x
Trang chủ » Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam

Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam

1/5 - (1 bình chọn)

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam
Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ luật kinh tế – Bảng giá 20223

1. Lý do chọn đề tài

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường thì quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng, là một nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội. Tài sản trí tuệ là đòn bẩy thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó, nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu đã và đang đóng góp vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế – xã hội đất nước. Đối với doanh nghiệp, nhãn hiệu là thành tố tạo nên thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ. Đối với người tiêu dùng, nhãn hiệu là cơ sở để phân biệt giúp người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ. Cũng chính vì vậy mà nhãn hiệu là một loại tài sản dễ bị xâm phạm nhất hiện nay.

Trong ngành du lịch, sau khi Luật Du lịch 2017 có hiệu lực, điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành được đơn giản hóa, số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch tăng nhanh dẫn đến nhu cầu cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Sự cạnh tranh này sẽ đào thải những doanh nghiệp không phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu hay đòi hỏi của nền kinh tế. Để tồn tại được trong hoàn cảnh đó, không ít các doanh nghiệp lợi dụng uy tín, danh tiếng của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp khác để đưa ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng và lừa dối người tiêu dùng. Điều này không chỉ làm giảm lợi nhuận mà còn làm phương hại đến danh tiếng và hình ảnh doanh nghiệp có nhãn hiệu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong du lịch, đặc biệt là về nhãn hiệu, xuất hiện ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp.

Tuy nhiên, biện pháp giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu trong du lịch chưa thực sự phát huy hiệu quả do Luật Sở hữu trí tuệ đã ban hành khá lâu, đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập cần được điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp hơn. Các biện pháp giải quyết tranh chấp cũng thiếu tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi thấp.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực Du lịch tại Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, qua đó, phân tích thực trạng xử lý các tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực Du lịch ở nước ta hiện nay đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm xử lý các tranh chấp một cách hiệu quả, từ đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu, lợi ích của người tiêu dùng.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng như bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Các công trình nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích các quy định pháp luật tại các quốc gia cũng như các hiệp ước quốc tế song phương và đa phương, phân tích tác động của việc áp dụng quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với ngành kinh tế, cả trong phạm vi vĩ mô và vi mô cũng như phân tích một số case cụ thể. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Effects of the European Union trademark: Lessons for the harmonization of intellectual property systems, B Herz, M Mejer, 2019 nghiên cứu về tác động của việc hình thành Liên minh nhãn hiệu Châu Âu đến việc gia nhập thị trường và sáng tạo của các công ty, đặc biệt là công ty nhỏ; Patent, copyright & trademark: an intellectual property desk reference, R Stim, 2017 là cuốn sách giới thiệu chung về luật sở hữu trí tuệ như các đối tượng được bảo hộ, điều kiện bảo hộ,…; Intellectual property and trademark legal framework in BRICS countries: A comparative study, AB Deorsola, MCMR Leal, MD Cavalcante, 2017 nghiên cứu về hệ thống bảo vệ nhãn hiệu của các quốc gia trong nhóm BRICS thông qua việc so sánh hệ thống quy định bảo vệ nhãn hiệu của các quốc gia trong nhóm này; China and intellectual property rights: A challenge to the rule of law, JA Brander, V Cui, I Vertinsky – Journal of International Business Studies, 2017 nghiên cứu thực trạng thực thi các quy định quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc hiện nay; The Limitations of Trademark Law in addressing domain name disputes, 45 UCLA Law Rev. 1487 (1997-1998) nghiên cứu về hạn chế của Luật liên quan đến nhãn hiệu trong việc giải quyết các tranh chấp về tên miền tại Mỹ; The World’s Trademark Powerhouse: A Critique of China’s New Trademark Law, XT Nguyen – Seattle UL Rev., 2016 – HeinOnline phân tích và đưa ra các hạn chế liên quan đến các quy định pháp luật về nhãn hiệu tại Trung Quốc; Internet Domain Name and Trademark dispute: Shifting Paradigms in intellectual property, 43 Ariz. Law Rev. 465 (2001) nghiên cứu về các tranh chấp nhãn hiệu khi Internet bùng nổ, từ đó thay đổi mô hình trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ,…

