x
Trang chủ » Luận văn Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Luận văn Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục – Bảng giá 2024

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển

giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục (QLGD), phát triển đội ngũ giáo viên (ĐNGV) và cán bộ QLGD là khâu then chốt” (Dẫn theo Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020)[31, tr.01].

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã coi phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là giải pháp then chốt trong 8 giải pháp phát triển giáo dục: “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ QLGD”[31, tr.11]. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 cũng đã định hướng: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”)[31, tr.01]. Nguồn nhân lực trong nhà trường chính là đội ngũ cán bộ, viên chức, đây là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.

Lực lượng cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có ĐNHT với tư cách là người đứng đầu nhà trường, được xem là lực lượng tiên phong dẫn dắt sự nghiệp giáo dục

– đào tạo, là nhân tố quyết định sự phát triển giáo dục – đào tạo, biến chủ trương và mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước thành hiện thực. Hiệu trưởng có vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường, hoạt động của hiệu trưởng có vai trò trực tiếp quyết định đến sự thành công của nhà trường. Đặc biệt trong giai đoạn phát triển hiện nay, hiệu trưởng không chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý vi mô với tư cách là chủ thể quản lý một đơn vị sự nghiệp cụ thể, một tập thể sư phạm, một nguồn lực kinh tế – văn hóa cụ thể mà còn thực hiện nhiệm vụ quản lý vĩ mô như quản lý thực hiện chương trình giáo dục, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn áp dụng trong cả nước. Do vậy muốn phát triển giáo dục – đào tạo, điều quan trọng đầu tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và ĐNHT nói riêng là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài.

Tiểu học là bậc học có ý nghĩa rất quan trọng, trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. ĐNHT trường Tiểu học là những người quyết định đến sự phát triển của nhà trường. Do đó, họ cần phải hội tụ được được đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý để thực hiện mục tiêu của giáo dục Tiểu học. Vì vậy, xây dựng và phát triển ĐNHT các trường Tiểu học có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, nhiệt tình, mẫu mực, năng động, sáng tạo, tổ chức tốt các hoạt động là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, là nền tảng cho chiến lược phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong những năm qua, luôn được Đảng và nhà nước quan tâm đúng mức. Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Nông đã đạt được những thành tựu quan trọng, trong đó có sự đóng góp của ngành giáo dục – đào tạo huyện Đắk R’Lấp. Với vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ được quy định, cùng với những đặc điểm riêng của địa bàn, ĐNHT ở các trường Tiểu học huyện Đắk R’Lấp

– Đắk Nông đã có nhiều nỗ lực để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo huyện Đắk R’Lấp – Đắk Nông trong quá trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn thách thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, còn bất cập; năng lực quản lý của một số hiệu trưởng trường Tiểu học còn hạn chế, chưa ý thức được một cách đầy đủ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của người hiệu trưởng trong giai đoạn hiện nay. Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa ngành giáo dục và các ngành hữu quan còn bộc lộ những bất cập, chưa tạo được sự chủ động trong quản lý, điều hành. Một số hiệu trưởng còn thiếu chủ động trong suy nghĩ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ mới. Các cấp quản lý đã nhận thức được vai trò, vị trí của hiệu trưởng trường Tiểu học nhưng các biện pháp phát triển và quản lý ĐNHT chưa thật chặt chẽ, khoa học. Việc bố trí hiệu trưởng còn mang tính chủ quan, cảm tính, chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá các hoạt động của hiệu trưởng chưa thật cụ thể… Những nguyên nhân trên làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo hiện nay…

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực” để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Phát triển ĐNHT là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục hiện nay. Có nhiều dự án, công trình nghiên cứu khoa học, luận bàn về công tác phát triển nguồn nhân lực, các chuyên gia tập trung nhiều về nghiên cứu những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục, đổi mới chương trình, mục tiêu, phương pháp giảng dạy, quản lý nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, trong đó có những nội dung đề cập đến việc phát triển ĐNHT dưới nhiều góc độ của các cấp học, ngành học khác nhau.

