Luận văn thạc sĩ Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: : Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành cũng như phát triển của tổ chức. Điều này tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển trong quản trị nguồn nhân lực của mỗi tổ chức. Xu hướng sự nghiệp và học tập luôn song hành cùng nhau đã thúc đẩy các doanh nghiệp hướng tới những trải nghiệm học tập xuyên suốt, cho phép nhân viên xây dựng các kỹ năng nhanh chóng, dễ dàng và phù hợp với khả năng riêng của họ. Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sựu thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động là Giáo dục, Đào tạo, và Phát triển.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, Tổng công ty dịch vụ số Viettel là doanh nghiệp tiên phong cung cấp các dịch vụ số và các dịch vụ hỗ trợ chuyển đổi số nên việc phát triển nguồn nhân lực để thích ứng với quá trình chuyển đổi số là rất quan trọng ảnh hướng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực là một trong những điều kiện nâng cao năng suất lao động, phát triển toàn diện đội ngũ nhân lực, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel” nghiên cứu và đạt được những kết quả sau:
Về lý luận: Nghiên cứu tổng quan lý luận về nguồn nhân lực, bối cảnh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số. Những nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, những tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Ngoài ra nghiên cứu cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số.
Về thực tiễn: Trên cơ sở tổng quan lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số, nghiên cứu thực hiện phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel trong bối cảnh chuyển đổi số. Phân tích nội dung trên cách khía cạnh như hoạch định phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá hiệu quả đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra nghiên cứu cũng đưa ra các đánh giá về kết quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng Công ty dịch vụ số Viettel. Trên cơ sở những đánh giá này nghiên cứu thực hiện đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng Công ty dịch vụ số Viettel.
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh – Bảng giá 20223
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số là quá trình tất yếu để Việt Nam phát triển, bắt kịp xu thế chung của thế giới trong giai đoạn mới. Hiện nay, Việt Nam có hạ tầng công nghệ thông tin và tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh đang phát triển nhanh; nguồn nhân lực trẻ, thông minh, ham học hỏi, sáng tạo, thích ứng nhanh và có khát vọng vươn lên. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn nhất là về nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp dẫn đến đầu tư cho chuyển đổi số hạn chế; khung pháp lý, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế chưa đáp ứng đầy đủ vai trò kiến tạo cho phát triển kinh tế số. Đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ, sáng tạo chưa cao; công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ cho chuyển đổi số quốc gia chưa đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức nảy sinh trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số do phát sinh những mối quan hệ mới chưa có tiền lệ, giải quyết hệ lụy khi những mối quan hệ truyền thống có thể bị gián đoạn hoặc chấm dứt v.v… Điều đó làm thay đổi cơ cấu tổ chức, mối quan hệ nội tại cũng như làm nảy sinh mối quan hệ mới giữa các tác nhân trong nền kinh tế. Mặt khác, trong khi nhân lực cho chuyển đổi số chưa đáp ứng kịp thay đổi theo nhu cầu thị trường, lại có nguy cơ mất việc làm truyền thống khi người lao động không được đào tạo nâng cao kịp thời để bắt kịp các yêu cầu về kỹ năng của lao động trong quốc gia số.
