Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm – ngân hàng (Bancassurance) tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động liên kết bảo
hiểm – ngân hàng (Bancassurance) tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm – ngân hàng (Bancassurance) tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2024
1.1. Giới thiệu
1.1.1. Đặt vấn đề
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ và đồng ý việc thực hiện tốt 8 chữ mà ngân hàng nhà nước (NHNN) đề ra tại hội nghị: “Chủ động, an toàn, linh hoạt, hiệu quả”. Với nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng nhằm phục vụ cho mua sắm tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng tăng cao như hiện nay, thì rủi ro tài chính phát sinh là rất lớn và khó tránh khỏi, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế nói chung và cho các chủ thể tham gia vào hoạt động tài chính nói riêng.
Vì lẽ đó, việc liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm hiện nay là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo tính an toàn và linh hoạt trong nguồn vốn trả nợ của chủ thể đi vay khi xảy ra rủi ro cũng như tính hiệu quả trong hoạt động tài chính của Ngân hàng và Công ty Bảo hiểm.
Mặc dù nhận thức rõ về lợi ích của các sản phẩm Bancassurance, nhưng thực tế tại Việt Nam các ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khách hàng, thu hộ phí, chưa tư vấn cho khách hàng nhiều về Bancassurance, v.v. số Ngân hàng hoạt động theo hướng hợp nhất sản phẩm với các công ty bảo hiểm còn quá ít. Trên thị trường hiện nay thì BIC, HSBC Insurance (Asia-Pacific) Holdings Limited, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Ngân hàng Kỹ thương, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH) là những công ty con của các Ngân hàng đi đầu trong mô hình liên kết sản phẩm Bancassurance.
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang từng bước phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 gây ra, sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng ngày càng tăng cao. Để duy trì sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các ngân hàng luôn phải đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời phát triển các sản phẩm mới nhằm thu hút khách hàng. Đó cũng là lý do mà hiện nay việc các ngân hàng tham gia kinh doanh sản phẩm bảo hiểm (Bancassurance) đang nổi lên như một xu thế tất yếu. Bancassurance là một khái niệm khá mới tại Việt Nam nhưng đã được sử dụng rất rộng rãi ở các nước phát triển và chủ yếu là ở phương Tây. Ở các nước như: Ý, Pháp, Tây Ban Nha, v.v. tỷ trọng doanh số bảo hiểm qua kênh ngân hàng chiếm khoảng 60-70% trong tổng doanh thu phí bảo hiểm và ở các nước Châu Á như:
2
Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, v.v. tỷ trọng doanh số chiếm khoảng 30-40%. Sở dĩ có tỷ trọng doanh số cao như vậy là vì Bancassurance là một kênh phân phối mà mọi bên tham gia: Ngân hàng – Bảo hiểm – Khách hàng đều là người được hưởng lợi. Theo thống kê chính thức của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tính đến hết tháng 9/2015, tổng doanh thu phí khai thác qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác (Bancassurance) đạt 3.202 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,1% tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường.
Tại Việt Nam, hiện nay đã có khá nhiều ngân hàng bắt tay hợp tác cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, sự “bắt tay” này mới chỉ ở bước đầu và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Được biết đến là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam về thị trường, tiềm lực, chất lượng dịch vụ, ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đã liên doanh cùng với một số doanh nghiệp bảo hiểm như Prudential, PVI, v.v. để phân phối các sản phẩm bảo hiểm của những công ty bảo hiểm này trên hệ thống mạng lưới của mình. Việc hợp tác đã bước đầu đem lại kết quả, tuy nhiên hoạt động Bancassurance tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.
Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đến thời điểm hiện tại, tác giả chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu về hoạt động Bancassurance của ngân hàng. Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên, tôi đã chọn vấn đề “Phát triển hoạt động liên kết bảo hiểm – ngân hàng (Bancassurance) tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Qua thực hiện đề tài, luận văn góp phần tìm kiếm các giải pháp để Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam tháo gỡ các khó khăn trong hoạt động Bancassurance, từ đó phát triển hoạt động Bancassurance tốt hơn trong bối cảnh thị trường Bancassurance tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.
