x
Trang chủ » Luận văn Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Luận văn Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục – Bảng giá 2024

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Vị thế, vị trí người thầy được coi là nhân vật trung tâm của Quốc sách ấy. Đặc biệt, nước ta đang hướng đến nền kinh tế tri thức, muốn phát triển khoa học công nghệ và làm chủ khoa học công nghệ cao không có cách nào khác là phải tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư phát triển con người. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, nhất thiết phải có những chủ trương, chính sách đẩy mạnh sự nghiệp GD&ĐT.

Nghị quyết số 29-NQ/TW [01] của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD&ĐT nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực [02].

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ GV và CBQLGD là khâu then chốt” [09].

Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác viết “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [22,tr.19,tr.58]. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, UBND tỉnh Bến Tre ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 2020 [28].

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là những người trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố quyết định sự phát triển giáo dục và đào tạo. Đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng trong nhà trường, là những người trực tiếp lao động sư phạm để mang lại chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đội ngũ giáo viên phải không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN là một trong năm nội dung quan trọng của công tác quản lý nguồn nhân lực của mỗi đơn vị. Làm căn cứ để giáo viên tiểu học tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực CMNV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Làm căn cứ để Hiệu trưởng đánh giá phẩm chất, năng lực CMNV của GV; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của GV đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ GV; lựa chọn, sử dụng đội ngũ GV cốt cán. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực CMNV của GV cơ sở giáo dục phổ thông.

Thời gian qua, công tác quản lý ĐG giáo viên tiểu học theo CNN ở tỉnh Bến Tre nói chung và huyện Giồng Trôm nói riêng cũng được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp QLGD, CBQL, GV nhận thức một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn đối với công tác ĐG giáo viên tiểu học theo CNN. Từ đó công tác quản lý, chỉ đạo và việc tổ chức thực hiện ĐG giáo viên tiểu học theo CNN từng bước đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu đề ra, hoạt động đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN đi vào nền nếp, đánh giá đúng thực chất, đúng năng lực của đội ngũ nhà giáo để từ đó bố trí sử dụng đội ngũ nhà giáo một cách hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên, trong công tác quản lý ĐG giáo viên tiểu học theo CNN ở huyện Giồng Trôm thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: Công tác quản lý còn nặng về hành chính; chưa bám sát mục tiêu, yêu cầu ĐG giáo viên tiểu học theo CNN; quản lý nội dung, tiêu chí và hình thức ĐG chưa đảm bảo theo yêu cầu; thực hiện PP và quy trình ĐG chưa linh hoạt; lực lượng tham gia ĐG thiếu tính tích cực, chủ động; việc quản lý sử dụng kết quả ĐG chưa được quan tâm đúng mức.

Trước những yêu cầu đặt ra nhằm đáp ứng các mục tiêu đổi mới giáo dục, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quản lý đánh giá giáo viên nói chung, đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN nói riêng là khâu quan trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực giáo dục. Quản lý giáo viên tiểu học là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở mỗi trường tiểu học. Đây là vấn đề luôn được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà quản lý giáo dục rất quan tâm. Chính vì thế, thời gian qua đã có không ít những nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà QLGD lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu nhằm mục đích tổng kết thực tiễn và dựa trên cơ cơ các nghiên cứu khoa học để đề xuất một số biện pháp giúp cho công tác quản lý GV được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo mục tiêu yêu cầu đề ra. Các công trình nghiên cứu tập trung nhiều vấn đề về quản lý nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, đánh giá giờ dạy giáo viên, đánh giá hoạt động ngoài giờ của giáo viên, quản lý về thực hiện đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc nghiên cứu các vấn đề nêu trên có những nội dung đề cập đến đánh giá giáo viên dưới nhiều góc độ khác nhau chứ chưa đề cập sâu đến quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

Luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về “Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương” của tác giả Đặng Văn Giao, năm 2013. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất một số biện pháp cụ thể, tính khả thi cao để quản lý quy trình ĐG GV mầm non theo CNN. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV mầm non.

Đề tài luận văn thạc sĩ Quản trị nhân lực của Trường Đại học Lao động – Xã hội “Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tài trường Đại học Y tế cộng đồng” của tác giả Bùi Huy Hiệp, năm 2015: Kết quả luận văn chỉ đề xuất giải pháp hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại Trường Đại học Y tế cộng đồng.

Đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục Trường Đại học Quốc gia Hà Nội “Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

ở Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà; đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục Trường

Đại học Quốc gia Hà Nội “Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại huyện Điện Biên Đông – tỉnh Điện Biên” của tác giải Nguyễn

Văn Thắng: Cả hai luận văn chỉ tập trung vào việc đề xuất giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV theo CNN ở trường Trung học cơ sở.

Đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục Trường Đại học Quốc gia Hà Nội “Quản lý giáo viên Trường Trung học cơ sở Uy Nỗ, Huyện Đông Anh,

Thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp” của tác giả Vương Anh Hạnh; Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục Trường Đại học Quốc gia Hà Nội “Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung học phổ thông huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên theo chuẩn nghề nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Hòa: Cả hai luận văn cùng đề cập đến vấn đề quản lý để phát triển đội ngũ GV theo các tiêu chuẩn của CNN chứ không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề quản lý ĐG GV theo CNN.

Nguyễn Trí cho rằng “xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn trình độ đào tạo sang xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp đang là yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Đặng Huỳnh Mai cho rằng: “Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là cách nhìn mới trong quản lý giáo dục ở nước ta, là xu hướng chung của các nước trên thế giới [21].

Qua các công trình khoa học đã công bố cho thấy các nghiên cứu về đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá thực hiện nhiệm vụ, quản lý phát triển đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp. Đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về “Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp”. Ngoài ra quy định về ĐG CNN giáo viên tiểu học đã được Bộ GD&ĐT ban hành CNN GV phổ thông [07]. Đề tài nghiên cứu này sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương trong công tác quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp theo hướng tiếp cận nội dung quản lý nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý đánh giá giáo

viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp (các khái niệm; mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức thực hiện đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp,..).

Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp.

Đề xuất biện pháp quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp, khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến

Tre theo chuẩn nghề nghiệp.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp.

4.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu trên 25 trường tiểu học công lập huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

4.2.3. Giới hạn chủ thể nghiên cứu: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

4.2.4. Khách thể nghiên cứu: Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

4.2.5. Khách thể khảo sát: Để thực hiện luận văn này, tôi tiến hành khảo sát trên các khách thể là lãnh đạo, chuyên viên của Phòng GD&ĐT huyện Giồng Trôm; HT và Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và GV các trường TH trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện Giồng Trôm. Tổng số 164 người, cụ thể như sau (lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT: 04 người; HT các trường TH: 25 người/25 trường; Phó Hiệu trưởng các trường TH: 15 người/15 trường; Tổ trưởng chuyên môn các trường TH: 20 người/10 trường; GV: 100 người/10 trường).

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Nguyên tắc hoạt động: Khi nghiên cứu quản lý đánh giá giáo viên các

trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo CNN cần nghiên cứu về hoạt động quản lý của lãnh đạo, CBQL về đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN các trường tiểu học công lập để hiểu rõ biện pháp quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN.

Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN chịu tác động của nhiều yếu tố: khách quan và chủ quan. Vì vậy trong luận văn này, quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo CNN được xem như là kết quả tác động của nhiều yếu tố: trực tiếp, gián tiếp, tác động nhiều, tác động ít,…

Nguyên tắc phát triển: Nghiên cứu về quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo CNN là phải nghiên cứu sự vận động, biến đổi, tương tác qua lại giữa toàn bộ các hoạt động trong quá trình quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN. Qua đó, ta thấy được sự vận động, phát triển, biến đổi của quản lý các hoạt động ở thời gian quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai của sự phát triển.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi

5.2.1.1. Mục đích của phương pháp: Nhằm thu thập kết quả nghiên cứu để phân tích thực trạng quản lý ĐG GV các trường TH huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo CNN cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này.

5.2.1.2. Nội dung của phương pháp: Đề tài luận văn được xây dựng 06 phiếu điều tra bằng bảng hỏi để nghiên cứu thực trạng quản lý đánh giá GV các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo CNN cũng như thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này.

(1) Phiếu điều tra số 1: Thu thập thông tin cá nhân của các đối tượng khảo sát.

(2) Phiếu điều tra số 2: Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

(3) Phiếu điều tra số 3: Thực trạng thực hiện nội dung, tiêu chí và hình thức

đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

(4) Phiếu điều tra số 4: Thực trạng thực hiện phương pháp và quy trình đánh

giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

(5) Phiếu điều tra số 5: Thực trạng về lực lượng tham gia đánh giá giáo viên

tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

(6) Phiếu điều tra số 6: Thực trạng việc sử dụng kết quả đánh giá giáo viên

tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

5.5.1.3. Cách thức thực hiện: Tiến hành phát phiếu điều tra bằng bảng hỏi trên

tổng số khách thể điều tra là 164 CBQL và GVTH của 25 trường TH huyện Giồng

Trôm. Mỗi khách thể trả lời độc lập các phiếu điều tra, trước khi trả lời, các khách thể

được hướng dẫn để hiểu mục đích và yêu cầu trả lời ở các nội dung của phiếu.

5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

5.2.2.1. Mục đích của phương pháp: Sử dụng để phỏng vấn sâu, tìm hiểu tường minh, sâu sắc hơn những quan điểm của CBQL, giáo viên tiểu học về thực trạng quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.

5.2.2.2. Nội dung sử dụng phương pháp: Đưa ra các câu hỏi để đối tượng được phỏng vấn trình bày quan điểm cá nhân về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, PP, quy trình và lực lượng đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN; việc quản lý sử dụng kết quả đánh giá. Qua đó giúp người nghiên cứu phân tích sâu hơn, chi tiết hơn các ý kiến và quan điểm của khách thể nghiên cứu nhằm lý giải rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng.

