x
Trang chủ » Luận văn Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Luận văn Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố  Hồ Chí Minh

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục – Bảng giá 2025

1. Lý do chọn đề tài:

– Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của người sinh viên trong trường đại học. Thông qua học tập, sinh viên tích lũy kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu cho công tác sau này. Từ xưa đức Khổng Tử đã từng cho rằng “Học phải luôn luôn thành tâm và hiếu học”, nhưng: “biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học” chứng tỏ trong học tập cần phải có ý chí, có nghị lực, có sự ham học, nhưng như thế chưa đủ, cần tạo một môi trường tốt cho việc học tập đó là gây sự hứng thú trong học tập. Trong quá trình học tập, sinh viên ngoài việc học lý thuyết trên lớp, thực hành trong phòng thí nghiệm, kiến tập, thực tập sư phạm v.v…, còn thông qua sự hướng dẫn bài học của giáo viên, tự bản thân họ định ra nội dung các chủ đề về chuyên môn, cùng nhau nghiên cứu khoa học, thảo luận, trao đổi bàn bạc … dần hình thành nên các nhóm học tập.

– Hoạt động của các nhóm, tổ chuyên môn nói trên được tổ chức thành các CLBHT. Nó thực sự mang lại sự thiết thực, bổ ích và tạo cho sinh viên năng động hơn, tự tin hơn trong quá trình hình thành nhân cách. Thông qua sinh hoạt CLBHT, sinh viên đã biến một phần quá trình đào tạo “học đi đôi với hành” thành quá trình “tự đào tạo”, có tác dụng kích thích tính tích cực của sinh viên – một yếu tố rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Qua sinh hoạt câu lạc bộ, sinh viên tự kiểm tra cập nhật và phát triển về nhận thức, kỹ năng so với kiến thức mình tích lũy. “Những hình thức hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều bổ ích cho sinh viên, là hình thức hoạt động ngoài hình thức lên lớp, giúp cho việc củng cố, mở rộng, khơi sâu tri thức đã học giúp học sinh gắn liền lý luận với thực tế, phát huy tác dụng học tập vào cuộc sống. Hoạt động ngoại khóa còn phát triển năng khiếu, sở trường và bổi dưỡng năng lực, tài năng học sinh”[20] .

– Thực tiễn hoạt động của CLBHT trong mục tiêu xây dựng Trường Đại học Sư phạm trọng điểm: Riêng về ngành sư phạm, theo đánh giá tổng kết tình hình chất lượng giáo sinh mới ra trường hiện nay phần lớn đều rất lúng túng trong công tác tổ chức hoạt động ngoài giờ của bộ môn và liên bộ môn. Phải chăng vấn đề đặt ra là: công tác đào tạo còn khiếm khuyết về mặt hướng dẫn cho giáo sinh cách thức tổ chức các hình thức sinh hoạt ngoài giờ?

Chưa trang bị được những kiến thức về xác định mục đích, xây dựng kế hoạch, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ của học sinh phổ thông trung học, đặc biệt về nội dung chuyên môn? Nên chăng, trong công tác giảng dạy, các trường Sư phạm cần quan tâm hơn nữa đến việc rèn cho sinh viên về công tác tể chức hoạt động ngoại khóa, nhất là thông qua loại hình sinh hoạt câu lạc bộ, đặc biệt là các CLBHT?

– Trên cơ sở mục tiêu xây dựng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm – Phương pháp dạy học “Đổi mới tư duy” là: “dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và chủ động của sinh viên, giảm cách học áp đặt một chiều theo kiểu thầy giảng lý thuyết trò tiếp thu một các thụ động, máy móc…, từng bước nâng cao khả năng tự học và ý thức chủ động trong học tập của sinh viên, khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo…”[58].

