luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Vật lí 10
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Vật lí 10 chương “ Động lực học chất điểm” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh miền núi” cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Vật lí 10 chương “ Động lực học chất điểm” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh miền núi” dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục – Bảng giá 20223
1. Lý do chọn đề tài
Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, tích cực chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng hơn để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đặt ra cho giáo dục, đào tạo nước ta những yêu cầu, nhiệm vụ thách thức mới. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tri thức đang là áp lực của ngành giáo dục nói riêng và của toàn Đảng, toàn dân nói chung. Điều này đòi hỏi phải có định hướng phát triển, có tầm nhìn chiến lược, ổn định lâu dài cùng những phương pháp, hình thức, tổ chức, quản lí giáo dục và đào tạo cho phù hợp.
Theo quan điểm truyền thống, khi giáo viên là trung tâm thì học sinh không phải là người chủ động tìm đến với kiến thức, do đó trong cách học của các em có phần thụ động. Chính sự thụ động trong học tập sẽ làm hạn chế sự động não, tìm tòi, thể hiện sự suy nghĩ đa chiều, sự trao đổi chia sẻ kinh nghiệm hiểu biết và cảm xúc của người học, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đặc biệt là đối với bộ môn vật lí – một môn học có rất nhiều sự liên hệ với thực tế nhưng thực trạng hiện nay có một số bộ phận học sinh không có động cơ học môn vật lí. Sở dĩ có tình trạng này là do chương trình học vật lí quá nặng nề học sinh phải lo “vật lộn” với những con điểm, giáo viên phải “chạy đua” với chương trình và với thành tích của trường,… vì thế mà giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc hướng học sinh tới sự phát triển tư duy khoa học, giúp học sinh hình thành kĩ năng học tập, trao đổi, chia sẻ thông tin,…và vận dụng những kĩ năng đó vào giải quyết các vấn đề thực tế cũng như sau này khi ra đời.
Thực tiễn dạy và học môn vật lý trong nhà trường THPT miền núi hiện nay cho thấy, đa số GV chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức mà ít chú trọng đến việc phát triển tư duy và nă ng lực sáng tạo của HS, do đó khả năng tư duy và năng lực sáng tạo của HS miền núi còn rất nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng giáo dục miền núi còn ở mức rất thấp. Trong các phương pháp tích cực cần được vận dụng trong dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông miền núi hiện nay thì phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề đã tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh và đây là phương pháp dạy học tích cực phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, giúp học sinh phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, cải thiện trí nhớ hiểu sâu vấn đề tăng hứng thú học tập.
Vì những lý do trên, người nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài “ Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Vật lí 10 chương “ Động lực học chất điểm” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh miền núi”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Những năm 70 của thế kỉ XIX các nhà sinh học A.Ja Ghecđơ, B.E.Raicop các nhà sử học MM. Xtaxiulevic, N.A Rôgiơcôp…đã nêu lên phương pháp tìm tòi, phát kiến (Ơrictic) trong dạy học nhằm hình thành năng lực nhận thức cho HS bằng cách đưa HS tham gia vào quá trình hoạt động nhằm tìm kiếm tri thức, phân tích các hiện tượng.
Đây là một trong những cơ sở của dạy học GQVĐ. Phương pháp dạy học GQVĐ ra đời trên cơ sở những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển, lúc đó xuất hiện mâu thuẫn trong quá trình dạy học: đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu DH ngày càng cao, khả năng sáng tạo của HS ngày càng tăng với việc tổ còn lạc hậu…V.Okon – nhà giáo dục học của Ba Lan làm sáng tỏ phương pháp dạy học GQVĐ thực sự là một PPDH mới có tác dụng phát huy được năng lực nhận thức của HS, kích thích HS tích cực suy nghĩ, chủ động tìm tòi, sáng tạo để giải quyết vấn đề đạt tới kiến thức mới một cách sâu sắc, xây dựng cho HS ý thức liên hệ, bồi dưỡng hứng thú thực hành và xu hướng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng ở việc ghi lại những thực nghiệm thu được từ việc sử dụng phương pháp chứ chưa đưa ra được đầy đủ cơ sở lí luận của nó.
