Luận văn Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục – Bảng giá 2024
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, hoà cùng xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Từ các cấp lãnh đạo đến tầng lớp nhân dân đều quan tâm đến chất lượng mọi mặt của cuộc sống, chất lượng môi trường, chất lượng sản phẩm và nhất là chất lượng giáo dục. Ở nước ta, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.
Trong đời sống xã hội nói chung, trong các lĩnh vực hoạt động nói riêng, quản lý có vai trò quan trọng giúp cho việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả như mong muốn. Với sự phát triển nhanh và mạnh của mọi mặt đời sống xã hội như hiện nay quản lý đã trở thành khoa học: “Khoa học quản lý”. Nhờ có khoa học quản lý được áp dụng vào đời sống xã hội như hiện nay mà trật tự xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của con người được nâng cao. Quản lý có vai trò và vị trí rất quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Nói đến quản lý, người ta thường nói đến các chức năng của quản lý, đó là: Chức năng hoạch định, chức năng tổ chức, chức năng điều hành (chỉ đạo) và chức năng kiểm tra. Kiểm tra, đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn có quyết định quản lý đúng đắn thì phải kiểm tra đánh giá, không có kiểm tra đánh giá thì không có quản lý.
Ở Việt Nam giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu và đã có một sự đầu tư đáng kể. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giáo dục còn nhiều hạn chế; những hiện tượng tiêu cực, như bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử, cấp bằng và tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan kéo dài, chậm được khắc phục.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “Đổi mới căn bản nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng vào xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam”. Để đạt được mục tiêu trên, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29) đã chỉ rõ hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nhấn mạnh “Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch”.
Thực hiện đổi mới giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ngày 09/5/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo đổi mới các hoạt động thanh tra theo hướng chuyển nội dung từ thanh tra chuyên môn sang thanh tra công tác quản lý với nhiều nội dung trong đó có nội dung thanh tra công tác kiểm tra nội bộ (KTNB) trường học.
Huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là một huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang, được thành lập từ năm 2011 do chia cắt một phần địa giới hành chính của hai huyện Nà Hang và Chiêm Hóa. Xuất phát điểm với 08 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện nghèo trên diện tích đất tự nhiên với hơn 78 nghìn ha và dân số trên 30 nghìn người; tỷ lệ hộ nghèo (năm 2011) trên 76%, tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 90%, giao thông đi lại khó khăn (trung tâm huyện cách trung tâm thành phố 160 km), điều kiện kinh tế, xã hội gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện thấp.
Theo tác giả, có rất nhiều nguyên nhân song một trong những nguyên nhân sâu xa đó là nhà quản lý chưa quan tâm chú trọng đến công tác KTNB; chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra khoa học phù hợp với thực tế nhà trường; chưa công khai kết quả kiểm tra; chưa có biện pháp chấn chỉnh, tư vấn sau kiểm tra…
Qua công tác thanh tra, kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Tuyên Quang đối với các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang cho thấy: Ban kiểm tra nội bộ một số nhà trường chưa phát huy nhiệm vụ được giao; một số đơn vị chưa thực hiện công tác KTNB theo các văn bản quy định, hoạt động KTNB còn mang tính hình thức, hiệu quả công tác KTNB chưa cao, chưa kịp thời phát hiện những hạn chế trong công tác quản lý.
Là một Thanh tra viên của Thanh tra Sở GD&ĐT Tuyên Quang, bản thân tôi luôn trăn trở là làm thế nào để hoạt động kiểm tra nội bộ trường học thực sự hiệu quả giúp cho nhà trường hướng đến sự thay đổi đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về hoạt động kiểm tra nội bộ và thực trạng về quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ của các trường Tiểu học huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang; đề xuất một số biện pháp cụ thể về quản lý hoạt động KTNB nhằm góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động KTNB của Hiệu trưởng các trường Tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học.
– Thực trạng hoạt động KTNB của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang.
– Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KTNB của Hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang.
5. Câu hỏi nghiên cứu
1. Vai trò của công tác quản lý hoạt động KTNB như thế nào?
2. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động KTNB đối với các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang cần những biện pháp quản lý như thế nào?
6. Giả thuyết khoa học
Công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang hiện nay còn nhiều hạn chế, nếu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động KTNB một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn của các nhà trường thì hiệu quả quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng tại các trường Tiểu học sẽ được nâng cao góp phần giữ vững kỷ cương nề nếp trong nhà trường, xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, chất lượng giáo dục được nâng cao đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục.
7. Phạm vi nghiên cứu
– Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động KTNB của Hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang;
– Giới hạn phạm vi khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát trên 08 trường tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang; thu thập số liệu điều tra từ năm học 2014-2015 đến năm học 2015-2016.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ nhà trường; phân tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi
8.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn với một số lãnh đạo của các trường để tìm hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học.
8.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích số liệu từ các mẫu phiếu điều tra thu được.
Thống kê các số liệu lấy được từ giáo viên, phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng các trường Tiểu học đánh giá theo nội dung bảng hỏi.
Kết luận thông qua phân tích kết quả số liệu điều tra.
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
9.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra và
đặc biệt là quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trong nhà trường.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho Hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình nói riêng, các trường Tiểu học thuộc tỉnh Tuyên Quang nói chung vận dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động KTNB vào thực tiễn nhà trường.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra nội bộ trường Tiểu học, kiểm tra đánh giá.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Phần kết luận và khuyến nghị.
XEM BẢN ĐỦ LUẬN VĂN “Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” TẠI ĐÂY:

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]
Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Thực trạng nợ xấu do nợ kéo theo CIC tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tân Phú Đông Tiền Giang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và một số giải pháp cho các bạn học viên đang làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học thành phố Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý công tác lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Đại học Quốc gia cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông tỉnh Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong thành phố Cà Mau cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng và giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT tại thành phố Cần Thơ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]