x
Trang chủ » Luận văn thạc sĩ Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và Giải pháp

Luận văn thạc sĩ Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và Giải pháp

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế  Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và Giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài:  Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và Giải pháp dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc
Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc

 

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế – Bảng giá 20223

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ 2020 – 2022 được thể hiện cụ thể qua nội dung 3 chương:

Chương I: Tập trung xây dựng hệ thống lý luận về các vấn đề chủ yếu của quản lý đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: tổng quan về đầu tư công và quản lý nhà nước đối với đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tính cấp thiết và những nhân tố quan trọng của công tác quản lý đầu tư công. Cuối cùng là đưa ra đuợc 6 kinh nghiệm và bài học của các địa phương khác (cụ thể: Đà Nẵng và Hưng Yên) cho tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương II: Tập trung vào thực trạng công tác quản lý đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 – 2022 và đưa ra những đánh giá liên quan về công tác quản lí đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc. Từ các nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng hợp về thực trạng với những góc nhìn đa chiều nêu trên, chương II đã đưa ra được nhận định tổng quan với những kết quả tỉnh đã đạt được cùng những vấn đề đang tồn tại.

Chương III: Phân tích chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước kết hợp với thực trạng quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư công từ ngân sách nhà nước tỉnh. Từ đó, đưa ra 5 giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước.

Tóm lại, công trình nghiên cứu đã đưa ra góc nhìn đa chiều để đánh giá điểm mạnh và hạn chế trong quản lý đầu tư công của tỉnh Vĩnh Phúc. Điểm mạnh thể hiện qua chu trình quản lý hợp lý, phù hợp, bộ phận cán bộ quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả đạt được là những thay đổi tích cực trong diện mạo của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, điểm hạn chế là hiệu quả quản lý của các cơ quan Nhà nước chưa cao, cơ chế giám sát, xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, quy định về cách thức thẩm định, cơ chế quản lý chưa phù hợp. Từ đó, tác giả có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công của tỉnh Vĩnh Phúc.

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, tiếp giáp với thành phố Hà Nội – thủ đô của đất nước và ngay cạnh sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với khu vực đồng bằng sông Hồng, do vậy tỉnh giữ vai trò thiết yếu trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững của khu vực và quốc gia. Chính bởi tầm ảnh hưởng mật thiết đó, mà công tác xây dựng và đầu tư của tỉnh được chú trọng hơn cả. Do vậy, việc phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua quản lý địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có những tín hiệu khả quan với nhiều công trình, dự án có quy mô mang tầm cỡ quốc gia xét về nguồn vốn đầu tư và tác động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với tỉnh. Năm 2022, với việc đổi mới công tác chỉ đạo cụ thể, điều hành sát sao, thực hiện đẩy nhanh quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng, thiết lập kế hoạch và cam kết tiến độ thực hiện, ước hết năm 2022, Vĩnh Phúc sẽ giải ngân được 9.950 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt xấp xỉ 95% kế hoạch địa phương giao và tăng 43,3% kế hoạch vốn Trung ương giao. Từ việc phân bổ nguồn vốn có theo hướng ưu tiên các dự án có tính kết nối liên vùng, có tính động lực và sức lan tỏa rộng, các dự án văn hóa, xã hội phục vụ an sinh xã hội, trong năm, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều công trình, dự án lớn được khánh thành, đưa vào hoạt động như: Dự án nhà điều trị nội trú và nhà kỹ thuật nghiệp vụ, các công trình phụ trợ Bệnh viện đa khoa tỉnh; cầu Đầm Vạc, đường nối từ Hợp Châu – Đồng Tĩnh đến khu danh thắng Tây Thiên, đường Vành đai 4, đoạn Yên Lạc – Bình Dương, Quảng trường văn hóa … Tỉnh đang thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện hàng chục dự án lớn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Song song với các kết quả đã và đang đạt được về lĩnh vực quản lý nguồn vốn ĐTC thì tỉnh Vĩnh Phúc cũng tồn tại nhiều những bất cập và vướng mắc chưa được chính quyền địa phương giải quyết, cụ thể là đối với một số dự án đã thực hiện ĐTXD hoàn thiện nhưng từ giai đoạn lập DAĐT đến phê duyệt, mời thầu và tiến hành xây dựng đến nghiệm thu có nhiều sai sót làm hư hỏng gây tổn thất và lãng phí tiền VĐT của ngân sách. Để tận dụng hiệu quả hơn nữa các NVĐT này sao cho đúng mục đích với giá trị mà người dân đã nộp và đóng góp vào ngân sách góp phần phát triển kinh

tế – xã hội là công tác cần được ưu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc tại thời điểm này. Nhận thấy những bất cập đang tồn tại song song tại quê hương mình thì với những hiểu biết sẵn có từ nơi sinh sống kết hợp với những kiến thức được học cũng như tìm hiểu về quản lý đâu tư công của tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã chọn đề tài liên quan là “Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và Giải pháp” làm công trình bảo vệ và tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế.