1.1.2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Phát triển hoạt động Bancassurance luôn là vấn đề được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Trong phần này luận văn sẽ xem xét các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển hoạt động Bancassurance.
Nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về Bancassurance như các nghiên cứu của Tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re, Swiss Re, Tổ chức nghiên cứu marketing và bảo hiểm quốc tế (LIMRA), Ngân hàng HSBC, v.v. Các nội dung nghiên cứu này đã đưa ra được những lý thuyết căn bản của hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng và đã đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm từ các nước đã triển khai hoạt động này.
Nghiên cứu của Zhian & Jianzhong (2010) về “Hoạt động Bancassurance có làm gia tăng thêm giá trị cho các ngân hàng? Bằng chứng từ những thương vụ mua lại và sáp nhập giữa các ngân hàng châu Âu và các công ty bảo hiểm”. Nghiên cứu này đã thống kê các vụ sáp nhập ngân hàng, và hiệu quả tăng thêm từ hoạt động Bancassurance.
Nghiên cứu của Leepsa & Ranjit (2017) về “Đóng góp của Bancassurance đối với hoạt động của ngân hàng: Một nghiên cứu điển hình về việc mua lại cổ phần trong công ty bảo hiểm nhân thọ Max New York của Axis Bank đã cho chúng ta thấy được khái niệm về Bancassurance và giá trị tích cực mà nó mang lại đối với ngân hàng và công ty bảo hiểm. Bằng cách sử dụng phương pháp thống kê và phân tích chỉ tiêu theo CAMEL. Tác giả cho rằng, việc mua lại cổ phần của công ty bảo hiểm không có tác động đến hiệu suất của ngân hàng trong ngắn hạn, nhưng dàn hạn có tác động tích cực đến chỉ số hoạt động của ngân hàng như: lợi nhuận, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm của thị trường.
Nghiên cứu của Peng & cộng sự (2015) về tác động của Bancassurace tới hiệu quả và khả năng sinh lời của ngân hàng dựa trên nghiên cứu từ các ngân hàng ở Đài Loan giai đoạn 2004 – 2012. Tác giả thực hiện cuộc điều tra xem hoạt động Bancassurance tác động như thế nào tới lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng cách sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi cơ sở dữ liệu của các ngân hàng kinh doanh Bancassurance tại Đài Loan. Thông qua phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), tính toán tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và kiểm tra chiến lược về Bancassurance tại các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả và lợi nhuận của ngân hàng đã được cải thiện nhờ sự tham gia của họ vào hoạt động Bancassurance. Tỷ lệ hoa hồng cao hơn, các ngân hàng có xu hướng hoạt động tốt hơn khi họ chọn hợp tác với nhiều đối tác bảo hiểm. Đây thực sự là nguồn thu nhập ngoài lãi tiềm năng cho các ngân hàng.
Nghiên cứu của Rupali (2005) về “Phân tích hiệu quả của kênh phân phối Bancassurance ở Ấn Độ”. Nội dung nghiên cứu đã đưa ra khung phân tích dựa trên 3 nhân tố: Các động lực thúc đẩy phát triển Bancassurance, Lợi nhuận tiềm năng của Bancassurance, Các vấn đề gặp phải khi ứng dụng Bancassurance ở Ấn Độ.
Karunagaran (2006) tập trung nghiên cứu “Bancassurance – một chiến lược khả thi cho ngân hàng ở Ấn Độ”. Nghiên cứu đã chỉ ra các mô hình Bancassurance là một nguồn thu nhập phong phú cho các ngân hàng khai thác trong bối cảnh Ấn Độ đang sở hữu mạng lưới ngân hàng khổng lồ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Bancassurance sẽ trở nên phổ thông ở Ấn Độ chứ không chỉ là một dịch vụ kèm theo của ngân hàng.
