x
Trang chủ » Luận văn Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại – Kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam

Luận văn Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại – Kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Luận văn Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại – Kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: : Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại – Kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2024

Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại – Kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam
Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại – Kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam

1.          Tính cấp thiết của đề tài

        Hoạt động ngân hàng là loại hình kinh doanh trong đó ngân hàng đóng vai trò tiếp nhận và quản lý rủi ro. Một trong những công việc quan trọng nhất của các nhà giám sát ngân hàng chính là đảm bảo ngân hàng duy trì được đủ số vốn đệm cho những tổn thất có thể xảy ra đặc biệt trong giai đoạn bất ổn kinh tế tài chính. Do đó, những yêu cầu về vốn tối thiểu chính là phần không thể thiếu trong việc đảm bảo rằng các ngân hàng có đủ số vốn đệm để đối phó với rủi ro khi cần thiết nhằm quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình đề xuất ra các yêu cầu về vốn tối thiểu, các nhà giám sát ngân hàng cần tiếp tục thúc đẩy song song cả giảm thiểu hậu quả tiêu cực của việc chấp nhận rủi ro và khuyến khích cải thiện về mặt quản lý rủi ro nhất là đối với những tổ chức lớn có tầm ảnh hưởng toàn cầu.

        Hiện nay, Điều ước quy định những tiêu chuẩn chung về an toàn vốn và quản trị rủi ro trong ngân hàng được các nhà quản trị ngân hàng trên thế giới đặc biệt quan tâm và áp dụng rộng rãi trong hệ thống ngân hàng hiện nay chính là Hiệp ước vốn Basel. Trải qua gần 30 năm kể từ khi phát hành lần đầu, tới nay Hiệp ước vốn Basel đã được phát hành đến phiên bản thứ 3 là Basel III. Nhiều ngân hàng trên thế giới đã hoàn thành việc áp dụng Basel II và đang trong quá trình hoàn thiện Basel III. Có thể thấy, dù là tổ chức tài chính lớn hay nhỏ thì việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro luôn là yêu cầu tất yếu và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.                        Mặc dù không mang tính chất bắt buộc nhưng việc áp dụng và triển khai theo các tiêu chuẩn về vốn của Basel đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng đến từ nhiều năm nay thông qua những quy định cụ thể về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động trong Ngân hàng bám sát với sự vận động của nền kinh tế và thị trường tài chính cũng như những các phiên bản cập nhật của Basel. Tuy nhiên việc quy định các tỷ lệ an toàn hoạt động trong đó có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mới chỉ mang tính chất tiếp cận bước đầu tới một trụ cột trong Basel II và III. Vấn đề đặt ra chính là các ngân hàng cần phải có một quy trình rà soát, đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ để bù đắp được những rủi ro có thể xảy ra và giúp đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Đó cũng chính là nội dung chính trong Trụ cột II của Basel liên quan đến việc áp dụng Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (Internal Capital Adequacy Assessment Process – ICAAP).

        Trong khuôn khổ thực hiện Basel II, nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới đã quy định và hướng dẫn các ngân hàng trong nước xây dựng và triển khai thành công Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ – ICAAP và xem đó là hoạt động có ý nghĩa chiến lược để đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng ngay cả khi gặp tình huống căng thẳng chứ không chỉ đơn thuần là một hoạt động tuân thủ theo Basel. Đối với các ngân hàng tại Việt Nam, ICAAP hiện nay vẫn còn là một Quy trình tương đối mới mẻ và việc triển khai nó được hoạch định trong lộ trình triển khai áp dụng Basel II thí điểm tại 10 ngân hàng lớn bắt đầu từ tháng 2/2016. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi lựa chọn đề tài “Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP) cho các ngân hàng thương mại  – Kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ của mình với mong muốn thông qua việc tiếp thu các kinh nghiệm thực tiễn, thông lệ tốt và bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Quy trình ICAAP trên thế giới thì các ngân hàng tại Việt Nam có thể tự xây dựng và áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn để theo dõi và quản lý rủi ro của ngân hàng mình, góp phần vững mạnh hệ thống ngân hàng của quốc gia.

