Luận văn Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2025
TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài
NHTM là trung gian tài chính cung cấp đa dạng nhất các dịch vụ tài chính – tiền tệ với mục đích lợi nhuận. Trong quá trình cung cấp dịch vụ tài chính, các NHTM phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến HQKD của NHTM. Theo BIS (2008), rủi ro của NHTM có thể chia thành rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thanh khoản. Với đặc điểm bảng cân đối kế toán của NHTM là tài sản có tính thanh khoản kém hơn nhiều so với nghĩa vụ nợ ở phần nguồn vốn nên các NHTM phải thường xuyên đối với mặt RRTK. RRTK xảy ra khi NHTM không có đủ tài sản có tính thanh khoản cao để thực hiện các nghĩa vụ chi trả hoặc/và giải ngân mà NHTM đã cam kết với khách hàng. Khi RRTK xảy ra, NHTM chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực như gây mất niềm tin trong công chúng, sụt giảm các giao dịch và nếu không xử lý tốt, có thể gây ra sụp đổ NHTM. RRTK được coi là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất trong lĩnh vực NHTM. Không chỉ đe dọa đến sự ổn định của từng NHTM riêng lẻ, rủi ro này còn có thể gây ra hiệu ứng domino, ảnh hưởng đến sự an toàn của toàn bộ hệ thống tài chính (Eichberger và Summer, 2005). Do đó, mối quan hệ giữa RRTK và HQKD của NHTM luôn là một trong những chủ đề thu hút nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản trị NHTM quan tâm.
Xét ở góc độ học thuật, mối quan hệ giữa RRTK và HQKD thường tập trung đánh giá tác động một chiều của RRTK đến HQKD của NHTM. Cơ sở lý thuyết tạo nền tảng để nghiên cứu tác động này chính là Lý thuyết Giả thuyết Quyền Lực Thị Trường và lý thuyết cấu trúc hiệu quả. Tuy nhiên, tác động của RRTK đến HQKD của NHTM không hoàn toàn thống nhất trong các nghiên cứu mà phụ thuộc vào đặc điểm mẫu nghiên cứu như quốc gia, thời gian. Một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan dương giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng ở khu vực Châu Phi (Sayedi, 2014; Aburime, 2009; Ajibike và Aremu, 2015; Alshatti, 2015), ở khu vực Châu Á (Wasiuzzaman và Tarmizi, 2010; Arif và Nauman Anees, 2012; Shen và cộng sự, 2009), ở khu vực Châu Âu (Poposka and Trpkoski, 2013; Goddard, Molyneux và Wilson, 2004; Kosmidou, Tanna và Pasiouras, 2005). Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa RRTK và HQHĐKD như Abdelaziz Hakimi và Khemais Zaghdoudi (2016) về “Rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Mô hình thực nghiệm đối với các ngân hàng Tunisia” của 10 ngân hàng tại Tunisia trong giai đoạn 1990 – 2013; nghiên cứu của Aulia Imani và Antyo Pracoyo (2018) về “Phân tích ảnh hưởng của vốn, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến khả năng sinh lời của ngân hàng” của 08 NHTM tại Indonesia giai đoạn 2011 – 2015. Tuy nhiên, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, khủng hoảng tài chính quốc tế, tỉ lệ lạm phát có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại châu Á (Lee và Kim, 2013) và châu Phi (Bassey & Moses, 2015). Đáng chú ý hơn, một số nghiên cứu như Sufian và Chong, 2008; Roman và Sargu, 2015; Alper và Anbar, 2011; Almumani, 2013; Ayaydin và Karakaya, 2014; Naceur và Kandil, 2009; Ferrouhi, 2014 chưa tìm thấy mối quan hệ giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng hoặc mối quan hệ này có ý nghĩa nhưng chiều hướng tác động phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và mô hình sử dụng nghiên cứu. Điều này cho thấy những nghiên cứu mang tính cập nhật gần đây sẽ tối ưu hóa hiệu quả quản lý trong việc đánh giá khách quan tác động của RRTK đến HQKD của NHTM.
