải pháp được nhiều nhà bán lẻ trên thế giới như tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á lựa chọn nhằm quản lý quy trình kinh doanh hiệu quả hơn.
Trong đó, Nhật Bản là một quốc gia phát triển tại Châu Á, có nhiều nét tương đồng về văn hóa Á Đông, các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản từ đại siêu thị AEON, chuỗi siêu thị bán hàng xa xỉ Takashimaya, chuỗi cửa hàng tiện ích 7-eleven, đến chuỗi cửa hàng một giá Minisio đã thâm nhập thị trường Việt Nam. Hơn nữa,Nhật Bản có nền kinh tế nổi tiếng với những tăng trưởng đáng kinh ngạc. Theo ước tính năm 2015 doanh thu của TMĐT tại Nhật Bản đạt 106,6 tỉ USD, gần chạm tới vị trí dẫn đầu của Mỹ trên toàn thế giới. Trong 2 năm 2013 và 2014, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Nhật Bản là 17% và 15%. Năm 2015, quy mô thị trường TMĐT Nhật Bản tăng thêm 10 tỷ USD so với năm trước điều đó có nghĩa là mỗi năm Nhật Bản sinh ra thêm 2,5-3 thị trường TMĐT quy mô ngang Việt Nam. Tỷ trọng tổng doanh thu từ TMĐT chiếm 4,4
% trong tổng mức bán lẻ. Chính vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp bán lẻ tại Nhật Bản sẽ rất hữu ích đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản” làm đề tài nghiên cứu của mình.
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh – Bảng giá 2023 |
II. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tác giả bắt gặp rất nhiều đề tài luận văn thạc sỹ, bài báo và báo cáo của các tổ chức uy tín trên thế giới viết về thương mại điện tử tại Nhật Bản như:
Trần Minh Hải (2013), “Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và một số giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam”, luận văn Thạc sỹ, trường ĐH thương mại
Luận văn nghiên cứu sự phát triển thương mại điện tử ở các nước đang phát triển và đưa ra những cách thức phát triển TMĐT mới ở Việt Nam
Phạm Văn Thực (2015), “Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam”, luận văn Thạc sỹ, trường ĐH thương mại.
Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian 2011-2015 và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới
E-commerce foundation, Global B2C E-commerce Report 2016, 2016.
Báo cáo nghiên cứu về thực trạng, diễn biến và xu hướng của thị trường thương mại điện tử B2C trong năm 2015 và dự báo cho các năm tiếp theo của thương mại điện tử trên toàn thế giới.
Báo cáo Thương Mại Điện tử năm 2013, 2014, 2015, 2016.
Japan B2C E-commerce Report 2014, 2015, 2016.
E –commerce development in Japan.
Japan B2C E-Commerce Sales Forecasts 2016 to 2020.
III. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các bài học kinh nghiệm trong việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản, để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhằm tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
– Hệ thống hóa lý luận về các ứng dụng TMĐT (ERP, SCM, CRM…) ở các doanh nghiệp bán lẻ.
– Phân tích kinh nghiệm ứng dụng tại một số doanh nghiệp bán lẻ tiêu biểu tại Nhật Bản.
– Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra được những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
IV. Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ trên mục đích nghiên cứu, đề tài xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm đối tượng cụ thể là: (1) Các ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp Việt Nam (2) Các bài học kinh nghiệm ứng dụng TMĐT tại Nhật Bản và bài học cho các công ty bán lẻ tại Việt Nam.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: “Ứng dụng thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản”. Trong
đó, các doanh nghiệp bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống,
các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến (online).
Thời gian nghiên cứu: Số liệu của nghiên cứu sẽ được thu thập từ năm 2010 đến năm 2016 và đề xuất hướng phát triển đến năm 2020.
Điển hình: Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu vào ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ thành công tại Nhật Bản như: Ratuken, FamilyMart….
VI. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện luận văn thạc sĩ này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích tình huống.
