x
Trang chủ » luận văn Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO

luận văn Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế – Bảng giá 2023
Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO
Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, việc hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại giữa Việt Nam và thế giới đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Một nền kinh tế mở, ít rào cản đối với hoạt động giao lưu thương mại với quốc tế là tiền đề giúp Việt Nam hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay.
Hiệp định thuận lợi hóa thương mại TFA (Trade Facilitation Agreement) là thỏa thuận giữa các quốc gia thuộc Tổ chức thương mại thế giới WTO, bắt đầu đàm phán từ năm 2004, hướng tới mục tiêu cắt giảm chi phí trong chuỗi lưu thông hàng hóa xuyên biên giới giữa các quốc gia và mang nhiều tính kỹ thuật trong thủ tục hải quan. Đối với doanh nghiệp, Hiệp định TFA giúp đơn giản hóa, dễ dự đoán và giảm chi phí các thủ tục hải quan. Đối với các quốc gia, Hiệp định thúc đẩy cải cách và nâng cao nghiệp vụ hải quan, tạo ra một một môi trường kinh doanh ổn định và nâng cao vị thế cạnh tranh của chính quốc gia đó.
Nhận thấy những lợi ích to lớn từ Hiệp định TFA, Việt Nam – thành viên thứ 150 của WTO đã thể hiện quyết tâm hội nhập quốc tế, cải cách hải quan và tích cực tham gia đàm phán để hiệp định có hiệu lực. Những nội dung trong Hiệp định thuận lợi hóa thương mại TFA hoàn toàn thống nhất với các mục tiêu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan mà chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, TFA còn đề ra hàng loạt các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại và các biện pháp hỗ trợ cần thiết để thực thi. Vì vậy, TFA vừa là động lực vừa là nhân tố khuyến khích quá trình cải cách tự thân của Việt Nam để phù hợp hơn.
Bắt đầu đàm phán từ năm 2004 và sau gần 10 năm đàm phán, tháng 12/2013, Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại của WTO đã chính thức được thông qua và nằm trong hệ thống các Hiệp định bắt buộc của WTO từ ngày 27/11/2014. Ngày 22/2/2017 đã trở thành dấu mốc quan trọng khi thành viên thứ 164 của WTO nhất trí thông qua Hiệp định – 2/3 quốc gia thành viên WTO đồng ý thông qua để Hiệp định chính thức có hiệu lực. Đây cũng là thỏa thuận đa phương đầu tiên trong 21 năm lịch sử của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO chính thức có hiệu lực.
Để việc thực thi TFA thật sự có hiệu quả, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Chính phủ có chức năng tạo ra hành lang pháp lý, cải cách hành chính, phù hợp với những nội dung hiệp định, đồng thời phải phổ biến cho nhiều doanh nghiệp biết đến. Doanh nghiệp trong quá trình thực thi cũng cần phải có những kiến nghị tới chính phủ để Hiệp định thực sự phát huy hiệu quả. Hải quan là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất trong Hiệp định và cũng là cơ quan chính thi hành những nội dung theo các tiêu chuẩn mà Hiệp định đề ra. Hiểu và vận dụng Hiệp định TFA sẽ giúp Hải quan Việt Nam tiến hành cải cách thủ tục một cách nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng được lợi ích mà Hiệp định mang đến, nâng cao vị thế cạnh tranh trong và ngoài nước.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO”.
2. Tình hình nghiên cứu
Là hiệp định thúc đẩy thương mại quốc tế và có nhiều lợi ích to lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và với nền kinh tế quốc gia nói chung, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển, TFA nhận được khá nhiều sự quan tâm và nghiên cứu từ nhiều tổ chức, cá nhân của Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn khá nhỏ lẻ và chưa có tính liền mạch. Đa số những nội dung nghiên cứu sâu rộng đều thuộc về những tổ chức, trung tâm chuyên môn và có thẩm quyền như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đứng ra thực hiện. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến như:
– Nghiên cứu Rà soát pháp luật Việt Nam với cam kết trong Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại trong WTO do Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Thịnh vượng Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích (i) so sánh chi tiết giữa pháp luật thương mại và hải quan của Việt Nam với từng nghĩa vụ, cam kết cụ thể trong TFA; (ii) phân tích đánh giá hiện trạng pháp luật so với yêu cầu của TFA và nhu cầu tự thân của Việt Nam; và (iii) xây dựng các đề xuất về biện pháp thực thi TFA tương ứng. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở khía cạnh pháp luật Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định TFA. Những khía cạnh khác như nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật hải quan…trong việc thực thi Hiệp định sẽ được bổ sung thêm trong luận văn này.
– Nghiên cứu WTO và Hiệp định tạo thuận lợi thương mại được thực hiện bởi Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế Nguyễn Toàn. Nghiên cứu gồm 3 phần chính: (i) giới thiệu về WTO và vấn đề tạo thuận lợi thương mại; (ii) giới thiệu tổng quan về Hiệp định TFA và (iii) kết quả phân nhóm A các cam kết trong TFA. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những thông tin chung nhất về Hiệp định TFA cũng như sự tham gia của Việt Nam thể hiện ở những cam kết nhóm A theo Hiệp định.
– Nghiên cứu Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO Doanh nghiệp được lợi gì? Cần làm gì? được thực hiện bởi Giám đốc trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Thu Trang. Nghiên cứu gồm 2 phần chính. Phần 1 chỉ ra những lợi ích mà Hiệp định TFA mang lại cho Hải quan Việt Nam cũng như nền kinh tế quốc gia. Từ đó, phần 2 đưa ra những biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng để có thể tối đa hóa lợi ích mang lại từ Hiệp định TFA. Khác với nghiên cứu này đi từ góc độ doanh nghiệp, luận văn sẽ tập trung ở khía cạnh Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định sẽ đương đầu với những thuận lợi và khó khăn gì, từ đó, đề ra những giải pháp giúp đẩy mạnh thực thi TFA.
– Bài viết Thuận lợi hóa thương mại và hài hòa chính sách Logistics tại các quốc gia ASEAN đăng trên tạp chí Kinh tế đối ngoại số 63, trường Đại học Ngoại thương của ba tác giả Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Trường Giang và Nguyễn Trung Kiên. Phần 1 của bài viết khái quát vấn đề thuận lợi hóa thương mại nói chung. Phần 2 đi sâu về vấn đề thuận lợi hóa thương mại trong ASEAN về quá trình thuận lợi hóa thương mại cũng như ảnh hưởng của thuận lợi hóa thương mại đối với các gia thành viên ASEAN. Phần 3 tiến hành phân tích so sánh chính sách logistics giữa các thành viên ASEAN, từ đó đề xuất một số giải pháp hài hòa hóa chính sách logistics của các quốc gia trong khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam. Như vậy, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu thuận lợi hóa thương mại nói chung dưới góc độ hài hòa chính sách logistics của các quốc gia ASEAN, bao gồm cả Việt Nam. Trong khi đó, luận văn giới hạn trong phạm vi Việt Nam, cụ thể là Hải quan Việt Nam đối với việc thực thi cụ thể Hiệp định thuận lợi hóa thương mại.
– Bài viết Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam đăng trên tạp chí Kinh tế đối ngoại số 71, trường Đại học Ngoại thương của hai tác giả Trịnh Thị Thu Hương và Phan Thị Thu Hường. Bài viết sau khi đưa ra cái nhìn tổng quan về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, đi sâu hơn vào việc nghiên cứu những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp đối với Việt Nam về việc phê chuẩn và thực thi TFA. Bài viết mang phạm vi rộng, nghiên cứu chung cho các chủ thể liên quan trên lãnh thổ Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định. Tuy nhiên, thời gian thực hiện bài viết là tháng 2/2015 nên thông tin chưa được cập nhật, nhất là sau khi Hiệp định TFA chính thức có hiệu lực vào ngày 22/2/2017.
