Luận văn Quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ luật kinh tế – Bảng giá 2024
- Đặt vấn đề
Từ trước tới nay Thuế có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển đời sống xã hội và kinh tế ở mỗi quốc gia trên thế giới. Thuế TNCN là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Đây là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân nhằm góp phần cho sự phát triển của đất nước.
Có thể nói, quá trình thực hiện Luật thuế TNCN đã phát huy tác dụng tích cực của công tác quản lý và thu thuế trên nhiều mặt. Luật thuế TNCN thể chế hóa thành công chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tăng cường công tác kiểm soát, phân phối và điều tiết thu nhập. Ngoài ra, Luật thuế TNCN đã góp phần làm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về thuế, đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện: hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu và rộng.
Luật Quản lý thuế năm 2006 ra đời và có hiệu lực đánh dấu bước đầu hoàn thiện trong công tác quản lý thuế nói chung, quản lý thuế TNCN nói riêng. Tuy nhiên, Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009 với cơ sở được xây dựng trên Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 (ngày 19/5/2001) về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Luật đã sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2012 và năm 2014 nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Thuế TNCN với mục đích phù hợp với sự phát triển ngày càng đi lên của nền kinh tế xã hội, đảm bảo sự công bằng trong điều tiết thu nhập của mọi người dân trong xã hội, đảm bảo động viên những NNT có thu nhập, khuyến khích mọi họ tích cực tăng gia lao động, sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế. Trước hết là làm giàu cho bản thân của NNT, sau đó là làm giàu cho gia đình, xã hội.
Thuế TNCN là khoản tiền mà NNT có thu nhập phải trích nộp vào ngân sách nhà nước một phần tiền lương hoặc các nguồn thu khác sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế. Thuế TNCN không đánh vào NNT có thu nhập thấp, chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Do đó, việc nộp thuế TNCN chính là để cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp góp phần hạn chế sự phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo.
Luật thuế TNCN đã có những quy định rất nhân văn, đảm bảo tính công bằng và hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Ví dụ như các quy định miễn trừ không tính vào thu nhập tính thuế, quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN và các quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN. Trong đó quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người nộp thuế và cũng là nội dung còn có nhiều kiến tranh luận khác nhau. Quy định về các KGT khi tính thuế thu nhập cá nhân có ý nghĩa rất lớn đối cá nhân NNT nói riêng và những người thân của họ nói chung, giúp đảm bảo an sinh xã hội, góp phần đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội.
- Tính cấp thiết của đề tài:
“Trong cuộc sống không có gì tất yếu, ngoài cái chết và thuế”. Đây là một phát biểu bất hủ của Ông Benjamin Franklin, ông là người soạn thảo tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Điều này cho chúng ta thấy rằng sự ra đời và hình thành của thuế là tất yếu bên cạnh các hiện tượng kinh tế – xã hội khác, cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Ở bất kỳ mô hình Nhà nước nào thì quan hệ giữa Nhà nước và NNT dường như là không thay đổi. Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. Về phía Nhà nước, đánh thuế vừa là đặc quyền vừa là một trong những bài toán khó nhất, đòi hỏi sự xem xét thận trọng và kỹ lưỡng. Liên quan đến vấn đề này, Adam Smith cho rằng thu thuế phải “bình đẳng, xác thực, tiện lợi và ít tốn kém”. Là một trong những loại thuế trực thu cơ bản, thuế TNCN có tác động mạnh mẽ đối với mỗi công dân bởi vì thuế gắn liền với thu nhập của họ. Nếu Nhà nước có một chính sách thuế hợp lý sẽ tạo ra một nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách. Nhưng ngược lại, nếu chính sách thuế TNCN chưa phù hợp sẽ dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như né thuế, trốn tránh nộp thuế hoặc gian lận trong việc nộp thuế. Kể từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành chính thức kể từ ngày 01/01/2009, đã có nhiều ý kiến về những ưu điểm của luật thuế mới này như thuế đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa cá nhân trong nước và cá nhân là người nước ngoài, tính GTGC cho NNT để giảm bớt nghĩa vụ đóng thuế của NNT khi phải chăm sóc, phụng dưỡng nhiều NPT…Những cải thiện đó phần nào rút bớt khoảng cách giữa các tầng lớp người dân trong xã hội. Tuy nhiên, có không ít ý kiến dư luận vẫn chưa hoàn toàn đồng tình với các quy định của Luật thuế TNCN như mức GTGC còn thấp, chưa cập nhật theo tình hình kinh tế xã hội và bình quân thu nhập tính trên đầu người…Về đối tượng phải nộp thuế vẫn còn những ý kiến về sự bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế hoặc sự bất hợp lý trong cách tính thuế đối với những khoản thu nhập của NNT thì khi ấy hiện tượng tiêu cực như trốn thuế, né thuế, gian lận thuế vẫn có cơ hội thực hiện và hậu quả là Nhà nước sẽ mất một nguồn thu ngân sách không nhỏ.
