Luận văn Thực trạng quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục – Bảng giá 2025
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước đang trong giai đoạn tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Việc thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước gắn chặt với định hướng phát triển của ngành Giáo dục – Đào tạo. Nghị quyết TW IV (khóa VII) và Nghị quyết TW II (khóa VIII) của Đảng đã nêu lên quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo, trong đó xác định: Giáo dục
– đào tạo là quốc sách hàng đầu; xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa; xã hội hóa công tác giáo dục đào tạo; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
Luật giáo dục năm 2005 đã xác định: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với
ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là tiền đề cho những bước phát triển vào đầu thế kỷ 21.
Trong vòng 20 năm tới, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, là nhân tố cơ bản góp phần tích cực phát triển vững chắc cho nền giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành cơ sở ban đầu rất cơ bản và thiết yếu cho sự phát triển toàn bộ nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giáo viên (GV) là người có vai trò quan trọng của quá trình giảng dạy và giáo dục, là người tổ chức mọi hoạt động của trẻ, đưa các em vào thế giới tri thức khoa học, văn hóa, nghệ thuật. Do đó, định hướng, thiết lập chương trình, kế hoạch hoạt động, dạy học cho GV là một yêu cầu tất yếu trong quản lý trường học của người Hiệu trưởng để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn.
Ngoài việc thực hiện đúng phân phối chương trình, sách giáo khoa, Chuẩn Kiến thức – Kĩ năng của từng khối lớp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc việc tổ chức, đổi mới mang tính đột phá, đa dạng hóa và sáng tạo trong nội dung, hình thức dạy học ở buổi thứ hai đối với bậc tiểu học có ý nghĩa quan trọng và tích cực, không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành kĩ năng, kĩ xảo mà còn phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện.
Năm học 2009 – 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ duy trì, củng cố thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy mạnh việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày trong cả nước. Tuy nhiên, để đảm bảo không xảy ra tình trạng học sinh ( HS ) học quá sức, quá tải khi học 2 buổi/ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tất cả hiệu trưởng các trường cần chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về nội dung và thời lượng. Theo đó, các trường sẽ dạy học theo kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình và sách quy định cho mỗi lớp theo quy định, thực hành kiến thức đã học và tổ chức HS tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập, giúp đỡ học sinh yếu vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập,… tạo mọi điều kiện để HS hoàn thành bài tập ngay tại lớp. Về thời lượng, các trường đảm bảo không tổ chức dạy học quá 7 tiết/ngày. Việc học buổi thứ hai sẽ không tăng nội dung, chỉ đi sâu vào phương pháp dạy sẽ không gây quá tải cho HS nhằm giảm áp lực học, giúp cho trẻ có thời gian đầu tư cho các hoạt động ngoại khóa như múa, hát, họa…
Thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số trường tiểu học trong Quận 1 đã thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày và tổ chức hoạt động ở buổi thứ hai dưới nhiều hình thức khác nhau. Mô hình dạy dạy học do hiệu trưởng của các trường chủ động xây dựng, tùy theo tình hình, khả năng tài chính của từng trường. Tuy mang lại hiệu quả và ích lợi thiết thực cho HS nhưng cũng còn nhiều bất cập, không thống nhất trong việc lựa chọn hình thức, nội dung,…để thực hiện cũng như còn nhiềgiữa các trường công lập trong cùng một quận.
Với mong muốn tìm thêm những thực trạng hiện có và những biện pháp hữu ích cho nơi tôi đang công tác cũng như các trường tiểu học công lập tại Quận 1 nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai của một số trường tiểu học công lập ở Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại Quận 1 ngày càng tốt hơn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
– Khách thể nghiên cứu : Công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai của trường tiểu học.
– Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai của hiệu trưởng.
4. Giả thuyết khoa học
Thực trạng quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại quận 1 chưa mang nét đột phá, chưa thống nhất và còn nhiều bất cập. Do đó, nếu đề xuất được các biện pháp khả thi thì công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai sẽ ngày càng được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: dạy học buổi thứ hai, quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường tiểu học công lập.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai ở 05 trường tiểu học công lập tại Quận 1-Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Xem xét đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ về nhiều mặt: mục tiêu, nội dung, biện pháp quản lí, chủ thể quản lí, đối tượng quản lí,… các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học buổi thứ hai cho học sinh tiểu học.