2.          Tình hình nghiên cứu

2.1   Nước ngoài

          Ở nước ngoài đã có một số công trình nghiên cứu về Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP điển hình như nghiên cứu của Elisabeth Woschnagg, Thực hiện quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP tại các ngân hàng lớn của Áo, 2007; Rosaria Cerrone và Michele Maria Madonna, Quản trị rủi ro và trụ cột II: Thực hiện ICAAP tại các ngân hàng liên doanh Italia, 2011; Anand Borawake, Đánh giá, định lượng và phân bổ vốn yêu cầu theo ICAAP, 2011… Hầu hết những công trình này chỉ đề cập đến lý thuyết chung về quy trình ICAAP hoặc thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia cụ thể và đồng thời chưa có công trình nào liên hệ thực tiễn với việc triển khai quy trình này tại Việt Nam.

2.2   Trong nước

          Thực tế nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel tại các ngân hàng thương mại như Luận án Tiến sĩ kinh tế về Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại Ngân hàng thương mại Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh (2016), Luận án tiến sĩ về Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam của tác giả Trần Việt Dung (2016), Luận văn Thạc sĩ kinh tế về Ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam của tác giả Chu Thị Hương Giang (2009)… Hầu hết các công trình này đều chỉ đề cập một cách tổng quát về khả năng ứng dụng và thực hiện Hiệp ước Basel II nói chung đối với cả 3 trụ cột và trọng tâm phân tích chủ yếu là trụ cột I liên quan đến yêu cầu về vốn tối thiểu.Tuy nhiên hầu như chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về tình hình thực hiện trụ cột II Basel II và cụ thể là Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP. Hiện nay ở nước ta mới có rất ít công trình nghiên cứu về việc ứng dụng quy trình ICAAP tại Việt Nam trong đó có bài viết “Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP và những áp dụng cho ngành ngân hàng Việt Nam” của Thạc sĩ Lê Thị Lợi đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 1 tháng 1/2016. Bài nghiên cứu đã đã phân tích và nêu bật những điểm cơ bản nhất của quy trình đánh giá an toàn vốn như khái niệm, sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa của việc triển khai quy trình tại các NHTM cũng như đưa ra những nhận định về tình hình thực hiện quy trình tại Việt Nam và đề xuất lộ trình thực hiện. Đây là một bài nghiên cứu tương đối tổng quan, mang tính định hướng về việc ứng dụng, thực hiện quy trình ICAAP tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả lại chưa đề cập đến kinh nghiệm thế giới và khả năng ứng dụng quy trình tại Việt Nam để có thể đưa ra được những định hướng, lộ trình thực hiện có tính khả thi và thuyết phục hơn.  

          Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên dù ở khía cạnh này hay khía cạnh khác cũng đã đề cập đến trụ cột II Hiệp ước Basel II và Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP, các yêu cầu cơ bản cho việc thực hiện và áp dụng, tuy nhiên, đó mới chỉ là những nghiên cứu rất tổng quan mà chưa đi sâu khai thác vào kinh nghiệm thế giới và thực tiễn triển khai ở Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng đối với các ngân hàng tại Việt Nam. Cho đến nay, chưa có luận văn thạc sĩ tài chính nào, đặc biệt về đề tài Basel nghiên cứu về kinh nghiệm thế giới và đánh giá khả năng ứng dụng của quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.

3.          Mục tiêu nghiên cứu

3.1   Mục tiêu tổng thể

          Nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệp trong việc áp dụng quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP trong hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia trên thế giới và đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng quy trình ICAAP tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

3.2   Mục tiêu cụ thể

          Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu cần thực hiện một số mục tiêu cụ thể sau:

  • Làm rõ khái niệm, tầm quan trọng, các yếu tố ảnh hưởng và các yêu cầu cần thiết để xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại.
  • Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia khi thực hiện quy trình ICAAP.
  • Nghiên cứu thực trạng triển khai quy trình tại Việt Nam và đưa ra đánh giá, phân tích về những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện triển khai quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP.
  • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP tại các ngân hàng Việt Nam.

4.          Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1   Đối tượng nghiên cứu

  • Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP

4.2   Phạm vi nghiên cứu

  • Thời gian: Từ năm 2004 – thời điểm Basel II (trong đó có nội dung về quy trình ICAAP) chính thức được ban hành, tầm nhìn đến năm 2020 khi các ngân hàng tại Việt Nam đáp ứng được mức đầy đủ vốn theo chuẩn mực của Basel II.
  • Không gian: Để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề tài sẽ nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng quy trình ICAAP tại một số quốc gia đã triển khai quy trình ICAAP như Anh, Áo, Úc…