5.2.2.3. Cách thức thực hiện: Tiến hành phỏng vấn sâu số lượng 15 người

(lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT: 04 người; HT các trường TH: 10 người;

Phó HT các trường TH: 5 người; tổ trưởng chuyên môn các trường TH: 5 người;

GV: 10 người).

5.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

5.2.3.1. Mục đích sử dụng phương pháp: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu đảm bảo chính xác và độ tin cậy cao.

5.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện: Dùng các công thức toán học thống kê để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và các nhận xét, đánh giá khoa học. Trong luận văn này, tôi sẽ chủ yếu sử dụng công thức toán học để tính tổng số, tính tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình của các số liệu thu thập về thực trạng đội ngũ CBQL, GVTH và các số liệu thu thập của các phiếu khảo sát.

5.2.4. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

5.2.4.1. Mục đích sử dụng phương pháp: luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu này nhằm mục đích tổng hợp, phân tích tài liệu và các văn bản có liên quan đến công tác quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN.

5.2.4.2. Nội dung sử dụng phương pháp: phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN (quản lý về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình, lực lượng và sử dụng kết quả đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN).

5.2.4.3. Cách thức thực hiện phương pháp: Tìm đọc và tổng hợp các tài liệu, văn bản liên quan đến quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này. Từ đó phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các vấn đề có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài luận văn.

5.2.5. Phương pháp quan sát

5.2.5.1. Mục đích sử dụng phương pháp: làm cơ sở đối chiếu với các thông tin, số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

5.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện: Tập trung quan sát toàn bộ quá trình từ công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tổng kết đánh giá của Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường tiểu học đối với công tác quản lý đánh giá giáo viên theo CNN.
5.2.6. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

5.2.6.1. Mục đích sử dụng phương pháp: tham khảo ý kiến của lãnh đạo, các nhà QLGD và các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác QLGD tiểu học.

5.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện: Xin ý kiến của các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, HT, Phó HT, GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy các trường, để có thêm những thông tin một cách đầy đủ, chính xác, tin cậy đảm bảo tính khách quan cho kết quả nghiên cứu. Đặc biệt xin ý kiến đóng góp cho những đề xuất các biện pháp, nhằm đề ra những biện pháp tối ưu cho công tác quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN.

5.2.7. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

5.2.7.1. Mục đích của phương pháp: Lấy ý kiến của các nhà quản lý, GVTH có kinh nghiệm để xác định tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

5.2.7.2. Nội dung của phương pháp: Tìm hiểu, nghiên cứu, tổng kết quản lý đội ngũ GV, đánh giá GV rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN.

5.2.7.3. Cách thức thực hiện: Xem xét tất cả các văn bản chỉ đạo, báo cáo về đánh giá giáo viên tiểu học theo CNN của Phòng GD&ĐT; hồ sơ tổ chức thực hiện đánh giá chuẩn giáo viên của các trường tiểu học; những hạn chế của hoạt động này.

Các phương pháp nêu trên được sử dụng với mục đích khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đánh giá GV các trường TH huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo CNN; đồng thời kiểm chứng mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo CNN mà luận văn đề xuất.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận về công tác

quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học theo CNN. Trên cơ sở này sẽ góp phần hoàn thiện thêm về mặt lý luận trong công tác quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học theo CNN.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá đúng thực trạng quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học theo CNN (những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân). Từ đó đề xuất các biện pháp thực hiện tốt công tác quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo CNN.

Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cho các nhà quản lý (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, HT các trường TH) tham khảo để vận dung trong công tác quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học theo CNN.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp.

Chương 2: Thực trạng quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp.

Chương 3: Biện pháp quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN

TIỂU HỌC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 10

1.1. Lý luận về quản lý 10

1.2. Đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 14

1.3. Nội dung đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 16

1.4. Quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp 21

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá giáo viên tiểu học theo chuẩn

nghề nghiệp 27

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CÁC

TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE THEO

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 32

2.1. Một số nét về tình hình kinh tế – xã hội – giáo dục huyện Giồng Trôm, tỉnh

Bến Tre 32

2.2. Thực trạng đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh

Bến Tre 40

2.3. Thực trạng quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng

Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp 42

2.4. Nhận xét chung về thực trạng quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu

học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp 56

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN CÁC

TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE THEO

CHUẨN NGHỀ NGHIỆP 59

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 59

3.2. Biện pháp quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng

Trôm, tỉnh Bến Tre 61

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 67

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 67

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71

XEM BẢN ĐỦ LUẬN VĂN “Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp” TẠI ĐÂY:

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các […]

Tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]

Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]

Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]

Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]

Bài viết liên quan
Luận văn Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài […]

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Quế Lâm – tỉnh Phú Thọ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Quế Lâm – tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Quản lý giáo dục chính trị cho cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất, Bộ Quốc phòng

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý giáo dục chính trị cho cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất, Bộ Quốc phòng cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]

Luận văn Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]

Luận văn Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status