Thu thập dữ liệu thứ cấp: các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành; sách giáo trình, sách chuyên khảo về Thương mại điện tử và Hệ thống thông tin quản lý; báo cáo về Thương mại điện tử, ngành Bán lẻ trên thế giới, tại Nhật Bản, và tại Việt Nam.
Cụ thể, về phương pháp phân tích tình huống, tác giả tham khảo phương pháp phân tích nội dung của Allen & Reser, 1990, trong đó các tác giả mô tả các phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học thư viện và thông tin, bao gồm lựa chọn các tài liệu mục tiêu, lựa chọn các mẫu phân tích, lựa chọn các phân loại để phân tích và loại bỏ sự thiên vị của nhà nghiên cứu để đảm bảo độ tin cậy. Đồng thời, tác giả cũng lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính theo quan điểm của Mayring, 2000, như sau: “phương pháp định tính tiếp cận các phân tích thực nghiệm, phương pháp luận kiểm soát các văn bản bên trong bối cảnh về truyền thông, sau các quy tắc phân tích nội dung và từng bước nghiên cứu”. Thông qua việc tham khảo các phương pháp nghiên cứu trên, tác giả tiến hành phân tích các tình huống cụ thể tại các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản bằng phương pháp phân tích tình huống như sau:
+ Lựa chọn các tình huống điển hình: các doanh nghiệp bán lẻ lớn và thành công tại Nhật Bản, các doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có tác động trực tiếp tới hoạt động cạnh tranh thị trường bán lẻ Việt Nam.
+ Phân tích tình huống dựa trên những số liệu thứ cấp thu thập được.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam.
Phương pháp thu thập tài liệu
* Tài liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là những tài liệu thu thập từ những nguồn có sẵn, đã qua tổng hợp, xử lý, công bố hay xuất bản. Thu thập tài liệu đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy, nguồn cung cấp phải có căn cứ pháp lý hoặc cơ sở khoa học. Trong đề tài này tôi thu thập tài liệu từ các nguồn:
– Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam; Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI);
– Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Hiệp hội thương mại
điện tử Việt Nam;
– Tổng cục Thống kê Vệt Nam; Số liệu thông kê của Nhật Bản;
– Các nghiên cứu trước đây của Việt Nam
– Sách, báo, internet…
* Tài liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp sử dụng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhóm đối tượng là chuyên gia về thương mại điện tử tại trường đại học Ngoại thương, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam.
Ngoài ra, để góp phần vào việc điều tra tài liệu sơ cấp, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp sau:
+ Quan sát;
+ Thảo luận nhóm.
Tổng hợp, xử lý dữ liệu
– Các số liệu sau khi được điều tra thu thập sẽ được tiến hành hiệu chỉnh, tổng hợp (lập bảng, đồ thị…).
– Xử lý dữ liệu:
+ Thủ công;
+ Phần mềm (word, excel…).
Phương pháp phân tích thông tin
– Phân tích thống kê: Sử dụng các phương pháp phân tích số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, so sánh giữa những cơ sở vi phạm chất lượng trong sản xuất kinh doanh thịt lợn với mẫu điều tra.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: tác giả gặp trực tiếp các đối tượng để tiến hành điều tra nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho quá trình điều tra, làm rõ những vướng mắc về đề tài nghiên cứu mà trong phiếu điều tra chưa được làm rõ để từ đó có được những thông tin dữ liệu và cách nhìn nhận vấn đề một cách chính xác và khách quan hơn.
VII. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về các ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam và Nhật Bản.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ các doanh nghiệp Nhật Bản và giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng Thương mại điện tử trong các doanh ngiệp bán lẻ tại Việt Nam.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
I. Tổng quan về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp 1.1 Một số khái niệm
Thương mại điện tử (TMĐT) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “TMĐT” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business). Tuy nhiên, “TMĐT” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu.TMĐT bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng… khi đó TMĐT phát triển thành kinh doanh điện tử, và doanh nghiệp ứng dụng TMĐT ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử. Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi tham gia TMĐT ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
I. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
1.1 Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam
Năm 2016 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của số lượng website B2C và C2C. Bộ Thương mại đã thống kê và tập hợp được gần 300 website chất lượng tốt để tiến hành đánh giá.
