x
Trang chủ » luận văn Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới

luận văn Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế  Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: : Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NGA VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NGA VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Liên Bang Nga là quốc gia đông dân và có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Người Nga có khả năng chi tiêu cao, có nhiều thời gian rỗi và thích đi du lịch ra nước ngoài. Do vậy, đây là thị trường khách du lịch mục tiêu của nhiều quốc gia. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng xác định Nga là thị trường quan trọng, truyền thống đối với Du lịch Việt Nam.
Việt Nam và Nga đã có mối quan hệ hợp tác, chiến lược với bề dày lịch sử. Năm 1997, hai nước Việt Nam và LB Nga đã ký Hiệp định hợp tác Du lịch, đến nay quan hệ du lịch hai nước phát triển ngày một tốt đẹp. Những năm vừa qua, Việt Nam thường xuyên tham gia các hội thảo du lịch, hội chợ du lịch lớn của Nga. Hai bên đã và đang tích cực tăng cường trao đổi đoàn cán bộ, các nhà đầu tư, khách du lịch, báo chí thông tấn nhằm góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, du lịch tới du khách hai nước, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam – Nga. Đặc biêt, năm 2016 vừa qua là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cả hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, trong đó có các hoạt động kỷ niệm 20 năm đối thoại ASEAN – Liên bang Nga.
Trong những năm gần đây, Nga vẫn luôn là thị trường du lịch lớn nhất châu Âu của Việt Nam. Đặc biệt là từ năm 2009, Việt Nam đã chủ động cho phép khách du lịch Nga vào Việt Nam không cần visa dưới 15 ngày. Đây là một động thái tích cực trong việc tăng cường thu hút khách từ thị trường quan trọng này tới Việt Nam du lịch. Lượng du khách Nga đến Việt Nam đang không ngừng tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2010 mới chỉ có hơn 5 triêu lượt khách Nga đến Việt Nam, thì đến năm 2016, con số này đã tăng lên gấp đôi với hơn 10 triệu lượt người.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có đầy đủ yếu tố phù hợp với nhu cầu của du khách Nga. Tuy nhiên, so với tổng số lượng khách Nga đi du lịch nước ngoài hàng năm cũng như so với dân số Nga thì con số sang Việt Nam như vậy mới dừng ở con số rất khiêm tốn. Theo số liệu của ngành du lịch Nga, hàng năm số khách du lịch Nga ra nước ngoài là trên 30 triệu người, với mức chi tiêu khá cao. Theo dự báo thì trong vài năm tới, con số đó sẽ đạt khoảng 40 triệu người Nga trong tổng số dân là 146 triệu người sẽ đi du lịch nước ngoài mỗi năm. Trong khi đó, số lượng du khách Nga đến Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 1% trong số đó. Đây là một kết quả thấp, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có giữa hai nước. Vì vậy, nhằm tăng cường thu hút và khai thác thị trường khách Nga một cách có hiệu quả và tương xứng với tiềm năng, tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thu hút khách Nga vào Việt Nam những năm quan, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động du lịch quốc tế, trong đó tập trung vào nghiên cứu thực trạng thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
 Về không gian: Khách du lịch Nga vào lãnh thổ Việt Nam.
 Về thời gian: Thực trạng khách du lịch Nga đến Việt Nam giai đoạn 2010-2016 và đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Nga trong thời gian tới.
 Phạm vi của giải pháp đề xuất: cả vĩ mô và vi mô.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã được xác định như trên, đề tài có những nội dung nghiên cứu chính như sau:
 Làm rõ một số vấn đề lí luận chung về du lịch quốc tế, nghiên cứu đặc điểm của thị trường gửi khách của Nga nói chung, đồng thời phân tích bối cảnh mới trong quan hệ Việt – Nga có ảnh hưởng đến du khách Nga đến Việt Nam.
 Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thu hút du khách Nga vào Việt Nam.
 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút khách du lịch Nga và Việt Nam, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam trong bối cảnh mới.
5. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, với việc lượng khách Nga vào Việt Nam ngày càng tăng lên và Nga trở thành một thị trường tiềm năng của du lịch Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về việc thu hút du khách Nga, song chưa nhiều.
Nghiên cứu chung về du lịch quốc tế có thể kể đến: Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch (2006), Đề tài NCKH “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm ”, Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam (2007), Giải pháp tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, Báo cáo Hội thảo.
Nghiên cứu riêng về thị trường khách Nga thì một nghiên cứu mang tầm vĩ mô cấp nhà nước phải kể đến là Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam năm 2012 – 2015” (2012) của Tổng Cục Du Lịch. Bên cạnh đó còn có công trình nghiên cứu của thạc sĩ Lê Việt Hà với đề tài: “Một số giải pháp nhằm thu hút thị trường khách du lịch Nga tới Việt Nam” (2011). Ngoài ra, còn có các bài báo chuyên sâu của sở Du lịch các địa phương về việc thu hút khách du lịch Nga.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam còn hạn chế thông tin, các số liệu nay đã lạc hậu, chưa cập nhật được các tình hình mới trong mối quan hệ Việt – Nga cũng như tình hình thế giới, hoặc các nghiên cứu còn mang tính chất nhỏ lẻ của địa phương, phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu còn hạn chế.
Với bài nghiên cứu của mình, tác giả tiếp tục cập nhật số liệu đến năm 2016. Đồng thời, chỉ ra bối cảnh mới có ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê. Phương pháp này là nghiên cứu các tài liệu, thông tin liên quan, tư liệu của các chuyên gia trong và ngoài nước về thị trường du lịch Nga phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp này phải dùng nhiều thông tin khác nhau để tập hợp các thông tin tài liệu đã thu thập được để xây dựng các vấn đề có liên quan đến lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch Nga và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách Nga vào Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 đáp ứng mục tiêu của nhiệm vụ.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu bao gồm ba chương. Cụ thể:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ, DU LỊCH OUTBOUND CỦA NGA VÀ BỐI CẢNH MỚI TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – NGA
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NGA ĐẾN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NGA VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI
KẾT LUẬN