5.          Phương pháp nghiên cứu

5.1   Phương pháp thu thập số liệu

          Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp

  • Những tài liệu liên quan đến quản trị rủi ro, Hiệp ước vốn Basel, Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP (nguồn gốc, nội dung và các văn bản hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn).
  • Thu thập những tài liệu nghiên cứu về thực tiễn áp dụng Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP trong quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại trong nước và trên thế giới.
  • Thu thập số liệu về danh mục vốn và tài sản, báo cáo tài chính của một số ngân hàng tại các trung tâm thông tin của ngân hàng thương mại

5.2      Phương pháp nghiên cứu, phân tích số liệu

  • Kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này để làm cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng Hiệp ước vốn Basel và Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP.
  • Phân tích tổng hợp: Sử dụng các thông tin từ các nghiên cứu, các báo cáo của BIS, Ủy ban Basel, của các ngân hàng trung ương để đánh giá việc thực hiện Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam.
  • Phân tích so sánh: Trong quá trình phân tích, luận văn tiến hành nghiên cứu so sánh về thực tiễn áp dụng quy trình ICAAP tại Việt Nam với một số quốc gia.

6.          Đóng góp mới của đề tài

  • Làm nổi bật tính hiệu quả, toàn diện, đồng bộ và linh hoạt của Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP trong hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng
  • Xây dựng các điều kiện cần thiết để áp dụng Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP trong hệ thống ngân hàng.
  • Rút ra những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc thực hiện Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP.
  • Phân tích những thành tựu bước đầu và khó khăn, thách thức mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt để ứng dụng thành công và hiệu quả Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP.
  • Đưa ra giải pháp để nâng cao khả năng ứng dụng quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

7.          Kết cấu đề tài

Chương 1: Tổng quan về quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại

Chương 2: Kinh nghiệm thế giới trong việc xây dựng và triển khai Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho ngân hàng thương mại và Bài học cho Việt Nam

Chương 3: Đánh giá khả năng ứng dụng Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ ICAAP CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và sự cần thiết phải thiết lập quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ cho các ngân hàng thương mại 8

1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 8

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 8

1.1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại 8

1.1.1.3. Nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại 11

1.1.2. Sự cần thiết phải đánh giá an toàn vốn nội bộ cho các ngân hàng thương mại 12

1.1.2.1. An toàn vốn trong ngân hàng thương mại 12

1.1.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá an toàn vốn nội bộ trong ngân hàng thương mại 13

1.2. Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………. 14

1.2.1. Hiệp ước vốn Basel – Cơ sở của việc hình thành quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại 14

1.2.1.1. Giới thiệu về Ủy ban Basel 14

1.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Hiệp ước vốn Basel 15

1.2.1.3. Nội dung cơ bản của Hiệp ước vốn Basel II và Basel III – Cơ sở của việc hình thành quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho ngân hàng thương mại 17

1.2.2. Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại…………………………………………………………………… …………………………………………………………………… 21

1.2.2.1. Khái quát về Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP  21

1.2.2.2. Các bước thực hiện quy trình ICAAP. 24

1.2.2.3. Những nội dung cơ bản của quy trình ICAAP. 24

1.2.2.4. Một số phương pháp ước lượng vốn cho các rủi ro theo quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP. 30

1.2.2.5. Những điều kiện cần thiết để áp dụng dụng hiệu quả quy trình ICAAP. . 33

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện quy trình ICAAP. 38

1.3.1. Các nhân tố khách quan. 38

1.3.2. Các nhân tố chủ quan. 38

1.3.2.1. Quy trình quản lý rủi ro. 38

1.3.2.2. Nền tảng công nghệ thông tin và kỹ thuật 39

1.3.2.3. Hệ thống dữ liệu và báo cáo. 39

1.3.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực. 39

1.3.2.5. Sự phù hợp của các bài kiểm tra căng thẳng. 40

1.3.2.6. Chính sách, định hướng kinh doanh của các ngân hàng từng thời kỳ. .. 40

1.3.2.7. Kiểm tra giám sát của ban lãnh đạo và ban kiểm soát ngân hàng  40

Kết Luận Chương 1. 41

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM THẾ GIỚI TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ ICAAP CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM… 42