Trong quá trình đó, đội ngũ doanh nghiệp được xác định là lực lượng đóng vai trò tiên phong thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì việc tồn tại được trên thị trường là bài toán đau đầu với các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đội ngũ nhân lực đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp đã nhận thấy rõ được rằng không thể đạt được hiệu quả và phát triển kinh tế bền vững nếu như thiếu đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trong công ty. Việc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quá trình chuyển đổi số đã và đang trở thành nhiệm vụ được quan trọng bậc nhất trong vấn đề quản trị doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp là hoạt động cần đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc và công sức, là một trong những điều kiện nâng cao năng suất lao động, phát triển toàn diện đội ngũ nhân lực, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải luôn đổi mới: đổi mới về mục tiêu, đổi mới về công nghệ,v.v… đó là tất yếu khách quan và để đạt được điều này chỉ có thể nhờ vào nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý để thích ứng và nâng cao khả năng bền vững của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực với sự tồn tại, phát triển và thành công của doanh nghiệp, cùng với những tìm hiểu tình hình thực tế của Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel” để thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu, dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:
Nghiên cứu của Robert J. Barro (2016), “Human capital and economic growth”-“Vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế”, sử dụng bộ dữ liệu từ cuộc điều tra dân số của Liên hợp quốc và những nguồn dữ liệu khác của hơn một trăm quốc gia, sử dụng thông tin về tỷ lệ đăng ký nhập học để xây dựng bộ dữ liệu về sự đạt được trong giáo dục với những mốc năm năm cho giai đoạn từ 2001 đến 2005. Khoảng 40% của bộ dữ liệu này thu thập được thông qua khảo sát trực tiếp, 60% còn lại được ước tính bởi phương pháp kiểm kê thường xuyên sử dụng giá trị của cuộc điều tra dân số làm biến điểm chuẩn và tỷ lệ đăng ký nhập học làm dòng đầu tư. Những dữ liệu này được nghiên cứu trên nhiều quốc gia và đưa ra những đánh giá mối tương quan giữa vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế. Các kết quả nghiên cứu cung cấp những kết quả thực nghiệm cho những lý luận về vai trò của vốn nhân lực trong quá trình phát triển của các quốc gia và các doanh nghiệp.
Erik Canton (2015) với “Human Capital, R&D and competition in macroeconomic analysis”- “Vốn nhân lực, Nghiên cứu và phát triển, và sự cạnh tranh trong phân tích kinh tế vĩ mô”, khi nghiên cứu về vốn nhân lực và nghiên cứu phát triển trong sự cạnh tranh đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn phải được dẫn dắt bởi sự tăng năng suất mà yếu tố chính tác động vào năng suất là sự đầu tư vào giáo dục và nghiên cứu. Nghiên cứu cũng xem xét sự khác biệt giữa những công nhân có kỹ năng và không có kỹ năng chứ không chỉ coi lao động là đồng nhất như Lucas (1988).
Eric A. Hanushek (2015) với“Economic Growth in Developing Countries: The Role of Human Capital”- “Tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát triển: vai trò của vốn nhân lực”, đã tập trung vào vốn nhân lực như nhân tố dẫn dắt sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển đã tạo ra một tiến trình đáng kể trong việc rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nhờ việc đầu tư vào giáo dục.
Nghiên cứu của Priyanka Rani và M. S. Khan (2015): “Impact of Human Resource Development on Organisational Performance” – “Tác động của phát triển nguồn nhân lực lên hiệu năng của tổ chức” đã sử dụng các công cụ phân tích để kiểm tra một khung nghiên cứu được cấu tạo bởi một tập hợp các mối quan hệ nhân quả giữa các tổ chức và tính ngẫu sinh, nguồn lực và phát triển NNL, kỹ năng, thái độ, hành vi và hiệu năng tổ chức. Nghiên cứu này được dựa trên dữ liệu thứ cấp từ các tổ chức hoạt động trên phạm vi toàn thế giới, kết quả cho thấy tác động của nguồn nhân lực lên hiệu năng tổ chức là tích cực và chỉ ra tác động của nó lên kỹ năng, thái độ và hành vi, và được tiết chế bởi nguồn lực, bối cảnh tổ chức và các tình huống ngẫu nhiên khác. Do đó, nghiên cứu không chỉ khẳng định rằng nguồn nhân lực có một tác động tích cực đến hiệu năng tổ chức mà còn giải thích cơ chế qua đó nguồn nhân lực có thể cải thiện hiệu năng tổ chức. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là các dữ liệu và các tài liệu được thu thập từ nhiều cuốn sách, tạp chí liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và hiệu suất lao động của tổ chức.