Về B2B
Giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua các sàn thương mại điện tử B2B tổ chức theo hình thức cổng thông tin về cơ hội giao thương hoặc trung tâm thương mại. Thông qua những sàn TMĐT này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về đối tác tiềm năng và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của mình ra thị trường. Bắt đầu xuất hiện vào năm 2003, đến cuối năm 2007 tại Việt Nam có khoảng 40 sàn thương mại điện tử B2B, đến năm 2015 thì đã có gần 500 sàn TMĐT và theo thống kê đến năm 2015, doanh thu từ thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đạt 4,07 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2012. Tuy nhiên, tiện ích của phần lớn các sàn giao dịch này mới giới hạn ở việc đăng tải thông tin doanh nghiệp và nhu cầu mua bán. Hầu như chưa sàn nào có tiện ích tốt để hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, giao kết hợp đồng trực tuyến, theo thực hiện hợp đồng và chăm sóc khách hàng. Phần lớn nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động quảng cáo trực tuyến, xúc tiến thương mại và dịch vụ ngoại tuyến cung cấp cho một số đối tác trọng điểm.
Sau giai đoạn tăng trưởng nhanh về số lượng sàn giao dịch B2B trong hai năm 2011-2012, đến năm 2015 tốc độ tăng này có xu hướng chững lại. Thay vào đó là sự phát triển theo chiều sâu của những sàn hiện có, bao gồm việc cải thiện tính năng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút lượng thành viên tham gia đông đảo hơn. Tuy nhiên, ngoài một số sàn thu hút được khá đông doanh nghiệp tham gia với số cơ hội kinh doanh tăng nhanh, nhiều sàn giao dịch hiện nay phát triển tương đối chậm.
Sàn B2C và C2C
Phần lớn các sàn B2C hoạt động theo dạng cửa hàng trực tuyến kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, trong đó chủ yếu là các mặt hàng có độ tiêu chuẩn hoá cao như hàng điện tử, thiết bị điện, đồ gia dụng, sách báo, văn phòng phẩm, v.v… Với mô hình kinh doanh và chiến lược quảng bá bài bản, nhiều sàn thương mại điện tử B2C bắt đầu tạo nguồn doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Các website B2C Việt Nam hiện nay cung cấp khá chi tiết thông tin giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ. Các website tiêu biểu thường xuyên cập nhật thông tin sản phẩm mới, tổ chức các chương trình khuyến mại, cung cấp các dịch vụ trực tuyến phục vụ cho quá trình mua hàng của người tiêu dùng được nhanh chóng và thuận tiện. Hàng hoá bán trên các website B2C tập trung vào lĩnh vực hàng điện tử – tin học, đồ gia dụng, điện thoại di động, sách báo, văn phòng phẩm, quà tặng, thời trang, du lịch…Các hình thức thanh toán rất đa dạng từ trả tiền mặt, điện chuyển tiền, thanh toán qua người vận chuyển, thẻ thanh toán nội địa, thẻ hội viên. Tuy nhiên, hình thức thanh toán trực tuyến vẫn còn rất ít website áp dụng. Hình thức phân phối, vận chuyển hàng hoá cũng được các website B2C bắt đầu chú trọng. Có hai hình thức phổ biến: chủ sở hữu website tự đứng ra tổ chức mạng lưới vận chuyển hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính chuyển phát.
Một điểm đáng lưu ý là các website B2C của Việt Nam hầu hết chưa chú trọng đến các quy định bảo mật thông tin cá nhân cho khách hàng. Chỉ có các website tiêu biểu mới thực sự quan tâm đến việc quảng cáo, tiếp thị hình ảnh website của mình thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các website này cũng đã biết cách chuyên nghiệp hoá giao diện người mua hàng, tạo một bố cục gắn kết, dễ tìm kiếm thông tin.