3.3. Giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam
3.3.1. Giải pháp vĩ mô
Để thu hút được thị trường khách du lịch Nga đầy tiềm năng này, du lịch Việt Nam không chỉ cần có những giải pháp giúp gia tăng số lượng khách mà cần phải có những biện pháp để thu hút du khách quay trở lại Việt Nam nhiều lần hơn. Ngoài ra, cần có những biện pháp để thu hút du khách Nga không chỉ riêng trong lĩnh vực du lịch biển mà còn ở các lĩnh vực khác như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mua sắm, du lịch đồng quê…
Các giải pháp thu hút du khách Nga phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ và có sự kết hợp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ quan ban ngành nhà nước có liên quan (tầm vĩ mô); từ phía các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các doanh nghiệp, dịch vụ có liên quan (tầm vi mô).
 Phát triển nguồn nhân lực du lịch
Mặc dù Nga chưa phải là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam nhưng với tốc độ gia tăng đều đặn và nhanh chóng có một của thị trường này trong những năm gần đây thì việc đáp ứng đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên nói tiếng Nga phục vụ họ là việc làm cần thực hiện ngay của Tổng cục Du lịch và các Ban ngành có liên quan.
Tổng cục Du lịch cần tổ chức đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ thị trường khách du lịch Nga cả về số lượng và chất lượng. Từ đó, có các chương trình hỗ trợ như mở các lớp đào tạo và thực tập tiếng Nga do chuyên gia người Nga hoặc giáo viên người Việt đã từng học tập và tốt nghiệp ở Nga về dạy; mở các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn cho hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ khách Nga đã tốt nghiệp bằng tiếng Nga. Các Sở quản lý du lịch ở các địa phương, đặc biệt ở một số thành phố lớn và một số địa phương có lợi thế về du lịch biển cũng cần vừa kết hợp và thông qua Tổng cục du lịch, vừa tự lập ra những kế hoạch cụ thể cho mình để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ khách du lịch nói tiếng Nga. Thường xuyên tổ chức đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng hướng dẫn viên tiếng Nga, tạo điều kiện để học viên có thể giao lưu, thực tập tiếng Nga, đặc biệt là tiếng Nga giao tiếp và tiếng Nga chuyên ngành du lịch; cung cấp thường xuyên những thông tin cập nhật, những kiến thức về đất nước, con người, văn hóa, lịch sử, về kinh tế xã hội của hai nước để học viên có thể nắm bắt được một cách tốt nhất; trang bị kiến thức về hội nhập, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, am hiểu thị trường, luật lệ quốc tế cho đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch và cho đội ngũ hướng dẫn viên.
Tổng cục Du lịch và các Sở du lịch cần có kế hoạch liên kết và phối hợp thường xuyên với Đại sứ quán Nga và một số tổ chức có liên quan để đề nghị hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo tiếng Nga. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch mà chủ đạo là Tổng cục Du lịch cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để mở các khóa học tiếng Nga tại các trường đại học và cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; tổ chức các cuộc thi nói tiếng Nga, các cuộc thi hành trình hướng dẫn viên bằng tiếng Nga để khích lệ tinh thần và nâng cao chất lượng học tập, nhằm cung cấp nguồn nhân lực nói tiếng Nga dồi dào cho đất nước nói chung và cho ngành du lịch nói chung.