2.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực được quan tâm và chú ý của các chuyên gia đã có nhiều nghiên cứu trong nước về những vấn đề này. Dưới đây là các nghiên cứu điển hình ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh (2019),“PTNNL trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, Luận văn Tiến sỹ , chuyên ngành Kinh tế lao động, Đại học Kinh tế quốc dân đã khái quát hoá và phát triển những vấn đề lý luận về PTNNL nói chung và PTNNL trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Vận dụng lý luận đó vào phân tích đánh giá thực tiễn để hiểu rõ những mặt được và chưa được về PTNNL trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đã đề xuất những quan điểm, giải pháp để hoàn thiện PTNNL trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu đề xuất những kiến nghị đối với nhà nước, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước và quốc tế để có những hỗ trợ phù hợp nhằm PTNNL cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghiên cứu của Bùi Văn Thành (2018), “Giải pháp PTNNL tại CTCP Xây dựng và Đầu tư Thiên An”, Luận văn thạc sỹ , Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu đề tài về PTNNL tại CTCP Xây dựng và Đầu tư Thiên An khi công ty đang thực hiện mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực mới. Nhu cầu nhân lực cần thiết tại công ty là thu hút được nhân tài và đồng thời phải kích thích, động viên đội ngũ nhân viên hiện tại phấn đấu học tập nâng cao trình độ và tận tâm với công việc, gắn bó lâu dài với công ty để gia tăng năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất. Để làm được điều đó công ty đã xây dựng cho mình một chính sách đãi ngộ nhân lực hiệu quả, đặc biệt là những đãi ngộ phi tài chính được công ty đặc biệt quan tâm khi công ty đã tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn với nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên của mình.
Nghiên cứu của Nguyễn Thế Phong (2019), “PTNNL trong các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh nông sản khu vực phía nam” Luận văn thạc sỹ , Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh cho rằng PTNNL trong doanh nghiệp là quá trình thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp thu hút, duy trì và đào tạo nguồn nhân lực nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cả ba phương diện thể lực, trí lực, tâm lực (đức lực); điều chỉnh hợp lý quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực một cách bền vững và hiệu quả. Nội dung PTNNL bao gồm: hợp lý hóa quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó, PTNNL về chất lượng (thể lực, trí lực và tâm lực) là nội dung trọng yếu.
Nghiên cứu của Đinh Văn Toàn (2021): “Phát triển nguồn nhân lực tập đoàn điện lực Việt Nam đến năm 2025”, luận văn thạc sỹ ngành kinh tế phát triển, đại học Kinh tế Quốc dân đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về nguồn nhân lực, vai trò và tác động của nó đến phát triển kinh tế; phân tích sâu bản chất, đặc điểm và nội dung của phát triển nguồn nhân lực tại một tổ chức điện lực, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nguồn nhân lực của một tổ chức điện lực trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực kết hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nghiên cứu đã đưa ra phương hướng phát triển và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh điện đến năm 2015 và hoàn thiện công tác này ở Tập đoàn.
Có thể nói, đây là một số công trình tham khảo thực sự có giá trị cao khi đã đề cập đến một cách trực tiếp những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực tại các Tập đoàn kinh tế/Tổng Công ty. Tuy nhiên, với tính chất và phạm vi nghiên cứu khác nhau giữa các tập đoàn kinh tế khác nhau nên những nội dung, luận điểm được đưa ra tại các công trình nghiên cứu này đã giúp tác giả có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để hình thành những hiểu biết chung giúp tiếp cận và đi sâu nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel” với nội dung nghiên cứu là phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel. Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu chưa có đề tài nào đề cập. Vì vậy, đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel” có tính mới và tính ứng dụng thực tiễn cao.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số, xác định các tiêu chí để đo lường đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi số.
Hai là, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel.
Ba là, đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel
+ Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và sử dụng dữ liệu trong
giai đoạn 2020 – 2022 để minh họa, đánh giá và phân tích trong quá trình nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính để xác định nội dung và các chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số. Phương pháp này được sử dụng chính tại chương 1 của luận văn. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp các phương pháp sau đây:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn số liệu được cung cấp từ phòng Tổ chức lao động, phòng Kế toán, phòng Chính trị và Văn phòng tổng công ty. Ngoài những tài liệu được cung cấp trực tiếp từ tổng công ty còn có các tài liệu, sách báo, mạng internet và ý kiến trong các cuộc hội thảo. Tất cả các tài liệu đều được tổng hợp, phân tích nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu về chất lượng nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Luận văn phân tích sự biến động về số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel trong bối cảnh chuyển đổi số qua thời gian để thấy được tác động đến hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel.