2. Tổng quan tình hình các công trình nghiên cứu có liên quan

Qua tìm hiểu của tác giả, cho đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sử dụng nguồn vốn ĐTC có giá trị dưới các góc độ phân tích khác nhau được công bố như:

– Phan Thị Thu Hiền (2015), “Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam” – luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế phát triển được nghiên

cứu tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng, tác giả đã thực hiện khảo sát với 370 cán bộ, nhân viên tại ban QLDA trong khoảng.thời gian từ tháng 4/2015 đến tháng 8/2015 bằng phương pháp điều tra thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi, sau đó các số liệu thu thập

ở mức sơ cấp được tác giả tiến hành phân tích thông qua sử dụng phần mềm SPSS 23.0 để đánh giá sự tác động của các nhân tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam. Các kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra những phân tích, đánh giá về cơ chế phân cấp và quản lý nguồn vốn đầu tư công từ NSNN ở Việt Nam, từ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương. Qua đó đề xuất các giải pháp tăng cường đầu tư và phát triển nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam hiệu quả và đạt được các mục tiêu trong quản lý đã được đề ra. Các giải pháp bao gồm: Từng bước xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý từ quy hoạch và kế hoạch; hoàn thiện công tác thẩm định các dự án và kiểm tra thẩm định các dự án độc lập; hoàn thiện và tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý đấu thầu và triển khai các dự án đầu tư công. Tuy nhiên luận án không đi vào nghiên cứu thực trạng quản lý nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước cũng như giai đoạn nghiên cứu từ năm 2015 nên đã lạc hậu so với tình hình hiện nay.

Đào Xuân Liên (2015), luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế: “Hoàn thiện công tác kiểm soát đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương”, thực hiện từ Đại học Kinh tế quốc dân. Phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng kết hợp với việc đưa ra cơ sở lý luận chung về công tác kiểm soát nguồn vốn đầu tư công và các kinh nghiệm từ quản lý đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước cho các địa phương từ một số nước trên thế giới, tác giả đã phân tích tình hình quản lý nguồn vốn đầu tư công ở nước ta giai đoạn 2012-2015. Một số giải pháp đã được đề ra nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác kiểm soát nguồn vốn đầu tư từ NSNN nhiều hơn cho chính quyền địa phương ở nước ta: Hoàn thiện công tác quản lý dự án quy hoạch, kế hoạch; Tận dung hiệu quả nguồn vốn đầu tư công từ huy động; Hoàn thiện và tăng cường đồng thời công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra bên cạnh quản lý đấu thầu. Luận án nghiên cứu tổng quát công tác kiểm soát nguồn vốn đầu tư công từ NSNN phân bổ về cấp chính quyền địa phương. Tuy nhiên do đặc thù riêng của mỗi địa phương nên công tác quản lý đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước cho từng địa phương cũng khác nhau, do đó luận án chưa đưa ra được giải pháp cụ thể cho từng địa phương.

Nguyễn Anh Tuấn (2017), luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế: “Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư công ngân sách nhà nước của tỉnh Khánh Hoà”. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với việc trình bày những lý luận chung về quản lý nguồn vốn đầu tư công và đưa ra một số vấn đề lý luận cụ thể về liên quan đến quản lý vốn đầu tư công từ NSNN trên địa bàn trực thuộc tỉnh như: nội dung, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn được cấp để đầu tư công. Đồng thời Luận văn cũng đi sâu đánh giá thực trạng, phân tích những nguyên nhân và đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách trung ương ở tỉnh Khánh Hoà. Các giải pháp bao gồm: Nâng cao chất lượng hệ thống hành chính, cơ chế quản lý; Hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác lập, giao và quản lý dự án quy hoạch, kế hoạch đầu tư công; Hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác tổ chức thực hiện dự án đầu tư công bằng vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn đầu tư công tại địa bàn nghiên cứu chưa được đánh giá cụ thể.

