Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế – Bảng giá 20223

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích ở từng chương, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Trình bày cơ sở lý luận về hoạt động quản lý thuế tại các cơ quan thuế, tổng quan và các vấn đề chung về QLNT để từ đó nhìn nhận hoạt động quản lý nợ là một chức năng quan trọng trong quản lý thuế.
Nghiên cứu kinh nghiệm công tác QLNT của một số nước trên thế giới, mục tiêu và yêu cầu của công tác quản lý nợ để có thể nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn nước ta.
Giới thiệu tổng quan chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ở Tổng cục Thuế và tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý nợ thuế thông qua các phương diện là hành lang pháp lý, xây dựng, tổ chức quy trình QLN trong những năm vừa qua.
Đánh giá hoạt động QLNT tại Tổng cục Thuế về kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nợ thuế.
Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản, đồng bộ có tính khả thi trên tất cả các mặt: Hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức về công tác quản lý, về con người, hoàn thiện quy trình quản lý nợ, ứng dụng công nghệ hiện đại và đầy đủ vào công tác quản lý nợ và thu nợ thuế.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quản lý nợ thuế (QLNT) là một trong bốn chức năng quan trọng trong hoạt động quản lý thuế. Các cơ quan thuế quan tâm chú trọng đến hoạt động QLNT nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế trong chấp hành pháp luật thuế. Thông qua thực hiện hoạt động quản lý nợ thuế để góp phần thu đủ, thu kịp thời nghĩa vụ thuế phát sinh vào ngân sách nhà nước (NSNN). Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, cơ quan thuế luôn chú trọng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nợ thuế.
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới và phát triển của ngành thuế, hoạt động quản lý thuế (QLT) nói chung cũng như hoạt động QLNT nói riêng đã có những bước tiến đáng kể, đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN của ngành. Trong đó, việc triển khai áp dụng Luật Quản lý thuế cùng với việc thành lập bộ phận QLNT tại cơ quan thuế (CQT) các cấp từ ngày 1/7/2007 là một dấu ấn quan trọng, mang tính bước ngoặt đối với hoạt động quản lý nợ thuế cũng như hoạt động quản lý thuế. Theo đó, hoạt động QLNT đã ngày càng được chú trọng, nguồn nhân lực được tăng cường, cơ chế quản lý, quy trình thực hiện ngày càng được hoàn thiện, hệ thống báo cáo đánh giá kết quả hoạt động thu đã được thực hiện theo quy trình và thống nhất từ trung ương tới địa phương nhờ đó đã kịp thời cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, quản lý điều hành của CQT, góp phần nâng cao tính tuân thủ thực hiện pháp luật thuế của người nộp thuế, giảm nợ đọng thuế.
Tuy nhiên, trước bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều biến động hiện nay, cùng với số lượng NNT ngày càng tăng, các biểu hiện về né tránh nghĩa vụ thuế ngày càng phức tạp làm gia tăng áp lực đối với hoạt động QLNT của CQT, tổng số tiền thuế nợ ngày càng tăng, tỷ lệ nợ đọng thuế còn cao, nhiều khoản nợ thuế không còn khả năng thu hồi. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng nợ thuế tăng cao như: sản xuất, kinh doanh của NNT gặp nhiều khó khăn; ý thức chấp hành pháp luật của NNT chưa tốt; hành lang pháp lý còn nhiều lỗ hổng, còn nhiều trường hợp NNT tìm cách lách luật, một số chính sách về QLNT còn chưa phù hợp hoặc không theo kịp tình hình thực tiễn, …
Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nợ của ngành thuế, bên cạnh đó nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới để từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nợ thuế nói riêng và hoạt động quản lý thuế nói chung là nhu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực. Do vậy, học viên lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Luận văn sẽ đóng góp trong nghiên cứu, kiến nghị những giải pháp thiết thực, đề xuất xây dựng hệ thống chỉ số phù hợp, thiết thực nhằm giải quyết những hạn chế, góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế của ngành thuế Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu xung quanh vấn đề về quản lý nợ thuế tại cơ quan thuế. Mỗi đề tài nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu cụ thể khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài như sau:
– Đào Trọng Hạnh, 2018, Luận văn thạc sỹ kinh tế, “Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương”. Luận văn của tác giả đã trình bày cơ
sở lý luận cơ bản nhất về quản lý nợ thuế: đối tượng nộp thuế, đối tượng tính thuế, kỳ tính thuế, căn cứ tính thuế, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để hoàn thiện chính sách về QLT đối với doanh nghiệp ở Hải Dương. Phạm vi của Luận văn chỉ bao gồm các đối tượng là doanh nghiệp, chưa bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân, bên cạnh đó phạm vi nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương, chưa bao quát phạm vi ngành thuế.