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch và Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể cùng phối hợp, liên kết với Du lịch Nga và Bộ giáo dục của Nga để gửi sinh viên của Việt Nam đã và đang học tiếng Nga sang thực tập tiếng tại nước bạn; mời chuyên gia người Nga sang Việt Nam để đào tạo hoặc hỗ trợ thực tập tiếng cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nga tại Việt Nam. Hiện nay, ở tất cả các cơ sở đào tạo về du lịch trong nước đều chưa có nơi nào đưa tiếng Nga vào đào tạo như một ngoại ngữ bắt buộc. Trong thời gian tới, những cơ sở đào tạo về du lịch trong cả nước, đặc biệt ở những địa bàn có lợi thế về du lịch biển và đón nhiều khách Nga như Khánh Hòa, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hội An, Hà Nội, Hồ Chí Minh nên đưa tiếng Nga vào chương trình đào tạo bắt buộc (có thể là ngoại ngữ số 1 hoặc ngoại ngữ số 2).
Ngôn ngữ là một rào cản lớn đối với du khách Nga trong việc tiếp cận thông tin du lịch và ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của du khách trong quá trình đi du lịch. Bởi vậy chú trọng đến việc đầu tư về ngoại ngữ tiếng Nga là một biện pháp rất tích cực ảnh hưởng đến việc thu hút hiệu quả thị trường tiềm năng này.
 Tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nên kết hợp với các Ban ngành liên quan, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Nhà nước cũng như tư nhân, tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh và du lịch Việt Nam tới thị trường khách Nga nhằm duy trì mối quan hệ và thu hút nhiều hơn nữa thị trường tiềm năng này đến với du lịch Việt Nam. Có thể quảng cáo giới thiệu sản phẩm du lịch Việt Nam tới khách Nga thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, một số các văn phòng đại diện của Nga ở Việt Nam và ngược lại. Phối hợp chặt chẽ với Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, Hãng Hàng không quốc gia Nga, vừa coi đây là một kênh hữu hiệu giới thiệu du lịch Việt Nam cho khách Nga, vừa hợp tác liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho khách Nga khi sang du lịch tại Việt Nam qua đường hàng không. Thường xuyên tổ chức gặp gỡ với Đại sứ quán và các đoàn khách ngoại giao của Nga tại Việt Nam để tăng cường mối quan hệ, từ đó giới thiệu, quảng bá du lịch Việt Nam tới thị trường khách Nga. Tiến hành nhiều hơn các chương trình quảng bá tại Nga như giao lưu văn hóa, hội chợ thương mại, hội chợ du lịch, triển lãm sản phẩm du lịch với mục đích giới thiệu đất nước và con người Việt Nam. Đứng đầu và định hướng trong việc tổ chức các festival biển hay hoạt động giới thiệu du lịch biển tại các hội chợ, hội thảo, hội nghị của Nga, các đoàn FAMTRIP với đối tác Nga của Việt Nam. Nên coi việc xây dựng thương hiệu, quảng bá, định vị hình ảnh du lịch tới thị trường Nga là một việc làm quan trọng hàng đầu.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch mà chủ đạo là Tổng cục Du lịch nên kết hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Bưu chính – Viễn thông xây dựng mối quan hệ tốt với giới truyền thông quốc tế, đặc biệt là giới truyền thông Nga nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch một cách tốt nhất. Nên định hướng và tạo điều kiện cho Tổng cục Du lịch xây dựng và bổ sung những trang website với thông tin mới nhất, khuyến khích các resort và các khách sạn ven biển cùng tham gia các hoạt động xúc tiến và tham gia xây dựng, bổ sung trang web, tham gia liên kết web quốc tế.
