x
Trang chủ » Luận văn Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Luận văn Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2024

1.1. Lý do chọn đề tài

Ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính trung gian có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Trong đó, tín dụng là hoạt động chủ lực của NHTM và gắn liền với quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn khả năng phát sinh rủi ro làm ảnh hưởng đến thu nhập và nguồn vốn của NHTM. Vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro, nhất là quản trị RRTD luôn được các NHTM đặc biệt chú trọng.

RRTD được hiểu là khả năng các khách hàng của NHTM mất khả năng thanh toán và không thể trả được gốc lãi nợ vay như đã cam kết trên hợp đồng tín dụng, ngoài ra, RRTD còn được xem là loại rủi ro ảnh hưởng đáng kể nhất đến hoạt động của NHTM (Boffey và Robson, 1995). Tại Nepal, trong khi nghiên cứu về RRTD ảnh hưởng đến hoạt động NHTM thì Bhattarai (2016) đã cho thấy rủi ro được sinh ra từ việc phê duyệt các khoản vay thiếu tính trung thực và hoạt động kiểm tra lỏng lẻo. Trong những năm qua với vô số nguyên nhân chính của các vấn đề liên quan trực tiếp đến các tiêu chuẩn tín dụng nới lỏng cho người đi vay và đối tác, rủi ro danh mục đầu tư kém. Điều này, có thể dẫn đến gia tăng các khoản nợ không trả được và nợ xấu, hay đây chính là nguyên nhân gây ra suy tổn về sức khỏe tài chính và năng lực cạnh tranh của NHTM (Saeed và Zahid, 2016). Một nghiên cứu khác của Nair và Fissha (2010) cho rằng tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM cao hiển thị cho chất lượng tín dụng suy kém đi và ảnh hưởng không tốt đến ngành ngân hàng. Mặt khác, khi tỷ lệ này gia tăng thì RRTD đang có dấu hiệu leo thang và làm cho hiệu quả tài chính của NHTM cũng sụt giảm đến từ việc các NHTM phải trích lập dự phòng RRTD, ngoài ra các NHTM phải đối mặt với các rủi ro nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh của mình và dễ dẫn đến khủng hoảng kéo dài nếu không xử lý kịp thời. Hay nói cách khác, RRTD không được các NHTM kiểm soát và tồn tại với mức tỷ lệ cao thì dẫn đến rủi ro vỡ nợ và làm mất điểm uy tín của NHTM với lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm (Bizuayehu, 2015). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa quản trị RRTD và lợi nhuận của các NHTM có vốn Nhà nước tại Việt Nam, cụ thể hoạt động quản trị này ảnh hưởng trực tiếp đến ROA của các NHTM, thông qua việc các ngân hàng dựa trên các chỉ số liên quan đến RRTD để dự báo nhằm định hướng hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là hoạt động tín dụng. Gần đây, Nguyễn Quốc Anh và Dương Nguyễn Thanh Phương (2021) khi nghiên cứu về tác động của RRTD và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam đã cho thất mối quan hệ nghịch chiều của tỷ lệ nợ xấu và lợi nhuận, đồng thời khi RRTD càng tăng thì khả năng sinh lời của các NHTM càng suy giảm. Mặc dù tại các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung vào nghiên cứu vấn đề tác động của RRTD đến lợi nhuận của các NHTM, nhưng vẫn có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu, ngoài ra các nghiên cứu chủ yếu vẫn tập trung nhiều vào các vấn đề nội tại ngân hàng mà bỏ qua các vấn đề vĩ mô nền kinh tế.

Đến từ tình hình thực tiễn trong thời gian vừa qua thì các NHTM đang trong giai đoạn phấn đấu để kìm hãm và duy trì tỷ lệ nợ xấu tại mức an toàn, đảm bảo được quy định của NHNN. Tính đến cuối tháng 06/2020, tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM như VPB, STB, VBB, LBP, ACB có xu hướng gia tăng. Điều này, có thể đánh giá phần nào về hoạt động kém hiệu quả tại các NHTM hay chất lượng tín dụng đang có xu hướng suy giảm. Tính đến hết quý I năm 2020, các NHTM đã cơ cấu lại thời gian thanh toán nợ cho hơn 12.000 khách hàng với dư nợ 13,5 ngàn tỷ đồng. Với tình hình nợ xấu có xu hướng gia tăng, hoạt động mua bán nợ với công ty Quản lý tài sản (VAMC) được cho rằng sẽ sôi động và giá trị tăng cao hơn. Đến đầu năm 2020 thì đã có 13 NHTM thực hiện tất toán trái phiếu của VAMC (Nguyễn Quốc Anh và Dương Nguyễn Thanh Phương, 2021). Đây được xem là thời điểm tròn 5 năm kết thúc trái phiếu do VAMC phát hành, điều này đồng nghĩa với việc các NHTM buộc phải nhận lại các khoản nợ xấu không xử lý được sau thời gian bán sang cho VAMC, hay nói cách khác nợ xấu nội bảng của các NHTM sẽ tăng lên. Do đó, các NHTM buộc phải có những động thái cụ thể để quản lý và kiểm soát tối đa RRTD của mình. Hay nói cách khác, RRTD gây tổn thất về tài sản cho NHTM, nếu RRTD ở mức cao, không sớm được hạn chế sẽ dẫn tới hàng loạt các ảnh hưởng xấu. Những tổn thất thường gặp là mất mát khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản… làm giảm uy tín NHTM, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể dẫn đến mất uy tín của NHTM. Một NHTM thua lỗ liên tục, thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của NHTM và phá sản là khó tránh khỏi.

