x
Trang chủ » Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội

1. Lý do chọn đề tài
Việc làm là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng nhất. Chính vì vậy, vấn đề tạo việc làm chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là tại những nước đang phát triển. Trong nhiều năm trở lại đây, một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của các cấp Chính phủ là công tác tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động thuộc khu vực nông thôn. Dù xét rộng trên phạm vi cả nước hay tại Thành phố Hà Nội, công tác tạo việc làm cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ đối với người lao động mà còn với kinh tế – xã hội tại các địa phương. Tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm đảm bảo mức thu nhập cho người lao động không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn trên địa bàn thành phố, giúp người lao động có tiền lương để trang trải cuộc sống. Đối với nền kinh tế, khi quá trình tạo việc làm diễn ra sẽ giúp các nguồn lực về tự nhiên hay con người được khai thác triệt để, đặc biệt là những nguồn lực quan trọng nhiều tiềm năng như: Tài nguyên, vốn, ngành nghề… Khi khai thác được triệt để những nguồn lực này đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ ngày càng phát triển, đất nước ngày càng giàu mạnh. Đối với xã hội, tạo việc làm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các tệ nạn xã hội, đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô nói riêng và đất nước chung.
Là một trong hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Hà Nội giống một thỏi nam châm thu hút lao động từ nhiều nơi đổ về. Ngày nay, với sự tác động và ảnh hưởng của quá trình Toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0, những yêu cầu của nhà tuyển dụng trong thị trường lao động đặt ra sẽ ngày càng cao hơn. Tại khu vực nông thôn Hà Nội, số lượng lao động dù tương đối nhiều song họ vẫn có khá nhiều hạn chế nhất định về kĩ năng, tác phong cũng như trình độ chuyên môn. Trên thực tế, công tác tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động thuộc khu vực nông thôn tại thành phố Hà Nội bên cạnh những bước kết quả tích cực đã đạt được cũng còn tồn tại không ít hạn chế. Số lượng lao động nông thôn cần tạo việc làm hàng năm khá cao nếu đem so với mặt bằng chung tại nhiều địa phương khác trên khắp cả nước. Dẫu vậy, bên cạnh những kết quả tích cực đó, vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được xử lý triệt để, có thể kể tới việc đưa lao động nông thôn đi làm việc tại nước ngoài chui, vượt biên trái phép; tác động tiêu cực của đại dịch ảnh hưởng tới hoạt động của các sàn giao dịch việc làm trong bình diện hai năm trở lại đây khiến tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm tại nông thôn tăng. Với không ít khó khăn và thách thức như vậy, công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn tại Thủ đô đang là bài toán không dễ giải quyết cho các cấp lãnh đạo thành phố. Việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố là vô cùng cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi lực lượng lao động dồi dào song chất lượng nhân lực lại thấp, nhu cầu giải quyết việc làm hàng năm tăng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề được đặt ra về công tác tạo việc làm cho người lao động nông thôn, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Thị Lộc, học viên đã chọn đề tài “Tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn của mình, với mục đích phân tích và tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tạo việc làm cho người lao động Thủ đô trong thời gian tới.

