Luận văn Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục – Bảng giá 2024
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng giáo dục cấp THPT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng nghề nghiêp, định hướng nguồn lao động cũng như việc tạo công ăn việc làm cho xã hội trong tương lai. Kết quả giáo dục THPT cao đánh giá được khía cạnh chất lượng giáo dục tốt, thông qua đó đánh giá thực trạng chất lượng ĐN CBQL, ĐN GV trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục ở cấp học THPT và đặc biệt nhất là ĐNHT các trường THPT.
Cùng với sự phát triển của xã hội, những tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giáo dục cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ, phương tiện khoa học, trang thiết bị hỗ trợ đã làm cho một bộ phận cán bộ GV bị ảnh hưởng, tác động dẫn đến những biến đổi tiêu cực trong tư duy trong quá trình hoạt động giáo dục, gây ra những khó khăn và nhất là trong ĐN CBQL.
Những định hướng về đổi mới giáo dục, đổi mới công tác quản lý trong thời kỳ mới nhằm đánh giá được những thuận lợi, khó khăn về năng lực quản lý, kỹ năng lãnh đạo, khả năng tiếp cận thông tin và các giải pháp phát triển ĐN CBQL.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg [9] của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển ĐN GV và CBQL giáo dục là khâu then chốt” và “GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 đã định hướng: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới GD&ĐT, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 của đất nước [9]
Nghị quyết số 29-NQ/TW [01] của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đã khẳng định được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên Nghị quyết cũng chỉ ra những yếu kém trong quản lý GD&ĐT. ĐN nhà giáo và CBQL giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đội ngũ CBQL trường học là lực lượng quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Vai trò hiệu trưởng nhà trường ngày càng tăng, đòi hỏi người hiệu trưởng phải không ngừng vận động để hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở tầm cao mới. Từ đó, SGD&ĐT Bến Tre đã xây dựng kế hoạch 2206/KH-SGD&ĐT [26] “Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030” với định hướng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức đơn vị đến năm 2030 đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào đúng mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và được cụ thể hóa thông qua kế hoạch số 4021/KH-UBND [29] của UBND tỉnh Bến Tre về “Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐN cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016- 2020”
Trong những năm qua, ngành GD&ĐT của tỉnh Bến Tre đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội của địa phương. Thực trạng chất lượng ĐNHT các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những thành tựu quan trọng. Đó là số lượng được bố trí đúng theo quy định; chất lượng về trình độ đào tạo của ĐNHT được đảm bảo; một số hiệu trưởng có kỹ năng quản lý khá tốt. Tuy nhiên, công tác quy hoạch ĐNHT các trường THPT trên địa bàn tỉnh vẫn còn bất cập, thiếu tính kế thừa; một bộ phận CBQL chưa thích ứng với yêu cầu đổi mới, các kỹ năng trong quản lý còn nhiều lúng túng như vấn đề thực hiện quyền tự chủ trong quản lý nhân sự, quản lý tài chính, công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng ĐNGV…
Việc nâng cao chất lượng ĐN CBQL giáo dục, nhất là ĐNHT các trường THPT tại tỉnh Bến Tre sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT của địa phương. Trước những yêu cầu đặt ra nhằm đáp ứng các mục tiêu đổi mới giáo dục, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “Quản lý ĐN hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng” để thực hiện luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý ĐN là một đề tài đã được nghiên cứu nhiều thông qua các luận văn thạc sỹ, cả luận án tiến sỹ của nhiều tác giả khác nhau. Đề tài về quản lý ĐNHT nói chung cũng được khai thác, đánh giá ở nhiều góc độ của từng địa phương, từng cấp học. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Quản lý ĐNHT trường THPT đã được công bố như:
Hướng nghiên cứu về quản lý ĐNHT THPT của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có luận án Tiến sĩ nghiên cứu về “Quản lý ĐNHT trường Trung hoc phổ thông Hà Nội theo hướng chuẩn hóa” của tác giả Hoàng Quốc Vinh năm 2018. Luận án đã xây dựng các nội dung của khung lý luận của vấn đề nghiên cứu theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực theo hướng chuẩn hóa, đã xây dựng được khung tiêu chuẩn và tiêu chí về việc làm thế nào để quản lý thành công ĐNHT trường THPT, đồng thời chỉ ra được những ưu điểm và những vấn đề cần tháo gỡ và đề xuất 5 giải pháp quản lý ĐNHT trường THPT Hà Nội theo hướng chuẩn hóa, đề xuất Bộ tiêu chuẩn riêng để quản lý ĐNHT trường THPT Hà Nội theo hướng chuẩn hóa.
Luận văn thạc sỹ tại trường Đại học Quốc gia, Đại học Giáo dục Hà Nội “Quản lý ĐNHT trường Trung học phổ thông đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục” của Nguyễn Hồng Hải năm 2013. Luận án làm phong phú thêm lí luận về HT, ĐNHT và quản lí ĐNHT, giúp xác định các biện pháp quản lí ĐNHT phù hợp, góp phần trong công tác hoạch định chính sách về quản lí ĐNHT, giúp các nhà quản lí giáo dục hiểu sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng.
