Luận văn Tài trợ thương mại của Eximbank Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Luận văn Tài trợ thương mại của Eximbank Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Tài trợ thương mại của Eximbank Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng – Bảng giá 2024
-
- Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, ngày nay, các hình thức tài trợ thương mại quốc tế càng ngày càng trở nên quan trọng và trở thành một trong những hoạt động xương sống của nền kinh tế thế giới. Các giao dịch giữa các quốc gia ngày càng nhiều, các công ty, tập đoàn tăng lên hàng ngày với cấp số nhân khiến cho hoạt động giao thương xuyên biên giới ngày càng tấp nập, nhộn nhịp. Càng vận chuyển hàng hóa đi xa, người mua và người bán càng mong muốn có được phương thức thanh toán, các hình thức tài trợ vốn linh hoạt, an toàn để tạo nên sự cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình
Tài trợ thương mại quốc tế bao gồm cả tài trợ cho xuất khẩu và nhập khẩu, cà trong ngắn hạn và dài hạn. Mỗi tổ chức khác nhau như chính phủ, nhà nước, các định chế tài chính hay các doanh nghiệp đều có các hình thức tài trợ thương mại quốc tế khác nhau. Trong thời buổi kinh tế thị trường, ngân hàng được cho là tổ chức cung cấp các phương thức tài trợ thương mại quốc tế nhanh chóng, thuận tiện và uy tín nhất. Ngoài các hình thức tài trợ truyền thống như LC, nhờ thu, chiết khẩu,… thì trên thế giới hiện đang xuất hiện một số hình thức khác đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có thể áp dụng được tất cả các hình thức đó vì lí do thể chế pháp luật và tập quán địa phương.
Eximbank Hoa Kỳ là một tổ chức chính phủ được thành lập lâu năm và là tổ chức uy tín trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế trên thế giới. Họ đã có nhiều sản phẩm sáng tạo trong tài trợ thương mại quốc tế, đảm bảo được quyền lợi được của chính mình và bản thân khách hàng của mình. Những kinh nghiệm trong quá trình phát triển của Eximbank Hoa Kỳ là bài học ý nghĩa đối với các tổ chức chính phủ thực hiện nhiệm vụ tài trợ thương mại quốc tế trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế. Chính vì thế tôi chọn đề tài luận văn “Tài trợ thương mại của Eximbank Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
- Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về tài trợ thương mại quốc tế là một đề tài rất rộng, bởi hoạt động tài trợ thương mại quốc tế bao gồm rất nhiều hình thức. Mỗi một tổ chức như tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, chính phủ, Nhà nước đều có một hình thức tài trợ riêng.
Ở Việt Nam, có rất nhiều luận văn thạc sỹ và khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về tài trợ thương mại quốc gia và tài trợ thương mại quốc tế nhưng thường chỉ tập trung vào một số hình thức tài trợ của một tổ chức tín dụng, phần lớn là ngân hàng thương mại và nghiên cứu các giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng thương mại đó, mà không nghiên cứu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ Việt Nam. Có thể kể đến:
Tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển (Phạm Hồng Chi, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Ngoại thương, H.2006): Nghiên cứu tổng quan về thực trạng tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đánh giá, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp gồm: Một là, tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là vốn ngoại tệ của Ngân hàng Nông nghiệp từ việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của ngân hàng, thực hiện triển khai các dự án tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch tiền gửi tại ngân hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, phát triển nghiệp vụ thanh toán thẻ để phát triển nguồn vốn vãng lai, đẩy mạnh chi trả kiều hối. Hai là da dạng hóa hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thông qua tập trung khai thác khách hàng xuất khẩu tại nhiều thị trường, khai thác hoạt động tài trợ thanh toán hàng đổi hàng. Ba là xây dựng chiến lược dài hạn để định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại như nghiên cứu động cơ và các khó khăn của khách hàng trong việc tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng, nghiên cứu thị trường, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng cà Nhà nước đối với từng ngành và loại hàng hóa. Bốn là xây dựng chiến lược khách hàng và thực hiện tốt chính sách khách hàng. Năm là Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng trước khi đưa ra quyết định tài trợ. Sáu là tăng cường quản lý rủi ro để phát triển an toàn và nâng cao uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp. Bảy là tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đặc biệt mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý, quản lý chặt chẽ và không ngừng củng cố. Tám là Thiết lập hệ thống thông tin và đảm bảo cung cấp thông tin hợp lý, kịp thời cho công tác thẩm định dự án.
Tìm hiểu hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vũ Thị Thanh Phương, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương, H. 2007): đi sâu phân tích phân tích thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương, từ đó đánh giá kết quả, thành tựu, đồng thời chỉ ra tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở để đưa ra giải pháp khắc phục gồm: Một là, phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế thông qua việc mở rộng và phát triển các nghiệp vụ có liên quan như hoạt động huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng, quản lý rủi ro hoạt động tín dụng. Hai là đa dạng hóa các hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, đặc biệt là bao thanh toán. Ba là mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế ở các khu vực Châu Phi và Nam Mỹ. Bốn là đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động kinh doanh nhằm thúc đẩy hiện đại hóa ngân hàng. Năm là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng thông qua chiến lược con người trong mô hình ngân hàng hiện đại. Sáu là, thực hiện tài trợ thương mại quốc tế trọn gói thông qua việc tăng cường hiệu quả của phòng tài trợ thương mại của ngân hàng. Bảy là tăng cường áp dụng các biện pháp Marketing vào hoạt động ngân hàng, xây dựng chiến lược khách hàng từ tổng thể đến chi tiết. Tám là tăng cường củng cố bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ và hệ thống thanh tra ngân hàng. Đồng thời khóa luận đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ về việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng để các doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn của ngân hàng và đưa các văn bản pháp luật vào thực tiễn sản xuất bằng triển khai đồng bộ giữa các cơ quan pháp luật nhà nước từ hải quan, biên phòng, thuế vụ đến công an, viện kiểm sát và tòa án; hoàn thiện chính sách quản lý của Nhà nước nhằm chống lại giao thương gian lận, tạo điều kiện phát triển xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó là kiến nghị với Ngân hàng nhà nước để hoàn thiện chế độ quy định về hoạt động kinh doanh, đầu tư vốn, hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá, phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, hệ thống văn bản pháp quy.
Một số giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Phạm Thị Thanh Loan, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương, H. 2009): Nghiên cứu hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng Công thương, phân tích chỉ ra những điểm đạt được trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế cũng như những khuyết điểm của Ngân hàng, từ đó rút ra giải pháp xuất phát từ phía ngân hàng về hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, tăng cường mối liên hệ giữa các hoạt động phòng ban khác nhau để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, phát triển hợp tác với ngân hàng khác trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại , đặc biệt là tài trợ xuất khẩu, tăng cường năng lực tài chính, hoạt động quản lý rủi ro, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật đầy đủ; và đưa ra các kiến nghị đối với chính phủ về tạo môi trường pháp lý thuận lợi phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, chính sách hỗ trợ ngân hàng trước khủng hoảng tài chính toàn cầu; kiến nghị đối với khách hàng gồm thiết lập mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và ngân hàng, củng cố nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương của bản thân doanh nghiệp, nghiên cứu tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên các tác phẩm trên chỉ dừng lại việc tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng thương mại, chưa có nghiên cứu về việc tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ. Đồng thời trong số các giải pháp đưa ra chưa có giải pháp nào xuất phát từ việc học hỏi kinh nghiệm, bài học thực tiễn từ tổ chức nước ngoài. Đứng trước thời buổi kinh tế hội nhập, Việt Nam nên học tập kinh nghiệm từ các nước đã thực hiện tốt nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế, cụ thể là tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ để giúp đỡ các doanh nghiệp, phát triển hoạt động thương mại quốc tế từ nhiều nguồn ngoài tài trợ của ngân hàng.
Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới, và sự phát triển của Mỹ là ổn định nhất. Qua nhiều năm, Mỹ vẫn luôn là nước có nhiều chỉ số phát triển nhất. Chính vì thế, Mỹ luôn là tấm gương sáng cho các nước khác học tập về cách mà Mỹ điều hành và phát triển nền kinh tế. Mỹ thực hiện tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ thông qua việc thành lập một tổ chức riêng là Eximbank Hoa Kỳ. Kể từ khi thành lập, tổ chức này đã có rất nhiều đóng góp cho việc phát triển xuất khẩu của Mỹ. Số lượng các bài báo, bài nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển, về hoạt động tài trợ thương mại của Eximbank Hoa Kỳ trên thế giới không phải là ít. Cụ thể như:
Export-Import Bank: Frequently Asked Questions, (Shayerah Ilias Akhtar, 2015) nghiên cứu về quy mô, các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của Eximbank Hoa Kỳ, nhận xét về các hoạt động và tình hình tại trợ của Eximbank Hoa Kỳ, số liệu đến năm 2014 đồng thời phân tích các dự án mà Eximbank Hoa Kỳ tài trợ như các dự án về năng lượng hóa thạch, vũ khí và các hàng hóa sử dụng cho mục đích quân sự và thương mại. Bên cạnh đó, tác phẩm đã đề cập đến rủi ro và các tỷ lệ đổ vỡ trong các giao dịch của Eximbank Hoa Kỳ và đưa kết luận về việc cần thiết để tiếp tục gia hạn thời gian tài trợ của Eximbank Hoa Kỳ để hỗ trợ việc làm cho người dân Mỹ, nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ trên trường quốc tế, hỗ trợ phát triển nền kinh tế của Hoa Kỳ.
Một số bài báo như South African Coal Plant Wins U.S. Backing Over Environmentalist Protests (Mark Drajem, Tạp chí Bloomberg, 2011), US Ex-Im Bank Finances Largest Carbon Emitting Project in its History (Karen Orenstein, Friend of the Earth), Your tax dollars at work: a giant coal plant in South Africa (Kate Shepard, 2011) đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến dư luận Mỹ trước nhiều dự án tài trợ của Eximbank Hoa Kỳ, tuy nhiên các bài báo này chưa đưa ra được giải pháp giúp cho Eximbank Hoa Kỳ hay chính phủ Hoa Kỳ tránh được những chỉ trích của dư luận.
Thứ nhất, từ việc nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trong nước về tài trợ thương mại quốc tế, tác giả nhận thấy nghiên cứu được thực hiện chỉ tập trung vào việc tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại, chưa có nghiên cứu sâu về việc tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ. Đồng thời các nghiên cứu rút ra bài học cho tài trợ thương mại quốc tế từ những hạn chế và nguyên nhân xuất phát từ bản thân các ngân hàng và chưa có bài học nào được đưa ra từ các tổ chức dày dặn kinh nghiệm tài trợ thương mại quốc tế của nước ngoài, cụ thể là Mỹ.
Thứ hai, đối với các nghiên cứu nước ngoài về tài trợ thương mại quốc tế nước Mỹ thông qua Eximbank Hoa Kỳ, tác giả nhận thấy các tác phẩm chỉ bàn luận về lợi ích và bất cập mà Eximbank Hoa Kỳ mang lại, chưa đi sâu vào việc đưa ra giải pháp giúp cho việc tài trợ được hoàn thiện hơn.
Vì thế, luận văn hướng tới nghiên cứu tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ Mỹ qua Eximbank Hoa Kỳ. Từ việc nghiên cứu các hình thức tài trợ, phân tích những kết quả và hạn chế trong tài trợ thương mại quốc tế của Eximbank Hoa Kỳ, kết hợp với tình hình tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ tại Việt Nam, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển hoạt động này tại Việt Nam.
- Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tìm ra bài học kinh nghiệm trong tài trợ thương mại quốc tế cho Việt Nam bằng việc nghiên cứu về tài trợ thương mại quốc tế của Eximbank Hoa Kỳ.
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tài trợ thương mại quốc tế
- Phân tích Tài trợ thương mại quốc tế của Eximbank Hoa Kỳ
- Tìm ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu là việc tài trợ thương mại bao gồm tài trợ thương mại quốc gia và tài trợ thương mại quốc tế. Song luận văn tập trung nghiên cứu về tài trợ thương mại quốc tế của Eximbank Hoa Kỳ.
Về không gian: việc nghiên cứu được áp dụng cho Việt Nam.
Về thời gian: Các số liệu về thực trạng Tài trợ thương mại quốc tế của Eximbank Hoa Kỳ được giới hạn trong 3 năm từ 2014 đến 2016, đồng thời, các bài học kinh nghiệm được xem như là giải pháp đối với hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế của Chính phủ Việt Nam mà tác giả đưa ra có thể được triển khai và áp dụng trong vòng 10 năm tới bởi Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tài trợ thương mại quốc tế của Eximbank Hoa Kỳ
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết để diễn giải về các định nghĩa, vai trò và các hình thức tài trợ thương mại quốc tế, phương pháp nghiên cứu lịch sử để để tổng hợp lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Eximbank Hoa Kỳ. Phương pháp dịch thuật nghiên cứu các tài liệu nước ngoài, tổng hợp và phân tích thông tin.
- Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về tài trợ thương mại quốc tế và các hình thức tài trợ thương mại quốc tế
Chương 2: Tài trợ thương mại quốc tế tại Eximbank Hoa Kỳ
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 8
1.1 Khái niệm và vai trò của tài trợ thương mại quốc tế. 8
1.1.1 Khái niệm về Tài trợ thương mại quốc tế. 8
1.1.2 Vai trò của Tài trợ thương mại quốc tế. 10
1.2 Phân loại Tài trợ thương mại quốc tế. 14
1.2.1 Tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức tài chính tín dụng 14
1.2.2 Tài trợ thương mại quốc tế của các doanh nghiệp. 30
1.2.3 Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp của Nhà nước. 35
1.2.4 Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp của các tổ chức chính phủ 39
Chương 2 TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI EXIMBANK HOA KỲ.. 44
2.1 Giới thiệu chung về Eximbank Hoa Kỳ. 44
2.1.1 Lý do thành lập. 44
2.1.2 Cơ cấu tổ chức. 45
2.1.3 Quá trình lịch sử. 46
2.2 Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế tại Eximbank Hoa Kỳ 49
2.2.1 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 50
2.2.2 Bảo đảm vốn lưu động. 54
2.2.3 Bảo lãnh vay vốn. 58
2.2.4 Bảo đảm Cho thuê tài chính. 61
2.2.5 Cho vay trực tiếp. 61
2.3 Đánh giá chung về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Eximbank Hoa Kỳ.. 62
2.3.1 Những kết quả mà Eximbank Hoa Kỳ đã đạt được. 62
2.3.2 Hạn chế trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Eximbank Hoa Kỳ.. 65
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM… 68
3.1 Tổng quan hoạt động Tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức Chính phủ tại Việt Nam.. 68
3.1.1 Tình hình chung. 68
3.1.2 Khó khăn và nguyên nhân của khó khăn trong tài trợ thương mại quốc tế của các tổ chức chính phủ tại Việt Nam.. 78
3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ Eximbank Hoa Kỳ trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam.. 82
3.2.1 Tuyên truyền lợi ích và phổ biến kiến thức về các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của tổ chức chính phủ. 82
3.2.2 Mô hình thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 84
3.2.3 Sự tham gia của Ngành Ngân hàng trong tài trợ thương mại quốc tế. 87
3.2.4 Tỷ lệ bảo hiểm.. 89
3.2.5 Về khách hàng. 90
3.2.6 Tổ chức thực hiện tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ 91
KÊT LUẬN 94
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]
Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]
Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]
Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]
Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Mô hình hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Mô hình hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần thêm bài […]
Bình chọn Khái niệm về hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương cho các bạn […]
Bình chọn Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số Nếu các […]