Về nghiên cứu vấn đề thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế, có thể kể đến:
Nghiên cứu Trade Facilitation from a Developing Country Perspective, tạm dịch là Thuận lợi hóa thương mại dưới góc nhìn của một quốc gia đang phát triển được thực hiện bởi Ủy ban thương mại quốc gia Thụy Điển. Phần 1 của nghiên cứu tập trung về việc thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trong việc tăng phúc lợi xã hội. Phần 2 chỉ ra sự khác biệt giữa các quốc gia đang phát triển về những điều kiện tiên quyết và yêu cầu cần thiết để thực thi hiệp định cũng như những điểm chung dễ dàng nhận ra. Để có thể hiểu rõ hơn về việc thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại ở các quốc gia phát triển, nghiên cứu lấy ví dụ về việc thực thi thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đưa ra những nhận định mang tính chất chung nhất về vấn đề thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thời gian viết nghiên cứu là năm 2003 nên có những hạn chế về tính cập nhật của thông tin.
Đa số các nghiên cứu trên được thực hiện trước khi Hiệp định TFA trở thành Hiệp định bắt buộc của WTO (tháng 11/2014) nên mới chỉ dừng lại ở việc rà soát và đưa ra các khuyến nghị trong việc đàm phán Hiệp định. Tính đến thời điểm tác giả bắt đầu thực hiện luận văn này, Hiệp định TFA mới chính thức có hiệu lực chưa đầy 1 tháng (từ ngày 22/2/2017), vì vậy, những nội dung nghiên cứu mang tính cập nhật về TFA còn hạn chế.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn mà Hải quan Việt Nam sẽ gặp phải khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO, đặc biệt là việc thực thi các cam kết nhóm A trong Hiệp định.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu về Hiệp định thuận lợi hóa thương mại trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là Hải quan Việt Nam và các Bộ, ban ngành liên quan. Giới hạn nghiên cứu của luận văn là các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trong lĩnh vực hải quan. Trong quá trình xem xét sự phù hợp pháp luật Hải quan Việt Nam với các cam kết của Hiệp định, tác giả giới hạn trong những văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề thuận lợi hóa thương mại bao gồm Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thực thi, các văn bản pháp luật trong những lĩnh vực liên quan có hoặc còn hiệu lực trong năm 2016.
Về thời gian nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung trong khoảng 10 năm trở lại đây kể từ thời điểm tác giả thực hiện nghiên cứu là tháng 2 năm 2017.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Thuận lợi và khó khăn của hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO” nhằm đề xuất một số giải pháp giúp Hải quan Việt Nam thúc đẩy thực thi các nội dung thuận lợi hóa thương mại của Hiệp định.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sẽ tập trung (i) làm rõ khái niệm thuận lợi hóa thương mại, lợi ích của thuận lợi hóa thương mại, nội dung của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại, quá trình đàm phán cho đến khi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO chính thức có hiệu lực; (ii) phân tích, đánh giá thực trạng của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định, từ đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của Hải quan khi thực thi Hiệp định TFA; (iii) đề xuất một số giải pháp cho Hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phân tích tại bàn kết hợp sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để thực hiện các nhiệm vụ trên.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài Mục lục, danh mục viết tắt, danh mục hình và bảng biểu, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì kết cấu luận văn gồm có ba chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO
Chương 2: Phân tích thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO
Chương 3: Một số giải pháp đối với hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều để hoàn thành luận văn này.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HẢI QUAN VIỆT NAM NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO
3.1. Xu hướng đẩy nhanh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại trên thế giới
Gần ba năm trước, tại Bali, các Bộ trưởng WTO đã đồng thuận rằng Nghị định thư về thực thi TFA sẽ được thông qua không muộn hơn ngày 31/7/2014 và thực hiện TFA đầy đủ chậm nhất vào 31/7/2015. Nghị định thư thực thi TFA là một văn bản pháp lý của WTO, bổ sung Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại mới được xây dựng vào bộ văn kiện đồ sộ gồm nhiều hiệp định của WTO. Đồng thời, một giải pháp lâu dài cho vấn đề an ninh lương thực sẽ phải đạt được vào năm 2017 (thời gian diễn ra Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11). Các nước đang phát triển, chẳng hạn như Ấn Độ, sẽ được phép thực hiện các chương trình trợ cấp nông nghiệp nhằm mục đích dự trữ lương thực cộng đồng mà không bị các thành viên khác truy xét về tính hợp lệ ở WTO.
Nghị định thư về thực thi TFA có hiệu lực khi 2/3 thành viên hoàn tất quá trình phê chuẩn ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, các thành viên WTO đã thất bại trong đối thoại TFA tháng 7/2014 do Ấn Độ thực hiện quyền phủ quyết. Ấn Độ kiên quyết giữ lập trường bảo trợ nông nghiệp nước này, cũng như việc dự trữ lương thực của mình. Cụ thể, điều khoản đó quy định các nước thành viên không được trợ cấp cho nông nghiệp vượt quá 10% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp của mình. Nếu vi phạm có thể sẽ bị các nước thành viên WTO khác kiện và áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại.
Trong khi đó, theo Đạo luật An ninh Lương thực của Ấn Độ, chính phủ nước này sẽ cung cấp lương thực cho các tầng lớp dân cư yếu thế nhất với giá cực kỳ thấp. Thông qua một hệ thống phân phối công, chính phủ sẽ trợ cấp cho người tiêu dùng, đồng thời cũng trợ cấp cho các nhà sản xuất gạo thông qua hỗ trợ các đầu vào như điện và phân bón.Vì vậy, việc quy định mức trần trợ cấp 10% sẽ khiến Ấn Độ khó có thể làm được điều này. Thêm nữa, mức quy định 10% được tính toán theo mức giá của những năm 1986-1988 khi mà giá lương thực ở mức rất thấp. Do đó, mức này càng khó được chấp nhận bởi Ấn Độ.
3.2. Định hướng phát triển Hải quan Việt Nam nhằm đẩy nhanh quá trình thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại
Theo Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020, để đẩy nhanh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại khi có hiệu lực, Hải quan Việt Nam quán triệt các quan điểm sau:
– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và chương trình cải cách nền hành chính; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật.
– Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, tập trung đầu tư để hiện đại hóa hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Việt Nam. Kết hợp phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững.
– Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các Bộ, ngành, địa phương mà trong đó ngành Hải quan là nòng cốt và trên cơ sở giám sát, thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. (Quyết định số 448/QĐ-TTg, 2011)
Dựa trên các quan điểm trên, Hải quan Việt Nam định hướng mục tiêu đến năm 2020 như sau:
Về thể chế: xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; xây dựng hệ thống pháp luật hải quan hiện đại bao gồm đầy đủ các quy định về: thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, các quy định về quản lý thuế, kiểm soát biên giới, chế tài, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, quy định quyền hạn của cơ quan hải quan tương xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan.