Tổng cục Du lịch nên kết hợp với các Nhà xuất bản, các dịch giả của Nga và Việt Nam để xuất bản những tập sách bằng tiếng Nga giới thiệu những sổ tay du lịch Việt Nam, trong đó giới thiệu ngắn gọn những cách thức giao tiếp cơ bản, chủ đề thường gặp trong khi đi du lịch của du khách; xuất bản những tập sách quảng cáo về du lịch Việt Nam, doanh nghiệp du lịch phục vụ khách Nga, đội ngũ nhân viên phục vụ nói lịch Việt Nam như giới thiệu các điểm đến hấp dẫn, bãi biển đẹp của Việt Nam, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, ẩm thực của Việt Nam. Tại các cảng hàng không, các địa điểm du lịch, các quầy thông tin du lịch của Việt Nam nên có các ấn phẩm, các sách giới thiệu bằng tiếng Nga và có ít nhất một nhân viên phục vụ giao tiếp được bằng tiếng Nga.
 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ du lịch
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nên tăng cường và thường xuyên kiểm tra chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật theo cấp, hạng đăng ký kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn quy định, vệ sinh an toàn, an ninh trật tự tại các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch, các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch… Kết hợp với Bộ Xây dựng để xây dựng, nâng cấp các khu du lịch, công trình dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn đảm bảo đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên tại các trọng điểm đón khách Nga như Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc, Hà Nội, Hồ Chí Minh… Đầu tư xây dựng sản phẩm làng nghỉ dưỡng biển với các mô hình dịch vụ cao cấp khép kín, cung cấp dịch vụ vila tự chủ, xây dựng các khu trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí, nên có những khu vui chơi hay công viên cho trẻ em, khu chơi thể thao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp…; Đầu tư hoàn thiện các dịch vụ công cộng tạo sự thuận tiện cho khách du lịch cũng như dịch vụ đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, quầy thông tin du lịch…
Qua khảo sát thực tế, khách Nga không thích nhất ở Việt Nam là môi trường vệ sinh. Đây cũng là điều không hài lòng chung của rất nhiều du khách quốc tế khác khi tới Việt Nam. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nên kết hợp và tư vấn với Bộ Tài nguyên và Môi trường có những biện pháp tích cực hơn trong việc cải thiện vệ sinh môi trường như ngoài việc xử phạt nghiêm minh, xử phạt nặng bằng hành chính với những người cố ý gây ô nhiễm môi trường công cộng, cũng cần thiết kế thêm thùng đổ rác công cộng không chỉ trên các đường phố lớn. Rất nhiều du khách sang đây đã phải cầm theo người rác vì không tìm thấy thùng vứt rác công cộng trên đường mình đi.
Các cơ quan ban ngành có liên quan cũng cần có những biện pháp đồng bộ và tích cực nhằm tạo và duy trì mối quan hệ, quảng bá du lịch Việt Nam tới thị trường Nga, tạo môi trường du lịch Việt Nam văn minh, giầu đẹp, an toàn và lành mạnh, vừa làm hài lòng và thu hút nhiều hơn du khách, vừa đem lại lợi ích cho nước nhà. Các cơ quan chức năng phải quản lý và xử lý chặt chẽ, nghiêm minh, xử lý ngay và đồng bộ những vấn đề ảnh hưởng và liên quan tới ngành du lịch nước nhà, cụ thể như: Có những biện pháp cứng rắn với hiện tượng ăn trộm và trấn lột trên đường phố, đặt biệt cướp giật đồ của khách du lịch; ăn xin, chèo kéo khách du lịch; ăn cánh làm giá trong du lịch.