2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông

Quản lý, phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xã hội và giáo dục, nên có rất nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về vấn đề này.

Ở những năm 1980, nhà xã hội học người Mỹ Leonard Nadle đã đưa ra sơ đồ quản lý nguồn nhân lực, diễn tả mối quan hệ và các nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực. Theo Leonard Nadle quản lý nguồn nhân lực gồm có ba nguồn nhân lực chính là: Phát triển nguồn nhân lực (gồm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, nghiên cứu, phục vụ); sử dụng nguồn nhân lực (gồm tuyển dụng, sàng lọc, bố trí); Môi trường nguồn nhân lực (gồm mở rộng chủng loại làm việc, mở rộng quy mô làm việc, phát triển tổ chức)[19].

Mạc Văn Trang đã nêu lên yêu cầu quản lý nhân sự và quản lý nhân lực. Ông cho rằng quản lý nhân lực là một khái niệm hoàn toàn mới: Coi con người là một nguồn lực, một nguồn vốn cần được đầu tư, hỗ trợ phát triển. Đây là một nguồn lực đặc biệt có thể sinh lợi lớn và cũng có thể gây hại tùy thuộc vào việc đầu tư phát triển, quản lý … Ông đưa ra khái niệm về quản lý nhân sự trong giáo dục và đào tạo. “Quản lý nhân lực là hoạt động của chủ thể quản lý gồm tuyển chọn, sử dụng, duy trì, động viên, phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên, công nhân viên làm việc hiệu quả, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức giáo dục và đào tạo, đồng thời cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của họ ngày càng một tốt hơn”[24]. Ông đã phân tích những đặc trưng của lao động sư phạm và vai trò quản lý nhân lực; Ông cho rằng quản lý nhân lực trong giáo dục và đào tạo rất quan trọng, quan trọng hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác vì đây là lao động làm ra sản phẩm đặc biệt, vừa phải chặt chẽ, có khoa học, nhưng lại phải tôn trọng sự sáng tạo và nghệ thuật của người giáo viên.

Bùi văn Quân, Vũ Ngọc Cẩn đã đưa ra một số cách tiếp cận trong nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên[10]. Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo trong quản lý giáo dục, tác giả đã đưa ra những yêu cầu chung về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phải chú ý đến các yêu cầu: đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Tác giải phân tích các chức năng quản lý trong phát triển đội ngũ giáo viên[09].

Lê Khánh Tuấn trong các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tác giả đã xác định giáo viên là yếu tố cơ bản, là “tế bào” của đội ngũ. Tác giả đặt ra yêu cầu đối với người giáo viên là phải được chuẩn hóa, hiện đại hóa để đạt các tiêu chuẩn về cá nhân. Trong phát triển đội ngũ phải đảm bảo tính xã hội hóa, cần phải có sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; đồng thời phải đảm bảo tính dân chủ hóa để phát huy trí tuệ của mỗi cá nhân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự tu dưỡng để phát triển cá nhân[21].

Một số tác phẩm, giáo trình trong đó có đề cập đến nội dung quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như: Trần Kiểm (2010). Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo (2006). Quản lý giáo dục[09]; Trần Kiểm (2012). Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục[33].

Các công trình nghiên cứu trên là cẩm nang cho các nhà quản lý giáo dục các cấp trong lý luận cũng như trong thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Trong các tác phẩm nghiên cứu đó, các tác giả đã đề cập đến vai trò của đội ngũ nhà giáo, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đưa ra một số giải pháp để quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

2.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Tiểu học.

Nguyễn Trí cho rằng xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên Tiểu học theo chuẩn trình độ đào tạo sang xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên Tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp đang là nhu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Đặng Huỳnh Mai trong một số vấn đề về đổi mới quản lý giáo dục Tiểu học vì sự phát triển bền vững, đã cho rằng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là cách nhìn mới trong quản lý giáo dục ở nước ta, là xu hướng chung của các nước trên thế giới[16].

