luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2024
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng Thương mại (NHTM) là một định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế thị trường. Với các mặt hoạt động kinh doanh (HĐKD), NHTM góp phần quan trọng trên thị trường tài chính. Chính nhờ hoạt động của các NHTM mà nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tập trung lại, chuyển hóa thành nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình và các cá nhân trong xã hội. Từ đó, NHTM trở thành trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế với vai trò đòn bẩy.
Tại NHTM thì hoạt động có tính chất kinh doanh. Trong HĐKD nói chung và kinh doanh tiền tệ của ngân hàng (NH) nói riêng, đều đòi hỏi hệ thống tổ chức quản lý phù hợp nhưng đề cao tính “quản trị rủi ro (QTRR) nhằm ngăn ngừa những rủi ro (RR) kinh doanh để bảo toàn và tăng trưởng lợi nhuận, từ đó tạo điều kiện phát triển và gia tăng tính cạnh tranh, trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang dần được mở cửa theo lộ trình đã được cam kết với tổ chức thương mại thế giới.”
Trong bối cảnh đó, vấn đề nghiên cứu và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) trong các NHTM mang một ý nghĩa rất quan trọng, không những đối với mỗi NH, mà còn đối với toàn bộ hệ thống NHTM tại Việt Nam. HĐKD của NHTM là một lĩnh vực kinh doanh rất đặc thù. Bởi lẽ, đây là một “doanh nghiệp đặc biệt” sử dụng tiền tệ để vừa làm nguồn nguyên liệu đầu vào, vừa để làm sản phẩm đầu ra. Nhưng cũng chính vì thế mà đây cũng là “lĩnh vực kinh doanh cực kỳ nhạy cảm. Trong cơ cấu hoạt động của NHTM, hoạt động cấp tín dụng giữ vai trò quan trọng. Bởi lẽ, nó là hoạt động chính, chủ chốt, mang lại phần lớn tỷ trọng nguồn thu nhập cho NHTM”, góp phần tích lũy lợi nhuận cho NHTM nói riêng và đồng thời cũng là đòn bẩy cực kỳ quan trọng cho thị trường. Không phủ nhận NHTM là một doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, “High Risk – High Return” được hiểu là: “Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn”. Chính vì vậy, mọi hoạt động của NHTM luôn tiềm ẩn rất nhiều những RR cả chủ quan lẫn khách quan, nhưng trong số đó RR nhất vẫn là RRTD.
Thực tế cũng cho thấy, phần lớn các NHTM tại Việt Nam chỉ đang tập trung gia tăng dư nợ cho vay, mặc dù nhiều khoản cấp tín dụng có chất lượng chưa cao, hoạt động quản lý RRTD còn nhiều bất cập, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn có xu hướng tăng, khiến lợi nhuận của NHTM sụt giảm, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ làm mất uy tín, giảm chất lượng của NHTM, thậm chí khiến NHTM có nguy cơ bị phá sản. Chính vì những lý do trên mà hiệu quả từ hoạt động cho vay luôn được quan tâm, chú trọng hàng đầu. Do đó, cần hạn chế đến mức thấp nhất những RR, đồng thời nhận diện các RR và đề ra những biện pháp nhằm QTRR một cách nhanh chóng kịp thời trước khi có sự lan rộng. Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập, mở rộng với thế giới về kinh tế – xã hội, các NHTM đang phải cạnh trạnh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của từng NHTM là khả năng QTRR đặc biệt là RRTD một cách toàn diện, bền vững và có hệ thống.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh chủ đề RRTD tại các NHTM như Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) sử dụng phương pháp GMM kiểm định các giả thuyết để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của hệ thống NHTM Việt Nam; Đặng Thị Thu Hằng (2019) đã giới thiệu việc sử dụng mô hình logistics trong ước lượng tham số xác suất vỡ nợ của các NHTM để đưa ra một số ý kiến phân tích nhằm tăng cường khả năng áp dụng các thông lệ quốc tế về quản trị RRTD tại các NH Việt Nam hay gần đây nhất là Đặng Văn Dân (2021) đã nghiên cứu và giải thích cho việc chấp nhận RR của các NH bằng cách xem xét đến các nhân tố tác động vi mô và vĩ mô,… Tuy nhiên, các nghiên cứu đó thường tiếp cận bằng phương pháp định lượng, tìm hiểu các yếu tố tác động đến RRTD mà chưa có khung phân tích mang tính tổng quát và chi tiết cụ thể cho vấn đề này. Bên cạnh việc phân tích định lượng, cũng có nhiều nghiên cứu định tính về vấn đề RRTD cụ thể tại một số NH như nghiên cứu của Lê Thị Huyền Diệu (2010) nhằm xác định mô hình quản lý RRTD tại hệ thống NHTM Việt Nam; Nguyễn Quang Hiện (2016) nghiên cứu về quản trị RRTD tại NH Quân Đội,… Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chưa áp dụng khung phân tích chi tiết theo hướng dẫn của Basel. Đặc biệt, những nghiên cứu về vấn đề RRTD tại một NH quy mô trung bình và nhỏ như ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) An Bình vẫn chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây.