6.1.2. Quan điểm hoạt động – nhân cách
Nhân cách của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động. Công tác quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai cần xem xét tình hình thực tế việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm phát huy năng lực của các em.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Xem xét thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học buổi thứ hai cần đặt trong tình hình hiện tại của lớp học, cấp học ở địa phương trong bối cảnh cụ thể.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2.1. 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
– Sử dụng phương pháp này để phác thảo lịch sử nghiên cứu vấn đề cũng như làm cơ sở lí luận cho đề tài.
– Sưu tầm những tài liệu có liên quan đến đề tài, công tác quản lý ở trường tiểu học, tài liệu về quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường tiểu học, các văn bản, thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ về quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường tiểu học.
6.2.1.2. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
– Sử dụng phương pháp này để phân loại các tài liệu thu thập được sau đó hệ thống hóa nó lại để thấy được tổng thể của vấn đề nghiên cứu.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2. 1. Phương pháp quan sát
– Quan sát các giờ dạy thực tế để nắm các quy luật dạy học thực tiễn, đặc điểm tâm lí, hứng thú,…của học sinh nhằm thu thập những tài liệu sống để giúp quá trình thực hiện đề tài tốt hơn.
– Quan sát giờ dạy buổi thứ hai trên lớp của giáo viên, các hoạt động giữa giáo viên và học sinh, các hình thức tổ chức lớp học, nội dung, phương pháp sử dụng,…
6.2.2.2. Phương pháp điều tra viết
– Điều tra đối tượng là giáo viên và học sinh. Cụ thể ở mỗi khối lớp là các giáo viên dạy lớp bán trú, một số các giáo viên bộ môn và một số đối tượng học sinh lớp bán trú (Bảng trắc nghiệm, nội dung kiến thức tiếp thu được sau mỗi tiết học ở buổi thứ hai cho giáo viên, học sinh).
6.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
– Trao đổi với giáo viên, học sinh trước và sau khi thực hiện theo các giải pháp mới của tiết dạy học ở buổi thứ hai
– Nêu nhận xét ưu, khuyết điểm, hiệu quả của giờ dạy.
– Cùng giáo viên tìm phương án, hình thức để nâng cao chất lượng giờ dạy.
– Nêu những lời kết luận cụ thể, sát thực, khả thi.
– Đánh giá tiết dạy học ở buổi thứ hai.
6.2.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
– Tổng kết kinh nghiệm đã thực hiện công tác quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai này ở những năm học trước. Rút ra những khó khăn, hạn chế, biện pháp khắc phục.
– Tổng kết kinh nghiệm của các hiệu trưởng ở các trường xem họ đã thực hiện công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai như thế nào? Tìm ra biện pháp thực hiện phù hợp ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
6.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
– Dùng phương pháp này để chứng minh cho giả thuyết của đề tài là có tính khả thi cao, đã được thực nghiệm trong thực tiễn.
– Là kết quả việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai mà tôi đã đưa ra (hình thành các Câu lạc bộ năng khiếu, Tự học, hoạt động ngoại khóa,….)
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
– Sử dụng phương pháp này để xử lí các tài liệu, dữ liệu thu thập được của đề tài.
7. Phạm vi nghiên cứu
– Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu công tác của Hiệu trưởng về việc quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở trường tiểu học công lập tại Quận 1.
– Địa bàn nghiên cứu:, 04 trường tiểu học công lập (trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, trường tiểu học Hòa Bình, trường tiểu học Phan Văn Trị và trường tiểu học Trần Khánh Dư) và 01 trường công lập – tự chủ tài chính (trường tiểu học Lê Ngọc Hân) tại Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.
– Đối tượng khảo sát : Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, một số giáo viên và học sinh, phụ huynh ở các trường được nghiên cứu.
8. Những đóng góp mới của luận văn
– Luận văn cung cấp một số thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai, rút ra những mặt mạnh và phân tích những hạn chế của công tác quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai trong tình hình hiện nay. Luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm: phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị và phụ lục.
– Mở đầu : Khái quát những vấn đề chung.
– Chương 1 : Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai
– Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai.
– Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở buổi thứ hai.
– Kết luận – Kiến nghị.
– Tài liệu tham khảo.
– Phụ lục.
XEM BẢN ĐỦ LUẬN VĂN: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học buổi thứ hai ở một số trường tiểu học công lập tại Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]
Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học thành phố Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Đại học Quốc gia cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong thành phố Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]