– Thời gian qua, với sự cố vấn chuyên môn từ cấp Khoa, sự quan tâm của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản và Hội sinh viên, đặc biệt là sự chỉ đạo của BGH nhà trường, Trường đã có một số hình thức sinh hoạt phù hợp với hoạt động chuyên môn ngoài giờ: Câu lạc bộ Khoa học, Hội nghị chuyên đề, Hội thi tay nghề, Hội thi Nghiệp vụ sư phạm… Các hình thức CLBHT này đã thực sự kích thích việc học tập và rèn luyện nghiệp vụ của sinh viên trong nhà trường. Song làm thế nào để các CLBHT hoạt động thường xuyên và rộng khắp ở tất cả các khoa? Trường cần đầu tư cho hoạt động này như thế nào? Sự hỗ trợ và phối hợp của các Phòng, Ban ra sao, v.v… để sự hoạt động của CLBHT giúp sinh viên trong trường đạt được hiệu quả trong việc tiếp thu tri thức và rèn kỹ năng sư phạm … vẫn là những vấn đề bức xúc của người làm công tác quản lý trong trường ĐHSP Tp HCM hiện nay.

2. Lịch sử vấn đề:

Đây là một vấn đề tương đối mới trong lịch sử học thuật ở nước ta, song vẫn đã có một số công trình nghiên cứu như:

• Luận văn Sau đại học “Kỹ năng tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ khoa học của sinh viên khoa Tâm lý” (Đinh Văn Vang – 1988) nhằm tìm hiểu kỹ năng tổ chức câu lạc bộ và đề xuất biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động câu lạc bộ khoa học cho sinh viên khoa Tâm lý.

• Luận văn Thạc sĩ “Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của người Hiệu trưởng trong trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu” Đinh Xuân Huy (1999) tập trung đề xuất các loại hình hoạt động ngoài giờ và biện pháp tổ chức quản lý nhằm giáo dục nhân cách cho học sinh phổ thông nội trú [30].

• Luận văn Thạc sĩ của Nghiêm Thị Hảo (1999) “Thực trạng và các biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội”: đề cập đến hoạt động tự học của sinh viên thông qua các hoạt động tập thể như thảo luận, hội thảo, báo cáo kinh nghiệm, thành tích học tập; các hoạt động nghiệp vụ sư phạm như ứng xử tình huống sư phạm, tham quan, thi giảng, v.v… trong trường Cao đẳng Sư phạm[23].

• Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Thị Lệ Khanh (2000) “Thực trạng và các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng”: tìm hiểu thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, những nguyên nhân thực trạng, đề xuất thử nghiệm đa dạng hóa các loại hình hoạt động rèn luyện nghiệp vụ cho sinh viên, các loại hình câu lạc bộ để tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên [32].

Hoặc một số bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:

• “Đổi mới tư duy và phương pháp công tác vận động thanh niên” của Lê Văn Nuôi (10.1986) đề xuất tể chức tập hợp thanh niên qua các mô hình câu lạc bộ [40].

• “Làm thế nào để tổ chức Câu lạc bộ nối tiếng nước ngoài có hiệu quả” Nguyễn Thường Lạng (5.1997) nêu cách thức, nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ ngoại ngữ do Đoàn Thanh niên tổ chức [34].

• “Vai trò câu lạc bộ chuyên ngành hỗ trợ cho sinh viên trong nghiên cứu khoa học” Nguyễn Bình Yến – Trần Đình Thảo (9.2000): các tác giả phân tích, lý giải tác dụng của những sinh hoạt khoa học tại các CLB chuyên ngành, việc thi olympic các môn khoa học cơ bản, … Đồng thời xác định tầm quan trọng của sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự ủng hộ của tập thể giáo viên, cũng như những cố gắng của sinh viên trong việc tể chức các CLB chuyên ngành này. v.v… [58].

Chứng tỏ giới nghiên cứu đã chú ý quan tâm đến hoạt động CLB trong nhà trường. Song các công trình này hoặc chỉ nêu chung về lý luận hoặc chỉ giới hạn phạm vi trong một

khoa, một trường Phổ thông dân tộc nội trú, Trường Cao đẳng Sư phạm, hoặc tập trung vào hoạt động cụ thể của câu lạc bộ như: Hoạt động tự học, học tốt, chứ chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện các hoạt động của CLBHT trong trường đại học nói chung và đại học Sư phạm nói riêng. Ý nghĩa quyết định đối với việc rèn luyện nhân cách người sinh viên chưa được chú ý một cách đầy đủ, đó là việc tổ chức loại hình hoạt động ngoại khóa do sinh viên tự tổ chức về mặt học thuật có giúp gì trong việc rèn luyện kỹ năng sư phạm, tiếp thu tri thức của sinh viên trong quá trình đào tạo, nhất là loại hình sinh hoạt CLBHT của sinh viên.