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực – Bảng giá 2023
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc làm và tạo việc làm cho lao động nông thôn là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng được đặt lên hàng đầu trong từng thời điểm khác nhau và trong bất kỳ hình thái xã hội nào. Dù ở bất kì thời điểm nào, Chính phủ cũng rất quan tâm tới công tác tạo việc làm cho người lao động, nhất là người lao động thuộc khu vực nông thôn bởi điều đó sẽ giảm thiểu một phần những áp lực mà Quốc gia đang gặp phải. Chính vì tính cấp thiết của vấn đề, nhiều nhà khoa học, các chuyên gia hay các nhà nhà quản lý trong và ngoài nước đều đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả chỉ giới thiệu một số công trình tiêu biểu như sau:
• Bài viết “Tạo việc làm cho lao động nông thôn” của tác giả Thanh
Hương đăng trên báo Hà Nội mới tháng 9/2020. Bài viết này chỉ ra thực trạng việc làm chung cho lao động nông thôn Hà Nội nói riêng và lao động nông thôn tại một số địa phương khác nói chung, đồng thời cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian sắp tới.
• Bài viết “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn – hướng đến giảm nghèo bền vững ở huyện Yên Minh” của tác giả Lê Hoàng đăng trên
Tạp chí Lao động Xã hội tháng 8/2020. Bài viết chỉ ra thực trạng tạo việc làm trên địa bàn huyện Yên Minh đồng thời nêu ra các giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho lao động tại huyện, đồng thời mở ra hướng đề xuất các kiến nghị mới cho công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
• Bài viết “Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn” của tác giả
Nguyễn Hồng Nhung đăng trên Tạp chí Mặt trận tháng 6/2017. Bài viết nêu lên thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn Việt Nam nói chung và lao động nông thôn tại một số thành phố lớn như Hà Nội nói riêng, đồng thời nêu ra các giải pháp cho công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
• Bài viết “Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định
hướng hoàn thiện” của tác giả Trần Việt Tiến đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển Số 181 Tháng 7/2012. Bài viết này góp phần chỉ ra thực trạng chính sách việc làm ở nước ta trong những năm trước, từ đó đưa ra định hướng hoàn thiện chính sách việc làm trong tương lai.
• Đề tài KX.02.02/11-15 “Vấn đề lao động việc làm khu vực phi chính thức trong hội nhập kinh tế quốc tế” do tác giả Lê Xuân Bá chủ nhiệm. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận về lao động việc làm khu vực phi chính thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Kinh nghiệm quốc tế về lao động việc làm khu vực phi chính thức; Thực trạng lao động việc làm khu vực phi chính thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở
Việt Nam; Dự báo xu hướng và các giải pháp cho lao động việc làm khu vực phi chính thức ở Việt Nam đến năm 2020
• Bài viết “Thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm cho
người lao động” được biên soạn bởi Ban biên tập Chuyên trang Lao động – Việc làm tỉnh Yên Bái ngày 01/07/2020. Bài viết đã phân tích các yếu tố cấu thành và thực trạng hiện nay của thị trường lao động, đồng thời nêu ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại tỉnh Yên Bái nói riêng và người lao động cả nước nói chung.
• Bài viết “Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 180578 lao động” đăng
trên Tạp chí Lao động Xã hội ngày 11/01/2021. Bài viết đã trình bày số liệu và đưa ra nhận định, phân tích thực trạng tạo việc làm của Hà Nội trong năm 2020, đồng thời đưa ra dự đoán về công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố trong năm 2021.
• Bài viết “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn – một đòi hỏi bức thiết hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Bảy đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân tháng 9/2011. Bài viết chỉ ra tầm quan trọng trong công tác tạo việc làm cho bộ phận lao động nông thôn, đồng thời đưa ra các quan điểm về những vấn đề cẩn sửa đổi trong tương lai để nâng cao chất lượng tạo việc làm cho lao động nông thôn trong tương lai.
• Luận án tiến sĩ “Giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Phạm Thị Ngọc Vân. Tác giả đã hệ thống hóa và góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về
thực tiễn việc làm và giải quyết việc làm nói chung. Phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Thái Nguyên, đồng thời đánh giá được những việc đã làm được, tồn tại và nguyên nhân trong tạo việc làm cho lao động tỉnh Thái Nguyên.
• Luận án tiến sĩ “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong thời quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa” của tác giả
Phạm Mạnh Hà. Nghiên cứu tại luận án đã làm rõ những căn cứ khoa học và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho lao động nông thôn, phân tích, đánh giá thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong vài năm trở lại đây. Luận án cũng đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng tạo việc làm cho lao động nông thôn Ninh Bình đến năm 2020.
Qua tổng quan các nghiên cứu trên cho thấy mỗi công trình nghiên cứu đều phân tích, đánh giá về tạo việc làm cho người lao động ở các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, theo hiểu biết của học viên cho đến nay dường như chưa có công trình nghiên cứu về chủ đề tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Hà Nội. Do đó, học viên lựa chọn chủ đề nghiên cứu trên với mục đích phân tích, đánh giá thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo việc làm cho lao động nông thôn.
– Hai là, phân tích thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
– Ba là, đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường tạo việc làm cho lao dộng nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Tạo việc làm cho lao động nông thôn
* Phạm vi nghiên cứu:
– Phạm vi về không gian: trên địa bàn thành phố Hà Nội
– Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng số liệu và tư liệu trong giai
đoạn 2018-2020 và định hướng giải pháp đến năm 2025
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý, phân tích dữ liệu. Đối với phương pháp thu thập dữ liệu, tác giả đã sử dụng 2 phương pháp chính sau:
• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: bao gồm thu thập số liệu dựa trên các văn bản báo cáo kết quả, các cuộc tổng điều tra về xuất khẩu lao động, tình hình đào tạo nghề cho lao động và tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ Đô. Địa điểm thu thập báo cáo số liệu là tại phòng Lao động việc làm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội – số 75 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Thu thập dữ liệu từ trung trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, kết quả từ các sàn giao dịch việc làm trong các tháng, các quý và các năm thông qua số liệu được cung cấp từ giám đốc trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
• Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu:
Thống kê và phân tích nguồn dữ liệu từ nhiều nguồn văn bản và các báo cáo khác nhau về dân số theo độ tuổi, giới tính; trình độ người lao động, tỷ lệ lao động thất nghiệp tại thành thị và nông thôn thu thập được, tác giả đã tổng hợp và xây dựng theo mô hình bảng biểu, sơ đồ nhằm giúp người đọc và giám khảo dễ dàng đưa ra được cái nhìn tổng thể, những nhận định cơ bản thông quan việc so sánh các số liệu được nêu ra theo từng năm trong giai đoạn 2018-2020 cũng như nguồn gốc nơi cung cấp số liệu đó, từ đó đưa ra những phân tích về vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong bài viết.
5.2. Phương pháp luận
Luận văn được triển khai nghiên cứu dựa trên những cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong phân tích, đánh giá tình hình; các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tạo việc làm cho lao động nông thôn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận về tạo việc làm cho lao động nông thôn cho 1 trong những thành phố lớn là Hà Nội – Trung tâm chính trị, văn hóa của Việt Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường khả năng tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025; đồng thời luận văn có thể có giá tham khảo trong nghiên cứu về chính sách lao động – việc làm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo việc làm cho lao động nông thôn
Chương 2: Thực trạng về tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC……………………………………………………………..….. I
DANH MỤC VIẾT TẮT…………………………………………………..V
DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………….…VI
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 9
1.1. Một số khái niệm 9
1.1.1. Lao động, người lao động 9
1.1.2. Việc làm, tạo việc làm 10
1.1.3. Thất nghiệp, thiếu việc làm 11
1.1.4. Nông thôn, Lao động nông thôn 12
1.2. Các hình thức tạo việc làm 13
1.2.1. Tạo việc làm thông qua phát triển các chương trình phát triển
kinh tế – xã hội 13
1.2.2. Tạo việc làm thông qua đưa người lao động đi làm việc có thời
hạn tại nước ngoài 15
1.2.3. Tạo việc làm thông qua các hội nghề nghiệp và làng nghề truyền thống 17
1.2.4. Tạo việc làm thông qua các dự án vay vốn giải quyết việc làm 19
1.2.5. Tạo việc làm thông qua phát triển thị trường lao động 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm 21
1.3.1. Điều kiện tự nhiên 21
1.3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 23
1.3.3. Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách 25
1.3.4. Nhân tố thuộc về đầu tư, nguồn lực tài chính 26
1.3.5. Nhân tố thuộc về nguồn nhân lực 27
1.4. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa
phương trong nước và bài học rút ra cho Thành phố Hà Nội 28
1.4.1. Kinh nghiệm về tạo việc làm cho lao động nông thôn tại một
số địa phương 28
a/ Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh 28
b/ Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng 30
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Thành phố Hà Nội 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33
2.1. Khái quát về Thành phố Hà Nội 33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 33
2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 37
2.1.3. Đặc điểm về dân số – lao động 40
2.2. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho lao động nông thôn tại
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2018- 2020 48
2.2.1. Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế 48
2.2.2. Tạo việc làm thông qua đưa lao động đi làm việc có thời hạn
tại nước ngoài 56
2.2.3. Tạo việc làm thông qua phát triển thị trường lao động 59
2.2.4. Tạo việc làm thông qua các Hội nghề nghiệp và làng nghề truyền thống 62
2.3.5. Tạo việc làm qua các chương trình vay vốn quốc gia tạo việc làm 66
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm cho lao động nông thôn
tại thành phố Hà Nội 69
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Nội 69
2.3.2. Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách 74
2.3.3. Nhân tố thuộc về đầu tư, nguồn lực tài chính 77
2.3.4. Nhân tố thuộc về chất lượng nguồn nhân lực nông thôn tại Hà Nội 78
2.4. Đánh giá chung về công tác tạo việc làm cho lao động nông
thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội 87
2.4.1. Những kết quả đạt được 87
2.4.2. Hạn chế 89
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 90
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 92
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, tạo việc làm cho lao
động nông thôn tại Thành phố Hà Nội 92
3.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Thành
phố Hà Nội đến năm 2025 92
3.1.2. Phương hướng tạo việc làm cho lao động nông thôn của Thành
phố giai đoạn 2020-2025 94
3.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa
bàn Thành phố Hà Nội 95
3.2.1. Chú trọng tạo việc làm trong nông nghiệp 96
3.2.2. Hỗ trợ về vốn cho lao động nông thôn 97
3.2.3. Phát triển các làng nghề 98
3.2.4. Thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp tạo việc làm cho
lao động nông thôn 98
3.2.5. Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động đưa lao động nông
thôn đi làm việc tại nước ngoài 100
3.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn 101
3.2.7. Phát triển thị trường lao động trên địa bàn 103
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO

==>XEM BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Cơ sở lý luận các tiêu chí đánh giá kết quả tạo động lực lao động trong công ty

Bình chọn Cơ sở lý luận các tiêu chí đánh giá kết quả tạo động lực lao động trong công ty giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị nhân lực đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng […]

Cơ sở lý luận nội dung tạo động lực lao động trong công ty

Bình chọn Cơ sở lý luận nội dung tạo động lực lao động trong công ty giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị nhân lực đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Tạo động lực […]

Cơ sở lý luận tạo động lực

Bình chọn Cơ sở lý luận tạo động lực giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị nhân lực đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Tạo động lực. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa […]

Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Thông tin & Truyền thông Đào gia

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Tạo động lực lao động cho nhân viên tại Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Thông tin & Truyền thông Đào gia cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status