Đến những năm 70 của thế kỉ XX, nhà lý luận học M.I Mackmutov (người Nga) đã chính thức đưa ra những cơ sở lý luận của PPDH GQVĐ được kế thừa bởi Algorit hóa và Ơrrixtic, đưa PP này trở thành PPDH tích cực. Trên thế giới, ngoài M.I Mackmutov còn có rất nhiều nhà khoa học, giáo dục nghiên cứu về PPDH GQVĐ: M.N Xcatlin, Lecne, A.M Machiuskin,…Tuy nhiên, những nghiên cứu của các tác giả này mới dừng lại ở những kết quả thực nghiệm thu được từ việc sử dụng PP, chưa xây dựng đầy đủ cơ sở lý luận cho PPDH này.
Với sự ra đời của lý thuyết vùng phát triển của Vygotsky (1886 – 1938) và các lý thuyết học tập để tạo nên cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về PPDH GQVĐ và phát triển năng lực của HS, các lý thuyết được quan tâm và vận dụng nhiều trong DH như:
Thuyết hành vi – Học là sự thay đổi hành vi (Skinner, Watson, Thorndike, Thuyết nhận thức – Học là giải quyết vấn đề (Jeans Piaget và một số nhà khoa học khác);
Thuyết kiến tạo – Học là tự kiến tạo tri thức (John Decwey, Jean Piaget, Wat zlawich). Từ các lý thuyết học tập, các chiến lược học tập, quan điểm DH ra đời tạo nên cơ sở lý luận cho việc PTNL HS và các PPDH tích cực được hoàn thiện, trong đó có PPDH GQVĐ, PTNL GQVĐ trong DH các môn học.
2.2. Nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, người đầu tiên đưa PPDH GQVĐ vào Việt Nam là dịch giả Phan Tất Đắc đã dịch cuốn sách “Dạy học nêu vấn đề” của Lecne (1977). Về sau nhiều nhà khoa học nghiên cứu PP này như Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Bá Kim…
– Trong lĩnh vực dạy học hoá học, Nguyễn Ngọc Quang là người đã có nhiều nghiên cứu vận dụng DHGQVĐ. Tiếp sau, có các tác giả: Nguyễn Cương, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Am, Dương Tất Tốn,…
– Trong lĩnh vực dạy học toán học, có các tác giả: Phạm Văn Hoàn; Nguyễn Bá Kim,…
– Trong lĩnh vực dạy học sinh học, Trần Bá Hoành là người sớm có những nghiên cứu về mặt lý luận và vận dụng thành công DHGQVĐ. Các tác giả Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Nguyễn Như Ất đã vận dụng DHGQVĐ vào một số bài dạy cụ thể. Tiếp đó là những đóng góp quan trọng của các nhà giáo dục Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Vũ Đức Lưu, Lê Đình Trung, Nguyễn Thị Dung, Trần Văn Kiên,… vào việc phát triển ứng dụng DHGQVĐ trong dạy học sinh học.
– Trong lĩnh vực dạy học vật lý, có các tác giả: Lê Nguyên Long; Nguyễn Đức Thâm; Phạm Hữu Tòng,…
Một số đề tài gồm:
Lương Thị Thuỳ Dương (2006) với đề tài “ Thiết kế nội dung và tiến trình dạy học chương “Động học chất điểm” (Vật lý 10 THPT) theo định hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của HS”
Nguyễn Thị Thu Thủy(2009) với đề tài “ Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề (PBL – Problem Based Learning) và vận dụng vào thiết kế, giảng dạy chương vii “Mắt và các dụng cụ quang học” – vật lí 11 – nâng cao”. Qua luận văn, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận, thiết kế các vấn đề và định hướng tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề của chương. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.