Ở góc độ thực tiễn, tại Việt Nam, đang có sự phân hóa sâu sắc giữa các nhóm NHTM về khả năng thanh khoản. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tăng cường quản lý RRTK, bao gồm Thông tư 22/2019/TT-NHNN về giới hạn tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi không vượt quá 85%. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn ghi nhận tỷ lệ thanh khoản vượt mức này, gây ra rủi ro cao cho hệ thống. Theo số liệu của Nguyễn Đăng Khoa và cộng sự (2023), tính đến giữa năm 2022,
nhiều ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản vượt 100%, tiêu biểu như Techcombank (108%), SeABank (105,85%) và VPBank (102%). Những con số này cho thấy áp lực lớn trong việc duy trì thanh khoản trong bối cảnh kinh tế không ổn định. Điều này không chỉ gia tăng rủi ro của mỗi ngân hàng mà còn có thể gây ảnh hưởng đến HQKD của NHTM. Do đó, cần có nghiên cứu thực nghiệm nhằm định lượng tác động của RRTK đến HQKD của các NHTM trong thời gian qua.
Từ bối cảnh khoa học và thực tiễn, đề tài “Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề án tốt nghiệp nhằm kiểm định tác động của RRTK đến HQKD của các NHTM Việt Nam, từ đó, đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam trong thời gian sắp tới – khi nền kinh tế đang dần hồi phục nhưng tốc độ tăng trưởng chậm.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài này nghiên cứu tác động của RRTK đến HQKD của ngân hàng bên cạnh các yếu tố kiểm soát, từ đó, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu hướng đến 3 mục tiêu cụ thể như sau:
– Xác định chiều hướng tác động của RRTK đến HQKD của các NHTM Việt
– Đánh giá mức độ tác động của RRTK đến HQKD của các NHTM Việt Nam.
– Đề xuất kiến nghị nhằm giúp NHTM nâng cao HQKD thông qua RRTK trong
thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu 1: Chiều hướng và mức độ tác động của RRTK ảnh hưởng đến HQKD của
các NHTM Việt Nam?
Câu 2: Dựa trên kết quả đạt được từ mô hình nghiên cứu sẽ đưa ra hàm ý quản trị phù hợp để nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề án đánh giá mối quan hệ giữa RRTK và HQKD tại các NHTM Việt Nam, trong đó, tập trung chủ yếu vào đánh giá tác động một chiều của RRTK đến HQKD của các NHTM Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Chủ đề của đề án là mối quan hệ giữa RRTK và HQKD của các NHTM Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của đề án, tác giả tập trung đánh giá tác động một chiều của RRTK đến HQKD của các NHTM Việt Nam. Sau khi tiến hành tổng quan các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy rằng phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung vào việc khám phá chiều hướng mà RRTK tác động đến HQKD của NH. Một số nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực này có thể kể đến như nghiên cứu của Sufian và Chong (2008), trong đó hai tác giả đã phân tích mối liên hệ giữa RRTK và hiệu suất của ngân hàng tại khu vực Đông Nam Á. Sayedi (2014) cũng thực hiện một nghiên cứu tương tự nhưng tập trung vào các ngân hàng tại khu vực Trung Đông. Kết luận này cũng phù hợp với đánh giá của Trần Thị Thanh Nga (2018) bởi RRTK được đánh giá ở góc độ lý thuyết là nhân tố có tác động đến HQKD của NHTM.
Phạm vi về không gian: Đề án tập trung thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 24 NHTM cổ phần của Việt Nam nhằm đảm bảo tính đầy đủ của dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu. Đồng thời, các dữ liệu vĩ mô được thu thập từ Tổng cục thống kê nhằm đảm bảo tính tin cậy của dữ liệu.
Phạm vi về thời gian: Đề án thu thập dữ liệu nghiên cứu từ 2013 – 2023 nhằm đảm bảo tính cập nhật của dữ liệu nghiên cứu cũng như đảm bảo dữ liệu đầy đủ nhất.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đối với dữ liệu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để làm rõ đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng Stata phiên bản 22.0 để thực hiện các nội dung nghiên cứu định lượng. Cụ thể, các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng trong đề án là phương pháp OLS, FEM, REM và FGLS để lựa chọn mô hình phù hợp với dữ liệu và đảm bảo mô hình không bị khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tự tương quan.
1.6. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá mối quan hệ của RRTK và HQKD, trong đó tập trung vào đánh giá tác động một chiều của RRTK đến HQKD của các NHTM Việt Nam. Ngoài nhân tố chính là RRKT, đề án dựa trên lý thuyết và lược khảo nghiên cứu trước để tạo ra mô hình với các biến kiểm soát. Trong đó, biến kiểm soát phản ánh đặc trưng ngân hàng gồm tỷ lệ an toàn vốn, quy mô, chất lượng tài sản. Nhóm biến phản ánh đặc điểm của kinh tế vĩ mô gồm tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát. Dựa trên dữ liệu thứ cấp và phương pháp hồi quy dành cho dữ liệu bảng, tác giả thực hiện đánh giá tác động của RRTK đến HQKD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Dựa trên kết quả, đề tài đề xuất kiến nghị dành cho các nhà quản trị, các cơ quan quản lý nâng cao HQKD của các NHTM trong thời gian tới.