Ngoài ra, việc lấn vỉa hè, lòng đường (nơi người dân và khách du lịch đi bộ) làm chỗ bán hàng cũng gây chật hẹp và ách tắc giao thông, cản trở tâm lý khách du lịch khi muốn đi dạo và ngắm cảnh trên đường phố.Việc phóng nhanh, vượt ẩu gây cản trở giao thông và nguy hiểm cho người tham gia các phương tiện, trong đó có khách du lịch cũng là một vấn đề cần xử lý nghiêm minh.
Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cần tư vấn và kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải thực hiện tích cực và nghiêm minh vấn đề phân luồng giao thông trên đường phố, xây dải ngăn cách giữa luồng xe máy, xe đạp và ô tô, yêu cầu các phương tiện xe phải dừng đỗ tại các điểm dành cho người qua đường khi có tín hiệu. Nên làm theo cách mà thành phố Nha Trang đã làm như dán các biển giao thông và các mức phạt tiền dành cho người vi phạm giao thông ngay tại chỗ dừng đèn xanh đèn đỏ để người dân có thể chú ý và thực hiện. Có thể có những định hướng như xây dựng nhiều hơn nữa đường hầm cho người đi bộ sang đường, cung cấp thêm nhiều xe buýt trên các tuyến đường, học theo kinh nghiệm của Nga và các nước khác là đi xe buýt văn minh, tiện lợi, cải thiện môi trường giao thông. Về lâu dài, có thể xây dựng tàu điện ngầm và xe điện như ở Nga và một số nước khác, vừa cải thiện giao thông, vừa góp phần làm sạch môi trường.
 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
Có cơ chế hợp tác hiệu quả với các cơ quan liên quan khác: Để có thể đạt được mục tiêu thu hút khách du lịch Nga trong bối cảnh mới, nhất thiết phải có sự phối hợp, tham gia của nhiều bộ, ngành như Tài chính, Ngoại giao, Công an.., các cơ quan quản lý du lịch địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý du lịch của Nga. Muốn vậy cần phải thiết lập một cơ chế hợp tác hiệu quả, liên ngành để tăng hiệu quả thực hiện.
Kết hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh kéo dài thêm thời gian miễn thị thực cho khách Nga để tăng thêm thời gian lưu trú cùng chi tiêu của họ tại Việt Nam là việc làm đáng lưu tâm. Không chỉ miễn thị thực cho du khách Nga trong thời gian 15 ngày mà có thể là 3 tuần hoặc 1 tháng, thậm chí có thể dài hơn. Hầu hết du khách Nga thường thích lưu trú dài ngày. Có không ít khách muốn lưu trú lâu hơn nhưng vì ngại phải làm thủ tục xin thêm visa nên cũng chỉ đi du lịch trong thời gian visa cho phép.
3.3.2. Giải pháp vi mô
 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Phân đoạn thị trường: Từ 35 tuổi đến 55 tuổi là ưu tiên cấp độ số 1, đây là đối tượng khách có khả năng tài chính, thu nhập tốt và đi du lịch thường có mức chi trả cao. Trên 55 tuổi là ưu tiên cấp độ số 2, là đối tượng có mức chi trả phổ thông. Việc phân đoạn thị trường có yếu tố quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch thu hút khách Nga sang Việt Nam, từ đó có kế hoạch xây dựng các tour cho phù hợp với các phân đoạn thị trường. Việc phân đoạn thị trường cũng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng nhưng đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu thực tế của du khách Nga, các giai đoạn tập trung quảng bá xúc tiến vào từng phân đoạn thị trường trong điều kiện các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh về tài chính, nhân lực…để làm marketing cùng một lúc trên một diện rộng.