Hướng nghiên cứu về phát triển ĐNHT tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam có luận án “Phát triển ĐNHT các tỉnh Bắc Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục” của tác giả Cao Thị Thanh Xuân năm 2015. Luận án đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT trên cơ sở quan điểm của triết học duy vật biện chứng về phát triển và phối hợp tiếp cận lý luận phát triển nguồn nhân lực với lý luận quản lý đội ngũ nhân lực trong một tổ chức. Từ đó làm rõ mục tiêu và khung lý thuyết về nội dung phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THPT, đề xuất 6 giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT các tỉnh Bắc Tây Nguyên bằng việc giải quyết các mâu thuẫn, tháo gỡ khó khăn và khắc phục bất cập từ thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT các tỉnh Bắc Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Hướng nghiên cứu chất lượng ĐNHT tại Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố HCM có luận án “Chất lượng ĐNHT Trung học phổ thông công lập ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Đức Nhuận năm 2017. Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH hiện nay.
Tuy nhiên đề tài “Quản lý ĐN hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng” chưa được thực hiện. Đặc biệt, việc đánh giá chuẩn hiệu trưởng đã có thay đổi và có hiệu lực từ ngày 04 tháng 9 năm 2018 theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. Việc nghiên cứu về đề tài này rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT và góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học của tỉnh Bến Tre.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng
Đề xuất một số biện pháp quản lý ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre phát triển cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả theo chuẩn hiệu trưởng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng
Phân tích đánh giá thực trạng quản lý ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng
Đề xuất một số biện pháp quản lý ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng và khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của một số biện pháp quản lý ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng theo hướng tiếp cận quản lý nguồn nhân lực với các nội dung quản lý quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, thực hiện chế độ chính sách thông qua CBQL, GV các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản lý ĐNHT các trường THPT.
Chủ thể nghiên cứu: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre
Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre.
Khách thể khảo sát: Lãnh đạo Sở phụ trách giáo dục trung học; trưởng, phó phòng Tổ chức cán bộ và phòng Giáo dục Trung học; cán bộ chuyên viên phòng Tổ chức cán bộ, phòng Chính trị tư tưởng Sở; hiệu trưởng một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GV một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tổng số khách thể khảo sát 140 người.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu.
Nguyên tắc hoạt động: Nghiên cứu về hoạt động quản lý ĐNHT của nhà quản lý cấp Sở về các hoạt động quy hoạch ĐN, hoạt động tuyển dụng, sử dụng cán bộ, hoạt động đào tạo bồi dưỡng; hoạt động thực hiện các chế độ chính sách cho ĐN và hoạt động kiểm tra đánh giá để hiểu rõ các biện pháp quản lý ĐNHT theo chuẩn hiệu trưởng.
Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Quản lý ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố: khách quan, chủ quan, trực tiếp, gián tiếp,…vì vậy khi nghiên cứu phải tiếp cận hệ thống tổng thể kết hợp nhiều yếu tố trong đánh giá nhận định.
Nguyên tắc kế thừa và phát triển: Nghiên cứu về quản lý ĐNHT các trường THPT cần phải nghiên cứu sự tác động giữa các quá trình, các yếu tố ảnh hưởng, các nhân tố tác động, sự biến đổi, sự phát triển, phải có cơ sở đánh giá sự vận động, sự biến đổi và phát triển đó. Các hoạt động quản lý ĐNHT nào đã được áp dụng, kết quả đã đạt được, các hoạt động quản lý đang được thực hiện và kết quả đạt được hiện nay cũng như dự báo các hoạt động sẽ diễn ra trong tương lai và dự đón kết quả sẽ đạt.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Mục đích của phương pháp: Tổng hợp, phân tích các báo cáo tổng kết hằng năm của Sở GD&ĐT, giáo trình quản lý giáo dục, tâm lý học của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Khoa học Xã hội…;Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và nghiên cứu các luận án, luận văn có liên quan đến quản lý ĐNHT các trường THPT
Nội dung của phương pháp: xây dựng định hướng quản lý ĐNHT theo chức năng quản lý từ các khâu quy hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, chỉ đạo triển khai và đánh giá, điều chỉnh ĐNHT các trường THPT.
Cách thức thực hiện: Tìm kiếm tài liệu, văn bản có liên quan; đọc, nghiên cứu tổng hợp thông tin có liên quan đến ĐNHT. Khái quát hóa định hướng quản lý ĐNHT.
5.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Mục đích của phương pháp: Thu thập thông tin về ĐN qua kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, phiếu trưng cầu ý kiến để phân tích thực trạng ĐNHT các trường THPT hiện nay cũng như các nhân tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng ĐNHT.
Nội dung của phương pháp:
Xây dựng bảng hỏi, phiếu điều tra (dựa trên các chức năng của quản lý giáo dục và các nội dung quản lý cơ bản về quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá và việc thực hiện chế độ chính sách theo chuẩn được ban hành trong “Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông”. Nhằm đánh giá thực trạng ĐNHT đã đạt được những tiêu chuẩn, tiêu chí nào; Những tiêu chuẩn tiêu chí nào cần phải đào tạo bồi dưỡng, nguyên nhân nào ảnh hưởng đến việc thiếu hụt các tiêu chuẩn tiêu chí; từ đó đề xuất các biện pháp liên quan đến công tác quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá ĐN nhằm nâng cao chất lượng ĐNHT.