1.7. Đóng góp của đề tài
Đề án mang ý nghĩa về mặt thực tiễn nhằm hỗ trợ các chủ thể ra quyết định hoặc quản lý trong lĩnh vực ngân hàng có thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của RRTK đến HQKD của các NHTM Việt Nam. Đề án mang ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn khi tập trung cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa RRTK và HQKD của các NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh môi trường tài chính ngày càng phức tạp và đầy biến động, việc quản lý RRTK trở thành yếu tố cốt lõi để duy trì sự ổn định và tăng trưởng bền vững của hệ thống ngân hàng. Đề án không chỉ góp phần làm sáng tỏ các cơ chế tác động của RRTK đến HQKD mà còn cung cấp các dữ liệu thực nghiệm cụ thể, từ đó hỗ trợ các nhà quản lý ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, việc phân tích thực nghiệm tác động của RRTK giúp các nhà quản lý ngân hàng hiểu rõ hơn về các yếu tố có thể làm suy giảm hiệu quả hoạt động, từ đó xây dựng các chiến lược phòng ngừa và ứng phó thích hợp. Các bằng chứng được trình bày trong đề án cũng có thể được sử dụng làm cơ sở để điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn về thanh khoản, góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong các NHTM. Đặc biệt, trong bối cảnh các cú sốc kinh tế như đại dịch COVID-19 hay khủng hoảng tài chính toàn cầu, những kết luận từ đề án có thể hỗ trợ các ngân hàng đánh giá và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh trong điều kiện thanh khoản khó khăn.
Hơn nữa, đề án còn mang lại giá trị cho các nhà đầu tư và khách hàng, giúp họ hiểu rõ hơn về tính an toàn và hiệu quả hoạt động của các NHTM. Điều này không chỉ thúc đẩy lòng tin vào hệ thống ngân hàng mà còn góp phần cải thiện sự minh bạch và ổn định của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
1.8. Bố cục của đề tài
Đề án có bố cục 5 chương với tiêu đề và nội dung cơ bản của các chương như
sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu
Chương này trình bày bối cảnh, lý do thực hiện nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời, các câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu được xác định để định hướng rõ ràng cho toàn bộ đề án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước
Nội dung chương này cung cấp nền tảng lý thuyết về RRTK và HQKD, đồng thời tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam liên quan đến chủ đề. Từ đó, xây dựng khung lý thuyết và định hình các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này mô tả chi tiết các phương pháp nghiên cứu được áp dụng, bao gồm mô hình phân tích, công cụ thống kê và kỹ thuật xử lý dữ liệu. Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu cũng được trình bày, đảm bảo tính minh bạch và khoa học.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này tập trung trình bày các kết quả phân tích thực nghiệm, thảo luận về
ý nghĩa của chúng trong bối cảnh quản trị rủi ro thanh khoản và quản lý hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Chương cuối cùng tổng kết các phát hiện chính, kết luận, và hàm ý quản trị thực tiễn nhằm cải thiện quản trị RRTK, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngành ngân hàng Việt Nam.
XEM BẢN ĐỦ LUẬN VĂN: Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, số trang đánh ở dưới căn giữa, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày […]
Bình chọn CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. CẤU TRÚC Cấu trúc của mỗi luận văn có thể khác nhau tuỳ theo từng đề tài. Thông thường một luận văn có từ hai đến bốn chương và các phần theo thứ tự như sau: – Trang bìa (bìa cứng) – Trang […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Cơ sở lý luận tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về tỷ lệ an toàn vốn, […]
Bình chọn Quá trình hình thành tỷ lệ an toàn vốn giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở hình thành tỷ lệ an toàn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Ứng dụng mô hình Bayes phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hoạt động huy động vốn tại doanh nghiệp khởi nghiệp trường hợp công ty Bến Nghé cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận hiệu quả tài chính Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Hiệu Quả Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm Nhân Thọ Sun Life Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]
Bình chọn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Nếu các […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tây Ninh cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]