3. Tính cấp thiết của đề tài:

Qua thực tế trên, với vai trò của một người quản lý chúng tôi nhận thấy: việc tổ chức và hoạt động CLBHT trong trường ĐHSP là rất cần thiết, chính vì thế, nghiên cứu đề tài:

“Thực trạng và những giải pháp quản lý CLBHT Trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh” có ý nghĩa thực tiễn và là một yêu cầu quan trọng góp phần đáp ứng được yêu cầu giáo dục, rèn luyện toàn diện nhân cách người sinh viên Sư phạm, phù hợp với mục tiêu xây dựng trường Đại học Sư phạm Tp.HCM thành trường đại học trọng điểm.

4. Mục đích nghiên cứu:

– Khảo sát tìm hiểu tình hình hoạt động của các CLBHT.

– Phân tích nguyên nhân tác động đến tình hình hoạt động của các CLBHT.

– Đề xuất các giải pháp quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các CLBHT.

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

• Đối tượng nghiên cứu là thực trạng và các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các CLBHT Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

• Khách thể nghiên cứu gồm 12 CLBHT của sinh viên Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và cùng 492 sinh viên trong trường:

Câu lạc bộ Văn Thơ

Câu lạc bộ Địa lý

Câu lạc bộ Toán – Tin

Câu lạc bộ Tâm lý Giáo dục

Câu lạc bộ Sử học

Câu lạc bộ Trẻ thơ

Câu lạc bộ Vật lý

Câu lạc bộ Tiếng Anh

Câu lạc bộ Nghiệp vụ Sư phạm

Câu lạc bộ Sinh học

Câu lạc bộ Tiếng Pháp

Câu lạc bộ Tiếng Nga

6. Giả thuyết nghiên cứu:

Có thể nêu giả thuyết: “Chất lượng hoạt động của các CLBHT của sinh viên phụ thuộc vào việc quản lý có hiệu quả (tổ chức, nội dung, phương pháp, điều kiện…) của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, Hội sinh viên và sự cố vấn chuyên môn của giáo viên”. Từ giả thuyết nêu trên, đề tài cần chứng minh được sự tương quan tỷ lệ thuận của việc quản lý và kết quả đạt được.

7. Nhiệm vụ nghiên cứu:

7.1. Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động CLBHT sinh viên trên địa bàn thành phố.

7.2. Làm rõ thực trạng hoạt động CLBHT của sinh viên Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

7.3. Phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế trong việc Quản lý hoạt động CLBHT Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

7.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động của các CLBHT (tổ chức, quy chế, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức, hỗ trợ vật chất, kinh phí…)

8. Phạm vi giới hạn đề tài:

Do kinh nghiệm và thời gian có hạn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về các hoạt động CLBHT về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm (nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện nhân cách người sinh viên sư phạm) trong đó tập trung vào các lĩnh vực: tổ chức, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ này.

9. Phương pháp nghiên cứu:

Trong đề tài này, người nghiên cứu sẽ ứng dụng những phương pháp cụ thể sau:

9.1. Tổng kết kinh nghiệm

 Phân tích các tài liệu về mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Sư phạm, tổng hợp các tài liệu, văn bản về quản lý, tổ chức nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên từ đó xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn về lý luận dạy học và hoạt động ngoại khóa cho đề tài.

 Thu thập, nghiên cứu tình hình tổ chức hoạt động ngoài giờ của sinh viên thông qua các đề tài nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp và hoạt động của các CLBHT sinh viên các trường đại học trong thành phố những năm qua, thông qua báo cáo tổng kết, hội thảo chuyên đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phốHồ Chí Minh và Hội sinh viên.

9.2. Quan sát

 Quan sát trực tiếp quá trình xây dựng kế hoạch, nội dung và chương trình tổ chức sinh hoạt của một số CLBHT của các Khoa.