Trương Thị Hồng Xiêm (2014) với luận văn thạc sĩ “Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề vào dạy học một số kiến thức của chương “chất khí” – vật lý 10 trung học phổ thông”. Qua đề tài, tác giả đã xây dựng cơ sở lý thuyết liên quan, xây dựng tiến trình dạy học và thực nghiệm sư phạm, đối chiếu giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nhằm nêu bật lên tính cần thiết của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Luận văn thạc sĩ của Lương Thị Bích Thảo, (2013), “Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề vào dạy học một số kiến thức của chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 cơ bản”, do TS. Phạm Thế Dân hướng dẫn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trong luận văn này tác giả đã xây dựng 4 tiến trình dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Bao gồm các tiến trình dạy kiến thức động lượng và định luật bảo toàn động lượng, định lý bảo toàn động năng, thế năng trọng trường và định luật bảo toàn cơ năng. Tác giả đã tiến hành thực nghiệm ở trường THCS – THPT Tân Phú và trường THPT Hùng Vương, TP.HCM và thu được những kết quả ban đầu: kích thích HS hứng thú học tập, rèn luyện cho HS nhiều kỹ năng trong học tập và thực hành.
– Luận văn thạc sĩ của Phan Văn Hiếu, (2012), “Xây dựng và sử dụng phần mềm trong dạy học một số kiến thức của chương “Cơ học chất lưu” – Vật lý 10 THPT nâng cao”, do PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành hướng dẫn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Trong luận văn này, tác giả đã xây dựng 2 tiến trình xây dựng kiến thức dựa trên hoạt động giải quyết vấn đề của HS về sự chảy thành dòng của chất lỏng và chất khí, định luật Bec-nu-li và các ứng dụng của định luật. Tác giả đã sử dụng phần mềm Lectora để xây dựng bài học dạy học những kiến thức này và tiến hành thực nghiệm tại trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai. Thông qua việc thực nghiệm, tác giả đã bước đầu giúp HS tích cực trong học tập, chủ động khám phá kiến thức.
Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài khai thác triệt để, cụ thể về phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học đối với học sinh miền núi trong chương ‘ Động lực học chất điểm”
3. Mục đích nghiên cứu
– Nghiên cứu các PPDH nhằm phát triển năng lực GQVĐ thông qua chương “ Động lực học chất điểm”, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông..
– Nghiên cứu xây dựng bài tập chủ đề dạy học trong phần “ Động lực học chất điểm” vật lý 10.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu các vấn đề lí luận về lý thuyết nhận thức, PPDH tích cực, PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề, xây dựng hệ thống bài tập vật lý
– Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình vật lý 10 và đi sâu vào phần Động lực học chất điểm vật lý 10.
– Xác định nội dung kiến thức và xây dựng hệ thống bài tập, các nhiệm vụ học tập có liên quan thực tiễn dùng trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phần Động lực học chất điểm vật lý 10
– Đề xuất phương pháp Xây dựng chủ đề dạy học trong phần “Động lực học chất điểm” vật lý 10, nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh miền núi.
– Thực nghiệm sư phạm đánh giá hiệu quả các đề xuất.
5. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
– Giáo viên và học sinh miền núi
– Quá trình dạy và học Vật lý ở trường trung học phổ thông.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp sử dụng nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên xây dựng được hệ thống hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thì sẽ phát triển năng lực vận dụng kiến thức để GQVĐ trong đời sống thực tiễn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Thu thập tài liệu từ các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Tiến hành phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống lý thuyết, từ đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
. – Quan sát, điều tra, tìm hiểu về việc xây dựng hệ thống bài tập trong dạy học vật lý ở các trường THPT.
– Thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học phần Động lực học chất điểm vật lý 10
7.3. Phương pháp thống kê toán học:
Từ việc tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm có thể tìm ra các luận cứ chứng minh cho vấn đề khoa học đặt ra ở giả thuyết là đúng đắn và có tính khả thi cao khi áp dụng vào giảng dạy bộ môn Vật lý tại trường THPT. Áp dụng toán thống kê để xử lý các số liệu thực nghiệm sư phạm.
8. Phạm vi nghiên cứu
8.1. Nội dung
Xây dựng và sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học chương “ Động lực học chất điểm” vật lý 10
8.2. Địa bàn nghiên cứu
Trường THPT thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
9. Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh miền núi
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập trong chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh miền núi
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 8
2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 8
2.2. Nghiên cứu ở trong nước 9
3. Mục đích nghiên cứu 12
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 12
5. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu 12
5.1. Khách thể nghiên cứu 12
5.2. Đối tượng nghiên cứu 12
6. Giả thuyết khoa học 13
7. Phương pháp nghiên cứu 13
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 13
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 13
7.3. Phương pháp thống kê toán học: 13
8. Phạm vi nghiên cứu 13
8.1. Nội dung 13
8.2. Địa bàn nghiên cứu 13
9. Cấu trúc 14
10. Dự kiến kế hoạch thực hiện 14
PHẦN NỘI DUNG 15
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh miền núi 15
1.1. Một số khái niệm liên quan 15
1.1.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề 15
1.1.2. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề 15
1.2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề 17
1.2.1. Tiến trình giải quyết vấn đề trong khoa học 17
1.2.2. Đặc điểm của quá trình nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học 17
1.2.3. Tổ chức tình huống có vấn đề 18
1.2.4. Cấu trúc của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 19
1.2.5. Các mức độ của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 20
1.2.6. Khả năng vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý ở trường THPT 20
1.3. Xây dựng chủ đề trong dạy học 22
1.3.1. Nguyên tắc 22
1.3.2. Cơ sở lý luận về hệ thống bài tập trong bộ môn vật lý 22
1.4. Cơ sở khoa học của học theo vấn đề 29
1.4.1. Cơ sở triết học của học theo vấn đề 29
1.4.2. Cơ sở tâm lý học của học theo vấn đề 30
1.5. Thực trạng xây dựng chủ đề dạy học trong phần “Động lực học chất điểm” vật lý 10, nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh miền núi 33
1.5.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 33
1.5.2. Đặc điểm của học sinh miền núi 36
1.5.3. Nội dung, phương pháp điều tra thực trạng 37
1.5.4. Kết quả điều tra thực trạng 37
1.5.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Vật lí 10 chương “ Động lực học chất điểm” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh miền núi 39
Tiểu kết chương 1 40
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập trong chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh miền núi 42
2.1. Mục tiêu dạy học chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 42
2.1.1. Về kiến thức 42
2.1.2 Về kỹ năng 47
2.1.3. Về thái độ 48
2.2. Cấu trúc nội dung chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 48
2.3. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập Vật lí 10 chương “ Động lực học chất điểm” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh miền núi 51
2.3.1. Bài tập trắc nghiệm 51
2.3.2. Bài tập tự luận 57
2.3.3. Bài tập thí nghiệm 59
Tiểu kết chương 2 62
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 63
3.1. Mục đích, nhiệm vụ và nội dung của thực nghiệm sư phạm 63
3.1.1. Mục đích 63
3.1.2. Nhiệm vụ 63
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 63
3.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 64
3.3.1. Căn cứ đánh giá 64
3.3.2. Cách đánh giá 64
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 65
3.4.1. Diễn biến của quá trình thực nghiệm sư phạm 65
3.4.2. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 66
3.5. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 70
Tiểu kết chương 3 70
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Kiến nghị 72
2.1. Đối với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo 72
2.2. Đối với Sở giáo dục tỉnh Điện Biên 72
2.3. Đối với nhà trường 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Quế Lâm – tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý giáo dục chính trị cho cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất, Bộ Quốc phòng cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]