Luận văn Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng – từ thực tiễn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng – từ thực tiễn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng – từ thực tiễn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ luật kinh tế – Bảng giá 2024
1. Đặt vấn đề
Đối với nền kinh tế Việt Nam, hoạt động của các TCTD luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng khi là nguồn cung ứng vốn và là cầu nối cho các doanh nghiệp với thị trường. Với bản thân các TCTD, hoạt động cấp tín dụng là một hoạt động chính, thuộc về bản chất, đóng góp chủ yếu vào thu nhập của ngân hàng và cũng như phục vụ chính yếu cho nhu cầu phát triển kinh tế. Việc các cá nhân, tổ chức thế chấp QSDĐ vay vốn tại các tổ chức tín dụng hiện nay diễn ra khá thường xuyên và khi đó, các TCTD ngoài việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cá nhân, đánh giá mức độ khả thi của phương án… thì còn ưu tiên chọn tài sản bảo đảm là tài sản có giá trị lớn, có sự ổn định, lâu dài để hạn chế rủi ro trong cho vay. Do vậy, thế chấp QSDĐ đang là sự lựa chọn tối ưu nhằm bảo đảm cho khoản vay của khách hàng cũng như hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng.
Trên thực tế, do quy định của Luật Đất Đai còn nhiều vấn đề phức tạp, chưa được làm rõ, chi tiết và cụ thể về điều kiện quyền sử dụng đất thế chấp tại các TCTD cũng như mối quan hệ trong thế chấp QSDĐ giữa người sử dụng đất với TCTD. Trong đó có các trường hợp cá nhân, tổ chức kinh tế không thực hiện được quyền giao dịch bằng hình thức thế chấp QSDĐ do các cơ quan, tổ chức hữu quan không thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm. Mặc dù thế chấp QSDĐ không phải là vấn đề mới nhưng trong suốt quá trình nghiên cứu, áp dụng các quy định về thế chấp QSDĐ qua mỗi thời kỳ có thể thấy pháp luật luôn có những điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của xã hội, kinh tế. Tuy nhiên, mỗi hệ thống pháp luật đều có hạn chế và tồn tại nhất định, nhiều quy định còn chưa đồng nhất, chồng chéo dẫn đến có nhiều mâu thuẫn đã cản trở đến việc áp dụng các quy định về thế chấp QSDĐ tại các TCTD. Chủ thể của thế chấp QSDĐ, đối tượng của thế chấp QSDĐ, đặc biệt là pháp luật về thế chấp QSDĐ để vay vốn tại các TCTD còn thiếu những văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể như: điều kiện đối với tài sản thế chấp là QSDĐ; hình thức thế chấp QSDĐ; trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp QSDĐ; xử lý tài sản bảo đảm là QSDĐ … Vì vậy, để tạo cơ hội cho mọi đối tượng là cá nhân hay tổ chức có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng, Nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn về pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay tại các TCTD.
Từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng – Từ thực tiễn của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam tại Tp.HCM” để
thực hiện đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về
thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của các TCTD tại Việt Nam, phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của các TCTD nói chung và Agribank tại TP.HCM nói riêng, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của các TCTD hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận pháp luật về thế chấp QSDĐ như: Khái niệm, hình thức, vai trò, chủ thể, nội dung và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay tại các TCTD hiện nay.
Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay tại Agribank trong những năm qua và xác định những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về thế chấp QSDĐ tại các TCTD.
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt cho vay của các TCTD, nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay của Agribank tại Tp.HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Pháp luật hiện hành của nước ta quy định như thế nào về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay tại các tổ chức tín dụng?
2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay tại Agribank hiện nay diễn ra như thế nào?
3. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của Agribank tại Tp.HCM trong giai đoạn từ năm 2019 – 2023?
4. Những kiến nghị cụ thể nào để hoàn thiện các quy định pháp luật, góp phần tạo điều kiện cho thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay tại các tổ chức tín dụng nói chung và Agribank nói riêng?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
“Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu là các quy định thế chấp QSDĐ và pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay tại các TCTD hiện nay như các quy định trong Luật Đất Đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, BLDS năm 2015, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017….; Làm rõ những thực tiễn thực hiện pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay của Agribank tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 2019 – 2023.”
4.2. Phạm vi nghiên cứu
“Luận văn tập trung nghiên cứu những khía cạnh pháp lí về thế chấp QSDĐ của các tổ chức kinh tế trong hoạt động cho vay tại các TCTD. Luận văn không đề cập, nghiên cứu chủ thể là doanh nghiệp nhà nước và đối tượng thế chấp là tài sản thuộc vốn ngân sách nhà nước thế chấp tại các TCTD.
Về không gian: nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn thực hiện pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay của Agribank tại TP.HCM.”
Về thời gian: việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về thế chấp QSDĐ của Agribank trên địa bàn Tp.HCM trong giai đoạn 05 năm (từ năm 2019 – 2023).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn: “Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng – Từ thực tiễn của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam tại Tp.HCM”, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội, khoa học pháp lý như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và bình luận, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh về các quy định của pháp luật… Tác giả đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu phù hợp để đảm bảo hiệu của cao nhất, cụ thể như sau:
Phương pháp phân tích, bình luận: phương pháp này sử dụng nhằm mục đích làm rõ các vấn đề pháp lý, các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến các vấn đề lí luận của pháp luật thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay của các TCTD.
Phương pháp so sánh: phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm so sánh các quy định của pháp luật để tìm kiếm những điểm khác biệt, mâu thuẫn, chồng chéo từ đó tìm ra nguồn gốc, cốt lõi vấn đề, kết luận và đưa ra các kiến nghị, đề xuất phù hợp. Phương pháp này, giúp phát hiện những khuyết điểm của văn bản của pháp luật hay phát hiện những quy định cần đổi mới để phù hợp với sự thay đổi của xã hội, giúp đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này để thống kê, liệt kê, đưa ra các dẫn chứng về thực tế áp dụng pháp luật, các vấn đề về trình tự, thủ tục về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay của các TCTD
Phương pháp tổng hợp: Qua việc phân tích, đánh giá, bình luận, thống kê và so sánh các vấn đề lý luận tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích, đánh giá pháp luật, tác giả sẽ đưa ra những kết luận, nhận định cụ thể về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay của Agribank tại TP.HCM nhằm đưa ra các quan điểm hoàn thiện về pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay của các TCTD nói riêng cũng như của Agribank tại TP.HCM nói chung.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về lý luận, luận văn góp phần hệ thống cơ sở lý luận các quy định pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay tại các TCTD nhằm đưa đến một cái nhìn tổng quan, chi tiết và rõ ràng hơn.
Về thực tiễn, luận văn chỉ ra các vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay tại các TCTD; Bên cạnh đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay của các TCTD nói chung và Agribank nói riêng.
Ngoài ra, luận văn còn có thể xem như một nguồn tài liệu tham khảo cho đối tượng là học sinh, sinh viên chuyên ngành Luật, cũng như nhân viên ngân hàng muốn tìm hiểu hơn về thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay của Agribank.
7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay tại các TCTD hiện nay là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm, các nghiên cứu tập trung ở nhiều khía cạnh khác nhau về pháp luật thế chấp QSDĐ. Đây không phải là vấn đề mới, tuy nhiên trong quá trình áp dụng pháp luật về thế chấp QSDĐ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn cần nghiên cứu, cho nên cần đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc tồn đọng trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật nêu trên. Trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu, tác giả đã tham khảo được một vài công trình tiêu biểu như sau:
7.1. Luận án Tiến sĩ
– Phạm Văn Lưỡng (2020), “Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình để đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay”,
Luận án tiến sĩ Học Viện Khoa Học Xã Hội. Ở công trình này, tác giả đã nghiên cứu lý luận pháp luật về thế chấp QSDĐ của hộ gia đình để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành, đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp QSDD của hộ gia đình để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay;
– Nguyễn Quang Hương Trà (2021) “Thế chấp bất động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành”, Luận án tiến sĩ Trường Đại Học Luật Hà Nội. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về thế chấp bất động sản. Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp bất động sản và thực tiễn áp dụng; từ đó đưa ra
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.”
7.2. Luận văn Thạc sĩ
– Nguyễn Văn Ngọc (2014), “Pháp luật về cho vay của ngân hàng thương mại có thể chấp bằng quyền sử dụng đất ở Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã đưa ra những phân tích những lý luận chung về pháp luật cho vay có thế chấp bằng QSDĐ. Luận văn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại có thế chấp QSDĐ.”
– Phạm Minh Đông (2018), “Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại tổ chức tín dụng từ thực tiễn Ngân hàng Thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)”, Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Luật Hà Nội.Tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành, để từ đó đưa ra định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay;
– Nguyễn Hoàng Vũ (2018), “Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ trong hợp đồng tín dụng của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Luật – Đại Học Huế. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại: khái niệm, đặc điểm, thực tiễn áp dụng nhằm chỉ ra nhưng bất cập của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại; đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.”
– Hoàng Văn Thịnh (2020), “Thế chấp quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình để bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Ngân hàng Bảo Việt”, Luận văn thạc sĩ Học Viện Khoa Học Xã Hội. Ở nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ về thực trạng thế chấp QSDĐ ở bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp QSDĐ ở.
7.3. Các đề tài nghiên cứu khoa học và bài viết liên quan
– Đoàn Thái Sơn (2011), “Vướng mắc, bất cập của thế chấp bằng quyền sử
dụng đất trong hoạt động ngân hàng”, đăng trên trang cổng thông tin điện NHNN Việt Nam. Tác giả đã tóm tắt được những vướng mắc và bất cập của thế chấp bằng QSDĐ trong hoạt động ngân hàng, đưa ra được những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập đó.
– ThS. Viên Thế Giang (2014), “Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng quyền sử dụng đất thực tiễn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Đại học Huế, Thừa Thiên Huế. Tác giả đã hệ thống hóa các vấn
đề lý luận về bảo đảm tiền vay, bảo đảm tiền vay bằng QSDĐ trong quan hệ cho vay của Ngân hàng thương mại, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng QSDĐ đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng QSDĐ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
– Nguyễn Thị Nga (2016), Sách chuyên khảo: “Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện”,
NXB Tư pháp, Hà Nội. Tác giả đã phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thế chấp QSDĐ nhằm phục vụ cho sự phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
– Tiến sĩ Vũ Thị Hồng Yến làm chủ nhiệm (2017), “Bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng bằng thế chấp bất động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” Đề tài khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội: Đây là
công trình khoa học nghiên cứu có tính hệ thống về pháp luật thế chấp bất động sản. Trong đề tài, các tác giả đã phân tích, luận giải được một số lý luận về thế chấp bất động sản như khái niệm bất động sản, điều kiện bất động sản thế chấp, phân loại bất động sản, đồng thời đã có một số phân tích về thực trạng pháp luật thế chấp bất động sản và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu cơ bản đã đánh giá các quy định của pháp luật về hoạt động thế chấp QSDĐ tại các TCTD, ngoài ra còn nêu lên được những thực trạng hiện có tại một số các TCTD trên thị trường. Tuy nhiên, đa số những nghiên cứu này đều hình thành trước khi Luật Đất Đai năm 2013, BLDS năm 2015… ra đời, vì vậy còn có những điểm chưa khai thác hết được quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, những công trình này là nghiên cứu tổng quan các chủ thể của pháp luật về thế chấp QSDĐ tại các TCTD, chưa nêu rõ được sự khác biệt của các chủ thể này trong quan hệ thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay của các TCTD.
Ở luận văn này, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển những công trình
đi trước, những lý luận về pháp luật thế chấp QSDĐ sẽ được nghiên cứu, cập nhật hệ thống văn bản pháp luật hiện hành để mang lại một nội dung hoàn chỉnh và toàn diện hơn. Ngoài ra, luận văn có sự nghiên cứu chi tiết hơn về chủ thể là các tổ chức kinh tế thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay tại các TCTD. Trong quá trình tìm hiểu, tác giả thấy rằng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM, vì vậy đối với nghiên cứu này, tác giả mong sẽ mang lại một cái nhìn mới và hữu ích trong việc áp dụng pháp luật về thế chấp QSDĐ trong hoạt động cho vay tại các TCTD nói chung và Agribank nói riêng.
8. Bố cục của luận văn
“Ngoài phần mởi đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu bằng 02 chương, với các nội dung chính sau đây:
Chương 1: Tổng quan lý luận về pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định về thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 2019 – 2023 và một số kiến nghị hoàn thiện.”
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]