 Quan sát trực tiếp việc điều hành và thực tiễn hoạt động của các CLBHT của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

9.3. Điều tra

• Điều tra đánh giá tình hình hoạt động của các CLBHT trong những năm trước đây và hiện nay.

– Giai đoạn 1: Dùng bảng câu hỏi, chủ yếu là các câu hỏi mở, xoay quanh các nội dung nghiên cứu của đề tài. Trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên cố vấn, sinh viên về tác dụng của câu lạc bộ.

– Giai đoạn 2: Xây dựng bảng câu hỏi trên cơ sở các ý kiến thu được ở giai đoạn 1 (xem phụ lục 2).

♦ Lấy phiếu thăm dò trong sinh viên về tác dụng, kết quả hoạt động của CLBHT.

♦ Hội thảo, tổng kết kinh nghiệm.

♦ Thực nghiệm quản lý

– Giai đoạn 3: Xử lý số liệu và hoàn tất.

• Kỹ thuật chọn mẫu: Trong điều kiện và thời gian có hạn, chúng tôi dựa vào các câu lạc bộ theo khối Tự nhiên, Xã hội, Ngoại ngữ. Chọn sinh viên để điều tra dựa trên nguyên tắc “đại diện” để chọn mẫu. Mẫu gồm 500 sinh viên, từ năm thứ nhất đến năm thứ tư ở các Khoa, của 12 câu lạc bộ. Kết quả thu được là 492 phiếu (chi tiết ở phụ lục 2, 3).

• Điều tra thực trạng quản lý CLBHT từ 129 cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, Hội, hội viên nòng cốt tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

• Cách thức điều tra: tiến hành phát phiếu trực tiếp tại các Khoa có CLBHT, hướng dẫn trả lời hợp lệ. Thời gian trả lời 3-7 ngày.

9.4. Phỏng vấn, trưng cầu ý kiến chuyên gia

Thu nhập thông tin bổ sung từ các BCN Khoa, các giáo viên đã từng làm công tác Đoàn hoặc cố vấn học tập ở các Khoa, đồng thời chủ nhiệm các câu lạc bộ và các sinh viên tham gia hoạt động của CLBHT.

9.5. Xử lý thông tin

Dùng toán thống kê tính trị số phần trăm.

9.6. Thử nghiệm

Tiến hành thử nghiệm qui trình hóa công tác quản lý hoạt động CLBHT.

10. Đóng góp của đề tài:

1. Góp phần làm sáng tỏ lý luận về “học đi đôi với hành, lý thuyết kết hợp với thực tiễn” và góp phần trong đổi mới phương pháp giảng dạy “Lấy học sinh làm trung tâm” và “Phát huy tính tích cực của học sinh”.

2. Xác định được những đặc trưng của một CLBHT sinh viên (câu lạc bộ chuyên ngành), làm cơ sở cho những nghiên cứu lý luận về việc tổ chức hoạt động ngoài giờ cho sinh viên đại học.

3. Góp phần làm sáng tỏ thực trạng hoạt động của các CLBHT sinh viên Đại học Sư phạm, đồng thời chỉ ra những tồn tại về mặt tổ chức quản lý câu lạc bộ trong nhà trường.

4. Trên cơ sở đó tìm ra biện pháp khả thi trong công tác tổ chức, quản lý và làm tăng hiệu quả hoạt động của các CLBHT của các trường sư phạm.

XEM BẢN ĐỦ LUẬN VĂN: Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn

Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]

Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn

Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]

Luận văn Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]

Quy định về hình thức trình bày luận văn thạc sĩ

Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ             Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]

Cấu trúc trình bày bài luận văn thạc sĩ

Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]

Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính

Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]

Luận văn Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

Bài viết liên quan
Luận văn Thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

Luận văn Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và một số giải pháp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm […]

Luận văn Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học thành phố Cà Mau

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học thành phố Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn […]

Luận văn Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại khoa ngoại ngữ trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Đại học Quốc gia cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Luận văn Thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong thành phố Cà Mau

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong thành phố Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT tại thành phố Cần Thơ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status