2.1. Tổng quan tình hình thực hiện quy trình ICAAP trên thế giới 42

2.2. Kinh nghiệm của một số quốc giá thế giới về thực hiện Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP. 43

2.2.1. Kinh nghiệm của nước Úc. 43

2.2.1.1. Khung pháp lý liên quan đến thực hiện Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP. 43

2.2.1.2. Thực tế triển khai và thực hiện quy trình ICAAP tại các ngân hàng thương mại Úc. 44

2.2.2. Kinh nghiệm của nước Áo. 47

2.2.2.1. Khung pháp lý liên quan đến thực hiện Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP. 47

2.2.2.2. Thực tế triển khai và thực hiện quy trình ICAAP tại các ngân hàng thương mại Áo. 48

2.2.3. Kinh nghiệm của Vương quốc Anh. 54

2.2.3.1. Khung pháp lý của việc thực hiện Quy trình ICAAP. 54

2.2.3.2. Thực tế triển khai và thực hiện quy trình ICAAP tại các ngân hàng thương mại Anh. 54

2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tế triển khai ICAAP tại các ngân hàng trên thế giới 63

2.3.1. Bài học thành công. 63

2.3.2. Bài học chưa thành công. 65

Kết luận chương 2. 66

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ AN TOÀN VỐN NỘI BỘ ICAAP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM… 67

3.1. Khung pháp lý liên quan đến Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP. …. 67

3.1.1. Quy định về an toàn vốn. 67

3.1.2. Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ. 68

3.2. Sự cần thiết phải thực hiện quy trình ICAAP tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và thực tế áp dụng. 69

3.2.1. Sự cần thiết phải thực hiện quy trình ICAAP tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.. 69

3.2.2. Thực tế triển khai Basel và áp dụng quy trình ICAAP tại hệ thống ngân hàng ngân hàng thương mại Việt Nam.. 70

3.2.2.1. Tình hình chung. 70

3.2.2.1. Tình hình cụ thể triển khai Basel II và thực hiện quy trình ICAAP tại các ngân hàng đang triển khai thí điểm.. 72

3.3. Đánh giá khả năng ứng dụng Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.. 81

3.3.1. Những thành tựu bước đầu. 82

3.3.2. Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục. 84

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 86

3.3.3.1. Khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện và đầy đủ. 86

3.3.3.2 Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu. 86

3.3.3.3 Thách thức trong việc thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro  86

3.3.3.4 Nguồn nhân lực và vật lực còn hạn chế, thiếu hụt 87

3.3.4. Đánh giá khả năng ứng dụng Quy trình ICAAP tại Việt Nam.. 87

3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.. 89

3.4.1. Đề xuất đối với Ngân hàng nhà nước. 89

3.4.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý. 89

3.4.1.2. Hoàn thiện công tác đánh giá, thanh kiểm tra và giám sát 89

3.4.1.3. Thành lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. 90

3.4.1.4. Nâng cao vai trò định hướng và hỗ trợ thực hiện quy trình  91

3.4.2. Đề xuất đối với các ngân hàng thương mại 92

3.4.2.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng. 92

3.4.2.2. Hoàn thiện khung kiểm tra, đánh giá và giám sát nội bộ. 93

3.4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực. 93

3.4.2.4. Công tác quản lý vốn cần gắn liền với công tác quản lý rủi ro một cách đồng bộ, hiện đại và hiệu quả. 94

3.4.2.5. Nâng cao tính tuân thủ và hiệu quả của công tác báo cáo  95

Kết luận chương 3. 95

XEM BẢN ĐỦ LUẬN VĂN: TẠI ĐÂY

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn Đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (Việt Nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (Việt Nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

luận văn Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự […]

Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA

Bình chọn Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các nhân tố […]

Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá

Bình chọn Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Hiệu quả sử […]

Cơ sở lý luận về ODA

Bình chọn Cơ sở lý luận về ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về ODA. Nếu các bạn cần […]

luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị […]

Luận văn Tài trợ thương mại của Eximbank Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Luận văn Tài trợ thương mại của Eximbank Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

Bài viết liên quan
Luận văn Tài trợ thương mại của Eximbank Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Luận văn Tài trợ thương mại của Eximbank Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại

Bình chọn Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Quy […]

Hiệp ước vốn Basel – Cơ sở của việc hình thành quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại

Bình chọn Hiệp ước vốn Basel – Cơ sở của việc hình thành quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ ICAAP cho các ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài […]

Cơ sở lý luận tín dụng trong ngân hàng thương mại

Bình chọn Cơ sở lý luận tín dụng trong ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận tín dụng […]

Luận văn Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]

Các sản phẩm Bancassurance

Bình chọn Các sản phẩm Bancassurance giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các sản phẩm Bancassurance. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, […]

Các mô hình phân phối của Bancassurance

Bình chọn Các mô hình phân phối của Bancassurance giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các mô hình phân phối của Bancassurance. Nếu các bạn cần […]

Vai trò của Bancassurance

Bình chọn Vai trò của Bancassurance giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Vai trò của Bancassurance . Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status