Xây dựng bộ sản phẩm: Thực tế hiện nay khách Nga sang Việt Nam thuần túy tập trung đến một vài điểm có biển đẹp, khu nghỉ và khách sạn cao cấp như khu vực Mũi Né, Nha Trang… Những đểm đén nổi tiếng khác như hạ Long, Sa Pa, Ninh Bình… chưa được quảng bá và chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của thị trường tiềm năng này. Vì vậy Du lịch Việt Nam một mặt vẫn phải duy trì sản phẩm, loại hình về biển hiện nay đang rất cuốn hút khách du lịch Nga, mặt khác cũng cần phải từng bước mở rộng trên cơ sở lấy du lịch nghỉ biển làm trọng tâm, xương sống. Từ du lịch nghỉ biển thuần túy, dần mở rộng thêm, kết hợp với các loại hình khác như khám phá Việt Nam nhằm mục đích thu hút du khách Nga không chỉ nghỉ ở 1 vài điểm như hiện nay mà lan rộng dần sang các tuyến, điểm du lịch khác nữa tại Việt Nam, góp phần vào việc tăng độ dài lưu trú của khách ở Việt Nam, đa dạng thêm các loại hình, sản phẩm du lịch. Tiến tới các bước tiếp theo, sau khi đã mở rộng được sự bao phủ các điểm đến, các khu du lịch ở Việt Nam, tiếp tục liên kết, nối tour từ Việt Nam sang những nước láng giềng gần, những nước có chung đường biên giới, các nước thuận lợi về đường giao thông, dễ tiếp cận, không tốn nhiều thời gia đi lại như Lào, Campuchia, Thái Lan…
Định hướng phát triển sản phẩm: Thực tế hiện nay cho thấy mục tiêu đi du lịch nghỉ biển của thị trường khách Nga tại Việt Nam quá mất cân đối, do đó cần cân nhắc đến định hướng cân bằng các đối tượng khách theo các mục tiêu:
 Tiếp tục duy trì sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, nâng cấp và đa dạng hóa các dịch vụ du lịch biển để phù hợp với thị trường khách Nga.
 Mở rộng hơn nữa các loại hình du lịch liên quan đến du lịch biển để thu hút hấp dẫn khách, tăng khả năng chi tiêu, kéo dài độ dài lưu trú của khách Nga ở Việt Nam
 Xây dựng các sản phẩm du lịch tổng hợp và chuyên đề phục vụ các đối tượng khách Nga thích loại hình này (khách khám phá Việt Nam), phù hợp với thị trường khách du lịch Nga rộng lớn và tiềm năng, đẩy mạnh phát triển và quảng bá các sản phẩm du lịch này.
 Kết hợp với các nước trong khu vực (Lào, Campuchia…) để xây dựng các sản phẩm liên kết phù hợp nhu cầu và thói quen của thị trường Nga mới nổi là kết hợp đi thêm 1 hoặc 2 nước gần điểm đến. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến để chào bán, phát triển sản phẩm du lịch này.
Định hướng kênh phân phối sản phẩm: Tập trung cung cấp hình ảnh, thông tin về du lịch Việt Nam qua các kênh phân phối sản phẩm, đặc biệt là chú trọng đẩy mạnh kênh phân phối sản phẩm qua các hãng lữ hành của hai nước, vì rằng khách du lịch Nga hiện tại vẫn chủ yếu lấy thông tin về du lịch Việt Nam qua kênh này. Đồng thời cũng quan tâm nhiều hơn nữa tới kênh phân phối trực tiếp từ các nhà cung ứng sản phẩm và dịch vụ du lịch Việt Nam (trong thời đại thông tin ngày nay, qua các trang web tiếng Nga của doanh nghiệp là rất hiệu quả). Khách du lịch Nga qua kênh này (mạng internet, trang web của các khu nghỉ, khách sạn, resort Việt Nam…) có thể tham khảo thêm những thông tin cần thiết trước khi họ quyết định đi du lịch Việt Nam.