Nguyễn Thị Mai (2021), đã có bài viết “Sự cần thiết của kiểm soát đầu tư công từ ngân sách nhà nước địa phương trong KTTT hiện nay”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 24, trang 6-8, năm 2021. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với việc đưa ra lập luận về sự cần thiết của việc phải nâng cao chất lượng công tác kiểm soát vốn đầu tư công ngân sách địa phương với việc đánh giá, phân tích và tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện việc yếu kém của công tác kiểm soát đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư công. Tuy nhiên tác giả chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể quản lý vốn đầu tư công từ ngân sách cho địa phương cụ thể.

Luận án Tiến sĩ của NCS Bùi Đại Dũng về đề tài “Hiệu quả chi tiêu Ngân sách dưới sự tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giới”. Qua phân tích thực tiễn chi tiêu Ngân sách ở các nước và dựa trên bối cảnh Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp: áp dụng quy trình Ngân sách MTEF (Khung khổ chi tiêu Ngân sách trung hạn), đánh giá lại chức năng của chính phủ trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công, cắt giảm chức năng và nhiệm vụ mà Nhà nước làm thiếu hiệu quả, đổi mới mạnh mẽ phương thức cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cho nhân dân, tách việc quản lý Nhà nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công, tăng cường tính minh bạch của các hoạt động chi tiêu công quỹ, nhất là của các quỹ ngoài Ngân sách, cải cách cơ chế bầu cử, tăng cường sự minh bạch về trách nhiệm của các đại biểu dân cử. Tuy nhiên, nội dung tác giả đề cập là phạm vi một số nước trên thế giới chứ không đi sâu vào phân tích cụ thể dựa trên nền kinh tế Việt Nam nói chung và của các địa phương trong nước nói riêng.

Cuốn sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của tác giả Dương Thị Bình Minh đã dựa trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết hiện đại về quản lý chi tiêu công để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thời gian qua (1991-2004) và đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu công đến 2010. Tuy nhiên, giai đoạn xuất bản sách và thời điểm hiện tại đã có nhiều sự biến động trong nền kinh tế của đất nước nên nội dung tác giả gửi gắm vào cuốn sách chỉ mang giá trị tham khảo và nhận định khách quan về hoạt động quản lý đầu tư công từ xưa đến nay.

Nhìn chung những công trình nghiên cứu này đã đánh giá, giải quyết các vấn đề liên quan đến tác động của đầu tư đối với tăng trưởng, mối quan hệ giữa chi tiêu Ngân sách với việc phát triển xã hội, đưa ra các giải pháp cần thiết như tạo các điều kiện để đa dạng hóa các nguồn đầu tư, tập trung nguồn lực của Nhà nước vào các lĩnh vực cần thiết, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội. Riêng đối với công tác quản lý đầu tư công, còn chưa có nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể, do vậy việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức cần thiết về cả mặt lý luận và thực tiễn.

Ngoài các công trình trên còn một số bài luận, bài báo phân tích về vấn đề đầu tư công dưới góc độ kinh tế, tuy nhiên, không có sự liên hệ một cách trực tiếp đến đề tài luận văn nên tác giả không đề cập ở đây. Như vậy, qua việc phân tích tổng quát về một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vốn đầu tư công, thì việc nghiên cứu ở tỉnh Vĩnh Phúc là một “nhánh nhỏ” có tính khám phá mới của đề tài nghiên cứu này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích:

Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó, làm cơ sở để luận văn đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư công đến năm 2025, định hướng đến 2030.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

+ Phân tích thực trạng, đánh giá công tác quản lý đầu tư công sử dụng nguồn vốn

ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2020-2022, nêu rõ các kết quả đã làm được bên cạnh các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân.

+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sau năm 2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

– Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động liên quan đến quản lý đầu tư

công từ vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Vĩnh Phúc.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, nhận định các hoạt động quản lý vốn đầu tư công mà trọng tâm là quản lý dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Về không gian: Hoạt động liên quan đến quản lý ĐTC của khu vực tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Về thời gian: Hoạt động liên quan đến quản lý ĐTC giai đoạn từ 2020 đến 2022.

5. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin:

5.1. Phương pháp thu thập số liệu

– Thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp thu thập từ các công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan đến quản lý đầu tư công đã được công bố trên các website chính thức, các tạp chí, sách báo. Bên cạnh đó, các thông tin liên quan đến hoạt động quản lý các dự án xây dựng cấp tỉnh, thành phố và các phường tại tỉnh Vĩnh Phúc được cập nhật thông qua các báo cáo tổng kết.