3.3. Đề xuất một số giải pháp đối với Hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý quy định nội dung Hiệp định thuận lợi hóa thương mại
Mặc dù hẩu hết các cam kết trong Hiệp định TFA đã được quy định đầy đủ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn một số nhóm nghĩa vụ nhỏ chưa được thể hiện trong pháp luật Việt Nam và vì vậy cần được bổ sung vào hệ thống pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo thực hiện triệt để các yêu cầu trong TFA.
Cụ thể, các nghĩa vụ sau đây trong TFA cần được bổ sung vào các quy định nội địa của Việt Nam:
– Nghĩa vụ về xác định trước tại điều 3 TFA (quy định về các trường hợp từ chối xác định trước, công bố kết quả xác định trước)
– Nghĩa vụ về thủ tục kiểm định lần 2 tại khoản 3 điều 5 TFA (quy định về kiểm định lần 2 đối với kết quả kiểm tra chuyên ngành, quy định về thông tin địa chỉ các đơn vị kiểm định)
– Nghĩa vụ về phí, lệ phí liên quan tới xuất nhập khẩu tại khoản 1 điều 6 TFA (quy định về công bố thông tin về phí, lệ phí; nguyên tắc xác định mức phí, lệ phí)
– Nghĩa vụ tách việc giải phóng hàng khỏi quyết định cuối cùng về hải quan, thuế và các loại phí tại khoản 3 điều 7 TFA (quy định về hoàn trả khoản bảo lãnh)
– Nghĩa vụ về doanh nghiệp ưu tiên tại khoản 7 điều 7 TFA (bỏ quy định về điều kiện kim ngạch và các điều kiện hạn chế quyền của SMEs) 
– Nghĩa vụ về thủ tục hải quan đối với hàng chuyển phát nhanh theo khoản 8 điều 7 TFA
– Nghĩa vụ liên quan tới thủ tục hải quan ưu tiên hàng hóa dễ hư hỏng theo khoản 9 điều 7 TFA
– Nghĩa vụ liên quan tới cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý biên giới tại điều 8 TFA (quy định cụ thể về cơ chế phối hợp)
– Nghĩa vụ về các biện pháp xử lý đối với hàng hóa bị từ chối do không đáp ứng yêu cầu SPS, TBT tại khoản 8 điều 10 TFA (tiêu chí đối với từng biện pháp xử lý, cách thức xử lý đối với trường hợp không thực hiện được biện pháp xử lý theo yêu cầu) 

KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu luận văn thạc sĩ với đề tài “ Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO”, có thể rút ra một số kết luận sau: 
(i) thuận lợi hóa thương mại là một vấn đề không mới trong WTO và được những nước thành viên đặc biệt quan tâm bởi những lợi ích to lớn nó mang lại như giảm thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế. Hiệp định thuận lợi hóa thương mại trải qua hơn 10 năm đàm phán, phê chuẩn và có hiệu lực, đã đưa ra các chuẩn mực cải cách trong lĩnh vực hải quan nói chung để các nước thành viên cùng thực hiện, đồng thời đưa ra các biện pháp để thực thi trong thực tiễn.
(ii) năng lực Hải quan Việt Nam trong việc thực thi những nội dung của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại tương đối tốt nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, nhất là việc đưa vào thực thi những quy định trong hệ thống pháp luật hải quan trên tinh thần TFA. Hải quan Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi cũng như không ít khó khăn trong việc thực thi Hiệp định TFA; 
(iii) các quốc gia thành viên WTO không phân biệt vùng lãnh thổ và điều kiện phát triển khác nhau đều đang tiến hành đẩy nhanh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại. Nằm trong  xu thế đó, Việt Nam đã đề ra những định hướng cụ thể cho ngành Hải quan đẩy mạnh thực thi TFA. Trong thời gian tới, để thực thi TFA, Hải quan Việt Nam cần tiếp tục sửa đổi hành lang pháp lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hải quan, cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật và tăng cường phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan liên quan, hợp tác với Hải quan khu vực và thế giới. 
Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO mới chính thức có hiệu lực kể từ ngày 22/02/2017 nên việc thực thi Hiệp định còn tương đối mới mẻ. Vì vậy, tác giả luận văn đã gặp phải những khó khăn trong việc thu thập cũng như cập nhật thông tin nghiên cứu và không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. 

