Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ luật kinh tế – Bảng giá 2024
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại hội IX năm 2001, nước ta đã có sự chuyển mình mạnh từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế nền kinh tế thị trường với mục tiêu “Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”. Cũng từ đây, quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ với một bên là tiêu dùng để phục vụ cho sinh hoạt, chi phí cá nhân, gia đình và tổ chức đã được xác lập. Nhất là khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba với sự xuất hiện và phổ cập rộng rãi của Internet, những ứng dụng đầu tiên về TMĐT đã xuất hiện tại Việt Nam.
Thời gian gần đây, TMĐT phát triển đáng kể, cả về hình thức lẫn tính ứng dụng và dần trở thành kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ hiện đại với nhiều tiện ích, là sự ưu tiên của nhiều NTD. Hoạt động TMĐT tại Việt Nam hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng cao từ sau đại dịch COVID 19. Theo Cục TMĐT&KTS, tốc độ năm 2021 là 16% , còn năm 2020 với doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD1, đến năm 2022, con số này đã tăng lên 20% và 16,4 tỷ USD2. Về mặt pháp lý, các quy định đầu tiên cho hoạt động TMĐT đã được xây dựng từ năm 2013 với Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã đánh dấu sự trỗi dậy của TMĐT, là đòn bẩy bật nhanh sự dịch chuyển trong hành vi mua sắm của NTD từ các kênh truyền thống sang trực tuyến. Tuy nhiên, việc này đôi khi vượt qua sự giám sát quản lý của cơ quan chức năng, khiến cho NTD bị thiệt hại trước những hành vi bán hàng kém chất lượng, thậm chí khách hàng trả tiền trước mà không được giao hàng3.
- Cục TMĐT&KTS (2022), “TMĐT Việt Nam 2022”.
- Cục TMĐT&KTS (2022), “Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023”.
Tạp chí điện tử Quản lý Thị trường (2022), “Bảo vệ quyền lợi NTD trong bối cảnh TMĐT bùng nổ”.
Theo báo cáo chỉ số TMĐT EIB 2022 của Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM): “Lĩnh vực TMĐT tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh và ổn định. Ước tính năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD.4“, chỉ số giao dịch TMĐT trung bình của các địa phương trong năm 2022 là 20.4 điểm, tăng hơn 2.4 lần năm 2021 là 8.5 điểm5. Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của TMĐT, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng được bán tràn lan trên các nền tảng thương mại trực tuyến đang có dấu hiệu gia tăng. Năm 2021, lực lượng quản lý thị trường và Cục TMĐT&KTS đã kiểm tra hơn 3.000 vụ lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng lậu, xử phạt với số tiền hơn 20 tỷ đồng. Các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đã yêu cầu các nền tảng TMĐT rà soát và gỡ bỏ gần 14.000 sản phẩm, thiết bị hỗ trợ điều trị COVID-19… có dấu hiệu vi phạm trên gần 4.300 gian hàng6.
Hình 1: Tỷ lệ chấp nhận Cyberlaw ở các nước chậm phát triển, đang phát triển và phát triển trong năm 2021 (%)
The Global Cyberlaw Tracker7 đã cung cấp tổng quan về tình hình pháp luật TMĐT trong bốn lĩnh vực pháp lý cần thiết để tăng niềm tin của người dùng trực tuyến bao gồm: giao dịch điện tử, bảo vệ NTD, bảo vệ quyền riêng tư và tội phạm công nghệ cao. Theo Hình 1, tại các nước phát triển, các đạo luật luôn được áp dụng với tỷ lệ cao, ngược lại, tỷ lệ đó ở các nước đang và kém phát triển vẫn khá thấp. Thêm vào đó, trong 4 lĩnh vực pháp lý kể trên, bảo vệ NTD vẫn chưa được chú ý đến nhiều tại tất cả các quốc gia tham gia trong khảo sát so với 3 lĩnh vực pháp lý còn lại.8.