Ngoài ra luận văn cũng sử dụng một số phương pháp như điều tra, khảo sát lấy ý kiến từ những người quản lý, những nhân viên theo mẫu tại Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel bằng phỏng vấn trực tiếp để có thể đưa ra các pháp cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel trong thời gian tới. Quá trình khảo sát được phỏng vấn trực tiếp từ cán bộ quản lý, nhân viên theo mẫu hỏi đáp được chuẩn bị sẵn của tác giả. Những câu hỏi mang nội dung về những giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số được thực hiện tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel.
6. Đóng góp mới của luận văn
Về lý luận: Đề tài hệ thống hóa vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số; Xác định các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực.
Về thực tiễn: Đề tài phân tích rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel. Đây là các giải pháp quan trọng giúp phát triển nguồn nhân lực của Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel cả trước mắt và lâu dài.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel.
Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI DOANH NGHIỆP 9
1.1. Tổng quan nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số 9
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực 9
1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của chuyển đổi số 13
1.1.3. Vai trò và đặc trưng của nguồn nhân lực trong chuyển đổi số 16
1.1.3. Xu hướng nguồn nhân lực trong chuyển đổi số 20
1.2. Phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại doanh nghiệp
25
1.2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 25
1.2.2. Vai trò, mục tiêu và phương thức phát triển nguồn nhân lực tại doanh
nghiệp 26
1.2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp 32
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.. 39
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh
chuyển đổi số tại doanh nghiệp 41
1.3.1. Nhân tố chủ quan 41
1.3.2. Nhân tố khách quan 45
Kết luận chương 1 46
iv
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ SỐ VIETTEL
47
2.1. Khái quát về Tổng công ty dịch vụ số Viettel 47
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 47
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 48
2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực 57
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại
Tổng công ty dịch vụ số Viettel 61
2.2.1. Hoạch định phát triển nguồn nhân lực 61
2.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 68
2.2.3. Tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 69
2.2.4. Đánh giá hiệu quả đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 70
2.2.5. Chính sách cho người lao động 74
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi
số tại Tổng công ty dịch vụ số Viettel 75
2.3.1. Kết quả đạt được 75
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 77
Kết luận chương 2 81
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ SỐ VIETTEL..82
3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại
Tổng công ty dịch vụ số Viettel 82
3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số tại Tổng
công ty dịch vụ số Viettel 84
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoạch định phát triển nguồn nhân lực trong bối
cảnh chuyển đổi số 84
3.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân
lực trong bối cảnh chuyển đổi số 86
3.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh
chuyển đổi số ……………………………………………………………………………………… 87
v
3.2.4. Nhóm giải pháp về đánh giá hiệu quả đào tạo phát triển nguồn nhân
lực 91
3.2.5. Nhóm giải pháp chính sách cho người lao động trong bối cảnh chuyển
đổi số 92
3.3. Kiến nghị đối với chính phủ và bộ, ban, ngành 96
Kết luận chương 3 100
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Quản trị chuỗi cung ứng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quản trị chuỗi cung ứng Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng. Trường hợp nghiên cứu: Công ty Frieslandcampina Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ của hệ thống siêu thị Saigon Co.op cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp về dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Chi cục thuế quận 10 thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Sự tác động của các yếu tố dịch vụ đến sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ […]
Bình chọn Quản trị chuỗi cung ứng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quản trị chuỗi cung ứng Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng. Trường hợp nghiên cứu: Công ty Frieslandcampina Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ của hệ thống siêu thị Saigon Co.op cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan hành chính Nhà nước để làm việc của sinh viên năm cuối ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp về dịch vụ kê khai thuế qua mạng tại Chi cục thuế quận 10 thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Sự tác động của các yếu tố dịch vụ đến sự hài lòng và bất mãn của du khách đối với điểm đến thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Xây dựng và phát triển thương hiệu của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ […]