Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục – Bảng giá 2025
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian vừa qua, nước ta đã khẳng định vị trí của mình trong khu vực với nhiều sự kiện nổi bật. Một trong những sự kiện quan trọng đó là việc chúng ta gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO. Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam từ một nước nông nghiệp về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Để thực hiện mục tiêu trên, mặt bằng dân trí phải được nâng cao nhằm cung cấp nguồn nhân lực phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Với yêu cầu cấp thiết đó, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo phải trang bị kiến thức cho người học không chỉ có khả năng nhớ các tri thức đã lĩnh hội ở nhà trường mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo; đồng thời, người học phải có năng lực giao tiếp với cộng đồng trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Học sinh ngày nay học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những kiến thức đã được học phải cần thiết, bổ ích cho bản thân người học và cho sự phát triển của xã hội.Trong bối cảnh xã hội phức tạp hiện nay, dưới tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới lực lượng thanh thiếu niên trong cả nước. Các tệ nạn xã hội ngày càng có nguy cơ xâm nhập vào môi trường học đường. Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi thích khám phá, thích tự khẳng định mình thông qua các hoạt động giao tiếp. Theo A.Carrel, “Giáo dục quá thiên về trí thức sẽ tạo ra con người có óc mà không tim”. Chính vì lẽ đó, ngoài giờ học chính khóa ở lớp, các học sinh thường tham gia những hoạt động nhóm nhằm trao đổi thông tin, giải trí sau những giờ học căng thẳng trên lớp. Nhu cầu được giao tiếp, được tự khẳng định mình của thanh niên ngày càng tăng cao phù hợp với bốn trụ cột của Giáo dục thế kỉ XXI mà UNESCO đã đưa ra: “Học để biết, học để làm, học cùng chung sống học cách sống với người khác và học để tự khẳng định mình”. Ngoài giờ giảng dạy trên lớp, các giáo viên còn có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia sinh hoạt, giao lưu nhằm nâng cao các kỹ năng học tập chung, kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng; đồng thời, nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL).
Trường trung học có nhiệm vụ “Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông”. “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh”. [2, tr.1-12]
Tầm quan trọng của công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ngày càng được đề cao hơn khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa môn học “Giáo dục ngoài giờ lên lớp” vào chương trình phân ban lớp 10 từ năm học 2006-2007.
Trong “Chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010” được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải phê duyệt ngày 28/12/2001, Đảng ta nêu rõ mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 đối với giáo dục phổ thông là: “Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.” và “Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh…”.
Theo Điều 2 Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6, tr. 1].
HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được củng cố và mở rộng tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển xúc cảm, tình cảm của bản thân và các năng lực riêng của mình. Qua đó, các em sẽ thể hiện khả năng chủ động, sáng tạo và tích cực của bản thân trong mọi hoạt động.
Trong những năm qua, các trường trung học phổ thông ở tỉnh Tây Ninh nói chung và ở huyện Trảng Bàng nói riêng chưa thực sự chú trọng đến HĐGDNGLL. Đa số các hoạt động ngoài giờ lên lớp được “giao khoán” cho Đoàn thanh niên đảm trách. Nhìn chung, việc quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện theo mục tiêu chung của giáo dục. Bên cạnh đó, tình hình cơ sở vật chất của các trường còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu cho hoạt động đặc thù này.
Từ kinh nghiệm công tác Đoàn và quản lý trường THPT trong thời gian qua, tôi đã thu thập được một số thông tin về thực trạng của công tác quản lý việc tổ chức HĐGDNGLL của hiệu trưởng ở một số trường trung học phổ thông trong tỉnh. Thực hiện chủ trương về đổi mới chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2006-2007, xuất phát từ yêu cầu thực tế về việc nâng cao chất lượng của việc tổ chức HĐGDNGLL, tôi định hướng nghiên cứu của mình vào đề tài: “Thực
trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về công tác quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh nhằm tìm ra ưu điểm, hạn
chế và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3. 1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở các trường THPT.
4.2. Khảo sát thực trạng HĐGDNGLL và công tác quản lý của hiệu trưởng về HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
4.3. Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý việc tổ chức HĐGDNGLL theo chương trình phân ban mới – lớp 10 và 11- của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Gồm 3 trường: THPT Nguyễn Trãi, THPT Lộc Hưng và THPT Bình Thạnh.
6. Giả thuyết khoa học
– Việc tổ chức HĐGDNGLL ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đã được quan tâm nhưng vẫn còn có hạn chế. Bên cạnh đó, việc quản lý của hiệu trưởng về HĐGDNGLL chưa tiếp cận được mục tiêu, yêu cầu và chức năng quản lý giáo dục.
– Nếu đánh giá đúng thực trạng thì có thể đề xuất được những biện pháp quản lý HĐGDNGLL hợp lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu
– Xây dựng phiếu điều tra dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu. Trong đó gồm các loại
phiếu:
+ Phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý (cán bộ Sở GD&ĐT Tây Ninh: 6; Hiệu trưởng, phó Hiệu
trưởng: 7; tổ trưởng, tổ phó chuyên môn: 23).
+ Phiếu hỏi dành cho cán bộ Đoàn và giáo viên (Bí thư, phó Bí thư đoàn trường: 6; GVCN: 35; giáo viên còn lại thuộc thành viên Ban HĐGDNGLL:8).
+ Câu hỏi dành cho học sinh (lớp trưởng, lớp phó: 97; bí thư chi đoàn, phó bí thư chi đoàn lớp: 71; học sinh lớp 10: 331)
7. 3. Các phương pháp bổ trợ
Quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, lấy ý kiến chuyên gia.
7.4. Phương pháp sử dụng toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
1. Chương 1: Cơ sở lý luận về HĐGDNGLL của Hiệu trưởng ở các trường THPT.
2. Chương 2: Thực trạng về HĐGDNGLL và công tác quản lý của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
3. Chương 3: Biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
C. Phần kết luận – kiến nghị
XEM BẢN ĐỦ LUẬN VĂN: Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]
Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học thành phố Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Đại học Quốc gia cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong thành phố Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]