Luận văn Quyền tự do kinh doanh của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Quyền tự do kinh doanh của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Quyền tự do kinh doanh của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ luật kinh tế – Bảng giá 2024
- Tính cấp thiết của đề tài
Quyền tự do kinh doanh (QTDKD) là một quyền cơ bản của các chủ thể kinh doanh (CTKD) được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, tùy từng quốc gia, tùy từng thời kỳ lịch sử, tùy từng CTKD và tùy từng lĩnh vực kinh doanh mà QTDKD có thể có những giới hạn nhất định. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 đã quy định về QTDKD chính thức: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”1 và đây là lần đầu tiên QTDKD của công dân được ghi nhận trong lịch sử lập pháp của Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 cũng đã khẳng định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.2 Đồng thời, Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2020 trên cơ sở kế thừa của Hiến pháp năm 2013 và Luật Doanh nghiệp năm 2014, nêu rõ doanh nghiệp có quyền: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm”.3 Thông qua quy định này, CTKD có toàn quyền trong việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, tự do quyết định quy mô vốn, mô hình kinh doanh, loại hình kinh doanh… Như vậy, QTDKD của các CTKD đang nhận được rất nhiều sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Chính phủ, Nhà nước, các nhà làm luật và các nhà hoạch định chính sách. Khi Việt Nam hội nhập quốc tế, QTDKD và đảm bảo thực hiện QTDKD của các CTKD nói chung trở nên cấp thiết.
Từ những ngày đầu được thành lập cho đến nay, ngân hàng đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng của nền kinh tế, là kênh dẫn vốn tới các chủ thể khác, giúp cho vòng tuần hoàn của nền kinh tế luôn được liền mạch, thông suốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hoạt động kinh doanh (HĐKD) của ngân hàng được xem là một HĐKD đặc thù. Hệ thống ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu đối với nền kinh tế của một quốc gia, là trung gian luân chuyển vốn của các thành phần kinh tế, góp phần làm thay đổi mọi mặt đời sống, xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập, các ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những CTKD nòng cốt góp phần phát triển đất nước. Do đó, việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh (ĐBQTDKD) của NHTM là một vấn đề quan trọng, được toàn xã hội quan tâm. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị QTDKD của NHTM và bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng là hai mặt của một vấn đề tồn tại song song và bổ sung cho nhau tạo động lực phát triển cho hệ thống các NHTM. Thứ nhất, QTDKD của NHTM có thể tác động tích cực hoặc hạn chế đến an toàn hoạt động ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng được quy định phù hợp hay không? Thứ hai, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng cũng có tác động rất đáng kể đến QTDKD của NHTM căn cứ vào các quan điểm về bảo đảm an toàn cũng như mục tiêu, phạm vi của nó. NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt vì đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế, nó quyết định đến sự phát triển hoặc suy thoái của cả một nền kinh tế, do đó chất liệu này được Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ. Chính vì thế, pháp luật đặt ra rất nhiều giới hạn đối với quyền tự do kinh doanh của NHTM.
Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng; hệ thống hóa và làm rõ các cơ sở lý luận để làm sáng tỏ bản chất, nội dung QTDKD của NHTM theo pháp luật Việt Nam từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo cho QTDKD của NHTM được thực thi trên thực tế một cách hiệu quả, tác giả nhận thấy tầm quan trọng và tính thực tiễn rất lớn của đề tài luận văn: “Quyền tự do kinh doanh của Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam”.
- Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về QTDKD, quy định pháp luật Việt Nam về QTDKD của NHTM và thực tiễn thực hiện QTDKD của NHTM; từ đó xác định những tồn tại, hạn chế trong thực hiện QTDKD của NHTM để có định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu tổng quát, luận văn thực hiện nghiên cứu một số mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về QTDKD của NHTM theo pháp luật Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam.
- Đề ra những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam hiện nay.
- Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu đặt ra, luận văn xác định một số câu hỏi nghiên cứu cần phải trả lời bao gồm:
- Một là, QTDKD của NHTM là gì? Đặc điểm QTDKD của NHTM? Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo và thực hiện QTDKD của NHTM?
- Hai là, thực trạng các quy định pháp luật về QTDKD của NHTM và thực tiễn thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này cụ thể ra sao?
- Ba là, giải pháp nào nhằm hoàn thiện pháp luật về QTDKD và tăng cường hiệu quả thực hiện QTDKD của NHTM ở Việt Nam hiện nay?
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện QTDKD của NHTM ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định về QTDKD của NHTM theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ năm 2016 – 2021.
