x
Trang chủ » Luận văn luật Thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Luận văn luật Thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật: cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: : “Thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Luận văn luật Thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học
Luận văn luật Thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học
===> Dịch Vụ Viết luận văn ngành luật– Bảng giá 2022

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác giáo dục là rất quan trọng và cấp thiết. Việc đào tạo, bồi dưỡng lực lượng nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đáp ứng với hoạt động công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng với quá trình cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong tình hình mới là điều mà các cấp, các ngành đang hướng đến trong giai đoạn hiện nay.
Nghị quyết Đại hội đại IV nêu rõ: “… Tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước; phát triển giáo dục phổ thông; sắp xếp, từng bước mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; phát triển rộng rãi các trường dạy nghề” . Để cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, ngày 11-1-1979 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 14-NQ/TW “về cải cách giáo dục”. Nghị quyết nêu mục tiêu của cải cách giáo dục lần này là “làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện”. Nguyên lý cải cách giáo dục là việc học phải đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Nội dung chủ yếu của công tác cải cách giáo dục lần này gồm ba mặt: cải cách cơ cấu của hệ thống giáo dục, cải cách nội dung giáo dục và cải cách phương pháp giáo dục. Ngày 14-1-1993, Đảng ta ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, “Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng ta, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có kỳ họp riêng bàn về một số vấn đề xã hội, trong đó tập trung xem xét sâu rộng vấn đề giáo dục và đào tạo và ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng về công tác chính sách ưu tiên người họclà một đòi hỏi cần thiết trước yêu cầu đặt ra của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội trong chính sách về giáo dục nói chung. Trước yêu cầu phải đào tạo lực lượng tri thức, hướng đến sự phát triển giáo dục đối với một số đối tượng chính sách nói chung. Nhận thức sâu sắc vai trò và nhiệm vụ cụ thể đó thì trong những năm vừa qua, tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua công tác tuyển sinh, giảng dạy đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đối với người học là đối tượng hưởng chính sách ưu tiên đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc nói chung. Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học tìm giải pháp kết hợp các hình thức giáo dục lý luận chính trị nhằm nâng cao chất lượng, hoạt động thực hiện chính sách ưu tiên người học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Với mong muốn ứng dụng kiến thức đã được học góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng và quá trình áp dụng trong thực tiễn thi hành chính sách giáo dục về chính sách ưu tiên người học, tôi chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu với mục đích góp phần nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật đối với việc thực hiện chính sách ưu tiên đối với người học trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta hiện nay, từ đó, đáp ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác áp dụng chính sách ưu tiên đối với người học trong lĩnh vực giáo dục là một vấn đề lớn, được đặt ra trong quá trình hình thành và phát triển của các trường cao đẳng, đại học nói chung. Do đó, có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm tư liệu nghiên cứu, tôi đã thấy có nhiều công trình nhiên cứu khoa học, nhiều bài viết có liên quan như:
Nghiên cứu “Một số chính sách về giáo dục trên địa bàn vùng dân tộc và
miền núi” (Nhóm Nghiên cứu chế độ chính sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006) đã hệ thống hóa các nhóm chính sách về giáo dục vùng dân tộc và miền núi, gồm: chính sách trợ cấp cho ngƣời học, chế độ miễn giảm học phí, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo (hệ dự bị đại học, hệ cử tuyển, hệ chính quy trong các trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, tuyển sinh sau đại học, tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú), chính sách đối với giáo viên,chính sách xây dựng hệ thống trường lớp, định mức phân bổ ngân sách chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chính sách tín dụng đào tạo và những chính sách khác có liên quan đến học sinh sinh viên dân tộc thiểu số……
Bài viết “Một số vấn đề thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số“ (Hội đồng Dân tộc), “Giáo dục tiểu học cho học sinh vùng dân tộc (Vụ Giáo dục Tiểu học), Phát triển giáo dục trung học ở miền núi và vùng dân tộc (Vụ Giáo dục Trung học), Chính sách ưu tiên, bình đẳng trong giáo dục đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (Vụ Công tác học sinh, sinh viên), Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo (năm 2018) Những bài viết này là sự mô tả tổng thể những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục vùng dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước. Với những số liệu cụ thể, các nghiên cứu là tài liệu tham khảo quý báu….
Bài “Một số vấn đề về thực hiện chính sách giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số” của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng phân tích một số chính sách đặc thù như trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, chính sách cử tuyển, trường lớp bán trú dân nuôi,… và cũng chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại cũng như đưa ra một số kiến nghị, đề xuất. Tuy nhiên, những nội dung này còn mang tính chung chung, chưa đi sâu vào cụ thể để chỉ ra những tồn tại, những điểm yếu, điểm trống, hay trùng lặp trong hệ thống chính sách….
Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh (Viện Dân tộc học- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Một số vấn đề về chính sách giáo dục ở vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam” (sau được xuất bản thành cuốn sách cùng tên của NXB Khoa học Xã hội, 2014) đã đánh giá thực trạng và những tác động (tích cực và hạn chế) của chính sách giáo dục đối với một số dân tộc (Cống, Mảng, Si La, Tày, Hmông, Dao) ở vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam, chỉ rõ những bất cập giữa chính sách và thực tiễn đời sống các dân tộc thiểu số hiện nay. Đề tài cũng đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả chính sách giáo dục ở vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam….
Tác giả Đinh Xuân Khoa, Phạm Minh Hùng, Quản trị chất lượng giáo dục đại học trong xu thế hội nhập quốc tế đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục số 137 (2016). Quản trị chất lượng giáo dục là một nội dung quan trọng của quản trị trường đại học. Có làm tốt công tác quản trị chất lượng giáo dục thì trường đại học mới đảm bảo, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục; mới cung ứng được nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế. Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lí luận về quản trị chất lượng giáo dục, bài viết đề xuất năm giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị chất lượng giáo dục đại học trong xu thế hội nhập quốc tế….
Các bài viết, đề tài nói trên tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng giáo dục nói chung và chính sách ưu tiên đối với người học nói riêng …Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu, tôi thấy các tài liệu, bài viết thường chỉ đề cập đến từng lĩnh vực cụ thể, chưa có công trình khoa học, sách, bài báo hoặc các đề tài nghiên cứu nào đề cập đến việc thực hiện chính sách pháp luật về ưu tiên người học nói riêng. Với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sĩ Luật học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề về chính sách pháp luật về ưu tiên người học là vấn đề đang được nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tượng quan tâm. Nó được xem xét dưới nhiều góc độ: chính trị, kinh tế – xã hội, pháp luật,… Chọn hoạt động này đối tượng nghiên cứu, chúng ta có điều kiện đi sâu phân tích những vấn đề có liên quan đến hoạt động này, khẳng định tính tất yếu khách quan cũng như vai trò quan trọng của hoạt động này trong quá trình quản lý hành chính nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chính sách pháp luật về ưu tiên người học và thực trạng vấn đề này ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đề xuất một số quan điểm, giải pháp tăng cường thực hiện chính sách pháp luật về ưu tiên người học trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chính sách pháp luật về ưu tiên người học.
– Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc áp dụng chính sách pháp luật về ưu tiên người học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua.
– Đề xuất một số quan điểm, giải pháp chính sách pháp luật về ưu tiên người học nhằm nâng cao chất lượng áp dụng trong thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau :
– Các vấn đề cơ bản trong công tác chính sách pháp luật về ưu tiên người học và khẳng định sự cần thiết trong công tác áp dụng chính sách pháp luật về ưu tiên người học trong giai đoạn hiện nay.
– Thực tế công tác áp dụng chính sách pháp luật về ưu tiên người học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua việc tìm hiểu thực trạng, những hạn chế và khó khăn trong quá trình áp dụng. Đồng thời, qua việc nghiên cứu sẽ đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác chính sách pháp luật về ưu tiên người học tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc chính sách pháp luật về ưu tiên người học và thực tiễn tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
– Về thời gian và các số liệu sử dụng khảo sát, điều tra tính từ 2013 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo đó, người viết đặt các vấn đề trong chính sách pháp luật về ưu tiên người học tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong mối liên hệ, quan hệ với nhau, không nghiên cứu một cách riêng lẻ đồng thời có sự so sánh trong các quy định tại các nghị quyết hiện hành. Đồng thời, đề tài có tiếp thu và kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng các phương pháp phân tích tổng hợp, tổng kết thực tiễn, thống kê, điều tra, khảo sát, đánh giá, nghiên cứu các chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Tác giả áp dụng phương pháp phân tích, phương pháp diễn dãi: Những phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các những vấn đề chung trong công tác giảng chính sách pháp luật về ưu tiên người học trên phương diện lý luận và thực tiễn. Ví dụ như đối với công tác này người viết đã vận dụng hai phương pháp này để chỉ rõ sự cần thiết phải áp dụng chính sách pháp luật về ưu tiên người học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này được người viết vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét việc áp dụng chính sách pháp luật về ưu tiên người học trong mối tương quan giữa các yếu tố thực tế và theo các văn bản hướng dẫn về vấn đề này ở nước ta hiện hành. Ngoài ra, tác giả còn áp dụng phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến việc chính sách pháp luật về ưu tiên người học trong thực tiễn, đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện. Cụ thể như trên cở sở đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát, súc tích người viết dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị đó…
6. Những đóng góp mới của luận văn
Qua nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng việc áp dụng chính sách pháp luật về ưu tiên người học tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, luận văn chỉ ra được những tồn tại trong việc áp dụng các chính sách trong thực tế, từ đó đề xuất một số giải pháp thông qua việc thực hiện chính sách pháp luật về ưu tiên người học nhằm hệ thống hóa các quy định tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
– Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp Cấp ủy, Ban Giám đốc các đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong việc nghiên cứu, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chính sách pháp luật về ưu tiên người học trên thực tế.
– Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu áp dụng chính sách pháp luật về ưu tiên người học cho ở nhà trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Cụ thể
– Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học
– Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
– Chương 3: Một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

DOWNLOAD BẢN ĐỦ LUẬN VĂN TẠI TÂY

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học

Bình chọn Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn […]

Cơ sở lý luận Nội dung thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học

Bình chọn Cơ sở lý luận Nội dung thực hiện pháp luật về chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các […]

Các chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học

Bình chọn Các chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường cao đẳng, đại học giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các chính sách ưu […]

Cơ sở lý luận chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường đại học, cao đẳng

Bình chọn Cơ sở lý luận chính sách ưu tiên đối với người học ở các trường đại học, cao đẳng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]

Áp dụng pháp luật WTO về chống bán phá giá trong các tranh chấp

Bình chọn Áp dụng pháp luật WTO về chống bán phá giá trong các tranh chấp giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Áp dụng pháp luật WTO về […]

Sự hình thành và phát triển của WTO

Bình chọn Nội dung chính1. Hiệp định chống bán phá giá1.1. Xác định việc bán phá giá1.2. Nguyên tắc xác định phá giá1.3. Tính biên độ phá giá 2. Xác định thiệt hại2.1. Định nghĩa về thiệt hại do bán phá giá2.2. Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước3. Biện pháp chống […]

Cơ sở lý luận Chính sách chống bán phá giá

Bình chọn Cơ sở lý luận Chính sách chống bán phá giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận Chính sách chống bán phá giá. Nếu […]

Cở sở lý luận về Lý luận chung về bán phá giá

Bình chọn Cở sở lý luận về Lý luận chung về bán phá giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cở sở lý luận về Lý luận chung […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status