– Bùi Pháp Uyên (2017), Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, “Quản lý nợ thuế tại Cục Thuế Hà Nội”, Luận văn đã đánh giá được thực trạng quản lý nợ thuế tại Cục Thuế Hà Nội và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNT. Tuy nhiên, Luận văn cũng chưa bao quát trên phạm vi cả nước, chỉ tập trung vào khu vực thành phố Hà Nội.
– Phạm Việt Hà (2016), Luận văn thạc sỹ kinh tế, “Giải pháp tăng cường hoạt động quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội”. Tác giả đã trình bày được cơ sở lý luận về hoạt động QLN và CCNT, các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động quản lý này, các tiêu chí đánh giá và từ đó đưa ra các giải
pháp để tăng cường hoạt động QLNT và CCNT tại Cục Thuế. Luận văn mới chỉ dừng lại ở khu vực Hà Nội, chưa bao quát được toàn bộ ngành thuế.
– Lê Thị Thanh Tú (2014), Luận án thạc sĩ khoa học kinh tế, “Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa”, luận án đã nêu ra được
cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý nợ thuế, đánh giá được thực trạng tình hình nợ thuế tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa để từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện hơn hoạt động quản lý nợ thuế như: hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về QLNT, nâng cao năng lực cán bộ quản lý nợ thuế, tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý rủi ro, đẩy mạnh sự phối hợp với các Bộ, ban ngành và các cơ quan có liên quan. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chưa bao quát được phạm vi trên cả nước.
– Phạm Thị Kim Oanh (2017), Tạp chí Công thương, “Đề xuất một số giải pháp chống gian lận, thất thu thuế”, đã chỉ ra tầm quan trọng của việc chống gian lận, thất thu thuế trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là khâu QLNT; tác giả đã khái
quát tình hình QLNT hiện nay, đánh giá khái quát được những điểm thuận lợi và hạn chế trong hoạt động QLNT, quản lý thu ngân sách, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý nợ, tăng thu NSNN và chống gian lận, thất thu thuế như: triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng, giám sát chặt chẽ kết quả thu hồi nợ của các địa phương, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời các DN nợ thuế tăng cao,…
Qua đánh giá các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy, vẫn còn một số khoảng trống nghiên cứu về hoạt động Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế như một số vấn đề không còn phù hợp với giai đoạn hiện tại, cần nghiên cứu bổ sung; chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài này ở Tổng cục Thuế và ở giai đoạn năm 2018-2022. Theo đó, đây là cơ sở để tác giả thực hiện nghiên cứu: “Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế”.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:
– Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nợ thuế
– Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLNT tại Tổng cục Thuế, nêu những mặt tích cực cũng như những hạn chế trong hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
– Đề xuất những định hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNT tại Tổng cục Thuế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nợ thuế của Tổng cục
Thuế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về không gian: Nghiên cứu tại Tổng cục Thuế
– Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng Quản lý thuế tại Tổng cục Thuế từ năm
2018 đến năm 2022, giải pháp đề xuất đến năm 2025.