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu QTDKD của NHTM tại Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), Luật Doanh nghiệp và các quy phạm pháp luật khác có liên quan. Luận văn không nghiên cứu tất cả các quy định về QTDKD của NHTM theo pháp luật Việt Nam, mà chỉ giới hạn nghiên cứu về một số quyền cơ bản như: “Quyền tự do thành lập NHTM”; “Quyền tự do lựa chọn đối tác của NHTM”; “Quyền tự do hợp đồng của NHTM”; “Quyền tự do lựa chọn các biện pháp bảo đảm (BPBĐ) trong hợp đồng tín dụng (HĐTD)”; “Quyền tự do thỏa thuận các phương thức giải quyết tranh chấp (GQTC) của NHTM”; “Quyền tự do tổ chức lại, giải thể NHTM”.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận văn nhằm trình bày nội dung theo trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự kế thừa, phát triển, các vấn đề để đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho luận văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được vận dụng khi phân tích các khái niệm, số liệu, những quy phạm pháp luật về QTDKD của NHTM tại Việt Nam.
- Phương pháp thống kê, mô tả: Phương pháp này được sử dụng khi phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện về QTDKD của NHTM tại Việt Nam.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được áp dụng khi so sánh các quy định pháp luật về QTDKD của NHTM tại Việt Nam với pháp luật của các nước trên thế giới.
- Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm các nội dung sau:
- Cơ sở lý luận về QTDKD của NHTM theo pháp luật Việt Nam.
- Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện về QTDKD của NHTM ở Việt Nam.
- Những định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam hiện nay.
- Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và các quy định pháp luật về QTDKD của NHTM tại Việt Nam. Phân tích thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn kiến nghị một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam hiện nay. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà làm luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về
QTDKD của NHTM tại Việt Nam. Luận văn không chỉ là một bài nghiên cứu để tạo điều kiện cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này của tác giả mà còn góp phần tạo nguồn tài liệu bổ sung cho các NHTM trong HĐKD thực tiễn của mình.
- Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Trên thế giới, QTDKD là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia trong nhiều năm qua. Vì thế, khái niệm về QTDKD đã được sử dụng một cách phổ biến. Ở Việt Nam, QTDKD gắn liền với công cuộc đổi mới, đặc biệt từ khi QTDKD được ghi nhận chính thức tại Hiến pháp năm 1992, trong phạm vi nghiên cứu khác nhau cũng có nhiều đề tài đề cập đến QTDKD của NHTM.
Cuốn sách “Economic Freedom of the World: 2019 Annual Report” (Tự do kinh tế trên thế giới: Báo cáo thường niên năm 2019) của Viện nghiên cứu Fraser phát hành năm 2019.4 Nghiên cứu đã phân tích QTDKD dưới góc độ quyền sở hữu cá nhân, theo đó: “Cá nhân có quyền lựa chọn, quyết định sử dụng thời gian và khả năng của mình cho cuộc sống của họ, từ đó, mở rộng ra, họ có quyền tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu phục vụ chính bản thân mình”. Dựa trên lý luận đó, nghiên cứu đã khái niệm hóa: “Quyền tự do kinh doanh được xác định là sự tự lựa chọn, quyết định của cá nhân về việc sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà không bị can thiệp, bó hẹp bởi những yếu tố tác động bên ngoài (bao gồm cả ý chí chính trị, biện pháp can thiệp kinh tế, quy trình, thủ tục, pháp luật…)”.
Cuốn sách “Leveraging Technology to Support Business Registration Reform” (In Pracice Note) của tác giả John Wille, Karim O.Belayachi, Numa De Magalhaes và Frederic Meunier xuất bản năm 2011.5 Các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp gia nhập thị trường kinh doanh và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám sát, quản lý của Nhà nước. Theo tác giả, trước khi ứng dụng công nghệ thông tin cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, các quy trình thực hiện và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực thi nhiệm vụ trong công tác đăng ký kinh doanh.
Báo cáo “Cutting Red Tape Administrative Simplification in Viet Nam: Supporting the Competitiveness of the Vietnamese Economy” (“Đơn giản thủ tục hành chính ở Việt Nam: Hỗ trợ năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”) của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) phát hành năm 2011.6 Báo cáo có cái nhìn bao quát về môi trường kinh doanh ở Việt Nam qua quá trình cải cách thủ tục hành chính. OECD nhận định nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển, Nhà nước cần nỗ lực cải cách, tối giản thủ tục hành chính, quá trình gia nhập thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế.
Tác giả Mai Hồng Quỳ với cuốn sách chuyên khảo “Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam” xuất bản năm 2012 đã tập trung vào phân tích việc ĐBQTDKD ở Việt Nam như: “Quyền thành lập doanh nghiệp trong các lĩnh vực; quyền tự do hợp đồng và quyền tự định đoạt trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh”. Đồng thời, tác giả đã phân tích những trở ngại trong việc ĐBQTDKD gồm: “thủ tục hành chính, quan liêu tham nhũng, hệ thống tư pháp yếu kém, chất lượng xây dựng pháp luật hạn chế”, từ đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm ĐBQTDKD như: “Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách, pháp luật thì cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho cá nhân khi thực hiện các quyền tự do kinh doanh, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp thông qua đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án, Viện kiểm sát, các tổ chức bổ trợ tư pháp; Tăng cường cơ chế giám sát, bảo đảm sự tham gia, giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp và đặc biệt nâng cao vai trò của luật sư trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh”.