Số lượng website C2C năm 2016 được chọn lọc cũng rất phong phú với 288 website. Các website C2C chủ yếu là nơi rao vặt, một số ít website có thêm công cụ đấu giá và tạo các gian hàng ảo. Nhìn chung, hầu hết các website không chú trọng tới các quy định sử dụng cũng như chính sách bảo vệ thông tin cho các cá nhân đăng tin. Hàng hoá giao dịch rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã.
Phần lớn người tiêu dùng vẫn sử dụng hình thức rao vặt qua mạng để trao đổi mua bán hàng hóa giữa các cá nhân. Nhưng đó là C2C không chuyên nghiệp và chưa hoàn thiện.
Việc tự do hóa ngành bán lẻ khiến Việt Nam trở thành một thị trường bán lẻ cực kỳ hấp dẫn. Thị trường bán lẻ Việt Nam đã sôi động qua việc đua tranh điểm bán, mở chuỗi cửa hàng, riêng trong năm 2016, các doanh nghiệp còn bị áp lực bởi sự phát triển của ngành kinh doanh trực tuyến. Thực tế này đã đặt ra vô vàn thách thức cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng phục vụ và thay đổi cách thức kinh doanh.
Gần đây, hàng loạt thương hiệu bán lẻ đình đám dồn dập xuất hiện trên thị trường Việt Nam với những cái tên mới như Aeon Mall, Auchan…, cuộc cạnh tranh trên thị trường bán lẻ ngày càng gay gắt.
Không phải ngẫu nhiên mà các “ông lớn” ngành bán lẻ từ Nhật Bản, Thái Lan, Đức rồi Pháp muốn đi sâu vào thị trường nội địa Việt Nam. Bởi theo phân tích của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), thị trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt doanh thu tới 100 tỷ USD và thực tế đã đạt 110 tỷ USD vào năm 2016. Mức độ tăng trưởng vào khoảng 8%/ năm; tiêu dung cá nhân tăng 10,5%/ năm.
Năm 2008, Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, hiện nay Việt Nam nằm trong Top 30. Với cơ cấu dân số trẻ60% đang trong độ tuổi lao động đây chính là thời kì dân số vàng, tỉ lệ người dân đến các trung tâm thương mại ngày càng nhiều khiến Việt Nam là mảnh đất nhiều tiềm năng với ngành bán lẻ. Sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường bán lẻ Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.
Theo dự đoán của Economist Intelligence Unit (EIU), châu Á sẽ là hạt nhân thúc đẩy tăng trưởng thị trường bán lẻ toàn cầu, với lũy tiến vào năm 2016 đạt 6,8%, tương ứng giá trị khoảng 11.800 tỷ USD. Điều này cho thấy, ngành bán lẻ tại Việt Nam đang có tín hiệu lạc quan, nhưng cũng đầy thách thức khi thị phần lại rơi vào tay hầu hết các đại gia lớn, đặc biệt là “hàng xóm” Thái Lan.
Tỉ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam là 25% đứng sau Thái Lan 34%, Trung Quốc 51%, Malaysia 60% và Singapore 90%.
Khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho biết, kênh bán hàng truyền thống vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, chiếm khoảng 78%. Trong năm 2013, 53% người mua hàng chi tiêu nhiều nhất ở chợ và tần suất họ ghé chợ khoảng 21,5 lần mỗi tháng. Tuy nhiên, những cửa hàng tiện lợi lại đang bắt đầu có xu hướng phát triển và có tốc độ mở rộng nhanh.
Tính đến năm 2012, các tập đoàn bán lẻ ngoại đã lấn lướt doanh nghiệp bán lẻ trong nước khi chiếm tỷ lệ 40% (so với 25% của các doanh nghiệp trong nước). Tính tới thời điểm này, Co.opmart, BigC và Metro được xem là 3 nhà bán lẻ hàng đầu, chưa kể thêm những chuỗi cửa hàng hiện đại, nhưng chỉ có Co.opmart là doanh nghiệp Việt Nam.