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Tương tự với tình hình nghiên cứu nước ngoài, tại Việt Nam, liên quan đến việc nghiên cứu các quy định pháp luật về việc bảo hộ của nhãn hiệu đã có nhiều đề tài nghiên cứu như: Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam và so sánh với pháp luật Châu Âu và Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Phan Ngọc Tâm, 2011; Hết quyền đối với nhãn hiệu và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật nhãn hiệu của Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Nguyễn Như Quỳnh, 2010; Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế hiện nay ở nước ta và xu thế lựa chọn, TS. Dương Thị Thanh Mai, Đề tài nghiên cứu của Bộ Tư pháp, 1997, Pháp luật về sở hữu trí tuệ – Thực trạng và xu hướng phát triển trong những năm đầu của thế kỷ XXI,PGS.TS. Lê Hồng Hạnh, Đề tài nghiên cứu của Bộ Tư pháp, 2002, Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Thị Nguyệt Thu, 2017…cũng như các bài viết nghiên cứu khác trên báo và các tạp chí chuyên ngành như Thi hành án dân sự về tài sản trí tuệ, Nguyễn Vân Anh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, 2016; Bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương, Vũ Thị Hải Yến, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2, 2016; Mối quan hệ giữa pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đặng Vũ Huân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, 2003; Mô hình pháp luật sở hữu trí tuệ các nước và gợi mở đối với Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3 năm 2014; Hỗ trợ doanh nghiệp tránh xâm phạm nhãn hiệu, Nguyễn Thu Phương, Tạp chí Khoa học & Phát triển, 2014, Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu, Nguyễn Thị Quế Anh, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 99-107, Hành vi xâm phậm quyền đối với nhãn hiệu, Nguyễn Ngọc Hồng Phượng, Nguyễn Phương Thảo, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2016,…
Có thể thấy, các đề tài cũng như bài viết trước đó đã nghiên cứu cụ thể về pháp luật điều chỉnh về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu, so sánh giữa nhãn hiệu với các hình thức sở hữu công nghiệp khác cũng như so sánh luật pháp về sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu cụ thể về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong từng ngành cụ thể, cũng như về giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn khá ít. Về vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch cũng như về các tranh chấp trong lĩnh vực này mà chủ yếu là các Hội thảo được tổ chức với chủ đề sở hữu trí tuệ trong du lịch như Hội thảo khoa học quốc tế “Khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch” tổ chức tại Trường Đại học Ngoại thương vào năm 2014, Hội thảo “Sở hữu trí tuệ với văn hóa, thể thao và du lịch” tại Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng tổ chức ngày 24/04/2019….

Sự phát triển mạnh của du lịch trong những năm gần đây khiến các tranh chấp xảy ra liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu giữa hai công ty xảy ra ngày càng nhiều với tính phức tạp cao. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực Du lịch tại Việt Nam” là vấn đề nghiên cứu của luận văn. Đây là vấn đề độc lập, không trùng lặp với các đề tài trên. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, luận án, luận văn, các bài viết đã đạt được cũng như các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến đề tài.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này bao gồm:

– Các quy định của pháp luật về nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các luật liên quan

– Tranh chấp giữa 2 doanh nghiệpliên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

– Thực trạng giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong

du lịch

4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra các định hướng, đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch. Để đạt được mục đích này, luận văn có các mục tiêu sau: (1) Làm sáng tỏ vấn đề về mặt lý luận và cơ sở pháp lý liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu và phương pháp giải quyết tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu, (2) Nghiên cứu thực trạng về tranh chấp và tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch, từ đó tìm ra mặt tích cực, mặt hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp chính như sau:

– Phương pháp hệ thống hóa: áp dụng ở chương I, hệ thống lại các khái niệm,

định nghĩa cũng như các quy định pháp luật liên quan đến vẫn đề nghiên cứu

– Phương pháp phân tích và tổng hợp: áp dụng ở Chương II và III, sử dụng hệ

thống lý luận và quy định pháp luật về nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng như tranh chấp trong sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu,…được trình bày ở chương I để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các quy định hiện hành về tranh chấp trong sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch cũng như thực hiện áp dụng pháp luật, từ đó rút ra các đề xuất phù hợp nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp.

– Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn: áp dụng xuyên suốt luận văn, kết hợp

phân tích lý luận cũng như quy định hiện hành về nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng như tranh chấp trong sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu,… ở Chương I, kết hợp với việc phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch thông qua một số vụ việc cụ thể ở Chương II, từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật cũng như để giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả tại Chương III của luận văn này.

Xem thêm: luận văn thạc sĩ luật kinh tế Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam 

6. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, nội dung nghiên cứu tập trung giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam:

các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các vụ việc tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trên lãnh thổ Việt Nam giữa 2 doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam

Về thời gian, khi nghiên cứu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu từ khi Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 có hiệu lực thi hành đến nay. Các vụ tranh chấp cụ thể mà tác giả đưa ra để làm dẫn chứng cũng như phân tích trong luận văn cũng trong những năm gần đây (2014, 2015, 2018).

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu đề tài gồm 03 chương, được triển khai theo kết cấu như sau:

Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp về sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch

Chương 2: Thực trạng về tranh chấp và giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch

Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN

QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 7

1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu 7

1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu 7

1.1.2. Phân loại nhãn hiệu 8

1.1.3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu 8

1.1.4. Căn cứ xác lập quyền và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu 11

1.2. Bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu 14

1.2.1. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu 14

1.2.2. Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu 15

1.3. Khái quát về tranh chấp nhãn hiệu trong lĩnh vực du lịch 19

1.3.1. Khái niệm tranh chấp nhãn hiệu 19

1.3.2. Phân loại tranh chấp 21

1.3.3. Chủ thể trong tranh chấp 21

1.3.4. Đối tượng của tranh chấp 22

1.3.5. Phương thức giải quyết tranh chấp 23

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

SỞ HỮU TRÍ TUỆ LIÊN QUAN ĐẾN NHÃN HIỆU 37

TRONG DU LỊCH 37

2.1.Các quy định pháp luật hiện hành về tranh chấp và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu

trong du lịch 37

2.1.1. Quy định về tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch 37

2.1.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch 40

2.1.3. Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch 44

iv

2.2. Nghiên cứu tranh chấp điển hình về SHTT liên quan đến nhãn hiệu trong du lịch

giữa hai doanh nghiệp 51

2.2.1 Tranh chấp nhãn hiệu giữa các công ty du lịch giải quyết bằng biện pháp hành

chính 51

2.2.2 Tranh chấp nhãn hiệu giữa các doanh nghiệp du lịch giải quyết tại Tòa án 56

2.3. Đánh giá thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch . 59

2.3.1 Mặt tích cực 59

2.3.2 Những mặt hạn chế 61

2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế 65

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP NHÃN HIỆU TRONG DU LỊCH 70

3.1. Định hướng nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch 70

3.1.1. Xây dựng đầy đủ, thống nhất chế định pháp luật liên quan 70

3.1.2. Đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước chặt chẽ, thống nhất 71

3.1.3. Tăng cường nhận thức pháp luật cho doanh nghiệp du lịch 71

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu trong du lịch

72

3.2.1. Giải pháp về pháp luật 72

3.2.2. Giải pháp nâng cao nhận thức về SHTT với nhãn hiệu của doanh nghiệp du lịch

78

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp 80

3.3. Một số kiến nghị 86

KẾT LUẬN 89

==>XEM BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status