Cuốn sách “Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật liên minh Châu Âu và Việt Nam” của tác giả Phan Huy Hồng và tác giả Nguyễn Thanh Tú xuất bản năm 2012 trong OECD (2011), “Cutting Red Tape Administrative Simplification in Viet Nam: Supporting the Competitiveness of the Vietnamese Economy”. nội dung của QTDKD bao gồm bốn quyền: “Quyền tự do cung cấp (di chuyển) hàng hóa; Quyền tự do di chuyển con người; Quyền tự do cung cấp dịch vụ và Quyền tự do di chuyển vốn”. Trên cơ sở trình bày hệ thống quan điểm của Tòa án công lý của Liên minh Châu Âu – CJEU về nội dung của “quyền tự do cung cấp hàng hóa” và “quyền tự do cung cấp dịch vụ” với tư cách là hai trong bốn quyền tự do kinh tế cơ bản ở EU tác giả đề xuất các giải pháp về lập hiến, giải pháp về lập pháp, giải pháp về hành pháp và giải pháp về tư pháp liên quan đến QTDKD ở Việt Nam.
Sách chuyên khảo “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam” xuất bản năm 2004; Luận án Tiến sĩ Luật học “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta” năm 2001, Trường Đại học Luật Hà Nội cũng như bài viết “Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh” của tác giả Bùi Ngọc Cường đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 7/2002. Các vấn đề về: “Pháp luật kinh tế quy định quyền tự do kinh doanh và đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh” được tác giả tập trung nghiên cứu, luận giải. Tác giả khẳng định: “pháp luật kinh tế đảm bảo tự do kinh doanh” thông qua các luận điểm: “Pháp luật kinh tế bảo vệ các hoạt động thúc đẩy tự do kinh doanh và đồng thời hạn chế các hoạt động cản trở tự do kinh doanh; Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, pháp luật kinh tế tạo ra cơ chế xử lý các tranh chấp phát sinh một cách nhanh chóng”. Tác giả đã khái niệm QTDKD là một nội dung của quyền con người:“Quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quy phạm pháp luật và những đảm bảo pháp lý do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân hay pháp nhân thực hiện quyền chủ thể nói trên”. Dựa trên quan điểm này, tác giả cho thấy: “Quyền tự do kinh doanh gồm có hai mặt tồn tại trong thể thống nhất: một mặt là những quyền chủ thể kinh doanh được hưởng, mặt khác đó là trách nhiệm của Cơ quan Nhà nước, Công chức Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình phải tôn trọng, bảo vệ những quyền của chủ thể kinh doanh”, nội dung của QTDKD của CTKD bao gồm: “Quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản; Quyền tự do gia nhập thị trường (thành lập doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp); Quyền tự do hợp đồng; Quyền tự do cạnh tranh và quyền tự do định đoạt giải quyết tranh chấp”.
Luận án “Bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng năm 2020, Học viện Khoa học xã hội. Tác giả đưa ra khái niệm: “Bảo đảm quyền tự do kinh doanh là việc thực hiện các biện pháp về chính trị, kinh tế, xã hội và pháp lý nhằm giúp cho chủ thể kinh doanh thụ hưởng, thực hiện được đầy đủ quyền tự do kinh doanh trên thực tế và ngăn chặn, xử lý các hành vi cản trở, vi phạm đến các quyền tự do gia nhập thị trường, quyền tự do hoạt động kinh doanh trên thị trường và quyền tự do rút lui khỏi thị trường”. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn về đảm bảo thực hiện QTDKD, nêu ra những ưu điểm của pháp luật về ĐBQTDKD, đồng thời chỉ ra những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong các quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn thực hiện về ĐBQTDKD.
Luận án “Pháp luật về quyền gia nhập thị trường – Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Chính năm 2021, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả đã lý luận và đánh giá về quyền tự do gia nhập thị trường, trong đó có đề cập: “Quyền tự do gia nhập thị trường là một trong những nội dung cơ bản cấu thành quyền tự do kinh doanh”. Tác giả đã có các bình luận, phân tích về quyền tự do gia nhập thị trường theo luật pháp hiện hành. Tác giả nhận định rằng: “Pháp luật về quyền gia nhập thị trường ở Việt Nam đã phát triển vượt bậc; Thủ tục hành chính về gia nhập thị trường kinh doanh của doanh nghiệp được cải cách liên tục đáp ứng nhu cầu thực tế; Thời gian để thực hiện gia nhập thị trường được rút ngắn… Tuy nhiên, vẫn tồn tại những rào cản mang tính thể chế cần phải cải cách”.