- Một số giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Xem xét về TMĐT trong các doanh nghiệp bán lẻ ở Nhật Bản, liên hệ với thực tế của TMĐT ở Việt Nam, ta có thể rút ra một số giải pháp tăng cường ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam như sau:
3.1 Chủ động tìm hiểu rõ về thương mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ
Tìm hiểu rõ về TMĐT, những lợi ích cũng như những hạn chế nói chung và xét trên bình diện ứng dụng vào doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói riêng là điều vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể áp dụng thành công TMĐT. Đây cũng là điều đầu tiên mà doanh nghiệp Nhật – doanh nghiệp của một nước có TMĐT phát triển hàng đầu thế giới quan tâm đến. Nhưng Nhật là một nước phát triển cả về kinh tế và công nghệ, nên doanh nghiệp bán lẻ Nhật chủ động trong việc sáng tạo và nắm bắt CNTT cũng như ứng dụng TMĐT. Còn Việt Nam do điều kiện cơ sở vật chất còn yếu kém, ngành CNTT chưa thực sự phát triển do đó để nắm bắt, tìm hiểu và sáng tạo các phần mềm xử lý giao dịch qua mạng, chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu và hình thức kinh doanh như các doanh nghiệp bán lẻ Nhật là điều vô cùng khó. Cho nên trong điều kiện Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ cần tìm hiểu rõ TMĐT là gì, những lợi ích mà TMĐT mang lại để từng bước ứng dụng vào các khâu của quá trình kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp nước ngoài.
3.2 Thận trọng trong việc lựa chọn và xây dựng mô hình thương mại điện tử phù hợp
Một số doanh nghiệp bán lẻ đã nhận thức được lợi ích của TMĐT, tuy nhiên còn nhiều lúng túng trong việc triển khai cụ thể hoặc có tâm lý trông chờ vào sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía Nhà nước. Doanh nghiệp cần thấy rằng việc triển khai TMĐT khó có thể rập khuôn theo các mô hình có sẵn. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu và tự chọn cho mình mô hình TMĐT thích hợp với quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, trình độ cán bộ và khả năng của chính mình. Trên cơ sở mô hình đã chọn, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch triển khai, bao gồm kế hoạch tài chính các sàn giao dịch TMĐT, nhất là các sàn có sự hỗ trợ kinh doanh tốt và miễn phí trên cơ sở đầu tư nguồn lực tài chính, nguồn lực con người. Xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở TMĐT là bước chuyển đổi ban đầu cho một doanh nghiệp khi kinh doanh TMĐT. Việc xây dựng chiến lược kinh doan có thể tập trung vào một số vấn đề như: khách hàng, thị trường, các đối thủ cạnh tranh cũng như các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp
3.3 Chủ động chuẩn bị, nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến, tích cực đầu tư cho hạ tầng công nghệ và nhân lực của doanh nghiệp
3.3.1 Nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến
Việt Nam không phải là nước đi đầu trong ứng dụng TMĐT, cũng không phải là nước có ngành KH-KT, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nếu như Nhật Bản học hỏi kinh nghiệm các nước đi đôi với chủ động sáng tạo, sản xuất phần mềm phục vụ hoạt động kinh doanh thì Việt Nam cần thiết nhất là phải chủ động chuẩn bị, nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới, nếu có thể sáng tạo các công cụ khoa học ứng dụng hiệu quả vào điều kiện Việt Nam thì càng tốt. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nắm bắt các kỹ nghệ tiên tiến, điều chỉnh cơ cấu sản xuất đầu tư, thiết bị, phương thức kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành để có thể cạnh tranh được với hàng hoá và dịch vụ, nhất là các dịch vụ bưu chính viễn thông, một khi ta hội nhập mở cửa với các nước ASEAN, các doanh nghiệp của ta có đủ sức cạnh tranh trên sân nhà và vươn ra thị trường các nước trong khu vực.