Một số tác giả của các luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học quản lý giáo dục đã nghiên cứu đến nội dung quản lý, phát triển cán bộ quản lý trường Tiểu học , phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học. Cụ thể như:

Đề tài “Phát triển ĐNHT trường Tiểu học huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 – 2020” của tác giả Đỗ Thị Kim Huệ (2014).

Đề tài “Phát triển ĐNHT trường Tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020” của tác giả Nguyễn Đức Thành (2015)

Đề tài “Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học tỉnh Sơn La đến năm 2020” của tác giả Đỗ Minh Liên (2009).

Đề tài “Biện pháp phát triển ĐNHT trường Tiểu học huyện Mường La, tỉnh Sơn La đến năm 2020” của tác giả Đặng Trung Dũng (2012).

Đề tài “Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học thành phố Đà Lạt” của tác giả Nguyễn Hải Điệp (2009).

Đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học ở huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” của tác giả Nguyễn Thúy Hường (2008).

Đề tài “Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Quế Võ đến năm 2010” của tác giả Dư Văn Lễ (2005).

Đề tài “Phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010” của tác giả Nguyễn Quang Vũ (2006).

Qua các công trình khoa học đã công bố cho thấy các nghiên cứu về đội ngũ giáo viên, đội ngũ CBQL, ĐNHT được triển khai ở nhiều bình diện khác nhau. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, đội ngũ CBQL, ĐNHT trường Tiểu học. Đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển ĐNHT trường Tiểu học ở huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Đề tài luận văn này sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương trong công tác phát triển ĐNHT trường Tiểu học ở huyện Đắk R’Lấp theo hướng tiếp cận quản lý nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng phát triển ĐNHT các

trường Tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển ĐNHT các trường Tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển ĐNHT các trường Tiểu học theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực.

– Phân tích đánh giá thực trạng ĐNHT các trường Tiểu học và thực trạng biện pháp phát triển ĐNHT các trường Tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực.

– Đề xuất các biện pháp phát triển ĐNHT trường Tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông và khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển ĐNHT các trường Tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

– Nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu biện pháp phát triển ĐNHT các trường Tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực bao gồm các nội dung: Quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm; đào tạo bồi dưỡng; đánh giá và tạo môi trường làm việc cho ĐNHT.

– Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu trên 24 trường Tiểu học công lập huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.

– Giới hạn khách thể nghiên cứu:

Đề tài lấy ý kiến khảo sát tổng số: 147 người. Trong đó:

Lãnh đạo, cán bộ phòng Nội vụ, Phòng GD và ĐT huyện: 04 người

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học: 53 người

Giáo viên các trường tiểu học trong huyện: 90 người.

– Giới hạn chủ thể nghiên cứu: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Tiếp cận hệ thống: Bậc học Tiểu học là một bộ phận trong hệ thống giáo dục

quốc dân. Những vấn đề giáo dục Tiểu học được xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa giáo dục Tiểu học với các bộ phận của bậc học Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

ĐNHT trường Tiểu học là chủ thể của quá trình quản lý trường Tiểu học. Vì vậy, phát triển ĐNHT trường Tiểu học phải gắn liền với việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học: Đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp, đổi mới hình thức dạy học ở trường Tiểu học.

Công tác phát triển ĐNTH trường Tiểu học theo hướng tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cũng là một hệ thống gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều thành tố có quan hệ với nhau và có quan hệ với việc phát triển các hoạt động khác của giáo dục Tiểu học nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung.

Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực: Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực (Bao gồm: Quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm; đào tạo bồi dưỡng; đánh giá và tạo môi trường làm việc cho ĐNHT) sẽ là tiếp cận chính để xác định khung lý thuyết và nội dung phát triển ĐNHTTH; các hoạt động chính của QLNNL vừa là tiền đề, vừa là phương thức hành động của các chủ thể quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Với cách tiếp cận này sẽ phát triển được ĐNHT trường Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tiếp cận chức năng quản lý: Các hoạt động quản lý ĐNHTTH huyện Đắk

R’Lấp, tỉnh Đắk Nông hướng tới nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả giáo dục

Tiểu học ở huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông hiện nay.

5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu: Nghiên cứu các các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt là đổi mới chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, về phát triển và quản lý ĐNHTTH; phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, những tư liệu, tài liệu lý luận về quản lý giáo dục, phát triển và quản lý ĐNHTTH để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trong các chuyên khảo, các bài báo khoa học, các tạp chí chuyên ngành… liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng ĐNHTTH, phát triển ĐNHTTH. Các đối tượng điều tra gồm CBQL Phòng GD&ĐT huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông; Hiệu trưởng, Hiệu phó và GV các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

Phương pháp quan sát: Quan sát, ghi chép những vấn đề liên quan đến ĐNHT nhằm mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng, nguyên nhân về thực trạng ĐNHTTH, phát triển ĐNHTTH và tìm hiểu quan điểm của các đối tượng được phỏng vấn về phát triển đội ngũ HTTH tại huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông.

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Xử lý kết quả điều tra, đánh giá chính xác kết quả nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận thực tiễn của luận văn

Luận văn sẽ có những đóng góp cơ bản về lý luận và thực tiễn như sau:

Về lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn và phong phú thêm những tri thức cơ bản về phát triển ĐNHT các trường Tiểu học theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực mà tác giả đã đề cập ở phần phạm vi nghiên cứu.

Về thực tiễn: Xác định thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển ĐNHT các trường Tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực. Đồng thời, luận văn kiến nghị những vấn đề về quản lý nhà nước đối với chính quyền các cấp và ngành Giáo dục về cơ chế, chính sách trong công tác phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển ĐNHT trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển ĐNHT các trường Tiểu học theo

tiếp cận quản lý nguồn nhân lực.

Chương 2: Thực trạng phát triển ĐNHT các trường Tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực.

Chương 3: Biện pháp phát triển ĐNHT các trường Tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU

TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ

NGUỒN NHÂN LỰC 9

1.1. Lý luận về đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học 9

1.2. Lý luận phát triển, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực giáo dục 12

1.3. Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Tiểu học theo tiếp cận quản lý nguồn

nhân lực 16

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường

Tiểu học theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực 25

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG

CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG 27

2.1. Khái quát về huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông 27

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 31

2.3. Thực trạng về đội ngũ Hiệu trưởng trường Tiểu học huyện Đắk R’Lấp –

Đắk Nông 32

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Tiểu học huyện Đắk

R’Lấp – Đắk Nông 40

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển đội ngũ hiệu trưởng các

trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn

nhân lực 51

2.6. Đánh giá chung thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học

huyện Đắk R’Lấp – Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực 54

Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG CÁC

TRƯỜNGTIỂU HỌC HUYỆN ĐẮK R’LẤP, TỈNH ĐẮK NÔNG THEO

TIẾP CẬN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC 58

3.1. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Đắk R’lấp, tỉnh

Đắk Nông 58

3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 59

3.3. Biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường Tiểu học huyện Đắk

R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực. 60

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 73

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

XEM BẢN ĐỦ LUẬN VĂN “Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực” TẠI ĐÂY:

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các […]

Tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]

Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]

Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]

Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]

Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]

Bài viết liên quan
Luận văn Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài […]

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Quế Lâm – tỉnh Phú Thọ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Quế Lâm – tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Quản lý giáo dục chính trị cho cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất, Bộ Quốc phòng

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý giáo dục chính trị cho cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất, Bộ Quốc phòng cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre theo chuẩn hiệu trưởng cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]

Luận văn Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status