Các khoản giảm trừ là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công (TLTC), từ kinh doanh bao gồm GTGC, các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Ý nghĩa của quy định này rất lớn trong việc chia sẻ một phần gánh nặng đối với những NNT có thu nhập về số thuế phải nộp, mặt khác góp phần vào việc thực hiện tốt hơn chính sách xã hội đối với những NPT cần được sự chia sẻ thu nhập, được hỗ trợ về vật chất để đảm bảo cuộc sống từ người có thu nhập; từ đó đảm bảo quyền được chăm sóc, được nuôi dưỡng và được phát triển bình thường về thể chất lẫn tinh thần. Trong đó mức GTGC cho bản thân NNT và NPT đã trải qua nhiều lần điều chỉnh, gần đây nhất ngày 02/06/2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh trong thuế TNCN.
Tuy nhiên khi áp dụng các quy định các KGT trong thuế TNCN vào thực tiễn trong thời gian qua có những bất cập và gây khó khăn cho NNT. Trên cơ sở đánh giá một cách khách quan và toàn diện về thực trạng thi hành pháp luật về các KGT trong thuế TNCN tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quy định về các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân: Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện” làm nội dung nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ.
- Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN tại Việt Nam, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về nội dung này.
- Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục đích nêu trên, các nhiệm vụ cơ bản đề tài sẽ tập trung vào bao gồm:
Thứ nhất, hệ thống hóa, xây dựng và luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về quy định về các KGT khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng quy định về các KGT khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú ở Việt Nam dưới góc độ được hoàn thiện liên tục từ khi có Luật số 04/2007/QH12 Thuế thu nhập cá nhân ban hành có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 tới nay.
Thứ ba, phân tích, đánh giá áp dụng thực tiễn quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú.
Thứ tư, đề xuất những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú.
- Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu như trên, luận văn cần trả lời những câu hỏi như sau:
Những nội dung cơ bản của quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN ở Việt Nam là gì?
Quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN ở Việt Nam còn tồn tại những bất cập và hạn chế nào?
Những định hướng, kiến nghị nào để hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú?
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quy định về về các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân đặt trong mối tương quan với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu quy định về các KGT khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú, cụ thể:
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN và áp dụng vào thực tiễn.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu các quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN từ khi Luật Thuế TNCN 04/2007/QH12 được ban hành và có hiệu lực ngày 01/01/2009 tới nay.
- Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm vào thực tế áp dụng, xây dựng những luận cứ cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, phát triển lý luận về quy định về các khoản giảm trừ nói riêng và pháp luật thuế TNCN nói chung.
Luận văn là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, học tập, góp phần cho việc hoạch định chính sách và phục vụ cho việc áp dụng thực tiễn trong các cơ quan thi hành pháp luật và các cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN.
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Nhìn chung, các vấn đề về thuế TNCN, quản lý thuế TNCN, pháp luật quản lý thuế TNCN đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và với các mức độ sâu sắc khác nhau. Và các công trình nghiên cứu đã có phần đề cập tới quy định các khoản giảm trừ trong thuế TNCN. Tuy nhiên để nghiên cứu chuyên sâu lý luận, thực tiễn về quy định các khoản giảm trừ trong thuế TNCN thì vẫn rất ít. Tiêu biểu có những công trình nghiên cứu sau đây:
- Tình hình nghiên cứu về pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Các đề tài nghiên cứu của các tác giả trước đây về pháp luật thuế TNCN đều tập trung vào nhóm các quy định về: phạm vi áp dụng thuế TNCN, căn cứ tính thuế, kỳ tính thuế và qui định về quản lý thuế TNCN. Về quy định pháp luật thuế TNCN còn được nghiên cứu ở địa phương cụ thể như:
Đề tài Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, Đại học Quốc gia Hà nội năm 2015. Tác giả đã có một cách nhìn tổng quát về quản lý thuế TNCN, cùng với việc đưa ra những đề xuất giải pháp để hoàn thiện các vấn đề pháp lý; luận văn sẽ mang đến “cách nhìn chân thực nhất”, qua đó, cơ quan Nhà nước sẽ có các định hướng cũng như khắc phục được những mặt hạn chế của pháp luật thuế TNCN, giúp cho việc quản lý các đối tượng nộp thuế được tốt hơn, góp phần ổn định nguồn thu lâu dài cho ngân sách nhà nước. Tác giả cũng đã đề cập cách xác định khoản trừ gia cảnh ở Việt Nam lựa chọn hình thức giảm trừ tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc tính toán đơn giản tạo thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật.