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU  

DANH MỤC HÌNH VẼ 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN  

LỜI MỞ ĐẦU   1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO   7

1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại trong WTO   7

1.1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại 7

1.1.2. Thuận lợi hóa thương mại trong WTO   14

1.1.2.1. Sự cần thiết tăng cường thuận lợi hóa thương mại trong WTO   14

1.1.2.2. Nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại trong WTO   16

1.2. Đàm phán về thuận lợi hóa thương mại 17

1.3. Nội dung chính của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO   28

2.1. Giới thiệu chung về Hải quan Việt Nam   28

2.2. Thực trạng năng lực Hải quan Việt Nam dưới góc độ thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 30

2.2.1. Pháp luật Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 33

2.2.2. Nguồn nhân lực Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 39

2.2.3. Cơ cấu, tổ chức Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 43

2.2.4. Cơ sở hạ tầng vật chất – kỹ thuật hải quan trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 44

2.2.5. Hạ tầng thông tin trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 46

2.3. Thuận lợi của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 52

2.3.1. Thuận lợi về đường lối của Đảng và Nhà nước  52

2.3.2. Thuận lợi về chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính  53

2.3.3. Thuận lợi về hệ thống pháp lý phù hợp với tinh thần Hiệp định TFA   54

2.3.4. Thuận lợi về kinh nghiệm triển khai các nội dung thuận lợi hóa thương mại 55

2.4. Khó khăn của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 58

2.4.1. Khó khăn về hoàn thiện pháp luật Việt Nam trên tinh thần Hiệp định TFA   58

2.4.2. Khó khăn về việc áp dụng rộng rãi cơ chế một cửa quốc gia  60

2.4.3. Khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng viễn thông  62

2.4.4. Khó khăn về việc phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan liên quan  62

2.4.5. Khó khăn về hợp tác hải quan khu vực và thế giới 63

2.4.6. Khó khăn về chất lượng nhân lực hải quan  64

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HẢI QUAN VIỆT NAM NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO   67

3.1. Xu hướng đẩy nhanh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại trên thế giới 67

3.2. Định hướng phát triển Hải quan Việt Nam nhằm đẩy nhanh quá trình thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 71

3.3. Đề xuất một số giải pháp đối với Hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 74

3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý quy định nội dung Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 74

3.3.2. Đẩy mạnh hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia  77

3.3.3. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng  79

3.3.4. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan thực thi pháp luật tại biên giới 81

3.3.5. Tăng cường, chủ động hợp tác hải quan khu vực và thế giới 83

3.3.6. Nâng cao chất lượng nhân lực hải quan  84

KẾT LUẬN   90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO   91

=>XEM BẢN FULL LUẬN VĂN TẠI ĐÂY

Các bài viết liên quan

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]

Luận văn Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Bài viết liên quan
Luận văn Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

luận văn Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự […]

Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA

Bình chọn Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các nhân tố […]

Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá

Bình chọn Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Hiệu quả sử […]

Cơ sở lý luận về ODA

Bình chọn Cơ sở lý luận về ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về ODA. Nếu các bạn cần […]

luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị […]

Vai trò của du lịch quốc tế

Bình chọn Vai trò của du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Vai trò của du lịch quốc tế . Nếu […]

Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế

Bình chọn Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status