Bài viết “Bộ Luật Dân sự năm 2015 – Cơ sở pháp lý mới cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh tại Việt Nam” của tác giả Dương Đăng Huệ (2016) đăng trên Tạp chí Nghề luật số 01. Bài viết đã có những phân tích cơ bản về TDKD, đưa ra những luận giải chứng minh TDKD là quyền hiến định của công dân, đồng thời tác giả cũng phân tích, đánh giá thực trạng QTDKD và ĐBQTDKD theo quy định tại Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Bài viết “Cải cách thể chế môi trường kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển” của tác giả Đặng Vũ Huân (2016) đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Tác giả đã phân tích những tiêu chí để đánh giá về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, kết quả cho thấy, Việt Nam bước đầu đã bước đầu cải thiện tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như sự không đồng nhất giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
Bài viết “Thực hiện quyền tự do kinh doanh đối với mô hình kinh tế chia sẻ” của tác giả Chu Thị Hoa (2021) đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân. Bài viết đã khái quát hóa về QTDKD trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đề cập đến sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam, đồng thời nêu ra:“Những hạn chế trong pháp luật về quyền tự do kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh mới; khởi nghiệp sáng tạo cần phải được sớm hoàn thiện và được tổ chức thực hiện nghiêm minh để tạo khung khổ pháp lý thuận lợi, an toàn cho các hoạt động đầu tư kinh doanh”. Ngoài ra bài viết còn đề ra một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật và phát triển mô hình về QTDKD trong nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam hiện nay.
Như vậy, thông qua phần tổng kết các nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí… đã phân tích nhiều góc độ và phạm vi khác nhau về TDKD và QTDKD. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu đều phân tích, đánh giá về QTDKD mà vấn đề ĐBQTDKD và QTDKD của NHTM ít được đề cập đến.
Trong nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số nội dung về QTDKD đã được các nghiên cứu trước đây luận giải và chứng minh. Hướng đi mới của luận văn đi sâu vào phân tích đối tượng nghiên cứu cụ thể là QTDKD của NHTM mà các tác giả trước đây chưa nghiên cứu đến. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, tác giả tập trung nghiên cứu về QTDKD của NHTM, phân tích, đánh giá QTDKD của NHTM theo pháp luật Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021. Việc sử dụng, tham khảo các nghiên cứu trước đây đưa ra cho luận văn này một cách tổng quát về QTDKD của các NHTM và đưa ra những định hướng, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thực hiện QTDKD của NHTM tại Việt Nam hiện nay.
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Một bài tiểu luận thành công thường sở hữu cấu trúc rõ ràng và hợp lý. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm điểm khởi đầu, hãy yên tâm, vì trong bài viết này, Luận văn 3C sẽ trình bày cho bạn về cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh […]
Bình chọn Ngành Trung Quốc học đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp và nghiên cứu. Điều này có lý do rõ ràng, khi mà văn hóa Trung Quốc ngày càng thấm nhuần vào đời sống Việt Nam qua nhiều hình thức phong phú. Thêm vào […]
Bình chọn Việc nghiên cứu và viết luận văn về Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật yêu cầu người thực hiện phải có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng phân tích sâu sắc. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết bài luận của mình, hãy […]
Bình chọn Để hỗ trợ các bạn học viên tìm kiếm những đề tài mới mẻ và thú vị, Luận văn 3C đã biên soạn một danh sách các 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa, Những đề tài trong danh sách này được tổng hợp từ các trường đại học trên […]
Bình chọn Với 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi tìm kiếm chủ đề cho luận văn của mình. Chỉ cần chọn một đề tài phù hợp với sở thích, bạn đã có thể bắt tay ngay vào việc triển khai […]
Bình chọn Luận văn thạc sĩ Triết học là một tác phẩm yêu cầu người viết đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để thực hiện nghiên cứu. Việc lựa chọn đề tài phù hợp là rất quan trọng, cần thiết và nên được ưu tiên thực hiện ngay từ đầu. Luận văn […]
Bình chọn Chúng tôi hiểu rằng việc tìm kiếm một đề tài phù hợp cho bài luận văn thạc sĩ về Chủ nghĩa Xã hội Khoa học có thể là một thử thách lớn đối với các bạn học viên. Để giúp các bạn khởi động và hoàn thành công việc này, hôm nay, chúng […]
Bình chọn Các nghiên cứu thạc sĩ về Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước đang được các học viên rất quan tâm và có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy việc triển khai sẽ diễn ra như thế nào, và cần bao gồm những nội dung cũng như chủ đề gì? Nếu […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]