Ngoài ra các số liệu thứ cấp gồm các thông tin chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Tình hình dân số, lao động, việc làm, số lượng, bộ máy ban QLDA xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Các chính sách và văn bản được ban hành có liên quan đến việc quản lý dự án đầu tư công. Những tài liệu này được thu thập tại phòng Nội vụ, Thống kê, Thành ủy tỉnh Vĩnh Phúc và Văn phòng UBNN tỉnh Vĩnh Phúc,.

5.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi tổng hợp số liệu thu thập được từ các website của Sở kế hoạch và đầu tư và các Sở ban ngành khác rồi xử lý bằng Excel rút ra những kết luận để phân tích, đánh giá phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu công trình.

5.3. Phương pháp phân tích số liệu

Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích trong đề tài nghiên cứu này như sau:

– Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng trong thống kê những con số chính xác, tương đối và bình quân của số liệu thống kê sẽ được dùng trong đánh giá thực trạng và kết quả quản lý dự án đầu tư công, các lợi thế và hạn chế đối với công tác quản lý dự án ĐTC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2020
– 2022.

– Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng quản lý ĐTC sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2020 – 2022 bằng cách thiết lập bảng so sánh ngang và so sánh chéo những số liệu thu được qua điều tra.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài đoạn mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục bảng biểu và hình vẽ thì phần nội dung chủ yếu của luận án được xác định gồm ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Chương 2: Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn 2030

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN

VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 8

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư công 8

1.1.1 Khái niệm về đầu tư công 8

1.1.1.1 Đầu tư 8

1.1.1.2 Đầu tư công: 8

1.1.2 Phân loại đầu tư công 10

1.1.2.1 Phân loại dự án đầu tư xây dựng căn cứ theo bản chất dự án 10

1.1.2.2 Phân loại dự án đầu tư công căn cứ mức độ quan trọng và quy mô của dự

án 10

1.1.3 Vai trò đầu tư công đối với phát triển kinh tế – xã hội 12

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 14

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư công 14

1.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước về đầu tư công 15

1.2.3 Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đầu tư công 16

1.2.4 Nội dung quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 17

1.2.4.1 Công tác lập kế hoạch đầu tư công 17

v

 

 

1.2.4.2 Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 19

1.2.4.3 Công tác lựa chọn nhà thầu 20

1.2.4.4 Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước 22

1.2.4.5 Công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước

23

1.3 Kinh nghiệm về quản lý đầu tư công của một số địa phương trong nước và

bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc 24

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số địa phương trong nước 24

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý của Thành phố Đà Nẵng 24

1.3.2.1 Kinh nghiệm quản lý của tỉnh Hưng Yên 25

1.3.2 Bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc trong quản lý đầu tư công 27

Kết luận chương I 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG BẰNG NGUỒN

VỐN NGÂN SÁCH TẠI TỈNH VĨNH PHÚC 30

2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc 30

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc 30

2.1.1.1 Vị trí địa lý 30

2.1.1.2 Địa hình 30

2.1.2 Tình hình kinh tế – xã hội 31

2.1.2.1 Điều kiện xã hội 31

2.1.2.2 Văn hóa, giáo dục 31

2.1.2.3 Tăng trưởng và phát triển kinh tế 31

2.1.3 Bộ máy quản lý đầu tư công của tỉnh Vĩnh Phúc 33

2.2 Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách tại tỉnh Vĩnh Phúc

giai đoạn từ năm 2020 – 2022 34

2.2.1 Công tác lập kế hoạch đầu tư công 34

2.2.2 Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 36

vi
2.2.2.1 Thẩm định dự án ………………………………………………………………………………
36

2.2.2.2 Phê duyệt dự án ………………………………………………………………………………..
39

2.2.3
Công tác lựa chọn nhà thầu ………………………………………………………………..
41

2.2.4
Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước ở tỉnh

Vĩnh Phúc ………………………………………………………………………………………………….
42

2.2.5
Công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước

………………………………………………………………………………………………………………….
46

 

2.3 Đánh giá chung về quản lý đầu tư công tại Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2020 –

2022
…………………………………………………………………………………………………………..
49

2.3.1
Những kết quả đạt được………………………………………………………………………
49

2.3.2
Những hạn chế, tồn tại ……………………………………………………………………….
51

2.3.3
Nguyên nhân tồn tại hạn chế ………………………………………………………………
54

Kết luận chương II …………………………………………………………………………………….
57

 