Bên cạnh đó Clarence & các cộng sự (2007) đã bàn về “Bancassurance: Các xu hướng phát triển, cơ hội và thách thức”. Nghiên cứu tập trung vào bốn nội dung chính bao gồm: (i) sự thâm nhập của Bancassurance ở các thị trường khác nhau, (ii) những thành công hiện tại của Bancassurance thông qua các sản phẩm đơn giản và các hoạt động ngân hàng tích hợp, (iii) Bancassurance bắt đầu đa dạng hóa các sản phẩm phức tạp và nhà cung cấp, (iv) lộ trình phát triển của bancassurane ở các nước phát triển và đang phát triển.
Nghiên cứu trong nước
Đề tài luận văn của TS. Đoàn Thị Thanh Tâm (2014) đã nêu rõ quá trình hình thành và phát triển của các mô hình Bancassurance của các NHTM nhà nước Việt Nam, xem xét và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề phát triển hoạt động Bancassurance tại từng doanh nghiệp bảo hiểm. Từ những nghiên cứu này tác giả đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance của các DNBH thuộc các NHTM nhà nước Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thanh Hoa (2014) đã có bài viết chỉ ra rằng Bancassurance là xu thế tất yếu khi tích hợp nhiều lợi ích, nó dần trở thành kênh phân phối quan trọng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, những yếu tố quyết định thành công khi triển khai và phát triển mô hình Bancassurance, v.v.
Tác giả Phí Thị Minh Nguyệt (2016) đã đánh giá thực trạng việc vận dụng mô hình Bancassurance, những thuận lợi, khó khăn khi vận dụng mô hình Bancassurance, để từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm phát triển mô hình này trong thời gian tới.
Về hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2017) có bài viết đánh giá khái quát hoạt động Bancassurance những năm gần đây, để chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, và đưa ra giải pháp để khắc phục nhằm phát triển hoạt động Bancassurance một cách hiệu quả.
Bài viết của Nguyễn Thị Nhung và Vương Văn Thắng (2015) chỉ ra sự phát triển Bancassurance ở Việt Nam trong những năm qua, đánh giá những kết quả đạt được, cũng như chỉ ra các lưu ý phát triển hoạt động Bancassurance ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Anh (2016), “Phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Liễu Giai”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã làm rõ khái niệm và đặc điểm của Bancassurance, mô hình Bancassurance và các tiêu chí, nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở này, tác giả tiến hành phân tích thực trạng hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Liễu Giai. Các giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Liễu Giai cũng được tác giả đề xuất như: Lựa chọn sản phẩm phù hợp; Lựa chọn mô hình và phương thức phân phối sản phẩm phù hợp; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực v.v.
Phạm Thu Hương (2015), “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động Bancassurance tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Bancassurance như khái niệm, mô hình, sản phẩm và các tiêu thức đánh giá hoạt động Bancassurance cùng các nhân tố ảnh hưởng. Tác giả cũng đã phân tích thực trạng hoạt động Bancassurance tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Để khắc phục các hạn chế, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này tại công ty tới năm 2023.
Thu Hoài (2019), Bancassurance từng bước khẳng định vị thế dẫn đầu, Tạp chí thời báo ngân hàng, số 8, tháng 1/2019. Một trong những dịch vụ phi tín dụng đã và đang được một số ngân hàng phát triển đó là Bancassurance – liên kết với các công ty bảo hiểm. Tác giả đã điểm lại những sự kiện lớn về Bancassurance trong năm 2018. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định Bancassurance – xu thế đầu tư dài hạn nhiều tiềm năng trong thời gian tới.