Luận văn thạc sĩ Luât kinh tế (2015) “ Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại Chi cục Thuế quận Kiến An Thành phố Hải Phòng”, Tác giả Nguyễn Thị Hường đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về pháp luật quản lý thuế TNCN và đánh giá thực trạng pháp luật, tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý thuế TNCN ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng để trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân, giúp hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật thuế tại Việt Nam1. Tác giả cũng đã trình bày các quy định về hồ sơ, thủ tục cấp MST NPT tại cơ quan thuế.
Về “Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” tác giả Nguyễn Thị An đã nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế TNCN ở địa phương. Tác giả cũng khái quát quy định các khoản giảm trừ theo Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN.
Tác giả Trịnh Thu Hảo đã có đề tài luận văn Thạc sĩ Luật học (2015) nghiên cứu về vấn đề “Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú
Nguyễn Thị Hường (2015), “Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân qua thực tiễn thi hành tại Chi cục Thuế quận Kiến An Thành phố Hải Phòng”, Đại học Quốc gia Hà Nội theo pháp luật Việt Nam”. Tác giả khái quát các thay đổi về quy định mức giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 2009 đến 2015. Nội dung tác giả nghiên cứu có so sánh quy định về GTGC ở một số nước trên thế giới như: Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Trung Quốc với quy định tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một số bất cập trong việc điều chỉnh mức GTGC cho NNT và kiến nghị tiếp tục phải xem xét, điều chỉnh Luật thuế TNCN, xây dựng GTGC có tính khả thi, đảm bảo sau khi nộp thuế, NNT vẫn giữ lại được phần thu nhập tối thiểu trung bình xã hội dùng để tái tạo sức lao động của bản thân NNT và phần để nuôi dưỡng những NPT.
Năm 2016, tác giả Huỳnh Văn Diện đã có đề tài Luận văn Tiến sĩ Luật học nghiên cứu về “Pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ thực tế thành phố Cần Thơ”. Trong nghiên cứu này tác giả đã đề cập nhiều về quy định các khoản giảm trừ trong thuế TNCN, đã nói lên thực trạng khi áp dụng quy định này ở Việt Nam và nêu lên một số bất cập trong việc thực hiện những quy định này.
- Công trình nghiên cứu về quản lý thuế TNCN được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu khoa học. Có thể kể đến các công trình sau:
Tác giả Nguyễn Vinh Hưng có bài viết “Luật Thuế thu nhập cá nhân: Một số bất cập và kiến nghị” đăng trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 62(4) 4.2020. Bài viết nêu lên những bất cập về quy định về mức GTGC hiện nay của Luật thuế TNCN năm 2009 (đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2012 và 2014) không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội lúc bấy giờ và kiến nghị một số vấn đề nhằm đưa quy định phù hợp hơn với tình hình và hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Bài viết “Bảo đảm công bằng trong thuế thu nhập cá nhân” của ThS. Trần Minh Đức đăng tải trên Ấn phẩm Nghiên cứu lập pháp số 6(214), tháng 3/2012, tác giả phân tích những bất cập về quy định về giảm trừ gia cảnh theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
Gần đây nhóm nghiện cứu TS. Nguyễn Thị Diệu Thu, TS. Nguyễn Thị Kim Oanh và ThS. Nguyễn Thị Tâm đã có bài viết: “Giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân: những bất cập và hướng hoàn thiện”, đăng trên Tạp chí kế toán & kiểm toán số tháng 9/2020. Bài viết đã phân tích việc áp dụng quy định GTGC vào thực tế phát sinh những bất cập và gây khó khăn cho NNT có thu nhập chịu thuế. Nhóm tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy định GTGC trong thuế TNCN.
Nhìn chung các công trình kể trên chủ yếu nghiên cứu, phân tích những quy định của pháp luật thuế TNCN. Trên cơ sở kế thừa những đóng góp của các công trình nghiên cứu trước, luận văn tiếp tục giải quyết những vấn đề về mặt pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định về các khoản giảm trừ trong thuế TNCN ở thời điểm hiện tại.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp liệt kê, tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê và so sánh để giải quyết các nội dung khoa học của đề tài cụ thể:
- Ở chương 1, tác giả sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ các quy định về các KGT khi tính thuế TNCN của cá nhân cư trú ở Việt Nam từ khi Luật thuế TNCN năm 2007 có hiệu lực tới nay.
- Ở chương 2, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích: nghiên cứu thực tiễn thi hành quy định về các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích tính toàn diện, thống nhất, phù hợp, hiệu quả, bình đẳng trong các quy định của pháp luật.

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tại các trường dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và những giải pháp quản lý câu lạc bộ học thuật Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học của một số trường Tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động học ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]