Luận văn này sẽ lấp đầy khoảng trống nghiên cứu trên bằng cách áp dụng mô hình “quản trị RRTD theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II và hướng đến tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel III để áp dụng vào NHTMCP An Bình (ABB). Tại Việt Nam, ABB là một NHTM có quy mô trung bình/nhỏ so với các NHTM khác. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các nhà làm chính sách, các nhà quản trị NH có một bức tranh cụ thể hơn về vấn đề quản trị RRTD tại một NH trung bình/nhỏ, bổ sung cho các nghiên cứu tương tự trước đây. Ngoài ra, luận văn còn nhấn mạnh việc coi RRTD như là một phần tất yếu, một vấn đề mà ABB phải chấp nhận trong HĐKD. Hay nói cách khác, phải coi RRTD là vấn đề luôn luôn xảy ra trong tất cả các mặt HĐKD của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. RR luôn tồn tại song hành với lợi nhuận do đó phụ thuộc vào khẩu vị
RR của mỗi NHTM cụ thể và không thể nào loại bỏ được hoàn toàn.” Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ tốt nghiệp để nghiên cứu về RRTD, các hoạt động quản trị RRTD tại NH và đề xuất các giải pháp cho chính NH mà tác giả đang công tác và làm việc.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn này là tổng hợp khung lý thuyết và các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại các NHTM và hoạt động quản trị RRTD tại ABB, từ đó đánh giá thực trạng và nhận xét những mặt đạt được và hạn chế của hoạt động quản trị RRTD tại ABB. Đồng thời, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi cho ABB để nâng cao hoạt động quản trị RRTD tại ABB trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát được cụ thể hóa thành các mục tiêu nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD của ABB trong giai
đoạn 2015 – 2022.
Thứ hai: Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động quản trị RRTD của ABB trong giai đoạn 2015 – 2022. Từ đó, chỉ ra các điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân tạo ra các hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động quản trị RRTD tại ABB.
Thứ ba: Đề xuất các định hướng, kiến nghị và giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD của ABB trong thời gian sắp tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu thì tác giả cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất: Thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD của ABB trong giai đoạn 2015
– 2022 như thế nào ?
Thứ hai: Thực trạng về hoạt động quản trị RRTD của ABB trong giai đoạn 2015
– 2022 như thế nào ? Các điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân nào tạo ra các hạn chế còn tồn đọng trong hoạt động quản trị RRTD tại ABB ?
Thứ ba: Các định hướng, kiến nghị và giải pháp nào được đề xuất mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD của ABB trong thời gian sắp tới ?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị RRTD tại ABB.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp lượng hóa, đánh giá việc quản trị RRTD. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng, phân tích các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động quản trị RRTD tại ABB.
Về không gian: NHTMCP An Bình.
Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo liên quan của ABB trong giai đoạn 2015 – 2022.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích và tổng hợp: Tiến hành thu thập số liệu, thực hiện việc thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu từ các báo cáo của ABB từ năm 2015 – 2022.
Phương pháp suy luận logic: Trên cơ sở các lý luận nghiên cứu và thực trạng quản trị RRTD tại ABB, tiến hành lập luận, đánh giá về tính hiệu quả của công tác quản trị RRTD.
1.6. Đóng góp của nghiên cứu
Nhiều công trình nghiên cứu đã không còn phù hợp với thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 ngày nay, ngoài ra rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề quản trị RRTD tại ABB trong giai đoạn từ 2015 – 2022. Với xu hướng quản trị NHTM hiện đại thì rất cần áp dụng những giải pháp phù hợp và thích ứng với thời đại mới, liên quan đến hoạt động quản trị RRTD trong hệ thống NHTM.