Từ các lập luận liên quan về sơ lược các nghiên cứu và tình hình RRTD của các NHTM Việt Nam trong thời gian gần đây, thì rủi ro này luôn có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh lẫn lợi nhuận của các NHTM. Mặt khác, với xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc các NHTM cạnh tranh lẫn nhau và với các NHTM có vốn nước nước ngoài ngày càng sâu sắc. Để có thể cạnh tranh thì bản thân các NHTM phải gia tăng sức mạnh tài chính của mình và phương thức hữu hiệu nhất đó chính là kiểm soát được chất lượng tín dụng hay giảm thiểu RRTD của mình nhằm tạo bước đệm cho việc gia tăng lợi nhuận của NHTM. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về sự tác động của RRTD đến HQKD và đề xuất các hàm ý có tính khả thi cho các NHTM thì tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xác định các yếu tố đại diện cho RRTD tại các NHTM. Đồng thời, đánh giá mức độ tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2022. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các hàm ý nhằm hạn chế được RRTD để gia tăng được HQKD của các NHTM Việt Nam trong tương lai.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, xác định các yếu tố đại diện cho RRTD có tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam, tiếp đó đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đến HQKD của các NHTM Việt Nam.

Thứ hai, từ kết quả tác động đó sẽ đề xuất các hàm ý chính sách nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng và duy trì sự ổn định cũng như tăng trưởng cho HQKD của các NHTM Việt Nam trong tương lai.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, các yếu tố nào đại diện cho rủi ro tín dụng có tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam ?

Thứ hai, mức độ tác động của các yếu tố đó đến HQKD của các NHTM Việt Nam như thế nào ?

Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu thì có những hàm ý chính sách nào sẽ được đề xuất nhằm hạn chế được các rủi ro tín dụng và duy trì sự ổn định cũng như tăng trưởng cho HQKD của các NHTM Việt Nam trong tương lai?

1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: 24 NHTM niêm yết tại Việt Nam, do có những NHTM chưa được niêm yết trong giai đoạn 2011 – 2015. Mặt khác, tổng tài sản của 24 NHTM này chiếm trên 80% thị phần của hệ thống NHTM ở Việt Nam, do đó có thể đại diện cho các NHTM.

Thời gian nghiên cứu: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy trong giai đoạn 2011 – 2022.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp hai phương pháp nghiên cứu đó là định tính và định lượng với những mục đích cụ thể sau:

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tổng tài liệu và các công trình liên quan về sự tác động của RRTD đến HQKD của NHTM nhằm đề xuất nghiên cứu phù hợp với bối cảnh NHTM Việt Nam.

Nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập số liệu liên quan đến các biến số của mô hình nghiên cứu, thiết kế dưới dạng bảng với giai đoạn từ 2011 – 2022. Từ đó, tính toán hồi quy số liệu qua các mô hình Pooled OLS, FEM, REM để đánh giá sự phù hợp của số liệu. Tiếp đó thực hiện kiểm định Hausman, F – test để tìm ra mô hình cuối cùng phù hợp để phân tích kết quả nghiên cứu. Đồng thời, sử dụng mô hình nghiên cứu được chọn tiến hành kiểm định khuyết tật đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và khắc phục chúng theo phương pháp FGLS. Cuối cùng, từ kết quả được khắc phục tiến hành thảo luận và đề xuất hàm ý.

1.6. Đóng góp của đề tài

Về lý thuyết thì luận văn tổng hợp các kiến thức có liên quan đến ngành tài chính ngân hàng nhằm, đồng thời cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc xác định được mức độ rủi ro tín dụng có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của các NHTM. So với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tôi đã nghiên cứu và đánh giá các yếu tố của rủi ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ trích lập dự phòng và tỷ lệ nợ xấu của rủi ro tín dụng đến từng chỉ tiêu cho hoạt động kinh doanh của NHTM.

Phân tích đề tài đã cung cấp các yếu tố về sự tác động của rủi ro tín dụng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Qua đó, đánh giá được thực trạng của rủi ro tín dụng ngân hàng đang gặp phải cũng như khi đứng trước RRTD thì sẽ xử lý thế nào. Từ đó sẽ đề ra các biện pháp phù hợp trong các tình huống để cải thiện được hiệu quả kinh doanh trong hoạt động NHTM về các rủi ro tín dụng.