Phiếu đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của giải pháp (Mục đích đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng ĐNHT).
Cách thức thực hiện: Tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu thăm dò cho 140 CBQL, GV THPT trên địa bàn 5/9 huyện thành phố.
5.2.3. Phương pháp quan sát, thăm dò
Mục đích của phương pháp: Tìm hiểu nội dung nào cần chú trọng nhất trong hệ thống phẩm chất, năng lực theo chuẩn hiệu trưởng mới và biện pháp cần chú trọng để đầu tư nâng cao chất lượng quản lý ĐNHT
Nội dung và cách thức thực hiện của phương pháp:
Quan sát số liệu, tổng quan đánh giá ĐNHT 03 năm gần nhất đối chiếu, so sánh với đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cũ. Nhằm tìm ra điểm mạnh, yếu của ĐNHT .
Thăm dò ý kiến đối với tiêu chuẩn đánh giá theo chuẩn mới. Nhằm nắm bắt thông tin trái chiều trong đánh giá, hay nắm tâm lý ĐNHT thông qua việc trao đổi thảo luận về chuẩn hiệu trưởng mới
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phương pháp: Thu thập ý kiến trực tiếp của ĐN CBQL cấp sở,
ý kiến các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến quản lý ĐNHT các trường THPT trong tỉnh.
Nội dung của phương pháp:
Đưa ra các hệ thống câu hỏi với cán bộ phòng tổ chức cán bộ về sự cần thiết của công tác quy hoạch ĐN, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, thực hiện tốt chế độ chính sách… biện pháp nào là quan trọng và phù hợp nhất hiện nay.
Đưa ra hệ thống câu hỏi với các cơ quan liên quan về vai trò của công tác qui hoạch, đào tạo ĐN nhất là ĐN cán bộ trẻ, biện pháp nào cần thiết nhất.
Cách thức thực hiện: Tiến hành phỏng vấn trong giới hạn khách thể nghiên cứu.
5.2.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Mục đích của phương pháp: Tổng hợp, xử lý các số liệu các kết quả khảo sát.
Nội dung và cách thức thực hiện của phương pháp:
Tổng hợp kết quả thu được từ các phiếu, số lượng lựa chọn, tính cần thiết để đưa ra giải pháp quản lý ĐNHT.
Trên cơ sở các giải pháp đã đề cập, trên cơ sở nhận định đánh giá số liệu thu thập từ thực tế kết luận biện pháp nào mang tính khả thi.
Dùng hệ thống công thức toán học để thực hiện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận về quản lý
ĐNHT các trường THPT theo chuẩn hiệu trưởng.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ chỉ ra cơ sở lý luận cho quản lý ĐNHT các trường THPT (trên cơ sở hệ thống phẩm chất năng lực, đạo đức của Hiệu trưởng).
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý ĐNHT các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre. (Chú trọng công tác nào từ khâu xây dựng quy hoạch ĐNHT, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, chỉ đạo thực hiện quy hoạch và kiểm tra đánh giá kịp thời góp phần nâng cao chất lượng ĐN.)
Kết quả nghiên sẽ làm tài liệu tham khảo cho việc quản lý ĐNHT các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bến Tre.(Mở rộng áp dụng đối với ĐNHT các cấp nói chung trên cơ sở hệ thống phẩm chất đạo đức, năng lực theo quy định trong từng cấp học).
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ĐN HT trường THPT theo chuẩn hiệu trưởng
Chương 2: Thực trạng quản lý ĐN HT các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9
1.2. Nội dung đánh giá hiệu trưởng trường trung học phổ thông theo chuẩn
hiệu trưởng 14
1.3. Nội dung quản lý đội ngũ hiệu trưởng THPT theo chuẩn hiệu trưởng 22
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐNHT các trường THPT theo chuẩn 28
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG CÁC
TRƯỜNG THPT TỈNH BẾN TRE THEO CHUẨN HIỆU TRƯỞNG 31
2.1. Một số nét về kinh tế – xã hội và giáo dục của tỉnh Bến Tre 31
2.2. Thực trạng ĐNHT các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng 34
2.3. Thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre theo
chuẩn hiệu trưởng 40
2.4 Đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường THPT tỉnh Bến Tre
theo chuẩn 51
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẾN TRE THEO CHUẨN 55
3.1 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 55
3.2. Biện pháp quản lý đội ngũ hiệu trưởng THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn 56
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp 65
3.4. Tính khả thi và cần thiết của các biện pháp quản lý đội ngũ hiệu trưởng các
trường trung học phổ thông tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng. 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
XEM BẢN ĐỦ LUẬN VĂN “Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng” TẠI ĐÂY:
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Quế Lâm – tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý giáo dục chính trị cho cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất, Bộ Quốc phòng cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]