Định hướng chính sách giá: Với thị trường Nga mới nổi, cần định giá sản phẩm du lịch theo 2 nhóm chính là nhóm khách có mức chi trả cao và nhóm khách có mức chi trả phổ thông. Đồng thời chủ động liên kết, phối hợp với các hãng hàng không để có những chiến dịch giảm giá tour nhằm tăng số lượng khách, tăng số chuyến bay từ Nga tới Việt Nam. Việc giảm giá hay có chính sách khuyến mãi của Hàng không là biện pháp có sức thu hút lớn thị trường du lịch Nga bởi lẽ giá vé máy bay chặng quốc tế chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu giá thành tour đối với du khách Nga.
 Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch
Quảng bá tại chỗ: Phương thức quảng bá tại chỗ là cách làm truyền thống, cách làm của nhiều nước sử dụng trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Đây là cách làm hiệu quả, ít tốn kém, thiết thực.
 Mời các đoàn Famtrip và presstrip của Nga sang Việt Nam để họ tận mắt chứng kiến và trực tiếp được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ du lịch tại Việt Nam, từ đó về nước họ là người tuyên truyền, quảng bá hữu hiệu trên các kênh quảng bá tại Nga cho du lịch Việt Nam là rất hiệu quả. Muốn vậy chất lượng dịch vụ tại các điểm đến tại Việt Nam cần được hết sức lưu tâm và phải đạt được mặt bằng chất lượng chuẩn, phù hợp.
 Lập trang web và xuất bản các ấn phẩm du lịch bằng tiếng Nga, vật phẩm du lịch, hàng năm vận chuyển các ấn phẩm quảng bá đó tới thị trường tiềm năng này qua các kênh phân phối thông tin trực tiếp và gián tiếp.
 Đào tạo cán bộ: Để đáp ứng số lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam ngày một tăng, việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch, biết tiếng Nga là yêu cầu cấp bách, không thể chậm trễ. Với con số khoảng 300 hướng dẫn viên được cấp thẻ (tiếng Nga) như hiện nay là con số quá ít ỏi. từ nay đến năm 2015 cần tăng nhanh số lượng này.
 Phối hợp với một số tổ chức trong ASEAN để đào tạo bồi dưỡng tiếng Nga cho cán bộ làm du lịch của Việt Nam kể cả cán bộ quản lý cũng như cán bộ làm việc trực tiếp. Đào tạo, tăng số lượng HDV tiếng Nga cho phù hợp với độ tăng trưởng của du khách đén từ thị trường này, mở các lớp bồi dưỡng tiếng Nga cho các cán bộ phục vụ làm trực tiếp như nhân viên khách sạn, nhà hàng…
Quảng bá ở nước ngoài:
 Tăng cường các hoạt động quảng bá xúc tiến Du lịch Việt Nam tại Nga: Tham gia thường xuyên và đều đặn các sự kiện du lịch, hội chợ, roadshow… tại Nga, đặc biệt là hội chợ MITT tổ chức vào tháng 3 hàng năm…. Tổ chức quảng bá hình ảnh Du lịch Việt Nam thông qua các hoạt động như Ngày Việt Nam tại Nga, roadshow văn hóa Việt Nam tại Nga, tổ chức và thm gia các sự kiện văn hóa như phim, ảnh, các sự kiện thể thao, các sự kiện khác do các bộ, ngành khác tổ 54 chức. Phối hợp cùng Hàng không Việt Nam tổ chức các sự kiện chung để quảng bá về điểm đến Việt Nam để đạt hiệu quả cao.
 Phát huy khả năng cộng đồng người Việt Nam tại Nga: Kết hợp với Hội Việt kiều tại Nga, các câu lạc bộ du lịch tại Nga để quảng bá hình ảnh Du lịch Việt Nam bằng nhiều hình thức như tổ chức giao lưu văn hóa, nghệ thuật, tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề… Thực tế cho thấy Việt kiều tại Nga đến nay là ít phức tạp hơn Việt kiều ở các nước tư bản khác như Mỹ, Úc, Canađa… Họ là những người Việt Nam tuy sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn luôn sát cánh, gần gũi với Tổ quốc nên đây là một lợi thế cần khai thác.

