x
Trang chủ » Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế

Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015

1, Tính cấp thiết của đề tài

Tiến trình phát triển của Bộ luật Dân sự Việt Nam đã trải qua ba lần thay đổi cơ bản: Từ Bộ luật Dân sự đầu tiên sau khi Việt Nam được hoà bình, thống nhất là Bộ luật Dân sự 1995. Sau gần 10 năm đi vào đời sống thực tiễn, Bộ luật Dân sự 1995 đã bộc lộ nhiều điểm bất cập và có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tế xã hội luôn không ngừng phát triển, nên Bộ luật Dân sự 1995 đã được thay thế bằng Bộ luật Dân sự 2005. Cũng 10 năm sau sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005, Quốc hội Việt Nam luôn không ngừng xây dựng những dự thảo luật sửa đổi, bổ sung cho Bộ luật Dân sự nhằm loại bỏ những quy định còn bất cập, hạn chế và thay thế bằng những quy định có tính hợp lý và khả thi hơn. Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành đã ra đời phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay là xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng như hiện nay và bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam nói riêng, các quan hệ dân sự và kinh tế ngày một trở nên phức tạp và mở rộng và được thể hiện dưới hình thức hợp đồng. Hợp đồng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội như: là sự cụ thể hoá ý chí, nguyện vọng của các chủ thể khi giao kết, đồng thời thể hiện được phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng, là cơ sở để các chủ thể giải quyết các tranh chấp khi phát sinh,…

Trong quá trình giao kết hợp đồng, các chủ thể đều mong muốn hợp đồng có khả năng được thực hiện, bảo đảm được tính pháp lý đồng thời là cơ sở để xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra (nếu có). Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà việc thực hiện hợp đồng trở thành một nghĩa vụ không thể thực hiện được hoặc thực hiện không trọn vẹn hoặc thực hiện không đúng như mong muốn giao kết ban đầu của các bên. Vậy, những lý do khiến các bên không hoàn thành nghĩa vụ là gì, các bên có thể dự liệu trước được những nguyên nhân này bằng cách ghi nhận trong hợp đồng hay không, trong trường hợp nào được miễn thực hiện nghĩa vụ do những nguyên nhân khách quan, và các cơ quan có thẩm quyền có thể can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ khi xảy ra những sự kiện không lường trước này được hay không?

Việt Nam là thành viên tích cực của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007,1 và trở thành thành viên của CISG năm 2015,2 cũng như luôn tích cực tham khảo Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế để hoàn thiện pháp luật hợp đồng của nước mình. Thuật ngữ “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” đã xuất hiện trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT; trong khi đó, Công ước quốc tế CISG không quy định cụ thể về “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, nhưng một số học giả vẫn cho rằng có tồn tại khái niệm này trong Công ước CISG. Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ khá mới mẻ trong pháp luật Việt Nam (lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015). Do vậy, khái niệm “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” vẫn còn tương đối mơ hồ và thiếu tính cụ thể trong pháp luật Việt Nam.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, người viết lựa chọn đề tài “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế”. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trong việc thực hiện hợp đồng trong tình hình hiện nay.

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ luật kinh tế – Bảng giá 20223

2- Tổng quan tình hình nghiên cứu

a) Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến Hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Các công trình nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích các điều kiện để đánh giá thế nào là Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng khi xảy ra sự kiện này. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Hardship under the UN Convention on the International Sale of Goods (CISG)” của Markus Petsche, được đăng trên Tạp chí Vindobona Law Journal,

Những công trình nghiên cứu kể trên là nguồn tài liệu rất giá trị để người viết nắm được những quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong CISG và PICC. Đồng thời, những phân tích của các học giả trong những công trình nghiên cứu kể trên cũng là tài liệu tham khảo có ý nghĩa để so sánh với những quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015.

b) Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong mối liên hệ so sánh “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của Bộ luật Dân sự Việt Nam với các Công ước CISG và Bộ nguyên tắc UNIDRIOIT, hiện ở Việt Nam, có rất nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, hay tại các hội nghị như Hội thảo Chế định hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của PGS. TS. Đỗ Văn Đại, “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, được đăng trên Tạp chí kinh tế đối ngoại số 86/2016, hay “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Hardship) trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” của Lê Minh Hùng được đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 6/2009,…

Những công trình khoa học kể trên là nguồn tài liệu rất quý giá, là một trong những căn cứ giúp người viết có thêm nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện bài luận văn này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh các quy định về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản của pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu các quy định của Công ước CISG, Bộ nguyên tắc UNIDROIT và đưa ra những đề xuất trong việc giải thích và áp dụng những điều khoản này. Đây là Luận văn Thạc sỹ Luật học đầu tiên nghiên cứu so sánh cả ba văn bản này.

3- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Các hoạt động thương mại nói chung thường được quy định cụ thể trong luật chuyên ngành. Ví dụ ở Anh có Đạo luật Bán hàng hóa (Sale of Goods Act), ở Pháp có Luật Thương mại (French Commercial Code), Luật Hợp đồng (Contract Law),… Còn ở Việt Nam, Luật Thương mại là luật chuyên ngành điều chỉnh những hoạt động của thương nhân như: đầu tư, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi; hoặc các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như: Đăng ký kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, thương mại; giải thể và phá sản doanh nghiệp.3

Tuy nhiên, vấn đề “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” lại không được quy định trong Luật Thương mại của Việt Nam nhưng lần đầu được quy định ở trong Bộ luật Dân sự 2015. Do vậy, “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” là thuật ngữ hết sức mới mẻ và thu hút sự quan tâm của không chỉ những nhà luật gia mà còn số đông những chuyên gia đầu ngành nghiên cứu và có hoạt động liên quan trong lĩnh vực này. Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những lý luận về việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và đề xuất một số giải pháp để giải thích và áp dụng điều khoản này cho các luật sư, doanh nghiệp cũng như đối với Tòa án, Trọng tài tại Việt Nam. Thành công của đề tài này sẽ làm phong phú kho tàng lý luận về Bộ luật Dân sự ở Việt Nam.