1.7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình giai đoạn 2015 – 2022
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu 4
1.6. Đóng góp của nghiên cứu 4
1.7. Kết cấu của luận văn 5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
2.1. Lý thuyết về rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại 7
2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại 7
2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 7
2.1.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn 7
2.1.2.2. Tỷ lệ nợ xấu 8
2.1.2.3. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 9
2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại 9
2.1.3.1. Các nguyên nhân khách quan 9
2.1.3.2. Nguyên nhân đến từ khách hàng đi vay 10
2.1.3.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại 11
2.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng 12
2.1.4.1. Đối với ngân hàng thương mại 12
2.1.4.2. Đối với nền kinh tế 13
2.2. Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng 14
2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của quản trị rủi ro tín dụng 14
2.2.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 14
2.2.1.2. Ý nghĩa của quản trị rủi ro tín dụng 14
2.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 15
2.2.2.1. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng 15
2.2.2.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 16
2.2.2.3. Đo lường rủi ro 18
2.2.2.4. Giám sát rủi ro 18
2.2.2.5. Quản trị rủi ro bằng biện pháp xử lý nợ 20
2.2.3. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng 20
2.2.3.1. Ngân hàng có chính sách quản trị rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả 21
2.2.3.2. Ngân hàng có khẩu vị rủi ro tín dụng cụ thể 21
2.2.3.3. Ngân hàng có bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo đúng thông lệ 22
2.3. Tình hình nghiên cứu 22
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 28
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH GIAI ĐOẠN
2015 – 2022 29
3.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình 29
3.1.1. Sơ lược về ABBANK 29
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 30
3.2. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của ABBANK giai đoạn từ năm
2015 – 2022 33
3.2.1. Tình hình chung các chỉ tiêu của ABBANK từ năm 2015 – 2022 33
3.2.2. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng tại ABBANK giai đoạn từ 2015 – 2022
34
3.2.2.1. Kết quả hoạt động cấp tín dụng theo thời hạn 34
3.2.2.2. Kết quả hoạt động cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng 35
3.2.2.3. Kết quả hoạt động cấp tín dụng theo chất lượng nợ vay 37
3.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ABBANK giai đoạn từ 2015 – 2022 37
3.2.3.1. Thực trạng nợ quá hạn tại ABBANK giai đoạn từ 2015 – 2022 38
3.2.3.2. Thực trạng nợ có vấn đề và nợ xấu tại ABBANK giai đoạn từ 2015 – 2022 . 39
3.2.3.3. Thực trạng dự phòng rủi ro tín dụng tại ABBANK giai đoạn 2015 – 2022 .. 41
3.3. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK từ 2015 – 2022 42
3.3.1. Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK 42
3.3.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK 42
3.3.1.2. Quy trình cấp tín dụng tại ABBANK 45
3.3.1.3. Chính sách phân tán rủi ro tín dụng 48
3.3.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ABBANK 49
3.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng tại ABBANK 50
3.3.4. Giám sát rủi ro tín dụng tại ABBANK 52
3.3.5. Công tác xử lý rủi ro tín dụng tại ABBANK 53
3.4. Đánh giá hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ABBANK 53
3.4.1. Những mặt đạt được của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của ABBANK
3.4.2. Những mặt chưa đạt được của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của
ABBANK 56
3.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK 58
3.4.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan 58
3.4.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan 59
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 61
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
4.1. Kết luận 62
4.2. Kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại
ABBANK 62
4.2.1. Quản lý rủi ro tín dụng toàn diện 62
4.2.2. Ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về công tác kiểm tra,
giám sát sau khi cấp tín dụng 64
4.2.3. Cảnh báo sớm rủi ro tín dụng 66
4.2.4. Về việc quản trị nguồn nhân lực 67
4.2.5. Quản lý nợ có vấn đề 68
4.2.6. Chủ động đối phó với các tình huống bất ngờ 69
4.3. Kiến nghị với các cơ quan liên quan 70
4.3.1. Đối với Chính phủ và cơ quan liên quan 70
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 72
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Mô hình hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Mô hình hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần thêm bài […]
Bình chọn Khái niệm về hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương cho các bạn […]
Bình chọn Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số Nếu các […]