Tại Khoản 1 Điều 3 BLDS 2015 có quy định “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản“, được áp dụng đối với tất cả chủ thể của quan hệ dân sự, và việc xác lập một quan hệ mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT cũng được coi là một quan hệ dân sự với các chủ thể chính là người bán và người mua. Trên thực tế, khi NTD lựa chọn mua bán hàng hóa trên các sàn TMĐT càng nhiều thì quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể ngày càng có xu hướng bất bình đẳng hóa, cụ thể là xâm phạm quyền lợi NTD. Hiện nay, NTD là nhóm chủ thể chính tham gia mua bán hàng hóa trên các sàn TMĐT, nhưng vẫn luôn được xem là nhóm chủ thể yếu thế, cần được bảo vệ quyền lợi nhiều hơn.
Năm 2005, Nhà nước ban hành ba luật có tính chất nền tảng pháp lý cho TMĐT, gồm Luật Thương mại, BLDS và Luật Giao dịch điện tử. Việc bảo vệ NTD trên không gian mạng cũng được pháp luật quy định cụ thể tại Luật BVQLNTD năm 2010; Nghị định số 99/2011/NĐ-CP; Nghị định số 52/2013/NĐ-CP; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP; Nghị định số 124/2015/NĐ-CP. Ngày 25 tháng 9 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP chính thức có hiệu lực vào năm 2022, với nhiều quy định mới về quản lý hoạt động TMĐT. Khung pháp lý cho hoạt động TMĐT ngày
- Bản đồ thế giới về Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của công dân.
- UNCTAD (2021), “E-commerce and Digital Economy Programme-Year in Review 2021”. càng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của TMĐT, góp phần tạo dựng niềm tin cho NTD cũng như đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước.
Hệ thống quy phạm pháp luật về BVQLNTD khi mua bán trên sàn TMĐT vẫn chưa được quy định cụ thể. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho NTD trong mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT, các cơ quan chức năng cần triển khai đồng bộ các giải pháp kịp thời nhằm gia tăng hiệu quả của công cụ pháp lý. Ngoài ra, cần thiết sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc nghiên cứu, bổ sung và đổi mới các quy định cũng như các chế tài cho những hành vi xâm phạm về quyền lợi NTD khi mua bán hàng hóa trên các sàn TMĐT.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc BVQLNTD trong thời kỳ TMĐT phát triển như hiện nay, đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử” ra đời với mong muốn sẽ làm dày thêm tư liệu cho tập nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam.
- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là rõ thêm lý luận pháp luật cũng như thực trạng vi phạm về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát kể trên, luận văn cần giải quyết được các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, nghiên cứu nhằm làm rõ một số định nghĩa liên quan đến vấn đề BVQLNTD và pháp luật BVQLNTD khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam.
Hai là, thực trạng vi phạm pháp luật về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ba là, xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam với góc nhìn học hỏi từ hệ thống pháp luật của một số quốc gia về vấn đề này.
- CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu sẽ được làm rõ thông qua các câu hỏi sau:
Thứ nhất, các lý luận nào liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD và pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam?
Thứ hai, thực trạng vi phạm và pháp luật về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Thứ ba, có đề xuất nào về phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam?
- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận, khung pháp lý và một số vi phạm về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam; Các quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Pháp luật về BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT là một vấn đề sâu và rộng, trong phạm vi một luận văn không để bao gồm hết. Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu khái quát về BVQLNTD trong giao dịch trên sàn TMĐT, khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả nghiên cứu về luật pháp có liên quan đến chủ đề này của một số nước như Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Về không gian và thời gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi cả nước và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của các quốc gia như Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nghiên cứu nghiên cứu vấn đề BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT từ thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực, cùng một số văn bản quy phạm pháp luật khác về vấn đề này được ban hành cho đến nay.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn ứng dụng nhiều loại hình phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp phân tích, tổng hợp và luật học so sánh là phương pháp được sử dụng nhiều nhất.
Phương pháp hệ thống, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm, tổng hợp các văn bản, các quy định có liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích các quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT theo pháp luật hiện hành.
Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này được áp dụng nhằm giúp bài viết có cái nhìn bao quát về vấn đề nghiên cứu các hệ thống pháp luật giữa Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.
Phương pháp quy nạp: Dùng để khái quát, kết luận lại những vấn đề đã được trình bày, từ đó đưa ra một kết luận cụ thể.
- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT. Đồng thời, phân tích, đánh giá thực tiễn pháp luật Việt nam hiện hành liên quan đến vấn đề này; Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT từ các nước Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVQLNTD khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam.
- ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học các vấn đề lý luận của pháp luật về Bảo vệ NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT, luận văn sẽ phần nào đem đến những đóng góp mới trên cả phương diện lý luận và thực tiễn:
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm tường minh hơn một số lý luận về NTD, về TMĐT và sàn TMĐT, về giao kết hợp đồng khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT, về bảo vệ NTD khi mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT. Đồng thời, trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận tương tự của pháp luật Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc tác giả đúc kết bài học kinh nghiệm có ích cho việc điều chỉnh pháp luật đối với bảo vệ NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam.
- Về thực tiễn: Luận văn đã làm rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên cơ sở nghiên cứu khung pháp lý về bảo vệ NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp luật, chính sách về bảo đảm bảo vệ NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể có giá trị tham khảo, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD của các tổ chức, cá nhân, các chủ thể có liên quan đang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT. Đối với lĩnh vực lập pháp, mong rằng luận văn có thể có những bổ sung hữu ích cho tập tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề BVQLNTD trong giao dịch TMĐT là một tiêu điểm thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả trong nước và cả quốc tế. Một số tác giả đã nghiên cứu về pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD từ nhiều góc độ với quy mô nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số các nghiên cứu có liên quan trước đó hữu ích đối với bài nghiên cứu này.
8.1. Nghiên cứu nước ngoài
- Huong Ha và Ken Coghill (2007), bài viết “Online shoppers in Australia: dealing with problems” – “Giải quyết các vấn đề của NTD trực tuyến tại Úc”, dựa trên khảo sát đối với NTD ở Úc về mức độ nhận thức của họ về khung chính sách hiện hành để giải quyết vấn đề bảo vệ NTD trong mua sắm trực tuyến và hầu hết tất cả những người tham gia khảo sát đều không nhận thức được các vấn đề sau: (i) tổ chức nào tham gia vào việc bảo vệ NTD trong TMĐT; (ii) các quy định và hướng dẫn của CP; (iii) các quy tắc ứng xử của ngành TMĐT; (iv) các phương pháp tự điều chỉnh được riêng doanh nghiệp áp dụng; (v) các hoạt động của hiệp hội NTD để bảo vệ NTD trên thị trường trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng hầu hết những NTD hiểu rõ quy trình sẽ tìm cách giải quyết trực tiếp với các nhà bán lẻ nếu họ không hài lòng với việc mua hàng trực tuyến của mình. Ngoài ra, những người đã từng gặp sự cố khi mua sắm trực tuyến có nhiều khả năng tiếp tục mua hàng qua Internet hơn những người không gặp bất kỳ sự cố nào. Điều này cho thấy rằng những lợi ích mà TMĐT mang lại lớn hơn những rủi ro liên quan đến nó.
- Geraint Howells và các cộng sự (2018) với Sách “Comparative Consumer Sales Law” – “So sánh Luật NTD” gồm chín chương nghiên cứu về luật cho NTD của các quốc gia và khu vực như: Úc, Liên minh Châu Âu, Đức, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam … Tác phẩm cung cấp một góc nhìn tổng quan về thực trạng của pháp luật bảo vệ NTD ở một số quốc gia trên thế giới theo từng chương. Ngoài ra, nội dung sách còn so sánh việc áp dụng các quy tắc tài phán của các quốc gia được nghiên cứu trong hai trường hợp phổ biến: (i) Tình huống quen thuộc khi mua bán xe với các vấn đề khác nhau; (ii) Một hiện tượng gần đây – nội dung số. Mục tiêu là để xác định liệu những khác biệt trong việc thiết kế ra khung pháp lý về bảo vệ NTD giữa các nước khác nhau, có thể mang lại những kết quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể, hay là một kết quả đồng nhất bất kể sự khác biệt của các khung pháp lý được đề cập.
- Kananke Chinthaka Liyanage (2013) với bài viết “The Regulation of Online Dispute Resolution: Effectiveness of Online Consumer Protection Guidelines” – “Quy định về giải quyết tranh chấp trực tuyến: Hiệu quả của các nguyên tắc bảo vệ NTD trực tuyến”, cho thấy sự cần thiết của các quy phạm pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến ODR (online dispute resolution), bài viết đã phác họa ra các cách tiếp cận quy định đối với ODR được CP thông qua trong Hướng dẫn Bảo vệ NTD trong Bối cảnh TMĐT do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế phát triển năm 1999 và Úc Hướng dẫn cho TMĐT năm 2006. Ngoài ra, bài viết cũng tiếp cận một cách mở rộng về việc áp dụng trọng tài trực tuyến dùng để giải quyết các tranh chấp về TMĐT xuyên biên giới.
- Helmut Koziol, et al. (2017), đã xuất bản quyển sách “Product Liability : Fundamental Questions in a Comparative Perspective” – “Trách nhiệm sản phẩm: So sánh những vấn đề cơ bản”, quyển sách như một báo cáo nhằm xem xét các vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm của các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nga, Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu, Châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Macao. Kết quả của sự kiểm định cho rằng trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt áp đặt hoàn toàn cho nhà sản xuất là trái với nguyên tắc cơ bản về đối xử bình đẳng. Khi quy định trách nhiệm sản phẩm, cần phải xem xét tất cả các bên tham gia, và phải chịu trách nhiệm liên đới khi đó là sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt.
- Howells, G., Micklitz, H., Durovic, M., & Janssen, A. (Eds.). (2022) đã xuất bản tuyển tập “Consumer Protection in Asia” – “Bào vệ NTD trong khu vực Châu Á”. Tuyển tập này cung cấp một cái nhìn sâu vào các chế định bảo vệ NTD ở các nước châu Á lục địa, đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á. Sau khi phân tích hệ thống pháp luật về NTD của các nước, nhóm tác giả kết luận rằng tất cả các khu vực pháp lý được phân tích đã hình thành luật NTD. Hệ thống luật đã điều chỉnh số lượng lớn và các loại quan hệ giữa doanh nghiệp với NTD, có một số điểm tương đồng và một số đặc thù quốc gia. Trong khi mức độ bảo vệ NTD và sự thành công của nó trong thực tế có sự khác biệt lớn trong việc áp dụng luật. Bên cạnh các báo cáo, cuốn sách cũng đã cung cấp một nghiên cứu so sánh chung về các lĩnh vực quan trọng nhất của luật NTD cụ thể như quyền tiếp cận công lý của NTD, sự thích ứng của luật NTD trong thời đại kỹ thuật số, điều khoản không công bằng trong hợp đồng, …
8.2. Nghiên cứu trong nước
- Trần Văn Biên (2010), “Bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết hợp đồng điện tử qua Internet”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 20/2010 trang 29-33, đã làm rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật về BVQLNTD trong giao kết hợp đồng điện tử, đồng thời cũng nêu ra một số thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong vấn đề này. Từ đó, tác giả chỉ ra những nguyên tắc quan trọng cần phải quán triệt trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật BVQLNTD.
- (2) Phạm Phương Đông (2007), “Bảo đảm quyền của NTD ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”, viết về những thành tựu của việc Nhà nước đã có những điều chỉnh kịp thời trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thiết lập các cơ chế giám sát xã hội khác nhau từ cấp trung ương xuống địa phương để bảo vệ quyền lợi của NTD đảm bảo quyền lợi của NTD cũng được nâng lên một bước. Ngoài ra, còn viết về những vấn đề còn tồn đọng và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những điểm còn hạn chế. Tuy nhiên, bài viết đã ra đời rất lâu, từ trước khi Luật BVQLNTD ra đời (2010).
- Lương Văn Tuấn (2010), “Các nội dung cần chú trọng khi xây dựng Luật Bảo vệ NTD – 2010”, viết về các vấn đề cần phải làm rõ để xác định nội dung điều chỉnh của luật BVQLNTD bao gồm: Nhiệm vụ của luật, những vấn đề chung và nội dung mà luật này cần quan tâm điều chỉnh.
- TS Nguyễn Thanh Tuấn (2019), “Bảo vệ quyền của NTD trong điều kiện phát triển xã hội thông tin và TMĐT” về những vấn đề xã hội đối với quyền của NTD trong điều kiện thông tin mạng hiện nay. Từ đó, ông đề xuất ra những giải pháp nhằm bảo vệ quyền riêng tư và quyền lợi của NTD trong điều kiện thông tin mạng.
- TS. Nguyễn Thị Mơ (2015), “Cẩm nang pháp lý về hợp đồng điện tử”, NXB Lao động Xã hội. Cuốn sách làm rõ khung pháp lý, những vấn đề cần lưu ý khi giao kết hợp đồng điện tử. Hơn thế nữa, tác giả còn phân tích những vấn đề liên quan trong suốt vòng đời của loại hợp đồng này.
- Tổng cục quản lý thị trường (2022), “Bảo vệ quyền lợi NTD trong nền kinh tế kỹ thuật số” nói về sự tăng trưởng nhanh chóng của mô hình kinh tế dựa trên nền tảng trực tuyến đã đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ quyền lợi NTD trong khi các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn chưa kịp điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt, việc quy định các quyền và nghĩa vụ trong tam giác giữa nhà cung cấp, khách hàng và nhà khai thác nền tảng trực tuyến hiện đang còn được thảo luận và trình Quốc hội trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi NTD sửa đổi.
- Phan Thị Thanh Thủy (2021), “Trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt trong pháp luật bảo vệ NTD Hoa Kỳ: Một số gợi ý cho Việt Nam” về đề tài trách nghiệm sản phẩm nghiêm ngặt (Strictly product liability) là một loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất áp đặt lên thương nhân trong pháp luật bảo vệ NTD Hoa Kỳ, buộc các thương nhân phải bồi thường thiệt hại cho NTD khi bán sản phẩm lỗi ra thị trường. Bài viết tập trung vào phân tích các căn cứ xác định trách nhiệm sản phẩm thông qua một số án lệ điển hình, từ đó đưa ra một số gợi ý áp dụng về trách nhiệm sản phẩm để bảo vệ NTD tại Việt Nam.
- Nguyễn Thành Minh Chánh (2021), “Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong TMĐT tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 21 (445), tháng 11/2021, đã có cái nhìn tổng quan về phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến ORD (Online Dispute Resolution) và cũng đưa ra một số ưu, nhược điểm của phương thức này khi được áp dụng tại nước ta. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp thúc đẩy phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Việt Nam.
- Lê Hồng Thái (2023), Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD tài chính ở Việt Nam và một số quan điểm kiến nghị”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 13 năm 2022: Thông qua việc phân tích tính yếu thế, rủi ro cho NTD tài chính và thực trạng pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD tài chính, bài viết chỉ ra sự cần thiết trong việc hoàn thiện pháp luật ở lĩnh vực này và đưa ra một số quan điểm kiến nghị nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
- Đinh Hoài Nam, Phùng Thị Linh Vân, Cao Diệu Ánh (2022), “Pháp luật Việt Nam đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong TMĐT – thực tiễn và kiến nghị”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp in số tháng 5/2022: Nghiên cứu đưa ra được những thực trạng lỗ hổng trong pháp luật Việt Nam hiện nay trong việc ngăn chặn hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả qua TMĐT. Đồng thời, chỉ ra những khó khăn trong công tác quản lý cũng như định hướng cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý thị trường. Sau đó, công trình nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp trong việc hoàn thiện pháp luật và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng mà pháp luật hiện hành chưa giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật của các bên tham gia vào giao dịch mua bán hàng hóa qua TMĐT tại Việt Nam.
(11) Đinh Thị Hồng Trang (2020), “Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ NTD trong các giao dịch trên sàn giao dịch TMĐT”, Tạp chí Công thương tháng 2/2020, tập trung khái quát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn giao dịch TMĐT và chỉ ra một số vấn đề pháp lý về quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ và tiếp cận, sử dụng, bảo mật thông tin NTD trên các sàn giao dịch TMĐT tại Việt Nam.
(12) Nguyễn Tiến Đạt (2021), “Bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và quy định pháp luật về BVQLNTD trong TMĐT, qua đó tìm ra những bất cập, khó khăn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã khai thác một số khía cạnh của vấn đề bảo vệ NTD trên môi trường TMĐT. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tiếp thu và ghi nhận có chọn lọc từ các kết quả của các nghiên cứu và từ bước đệm đó, triển khai sâu sắc hơn về vấn đề bảo vệ NTD khi giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT cụ thể:
- Thứ nhất, tập hợp, phân tích, trình bày một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về, về khung pháp lý của việc BVQLNTD trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT tại Việt Nam.
- Thứ hai, phân tích, đánh giá về thực tiễn quy định pháp luật về BVQLNTD trong giao dịch trên sàn TMĐT và một số bất cập liên quan.
- Thứ ba, từ kinh nghiệm quốc tế của các nước Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật về BVQLTND trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn TMĐT.
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Một bài tiểu luận thành công thường sở hữu cấu trúc rõ ràng và hợp lý. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm điểm khởi đầu, hãy yên tâm, vì trong bài viết này, Luận văn 3C sẽ trình bày cho bạn về cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh […]
Bình chọn Ngành Trung Quốc học đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp và nghiên cứu. Điều này có lý do rõ ràng, khi mà văn hóa Trung Quốc ngày càng thấm nhuần vào đời sống Việt Nam qua nhiều hình thức phong phú. Thêm vào […]
Bình chọn Việc nghiên cứu và viết luận văn về Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật yêu cầu người thực hiện phải có nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng phân tích sâu sắc. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết bài luận của mình, hãy […]
Bình chọn Để hỗ trợ các bạn học viên tìm kiếm những đề tài mới mẻ và thú vị, Luận văn 3C đã biên soạn một danh sách các 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa, Những đề tài trong danh sách này được tổng hợp từ các trường đại học trên […]
Bình chọn Với 100 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi tìm kiếm chủ đề cho luận văn của mình. Chỉ cần chọn một đề tài phù hợp với sở thích, bạn đã có thể bắt tay ngay vào việc triển khai […]
Bình chọn Luận văn thạc sĩ Triết học là một tác phẩm yêu cầu người viết đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để thực hiện nghiên cứu. Việc lựa chọn đề tài phù hợp là rất quan trọng, cần thiết và nên được ưu tiên thực hiện ngay từ đầu. Luận văn […]
Bình chọn Chúng tôi hiểu rằng việc tìm kiếm một đề tài phù hợp cho bài luận văn thạc sĩ về Chủ nghĩa Xã hội Khoa học có thể là một thử thách lớn đối với các bạn học viên. Để giúp các bạn khởi động và hoàn thành công việc này, hôm nay, chúng […]
Bình chọn Các nghiên cứu thạc sĩ về Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước đang được các học viên rất quan tâm và có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy việc triển khai sẽ diễn ra như thế nào, và cần bao gồm những nội dung cũng như chủ đề gì? Nếu […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]
Bình chọn Một số khái quát về hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Một số khái quát […]