Xem bản đủ Tại đây

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
hướng dẫn cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh nhất

Bình chọn Một bài tiểu luận thành công thường sở hữu cấu trúc rõ ràng và hợp lý. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm điểm khởi đầu, hãy yên tâm, vì trong bài viết này, Luận văn 3C sẽ trình bày cho bạn về cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh […]

100 Đề tài luận văn thạc sĩ ngành Trung Quốc Học chọn lọc nhất

Bình chọn Ngành Trung Quốc học đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp và nghiên cứu. Điều này có lý do rõ ràng, khi mà văn hóa Trung Quốc ngày càng thấm nhuần vào đời sống Việt Nam qua nhiều hình thức phong phú. Thêm vào […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Bình chọn Việc nghiên cứu và viết luận văn về Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật yêu cầu người thực hiện phải có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng phân tích sâu sắc. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết bài luận của mình, hãy […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa hay nhất

Bình chọn Để hỗ trợ các bạn học viên tìm kiếm những đề tài mới mẻ và thú vị, Luận văn 3C đã biên soạn một danh sách các 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa, Những đề tài trong danh sách này được tổng hợp từ các trường đại học trên […]

100 Đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục chọn lọc nhất

Bình chọn Với 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi tìm kiếm chủ đề cho luận văn của mình. Chỉ cần chọn một đề tài phù hợp với sở thích, bạn đã có thể bắt tay ngay vào việc triển khai […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ Triết học chọn lọc nhất

Bình chọn Luận văn thạc sĩ Triết học là một tác phẩm yêu cầu người viết đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để thực hiện nghiên cứu. Việc lựa chọn đề tài phù hợp là rất quan trọng, cần thiết và nên được ưu tiên thực hiện ngay từ đầu. Luận văn […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ chủ nghĩa xã hội khoa học hay nhất

Bình chọn Chúng tôi hiểu rằng việc tìm kiếm một đề tài phù hợp cho bài luận văn thạc sĩ về Chủ nghĩa Xã hội Khoa học có thể là một thử thách lớn đối với các bạn học viên. Để giúp các bạn khởi động và hoàn thành công việc này, hôm nay, chúng […]

100 đề tài luận văn thạc sĩ xây dựng đảng và chính quyền nhà nước chọn lọc

Bình chọn Các nghiên cứu thạc sĩ về Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước đang được các học viên rất quan tâm và có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy việc triển khai sẽ diễn ra như thế nào, và cần bao gồm những nội dung cũng như chủ đề gì? Nếu […]

Bài viết liên quan
Luận văn Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

luận văn Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự […]

Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA

Bình chọn Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các nhân tố […]

Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá

Bình chọn Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Hiệu quả sử […]

Cơ sở lý luận về ODA

Bình chọn Cơ sở lý luận về ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về ODA. Nếu các bạn cần […]

luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị […]

Vai trò của du lịch quốc tế

Bình chọn Vai trò của du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Vai trò của du lịch quốc tế . Nếu […]

Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế

Bình chọn Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status