1.7. Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 1 sẽ trình bày các vấn đề tổng thể của bài nghiên cứu sẽ được trình bày như lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tính hình nghiên cứu

Chương 2 tổng hợp lý thuyết về RRTD, HQKD của các NHTM, các chỉ tiêu đánh giá hai vấn đề này tại các NHTM. Chương này tổng hợp các nghiên cứu liên quan nhằm tìm ra cơ sở đề xuất các yếu tố xây dựng mô hình.

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 sẽ trình bày về giả thuyết, mô hình nghiên cứu, các biến trong mô hình, bảng kỳ vọng về tương quan giữa các biến. Ngoài ra, trình bày về cách thức tính toán mẫu nghiên cứu và các phương pháp tính toán.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu, kết quả kiểm định và thảo luận các kết quả đó.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Chương này sẽ tóm tắt về kết quả nghiên cứu và đưa ra các hàm ý phù hợp với các NHTM Việt Nam

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4

1.5. Phương pháp nghiên cứu 5

1.6. Đóng góp của đề tài 5

1.7. Kết cấu của luận văn 6

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

2.1. Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng thương mại 8

2.1.1. Khái niệm về hiệu quả 8

2.1.2. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 8

2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

…………………………………………………………………………………………..11

2.2. Lý thuyết về RRTD của các ngân hàng thương mại …………………………. 14
2.2.1. Khái niệm RRTD tại các ngân hàng thương mại ……………………….. 14
2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường RRTD của ngân hàng thương mại …………….. 14
2.2.2.1.Tỷ lệ nợ xấu ……………………………………………………………………… 15
2.2.2.2.Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ………………………………… 15

2.3. Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại …………………………………………………………………………………………….
16

2.3.1. Rủi ro tín dụng tác động đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng thương mại …………………………………………………………………………………………
17

2.3.2. Rủi ro tín dụng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng

thương mại …………………………………………………………………………………….. 17
2.4. Tình hình nghiên cứu …………………………………………………………………… 18
2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài ……………………………………………………. 18
2.4.2. Nghiên cứu trong nước ………………………………………………………….. 20
2.4.3. Các khoảng trống nghiên cứu được xác định …………………………….. 26
TÓM TẮT CHƯƠNG 2………………………………………………………………………. 27
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………… 28
3.1. Thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên cứu ……………………………………… 28
3.1.1. Mô hình nghiên cứu ……………………………………………………………… 28
3.1.1.1.Thiết lập mô hình nghiên cứu ……………………………………………… 28
3.1.1.2. Phương pháp đo lường biến ……………………………………………… 34

3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu 35

3.1.2.1. Đối với các biến độc lập 35

3.1.2.2. Đối với các biến quan sát 36

3.2. Phương pháp nghiên cứu 39

3.2.1. Quy trình nghiên cứu 39

3.2.2. Thu thập và xử lý số liệu 39

3.2.2.1. Xác định số mẫu nghiên cứu 39

3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 40

3.2.3. Trình tự tính toán 40

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 43

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44

4.1. Thống kê mô tả và xét tính tương quan các biến số trong mô hình 44

4.1.1. Thống kê mô tả 44

4.1.2. Phân tích sự tương quan của các biến độc lập trong mô hình 48

4.2. Kết quả tính toán thực nghiệm 49

4.2.1. Phân tích hồi quy 50

4.2.2. Kiểm định lựa chọn giữa mô hình FEM và mô hình REM 51

4.2.3. Kiểm định khuyết tật của mô hình phù hợp 52

4.2.3.1. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi 52

4.2.3.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan 52

4.2.3.3. Khắc phục các khuyết tật trong mô hình tác động cố định FEM 53

4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu 55

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 60

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 61

5.1. Kết luận 61

5.2. Hàm ý chính sách nhằm giảm rủi ro tín dụng 62

5.2.1. Hàm ý chính sách về công tác quản trị RRTD của các NHTM 62

5.2.2. Hàm ý chính sách về quy mô các ngân hàng thương mại 62

5.2.3. Hàm ý chính sách về tăng trưởng tín dụng 63

5.2.4. Kiểm soát tốt các yếu tố vĩ mô 64

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 64

5.3.1. Hạn chế nghiên cứu 64

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo 64

XEM BẢN ĐỦ LUẬN VĂN: TẠI ĐÂY

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Luận văn Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu”

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]

Mô hình hành vi tiêu dùng

Bình chọn Mô hình hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Mô hình hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần thêm bài […]

Khái niệm về hành vi tiêu dùng

Bình chọn Khái niệm về hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương cho các bạn […]

Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại

Bình chọn Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]

Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học […]

Luận văn Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]

Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số

Bình chọn Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số Nếu các […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status