Nhiệm vụ nguyên cứu của đề tài tập trung vào việc liệu có tồn tại điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong Công ước CISG; các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ nguyên tắc UNIDROIT và Công ước CISG. Từ đó, xem xét các quy định Hoàn cảnh thay đổi cơ bản của Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 có phù hợp với các công ước quốc tế và nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế hay không và còn tồn tại bất cập, hạn chế hay không.

4- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản..

Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ được giới hạn bởi các quy định của Công ước CISG, Bộ nguyên tắc UNIDROIT và Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015. Các vụ việc tranh chấp liên quan đến cách giải thích và áp dụng Hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ bao gồm cả ở Việt Nam và trên thế giới.

5- Phương pháp nghiên cứu

Luận văn Thạc sỹ được thực hiện với sự áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh luật học, phân loại và hệ thống hóa,…

Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp các quy định trong Công ước, Bộ nguyên tắc, Bộ luật. Đồng thời, việc phân tích cũng được lồng ghép các ví dụ và liên hệ với tình hình thực tiễn thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng ở Việt Nam và trên thế giới để đưa ra những giải pháp phù hợp trong thời gian tới.

Phương pháp so sánh luật học được sử dụng khi so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với Công ước CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT và so sánh các quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam qua các năm, so sánh Dự thảo với Bộ luật hiện hành, cũng như so sánh các quy định của Bộ nguyên tắc UNIDROIT qua các ấn bản.

Phương pháp nghiên cứu tình huống cũng được vận dụng khi người viết đưa ra những ví dụ để nhận định trường hợp nào được coi là Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, trường hợp nào không.

Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn được áp dụng xuyên suốt luận văn, kết hợp phân tích lý luận cũng như quy định hiện hành về sự kiện Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, kết hợp với việc phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp thông qua một số án lệ cụ thể. Từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật cũng như để giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả tại Chương IV của luận văn này.

6- Kết quả dự kiến của Luận văn

Dự kiến Luận văn sẽ đi sâu phân tích và làm rõ được sự kiện Hoàn cảnh thay đổi cơ bản và những hệ quả pháp lý của sự kiện này. Thông qua Luận văn, những đề xuất góp ý về cách diễn giải vấn đề pháp lý cũng hi vọng sẽ được đón nhận bởi không chỉ các Luật sư, chuyên gia, Doanh nghiệp, mà còn được sử dụng bởi Tòa án, Trọng tài.

7- Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tóm tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục kí hiệu – chữ viết tắt, nội dung của bài Luận văn gồm 04 chương:

Chương I – Những vấn đề lý luận liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Chương II – Điều kiện xác lập hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam và so sánh với CISG và PICC

Chương III – Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản và những bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015

Chương IV – Giải pháp giải thích và áp dụng quy định về thực hiện Hợp đồng khi Hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Việt Nam.

 

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN CẢNH

THAY ĐỔI CƠ BẢN 7

1.1. Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự

Việt Nam 2015, CISG và PICC 8

1.1.1. Quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay

đổi cơ bản 8

1.1.2. Sự ra đời của Hardship theo PICC 13

1.1.3. Sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG 15

1.2. Khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG, PICC và Bộ luật Dân

sự Việt Nam 2015 17

1.2.1. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG 17

1.2.2. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo PICC 18

1.2.3. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015

21

1.3. So sánh Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản 22

CHƯƠNG II – ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ SO SÁNH VỚI CISG VÀ PICC.28

2.1. Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao

kết hợp đồng 28

2.2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về

sự thay đổi hoàn cảnh 29

2.3. Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp

đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn

toàn khác 30

2.4. Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp

đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên 31

2.5. Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong

khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn

chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích 33

CHƯƠNG III –QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG TRƯỜNG

HỢP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN VÀ NHỮNG BẤT CẬP TRONG

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2015 40

3.1. Quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của các bên trong hợp đồng 40

3.1.1. Luật không đặt ra nghĩa vụ phải đàm phán 42

3.1.2. Chủ thể trong đàm phán 42

3.1.3. Nghĩa vụ chứng minh 45

3.1.4. Khái niệm “thời hạn hợp lý” 46

3.2. Quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng 47

3.2.1. Thẩm quyền của Tòa án bị bó hẹp 48

3.2.2. Việc xác định “chi phí để thực hiện hợp đồng” 49

3.3. Nghĩa vụ của các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng trong quá

trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết 50

3.4. Đánh giá thực trạng 52

3.4.1. Những điểm tích cực 52

3.4.2. Hạn chế 53

3.4.3. Nguyên nhân 54

CHƯƠNG IV- GIẢI PHÁP VỀ GIẢI THÍCH VÀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN TẠI

VIỆT NAM 56

4.1- Định hướng nhằm giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng

khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 56

4.2. Các giải pháp 56

4.2.1. Giải pháp giải thích Điều 420 BLDS 2015 57

4.2.2. Đề xuất bổ sung cơ chế Trọng tài áp dụng Điều 420 63

4.2.3. Đề xuất về việc soạn thảo điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong

hợp đồng 66

4.3. Kiến nghị 68

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

==>XEM BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn […]

Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

Bài viết liên quan
Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status