– Về nội dung: Nghiên cứu chỉ đề cập đến các loại thuế nội địa do Tổng cục Thuế quản lý, không đề cập đến thuế đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải Quan quản lý.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp bảng biểu để phân tích luận giải các nội dung đề ra trong đề
tài.
– Tổng hợp thông tin các số liệu về số nợ thuế, số thu nợ được lấy từ báo cáo Tổng kết của Tổng cục Thuế qua các năm và phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn hoạt động quản lý nợ thuế ở Việt Nam.
6. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế tại cơ quan thuế
Chương 2: Hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CƠ
QUAN THUẾ 6
1.1. Tổng quan về thuế 6
1.1.1. Khái niệm về thuế 6
1.1.2. Đặc điểm của thuế 6
1.1.3. Vai trò của thuế 8
1.2. Các vấn đề chung về nợ thuế 10
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến nợ thuế 10
1.2.2. Đặc điểm của nợ thuế 11
1.2.3. Nguyên nhân nợ thuế và những tác động của nợ thuế 13
1.2.4. Phân loại nợ thuế 15
1.3. Các vấn đề chung về quản lý nợ thuế 20
1.3.1. Khái niệm quản lý nợ thuế 20
1.3.2. Nội dung quản lý nợ thuế 20
1.3.3. Vai trò của quản lý nợ thuế 23
1.3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nợ thuế 24
1.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế 26
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI TỔNG
CỤC THUẾ 28
2.1. Tổng quan về Tổng cục Thuế và Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ
thuế 28
2.1.1. Tổng quan về Tổng cục Thuế 28
2.1.2. Tổng quan về Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 32
2.2. Tình hình nợ thuế tại Tổng cục Thuế 34
2.2.1. Tổng quan tình hình nợ thuế hiện nay 34
2.2.2. Tình hình nợ thuế chi tiết theo từng nhóm nợ 35
2.3. Thực trạng quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế 44
2.3.1. Thực trạng hành lang pháp lý quản lý nợ thuế 44
2.3.2. Thực trạng xây dựng quy trình quản lý nợ thuế 48
2.3.3. Thực trạng hoạt động tổ chức thực hiện quy trình quản lý nợ thuế50
2.3.4. Đánh giá tình hình thực hiện Quy trình quản lý nợ thuế 62
2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế 63
2.4.1. Những kết quả đạt được 63
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN
LÝ NỢ THUẾ TẠI TỔNG CỤC THUẾ 70
3.1. Bối cảnh Kinh tế – Xã hội và mục tiêu Quản lý nợ thuế tại Tổng
cục Thuế trong thời gian tới 70
3.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội 70
3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số nước trên thế giới và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam 71
3.1.3. Mục tiêu, định hướng quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế trong thời
gian tới 75
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế77
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và quy trình quản lý
nợ thuế 77
3.2.2. Nhóm giải pháp về hoạt động quản lý nợ thuế 80
3.2.3. Nhóm giải pháp khác 83
3.3. Kiến nghị 84
3.3.1. Đối với Bộ Tài chính 84
3.3.2. Đối với các cơ quan, tổ chức liên quan 85
KẾT LUẬN 86

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Quản trị chuỗi cung ứng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quản trị chuỗi cung ứng Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng. Trường hợp nghiên cứu: Công ty Frieslandcampina Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ của hệ thống siêu thị Saigon Co.op cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp về dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Chi cục thuế quận 10 thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Sự tác động của các yếu tố dịch vụ đến sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ […]
Bình chọn Kết thúc khóa học thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, mỗi học viên sẽ phản chọn lựa đề tài để viết luận văn cao học. Việc lựa chọn đề tài cần mang tính thiết thực với vị trí công việc và đơn vị công tác các học viên cũng cần phải xem […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về quản lý nợ […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về nợ thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về nợ thuế. Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về thuế. Nếu các bạn cần thêm bài […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về đầu tư công giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về đầu tư công. Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và Giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]