3.4 Nguồn nhân lực
Doanh nghiệp bán lẻ cần có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các tiến bộ mới về công nghệ thông tin để phục vụ cho việc giao dịch, cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu về hoạt động TMĐT của doanh nghiệp (thiết kế các trang web quảng cáo sản phẩm, làm các đơn chào hàng, xây dựng quy trình chuẩn cho việc mua bán, thanh toán trên mạng…) và giải quyết các sự cố kỹ thuật phát sinh (diệt virus tấn công, có biện pháp phòng ngừa và bẻ gãy tội phạm tin học…). Theo báo cáo mới nhất, có khoảng 62% doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin và TMĐT. Tỷ lệ này vẫn còn thấp so với Nhật Bản.
3.5 Nghiên cứu và tận dụng triệt để những cơ hội phát triển thương mại điện tử
Việt Nam đang ở bước đầu của quá trình ứng dụng và phát triển TMĐT, nhất là trong ngành hàng bán lẻ, vì vậy các doanh nghiệp bán lẻ muốn ứng dụng thành công cần phải đối mặt với những khó khăn nhất định về mặt khách quan và chủ quan về phía Chính phủ, về bản thân doanh nghiệp và về phía người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Nhật có lợi thế vô cùng to lớn mà họ đã tận dụng được, đó là Chính phủ Nhật rất quan tâm và đề cao vai trò của TMĐT; công nghệ thông tin ở Nhật Bản phát triển nhanh mạnh và đứng đầu trên thế giới tạo cơ sở vật chất cho doanh nghiệp; người tiêu dùng nhật bản cũng đã và đang dần thích phương thức thanh toán tự do, thích sử dụng thẻ và dễ dàng chấp nhận rủi ro khi mua sắm trực tuyến. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam không có được những điều kiện thuận lợi đó.
3.6 Coi trọng vấn đề khai thác và phát triển các ứng dụng thương mại điện tử; đặt vấn đề an ninh, bảo mật lên hàng đầu
Thực tế phát triển TMĐT tại Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp bán lẻ chưa khai thác hết các tiềm năng của TMĐT, các hoạt động qua Internet mới chỉ dừng lại ở mức sơ khai, khai thác một số ứng dụng đơn giản như: gửi mail, chat, giới thiệu doanh nghiệp, tìm kiếm thông tin….Các doanh nghiệp có website và đầu tư cải tiến liên tục cho website không nhiều. Đến năm 2015, chỉ có 13% doanh nghiệp bán lẻ sẵn sàng tham gia vào sàn giao dịch điện tử và 39% doanh nghiệp bán lẻ có website. Trong số các doanh nghiệp đã lập website cho thấy 99,6% số website có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp; 93,1% đưa thông tin giới thiệu sản phẩm; trong khi chỉ 32,8% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch TMĐT. Về mức độ đầu tư, trên 80% doanh nghiệp cho biết họ dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai TMĐT, bao gồm cả việc mua các phần mềm TMĐT, duy trì bảo dưỡng website và phân bổ nguồn nhân lực cho những hoạt động này.
3.7 Chủ động góp ý các chính sách và pháp luật về thương mại điện tử
Theo ông Trần Thanh Hải, vụ phó vụ TMĐT, Bộ Thương mại, điều cần thiết để phát triển TMĐT chính là phải có sự phối hợp giữa Nhà nước và các doanh nghiệp và mọi chính sách của Nhà nước đều là để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nói chung và tất cả các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng là chủ thể quan trọng nhất triển khai TMĐT và là đối tượng chủ yếu của mọi chính sách và pháp luật liên quan. Do TMĐT là một lĩnh vực rất mới và phát triển cực kỳ mau lẹ nên các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật của các nước phát triển không phải lúc nào cũng đưa ra được chính sách hay pháp luật phù hợp với quy luật phát triển của TMĐT. Đối với Việt Nam điều này càng thể hiện rõ.

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Quản trị chuỗi cung ứng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quản trị chuỗi cung ứng Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng. Trường hợp nghiên cứu: Công ty Frieslandcampina Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ của hệ thống siêu thị Saigon Co.op cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp về dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Chi cục thuế quận 10 thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Sự tác động của các yếu tố dịch vụ đến sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ […]