x
Trang chủ » Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: : Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (1)
Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (1)
===> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh – Bảng giá 2023

1. Tính cấp thiết của để tài
Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, từ giữa năm 2014 đến nay, kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu vẫn ảm đạm khiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển tăng trưởng chậm, trong khi công suất của các hãng tàu vẫn đang quá dư thừa. Theo Reuters, chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (Baltic Dry Index – BDI: chỉ số phản ánh mức cước vận chuyển trung bình theo trọng số của thị trường hàng rời khô) , cho thấy xu thế đi xuống của ngành vận tải biển vẫn kéo dài từ giữa 2014 tới nay. Khủng hoảng ngành vận biển hứng chịu thêm cú sốc khi tháng 9 năm 2016, hãng tàu biển lớn nhất Hàn Quốc – Hanjin tuyên bố phá sản sau một thời gian phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh. Chưa hết khó khăn, theo quy định mới được Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) thông qua hồi tháng 10 năm 2016, từ năm 2020, các hãng tàu biển trên thế giới sẽ phải cắt giảm lượng khí thải sulfur. Điều này đồng nghĩa với việc các hãng này sẽ phải chi thêm nhiều tiền để mua nhiên liệu chất lượng cao hơn. Trong bối cảnh như vậy, lợi nhuận của các hãng tàu giảm trung bình 70% so với trước khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009, việc phải tăng thêm chi phí vận hành sẽ đè thêm gánh nặng lên nhiều hãng tàu.
Năm 2016 các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với hàng loạt khó khăn khi thị trường vận tải biển chưa hồi phục trở lại, lượng hàng ít, giá cước thấp trong khi mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Phần lớn các doanh nghiệp đều hoạt động không hiệu quả và thua lỗ. Theo Báo cáo tài chính quý 3-2016, công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) lỗ hơn 110 tỉ đồng (lũy kế chín tháng lỗ hơn 236 tỉ), công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship (VINASHIP) lỗ 18 tỉ đồng (lỗ ròng chín tháng là hơn 47 tỉ), công ty cổ phần Vận tải và Cho thuê tàu biển Việt Nam (VITRANSCHART) lỗ 75 tỉ đồng (lũy kế chín tháng gần 963 tỉ). Thị trường quốc tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp vận tải Việt Nam đưa tàu quay về tham gia vận chuyển nội địa, song cũng không đơn giản khi có quá nhiều tàu về tham gia dẫn đến cạnh tranh về giá cước, về nguồn hàng, về lượt ưu tiên ra vào cảng, xếp dỡ hàng …
Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc – thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, là một trong chín hãng tàu hàng rời lớn nhất Việt Nam, cũng không thoát khỏi ảnh hưởng xấu của thị trường. Năm 2016, công ty ghi nhận khoản lỗ hơn 343,7 tỉ đồng. Đội tàu rơi vào tình trạng nguồn thu không đủ bù đắp chi phí thiết yếu cho đội tàu như: tiền lương, bảo hiểm, nhiên liệu, vật tư, sửa chữa… Trước những khó khăn đó, nhu cầu tái cơ cấu đội tàu và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty được đặt ra một cách cấp thiết.
Tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc trong bối cảnh hội nhập quốc tế” không chỉ phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mà còn phù hợp với khả năng, kiến thức của tác giả qua quá trình làm việc cũng như học tập tại trường Đại học Ngoại thương. Bằng việc làm rõ cơ sở lý luận, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty, tác giả đưa ra các phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cạnh tranh là một chủ đề nghiên cứu không phải là mới. Nó đã được nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu cả về những vấn đề chung, bao quát cho một quốc gia cho đến một lĩnh vực, một ngành, một doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này ở mỗi thời kỳ khác nhau, có các ý nghĩa thực tiễn khác nhau.
Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Việt Nam rải rác trong những năm qua. Ở ngoài nước, có thể kể đến Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố hằng năm hay Báo cáo năng lực cạnh tranh của các nước ASEAN do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chủ trì và Công ty tư vấn McKinsey (Hoa Kỳ) thực hiện và công bố năm 2003… Ở trong nước, đó là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án sáng kiến năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) phối hợp thực hiện và công bố hàng năm cũng như một số các nghiên cứu, Hội thảo khoa học khác về năng lực cạnh tranh.
Dự án nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam (VISTRANSS2-2010), do Bộ Giao Thông Vận Tải phối hợp với cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện. Dự án đã rà soát lại hoạt động chuyên ngành trong thời gian qua, xem xét hiện trạng phát triển và đưa ra triển vọng phát triển của chuyên ngành Cảng và Vận tải biển của Việt Nam. Các vấn đề chiến lược được xem xét trong nền kinh tế định hướng xuất khẩu dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò chính của vận tải biển trên hành lang vận tải Bắc – Nam. Các dự án đề xuất của chuyên ngành được rà soát và phân loại thứ tự ưu tiên dựa trên khung phát triển chung của quốc gia.
Một báo cáo chuyên sâu nữa mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010. Báo cáo này là sản phẩm nghiên cứu chung giữa Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Học viện Năng lực Cạnh tranh Châu Á (ACI) thuộc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Xingapo. Giáo sư Michael E. Porter và các cộng sự của ông tại Học viện Chiến lược và Năng lực cạnh tranh của Đại học Harvard đã cung cấp khung phân tích và sự giúp đỡ về mặt chuyên môn cho nhóm tác giả báo cáo. nhằm cung cấp những thông tin đầu vào quan trọng và hữu ích cho quá trình xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách của Chính phủ cũng như quá trình ra quyết định của các doanh nghiệp. Đây là báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam nhằm đánh giá toàn diện năng lực cạnh tranh trên mọi khía cạnh, từ cấp độ vi mô tới vĩ mô.
Cũng có những ấn phẩm nghiên cứu chuyên sâu, phân tích và đưa ra những phương pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, phải kể đến đó là: “ Lợi thế cạnh tranh của Quốc gia” – Michael E. Porter, đã đưa ra lý thuyết đầu tiên về sức cạnh tranh dựa trên năng suất, nhờ đó các công ty cạnh tranh với nhau, cuốn sách giới thiệu mô hình “hình thoi” của Porter, một phương pháp mới để hiểu vị trí cạnh tranh của một quốc gia (hay một đơn vị địa lý khác) trong cạnh tranh toàn cầu, mô hình giờ đây đã trở thành một phần trong tư duy kinh doanh quốc tế.
Ngoài ra, còn có các cuốn “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, NXB Lao động – xã hội (2005), “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Vũ Trọng Lâm, NXB Chính trị quốc gia (2006), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” của tác giả Trần Sửu. Những ấn phẩm này đã trình bày lý luận về sức cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường, trình bày kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại Việt nam trong thời gian qua trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh những báo cáo, những ấn phẩm chuyên sâu của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nâng cao năng lực cạnh tranh tại Doanh nghiệp, thì cũng có không ít các học giả thể hiện niềm đam mê nghiên cứu về chủ đề này như:
Các luận án tiến sĩ kinh tế “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam” của TS. Trần Ngọc Hưng năm 2003; “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Hoàng Thị Hoan năm 2004; “Nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại đến năm 2010” của TS. Trịnh Quốc Trung năm 2004; “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Lê Đình Hạc năm 2005; “National competitiveness of Vietnam: determinations, emergerging key issues and recommendations” của TS. Nguyễn Phúc Hiền năm 2008; “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Vũ Duy Vĩnh năm 2009; “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam” của TS. Phạm Văn Công năm 2009; “Hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập” của TS. Đinh Thị Nga năm 2010… Kết quả nghiên cứu của các luận án nêu trên đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngành, một lĩnh vực hoặc một số dịch vụ cơ bản như công nghiệp điện tử, cà phê, giấy, xăng dầu và ngân hàng thương mại và một số luận án tập trung đề xuất năng lực cạnh tranh của một quốc gia.
Tuy nhiên, với một doanh nghiệp đặc thù như Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc (Nosco) vẫn thiếu vắng một nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về năng lực cạnh tranh cũng như những nền tảng cốt lõi cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với niềm đam mê cá nhân cũng như sự thiết thực của vấn đề vận tải trong hội nhập quốc tế, vì thế tác giả đã chọn vấn đề này để làm để tài luận văn thạc sỹ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đich nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Nhiệm vụ nghiên cứu
– Đưa ra khung lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
– Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc
– Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của công ty theo các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh, đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty làm cơ sở đề xuất các giả pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu năng lực cạnh tranh và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu:
– Phạm vi về không gian: Không gian nghiên cứu và thu thập số liệu phân tích chủ yếu là các hoạt động vận tải hàng hóa của đội tàu công ty trong nước và quốc tế.
– Phạm vi về thời gian: Số liệu phân tích được thu thập từ năm 2012 đến 2016.
– Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài giải quyết vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đưa ra khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Từ đó áp dụng vào phân tích công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc theo phương pháp định tính.
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được từ mạng Internet về ngành vận tải biển Việt Nam và các số liệu, sơ đồ, bảng biểu từ báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc qua các năm.
Nhằm đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê so sánh, làm rõ năng lực của công ty trong mối tương quan với các doanh nghiệp cùng ngành; sử dụng mô hình “5 áp lực cạnh tranh” của Michael Porter, xem xét mức độ cạnh tranh và các áp lực cạnh tranh tác động tới công ty; sử dụng bảng phân tích SWOT để chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty.
Việc sử dụng các phương pháp trên có phân tích và so sánh sao cho phù hợp với nội dung cần nghiên cứu của luận văn, đặc biệt là có kế thừa, sử dụng các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu, các tư liệu hiện có trong sách báo, tạp chí, Internet và các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương II: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc
Chương III: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận và khái niệm
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi nghành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia… điều này chỉ khác nhau ở mục tiêu được đặt ra, ở quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân …

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty CP Vận tải Biển Bắc
2.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc. Tên tiếng Anh: ORTHERN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY (NOSCO).
Công ty có trụ sở chính tại số 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
Thông tin liên hệ: Điện thoại: 043.8512688; Fax: 043.8569967;
Email: nosco@nosco.com.vn. Website: www.nosco.com.vn
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc, tiền thân là Công ty Vận tải Thủy Bắc, thuộc Cục Đường sông Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1108/QĐ-TCCB-LĐ ngày 03/06/1993 của Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở chuyển đổi tổ chức Văn phòng Tổng công ty Vận tải sông I.
Theo Quyết định số 598/TTg ngày 30/07/1997 của Thủ tướng Chính phủ, Công ty chuyển về trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Đến năm 2004, Công ty Vận tải Thủy Bắc được đổi tên thành Công ty Vận tải Biển Bắc theo quyết định số 219/QĐ-HĐQT ngày 01/04/2004 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và vẫn trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Ngày 28/11/2006, Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định số 2581/QĐ-BGTVT phê duyệt phương án và chuyển Công ty Vận tải Biển Bắc thành Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc (NOSCO). Sau một thời gian thực hiện phương án cổ phần hóa, ngày 08/07/2007 Công ty tổ chức Đại hội đồng cổ đông phiên thành lập và làm các thủ tục kinh doanh. Công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 01/08/2007.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc với những dấu ấn thăng trầm và biến động trong suốt 15 năm qua có thể chia thành 03 giai đoạn:
Giai đoạn 1993-1997: Giai đoạn đi vào hoạt động và ổn định tổ chức
Thời điểm này, Nhà nước đã xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa chuyển sang cơ chế thị trường. Trong bối cảnh khó khăn cộng với cơ sở vật chất ban đầu rất hạn chế: đội tàu mỏng, trọng tải nhỏ, không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu SXKD; đội ngũ CBCNV chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tế; lực lượng thuyền viên chủ yếu khai thác và vận hành các tàu trọng tải nhỏ, chưa quen với tác phong công nghiệp, kinh nghiệm và trình độ hạn chế… nên có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của Công ty. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Công ty quyết định chuyển hướng kinh doanh từ vận tải sông sang vận tải biển, đồng thời mở rộng loại hình kinh doanh sang xuất nhập khẩu máy thủy và kinh doanh đa ngành nghề nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất chính. Công ty tập trung mọi lực lượng, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, mạnh dạn vay vốn đầu tư mua tàu biển, nâng đội tàu biển của Công ty lên 6 chiếc với tổng trọng tải 8.600 tấn. Một bước ngoặt lớn của Công ty trong giai đoạn này là trở thành thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES) theo Quyết định 598/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đầu tư phát triển lĩnh vực vận tải biển, Công ty đã tận dụng năng lực sẵn có tiếp tục tổ chức kinh doanh máy thủy, cung cấp phụ tùng vật tư cho thị trường nội địa và đặt cơ sở cho sự phát triển xuất nhập khẩu máy thủy sau này. Đặc biệt, Công ty cũng là đơn vị đầu tiên ở miền Bắc triển khai kinh doanh vận tải khách thủy bằng tàu cao tốc trên tuyến Hải Phòng-Cát Bà (năm 1996) mang lại hiệu quả khả quan; đồng thời mở đường cho kế hoạch vận tải khách bằng tàu cao tốc của nước nhà.
Giai đoạn 1998-2006: Giai đoạn khởi đầu cho những thay đổi trong lịch sử hình thành và phát triển của NOSCO.
Bên cạnh lĩnh vực vận tải biển, Công ty mở rộng các loại hình kinh doanh khác như dịch vụ du lịch, đặc biệt là xuất khẩu lao động được triển khai cuối năm 1998. Đặc biệt, cuối năm 2006, Công ty đã có sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo – một Ban lãnh đạo trẻ, năng động, chủ động đã tạo ra thế và lực để đưa Công ty phát triển lên tầm cao mới.
Do xác định được đường lối tổ chức và chiến lược kinh doanh nên giai đoạn này Công ty đã thu được những kết quả đáng kích lệ với hiệu quả của hai năm 2005 và 2006 đạt cao nhất kể từ ngày Công ty đi vào hoạt động. Công ty đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng Ba; một số cá nhân có thành tích xuất sắc được Bộ Giao thông Vận tải, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tặng cờ thi đua, bằng khen và giấy khen…
Giai đoạn từ năm 2007 đến nay: Giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần.
Sau khi chuyển sang mô hình mới, Công ty từng bước sắp xếp lại lực lượng lao động, mua sắm mới nâng cao năng lực đội tàu, đẩy mạnh khai thác nguồn hàng, mở rộng tuyến vận tải, xây dựng hệ thống quản lý kiểm tra an toàn qua vệ tinh, đồng thời lên phương án phân tuyến hoạt động phù hợp với tình trạng kỹ thuật của từng tàu, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo quản và chuyên chở của từng loại hàng.
Với những định hướng đầu tư đúng đắn, trong giai đoạn này, Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng, đã xử lý dứt điểm những di chứng xấu do lịch sử để lại và cải thiện đời sống người lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước. Với những thành tích đạt được qua 15 năm, Công ty và một số cá nhân vinh dự được Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam… tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều cờ thi đua, bằng khen…
Có thể nói, giai đoạn 2007 đến nay, Công ty đã có những bước đột phá làm thay đổi toàn diện mọi mặt hoạt động, tạo dựng được uy tín và khẳng định thương hiệu NOSCO trên thị trường hàng hải trong nước và thế giới.
Vốn điều lệ công ty hiện nay: 200.560.000.000 đ
Mã chứng khoán: NOS
Mã số thuế: 0100105609

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Theo phương án cổ phần hóa từ năm 2007, công ty đã chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần có 51% vốn Nhà nước. Phương thức quản lý của công ty đã chuyển hướng tập trung vào các lãnh đạo chủ chốt và chịu sự chi phối của cấp trên sang tính chất được tự quyết, kiểm soát lãnh đạo của một tập thể cổ đông.
Gồm 02 bộ phận chính:
– Bộ máy Quản lý và Kiểm soát: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc kinh doanh, Phó tổng giám đốc kỹ thuật.
– Các phòng ban chức năng gồm 8 phòng: phòng Tổ chức hành chính, phòng Vận tải biển, phòng Tài chính kế toán, phòng Kỹ thuật vật tư, phòng Pháp chế an toàn, Trung tâm thuyền viên, Văn phòng Tổng giám đốc, Văn phòng Hội đồng quản trị.
* Danh sách công ty con của CTCP Vận tải Biển Bắc
– Công ty TNHH Một thành viên Đào tạo và Cung ứng Nhân lực Quốc tế NOSCO (Vốn điều lệ 5 tỷ đồng, NOSCO nắm giữ 100% cổ phần)
Ngành nghề kinh doanh chính: Tư vấn, tuyển dụng và cung ứng lao động cho các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam; Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tư vấn đầu tư; Tư vấn du học…
– Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu NOSCO Đông Phong (Vốn điều lệ 10 tỷ đồng, NOSCO nắm giữ 100% cổ phần)
Ngành nghề kinh doanh chính: Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, tôn sắt, thép, thiết bị, phụ tùng, hàng hóa, phương tiện giao thông vận tải; Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa.
– Công ty cổ phần Thương mại và vận tải Biển Bắc (Vốn điều lệ 20 tỷ đồng, NOSCO nắm giữ 55% cổ phần)
Ngành nghề kinh doanh chính: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy nội địa, ven biển và viễn dương; Vận tải hành khách đường thủy nội địa, ven biển và viễn dương; Dịch vụ đại lý tàu biển, đại lý vận tải biển; Môi giới thuê tàu biển…
– Công ty cổ phần sửa chữa tàu biển NOSCO – VINALINES (Vốn điều lệ 340 tỷ đồng, NOSCO nắm giữ 51% cổ phần, đến 2016 NOSCO nắm giữ 20,3% cổ phần).
Ngành nghề kinh doanh chính: đóng tàu và cấu kiện nổi, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải…
– Công ty cổ phần Thương mại và vận tải thủy NOSCO Quảng Ninh (Vốn điều lệ 15 tỷ đồng, NOSCO nắm giữ 55% cổ phần)
Ngành nghề kinh doanh chính: Vận tải hàng hóa, hành khách; Dịch vụ đại lý tàu biển, vận tải biển; Biệt thự, nhà khách, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày…

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc
3.3.1. Tái cơ cấu Vận tải biển
Theo báo cáo 2017 của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc, đội tàu của công ty gồm có 06 tàu, với tổng trọng tải là 121.000 DWT, đứng thứ 5/10 so với các công ty thành viên của Vinalines. Công ty còn sở hữu 1 tàu panamax với trọng tải là 68.591 DWT. Tuy nhiên, đa số tàu còn lại của đội tàu đều có trọng tải trung bình và tuổi tàu già. Tàu già nhất là tàu Eastern Star (23.724 DWT) – 25 tuổi và tàu trẻ nhất là tàu Nosco Trader (6.564 DWT) – 6 tuổi.
Vì thế, đặc điểm của đội tàu là dư thừa tàu trọng tải nhỏ, tàu già, tàu chở hàng tổng hợp trong khi thiếu trầm trọng các tàu có trọng tải lớn, chạy tuyến quốc tế và các tàu chuyên dụng (chở xi măng rời, hóa chất, khí hóa lỏng..). Với cơ cấu đội tàu như vậy, đội tàu Công ty chỉ đảm nhận được khoảng 1-1.2% thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm mạnh so với mức 3.3% của năm 2007 và chủ yếu vận chuyển hàng sang các nước Đông Nam Á, châu Á. Gần như 100% lượng hàng hóa từ Việt Nam đi châu Âu, châu Mỹ đều do các hãng tàu nước ngoài đảm trách.

3.3.2. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới, đại lý
Hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc nhiều vào hoạt động khai thác tàu, doanh thu mảng này chiếm trên 90% tổng doanh thu chung hàng năm. Theo đó, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Thời gian vừa qua, Công ty đã nỗ lực mở rộng thị trường và đã trúng thầu dự án vận chuyển hàng Sắt cho Formosa, việc thực hiện dự án này, đã và đang tạo nguồn doanh thu khá ổn định cho Công ty, tạo điều kiện để công ty tiếp tục mở rộng và tiến sâu hơn nữa trong hoạt động dịch vụ vận tải. Đồng thời mở rộng thị phần khai thác cho công ty.
Mục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty giai đoạn 2017-2018 là xây dựng Công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại Phương Đông phát triển hơn nữa trên lĩnh vực dịch vụ vận tải biển, môi giới và cho thuê tàu, hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo lộ trình quy định, nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết nhiều hơn về tài chính, công nghệ với các đối tác lớn và tin cậy.
Công ty ưu tiên tập trung khai thác Vận tải biển và các dịch vụ vận tải biển đồng thời thu hẹp quy mô các lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả, tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của đội tàu.

3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền viên
– Công ty đang lên kế hoạch, xây dựng phần mềm quản lý thuyền viên. Xây dựng các quy chế quản lý, kiểm soát, kiểm định chất lượng độc lập để thực hiện các chức năng quản lý chất lượng đào tạo chuyên môn đối với tất cả các cơ sở đào tạo, huấn luyện;
– Xây dựng cơ chế “Cấp phép đào tạo, huấn luyện”, sau khi kiểm tra đánh giá, chỉ có cơ sở đào tạo, huấn luyện nào có đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên đủ tiêu chuẩn, thì mới chấp nhận cho phép tiến hành đào tạo, huấn luyện, nhất là các cơ sở đào tạo, huấn luyện có chứng chỉ ISO;
– Xây dựng và công bố đề cương các môn thi cho tất cả các cấp sĩ quan quản lý và vận hành. Xây dựng quy chế thi và quản lý thi ở tất cả các hạng chức danh, nghiên cứu tiến tới chế độ thi trên mạng thống nhất toàn quốc, thiết lập ngân hàng câu hỏi và giải đáp công bố công khai cho thí sinh ôn tập, kiểm soát chặt chẽ đầu ra nhằm nâng cao chất lượng thuyền viên; bảo đảm khả năng làm việc tốt trên tàu biển Việt Nam và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thuyền viên;

=>XEM BẢN ĐẦY ĐỦ LUẬN VĂN

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
Luận văn Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]

Luận văn Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]

Luận văn Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]

Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Luận văn quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Luận văn Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]

Bài viết liên quan
Luận văn quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]

Tiểu luận Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm quan trọng của nhân tố con người trong nền kinh tế tri thức

Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm quan trọng của nhân tố con người trong nền kinh tế tri thức đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được […]

Dịch vụ chỉnh sửa luận văn chất lượng uy tín số 1

Bình chọn Nhu cầu chỉnh sửa luận văn đang trở thành một nhu cầu thiết yếu cho nhiều sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để tìm được một đơn vị chỉnh sửa luận văn uy tín và đáng tin cậy? Câu trả lời […]

Vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Vai trò […]

Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Điều kiện và nguyên tắc tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Điều kiện […]

Luận văn Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học viên đang làm luận văn tham […]

Luận văn Phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học viên đang làm luận […]

Luận văn Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp đến năm 2020

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ đối với doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp đến năm 2020 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status