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẠI TỈNH VĨNH PHÚC TRONG
THỜI GIAN TỚI ……………………………………………………………………………………….
58

 

3.1 Mục tiêu quản lý đầu tư công tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2023 – 2025 58

3.1.1
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 …….
58

3.1.1.1 Mục tiêu tổng quát ……………………………………………………………………………
58

3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể …………………………………………………………………………………
59

3.1.2
Quan điểm của các cán bộ quản lý trực tiếp dự án về quản lý vốn đầu tư

công từ ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc ………………………………………….
60

 

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công tại Vĩnh Phúc

giai đoạn 2023 – 2025 …………………………………………………………………………………
61

3.2.1 Hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà

nước ………………………………………………………………………………………………………….
61

3.2.1.1 Nâng chất lượng công tác lập, thẩm định quy hoạch …………………………….
61

vii

 

 

3.2.2.2 Lập và điều hành thực hiện kế hoạch dự án đầu tư gắn với kế hoạch tài

chính ngân sách. 63

3.2.2.3 Siết chặt quản lý công tác thẩm định dự án và triển khai thực hiện dự án đầu

tư. 64

3.2.2.4. Thực hiện những biện pháp thúc đẩy công tác giải ngân vốn và công tác thu

hồi của các dự án dự án đầu tư. 66

3.2.2 Nâng cao năng lực quản lý hoạt động của bộ máy chính quyền tỉnh Vĩnh

Phúc trong thực hiện quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước .. 68

3.2.3 Tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra việc thực hiện sở đầu tư công từ

nguồn vốn ngân sách nhà nước 70

3.2.4 Tăng cường vai trò quản lý thanh toán, giải ngân của Kho bạc nhà nước

Tỉnh Vĩnh Phúc đối với các dự án vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước 71

3.2.5 Bảo đảm tính công khai, minh bạch mọi hoạt động dự án đầu tư công 72

3.3 Kiến nghị 73

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 73

3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc 74

3.3.3 Đối với các đơn vị Chủ đầu tư có sử dụng vốn đầu tư công từ ngân sách

nhà nước tại tỉnh Vĩnh Phúc 74

Kết luận chương III 75

KẾT LUẬN 76

==>XEM BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Phân loại tài trợ thương mại quốc tế

Bình chọn Phân loại tài trợ thương mại quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại tài trợ thương mại quốc tế . Nếu […]

Cơ sở lý luận tài trợ Thương mại Quốc tế

Bình chọn Cơ sở lý luận tài trợ Thương mại Quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm, Đặc điểm và vai trò […]

Luận văn Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp đến năm 2020

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp đến năm 2020 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]

Sự cần thiết và mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại

Bình chọn Sự cần thiết và mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan […]

100 + đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế hay nhất

Bình chọn Kết thúc khóa học thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, mỗi học viên sẽ phản chọn lựa đề tài để viết luận văn cao học. Việc lựa chọn đề tài cần mang tính thiết thực với vị trí công việc và đơn vị công tác các học viên cũng cần phải xem […]

Cơ sở lý luận kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại

Bình chọn Cơ sở lý luận kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm kiểm toán nội […]

Luận văn Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn […]

Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ

Bình chọn Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp bán lẻ giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Marketing điện tử, Quản trị Chuỗi […]

Bài viết liên quan
100 + đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế hay nhất

Bình chọn Kết thúc khóa học thạc sĩ ngành quản lý kinh tế, mỗi học viên sẽ phản chọn lựa đề tài để viết luận văn cao học. Việc lựa chọn đề tài cần mang tính thiết thực với vị trí công việc và đơn vị công tác các học viên cũng cần phải xem […]

Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế

Bình chọn Cơ sở lý luận về quản lý nợ thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về quản lý nợ […]

Cơ sở lý luận về nợ thuế

Bình chọn Cơ sở lý luận về nợ thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về nợ thuế. Nếu các bạn cần […]

Cơ sở lý luận về thuế

Bình chọn Cơ sở lý luận về thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về thuế. Nếu các bạn cần thêm bài […]

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế  Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia […]

Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Bình chọn Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: […]

Cơ sở lý luận về đầu tư công

Bình chọn Cơ sở lý luận về đầu tư công giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản lý kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về đầu tư công. Nếu các […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status