1.1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài
Như đã trình bày ở trên, cho đến thời điểm hiện tại đã có một số nghiên cứu về Bancassurance và thực trạng hoạt động Bancassurance của một số NHTM tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước chưa có nghiên cứu nào phân tích về thực trạng hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Xuất phát từ khoảng trống đó, luận văn này sẽ thực hiện nghiên cứu thực trạng hoạt động Bancassurace tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021, đánh giá những thành quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động Bancassurance của ngân hàng, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạt động Bancassurace tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong thời gian tới. Đây chính là điểm mới trong nghiên cứu của luận văn này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
– Tìm hiểu thực trạng hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
– Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
– Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
– Thực trạng hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam hiện nay như thế nào?
– Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam là gì?
– Giải pháp nào để phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam?
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến việc phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Về thời gian
Luận văn chủ yếu xem xét việc phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021.
1.4.2.2. Về không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.5.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Về thu thập thông tin thứ cấp, luận văn sử dụng các thông tin thứ cấp từ các báo cáo tài chính, phân tích thị trường và các báo cáo hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, v.v. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi chú nguồn trích dẫn rõ ràng và được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Dữ liệu thứ cấp của luận văn được thu thập thông qua mạng internet, thu thập từ các cơ sở dữ liệu tại Thư viện quốc gia và các trường đại học khác khối kinh tế, trang thông tin của các cơ quan Nhà nước, v.v. bao gồm: các sách chuyên khảo, bài báo, bài nghiên cứu, các luận án, luận văn, v.v. có liên quan tới đề tài.
1.5.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Để đánh giá thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát khách hàng của kênh phân phối này.
Đối tượng khảo sát là khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm bảo hiểm liên kết của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. Các khách hàng được lựa chọn là các khách hàng đại diện cho các khu vực, loại hình dịch vụ bảo hiểm tham gia, độ tuổi, ngành nghề công tác, v.v.
1.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp tổng hợp: Tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các lý thuyết về Bancassurance để hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài. Những lý thuyết được tổng hợp trên cơ sở kế thừa lý luận từ các nghiên cứu khoa học đã thực hiện. Phương pháp tổng hợp chủ yếu được sử dụng trong chương 2 của luận văn.
Phương pháp thống kê, phân tích: Thu thập các số liệu về hoạt động Bancassurance theo các báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, các Ngân hàng thương mại nhà nước và các công ty bảo hiểm liên kết, v.v. sau đó được phân loại và thống kê thành các bảng số liệu, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Từ các số liệu thống kê tác giả so sánh, phân tích để giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về quy mô và chất lượng hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021, phân tích những kết quả đạt được và các hạn chế trong giai đoạn này. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu chương 3 của luận văn.
Phương pháp mô tả: Tác giả thực hiện tìm hiểu về mô hình tổ chức, các cơ chế, chính sách, quy định việc phát triển hoạt động Bancassurance thông qua việc nghiên cứu các văn bản quy định nội bộ của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, quan sát thực tế và so sánh với các NHTM khác. Phương pháp này giúp tác giả có cái nhìn đa chiều về thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, đánh giá những mặt hạn chế, từ đó tìm kiếm nguyên nhân của những những hạn chế này để đề xuất giải phát triển hoạt động Bancassurance. Phương pháp này được sử dụng trong chương 3 và chương 4 của luận văn.
1.6. Đóng góp của đề tài
1.6.1. Đóng góp về mặt lý thuyết
Dựa trên các nghiên cứu trước đây của Việt Nam và nước ngoài, luận văn hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết và những lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu. Vì vậy việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam sẽ đem đến tài liệu toàn diện hơn và là cơ sở cho các nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực trong tương lai và tăng thêm giá trị cho chủ đề này.
1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận văn đánh giá được thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
Luận văn đề xuất được một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
Luận văn cung cấp bằng chứng thực nghiệm về thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
1.7. Bố cục luận văn
Để đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ của quy trình nghiên cứu được thiết kế, luận văn được cấu trúc thành bốn chương, cụ thể như sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Mô hình hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Mô hình hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần thêm bài […]
Bình chọn Khái niệm về hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương cho các bạn […]
Bình chọn Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số Nếu các […]