x
Trang chủ » luận văn Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam

luận văn Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam

Bình chọn

Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự chia sẻ của chuyên mục chia sẻ luận văn với đề tài: Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam
Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam

==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế – Bảng giá 2024

  1. Tính cấp thiết của đề tài

          Từ sau thời kỳ Đổi mới, Việt Nam với mục tiêu hội nhập kinh tế đã tiến hành đàm phán và ký kết rất nhiều những Hiệp định với các nước và khu vực kinh tế nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế của mình, trong đó, thành công nhất phải kể đến việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với nguyên tắc Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia đã dỡ bỏ rất nhiều rào cản để Việt Nam có cơ hội tiếp cận nhiều nền kinh tế phát triển trên Thế giới. Về khu vực, việc tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà gần đây nhất, tháng 12/2015, sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cũng đã góp phần đẩy nhanh quá trình hợp tác và phát triển các mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên.

          Có một điểm chung giữa những Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết là hầu hết đề cập đến vấn đề tự do hóa và dỡ bỏ hàng rào liên quan đến vấn đề thương mại hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư…mà chưa có bất kỳ một Hiệp định thương mại nào đề cập cụ thể đến vấn đề di chuyển lao động giữa các quốc gia. Chỉ duy nhất đến khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập thì vấn đề này mới dần được giải quyết. Hiệp định Di chuyển thể nhân (MNP) và những thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về 8 ngành nghề trong MRAs đã hiện thực hóa khả năng di chuyển tự do lao động có tay nghề trong 8 ngành nghề đối với các quốc gia trong ASEAN. Điểm mới này sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện trình độ lao động, nâng cao năng suất lao động của các nền kinh tế thông qua việc trao đổi và chuyên môn hóa lao động. Tuy nhiên, hạn chế của Hiệp định này là vấn đề tự do di chuyển chỉ xảy ra đối với lao động có tay nghề và chỉ giới hạn đối với lao động trong 8 ngành nghề nêu trên. Trong khi đó, lao động Việt Nam hiện nay đang có sự chênh lệch về trình độ vô cùng rõ rệt, trên 50% lao động chưa qua đào tạo, hơn 20% lao động có trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó, số lao động có tay nghề trong lĩnh vực được phép tự do di chuyển chiếm chưa đến 5% tổng số lao động, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam. Vì vậy, tự do di chuyển lao động có tay nghề trong AEC vừa là cơ hội, vừa là thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi AEC ra đời.

          Đây cũng là lý do khiến tác giả chọn đề tài: “Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam” cho luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn phần nào giải quyết những vấn đề bất cập liên quan đến di chuyển lao động nội khối ASEAN của Việt Nam hiện nay.        

  1. Tình hình nghiên cứu

          Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một chủ thể kinh tế được rất nhiều các tác giả quan tâm bởi nó có vai trò to lớn trong sự phát triển và hội nhập của các quốc gia thành viên. Do đó, có rất nhiều những công trình nghiên cứu liên quan đến AEC.

          Liên quan đến một trong hai nội dung mới trong việc hình thành AEC là tự do di chuyển lao động trong ASEAN, tác phẩm “Managing International Labor Migration in ASEAN” của Aniceto C. Orbeta Jr (2011), “Regional Conference on Services Trade Liberalization and Labor Migration Policies in ASEAN: Towards the ASEAN Economic Community” của ADB (2008), “Nắm bắt lợi ích kinh tế và xã hội của dịch chuyển lao động: ASEAN 2015” của Martin, P.; Abella, M. (2014), “Tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN: xu hướng và giải pháp” (2016) của Đỗ Thanh Bình đều có một điểm chung là nghiên cứu khá đầy đủ về thực tiễn dòng di chuyển lao động giữa các nước thành viên ASEAN với số liệu phong phú, mô tả đầy đủ quy mô, xu hướng, đặc điểm của di chuyển lao động nội khối ASEAN. Cuốn “Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á – Kinh nghiệm và bài học” của Nguyễn Thị Hồng Bích (2007) đặt vấn đề nghiên cứu về xuất khẩu lao động của các nước Đông Nam Á với mục đích rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng chính sách, tổ chức và quản lý xuất khẩu lao động cũng như trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội nảy sinh trong quá trình xuất khẩu lao động, nhằm phục vụ cho việc tham gia một cách có hiệu quả vào thị trường lao động quốc tế. Tương tự, “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn” của ADB, ILO cũng là một báo cáo khoa học nghiên cứu những xu hướng việc làm và điều kiện xã hội của khu vực ASEAN, từ đó xem xét những chính sách hành động của các chính phủ và rút ra bài học cho thời kỳ hậu khủng hoảng. Tuy nhiên, tài liệu mới chỉ dừng lại ở báo cáo tổng thể về thị trường lao động ASEAN, chưa tập trung phân tích về các dòng di chuyển lao động nội khối.

          Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến di chuyển lao động của Việt Nam ra quốc tế trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, tuy nhiên, liên quan đến vấn đề di chuyển lao động của Việt Nam trong nội khối ASEAN, số lượng nghiên cứu còn khá hạn chế. Tác giả Lưu Văn Hưng là người đã trực tiếp nghiên cứu “Di chuyển lao động nội khối ASEAN thời gian gần đây và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam năm 2008. Tuy nhiên, những nghiên cứu của tác giả đã khá xa thời điểm hiện tại nên chưa có sự cập nhật thông tin về sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN trong bối cảnh mới. Tác giả Đào Thị Thu Trang với đề tài: “Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN” (2016) nghiên cứu về thị trường lao động nội khối ASEAN, nhưng chưa có khái quát về tình hình di chuyển lao động giữa các nước. Tác giả cũng đã nghiên cứu về tình hình di chuyển lao động Việt Nam trong nội khối, tuy nhiên, số liệu khá cũ (từ năm 2012), thêm vào đó chưa gắn vấn đề “tự do di chuyển lao động có tay nghề” trong mục tiêu phát triển AEC vào trong nội dung nghiên cứu chuyên sâu mà chỉ là thống kê số liệu theo dạng liệt kê. Vì vậy, những giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển lao động cũng còn khá chung chung và chưa cụ thể. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thương với đề tài: “Di chuyển lao động trong AEC: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” (2016) cũng nghiên cứu thực trạng dòng di chuyển lao động của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại ở phương pháp thống kê mà chưa đi sâu phân tích nguyên nhân của thực trạng này. Tuy nhiên, vấn đề rút ra từ những phân tích ấy còn khá trùng lặp, liên quan đến việc số lượng những chứng chỉ công nhận mà lao động Việt Nam sở hữu còn khá hạn chế. Thêm vào đó, tác giả cũng bỏ sót khá nhiều cơ hội và thách thức chưa được đề cập đến. Tác giả Dương Thu Trang với đề tài: “Tự do di chuyển lao động trong AEC và những vấn đề đối với giáo dục Việt Nam” (2016) cũng đã đi sâu phân tích thực trạng của di chuyển lao động nội khối từ Việt Nam hiện nay, từ đó, rút ra nguyên nhân của tình trạng này là do chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Tác giả đề xuất giải pháp trực tiếp liên quan đến giáo dục để cải thiện thực trạng trên. Tuy nhiên, phân tích nguyên nhân và giải pháp này chỉ là phiến diện, một phần rất nhỏ trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế của luồng di chuyển lao động như hiện nay.

          Qua quá trình nghiên cứu các đề tài của các tác giả đi trước, người viết nhận thấy còn những khoảng trống nghiên cứu như sau mà các tác giả chưa đề cập đến:

– Các đề tài trước đó mới chỉ nghiên cứu tình hình di chuyển lao động trên một chiều từ Việt Nam sang các nước ASEAN mà chưa nghiên cứu chiều ngược lại từ các nước ASEAN sang Việt Nam.

– Các tiêu chí đánh giá còn chưa đầy đủ, đa phần mới chỉ đánh giá trên quy mô luồng di chuyển.  

– Nhóm giải pháp còn chung chung, chưa phân tích cụ thể từng nhóm giải pháp để tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức.

  1. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

          Luận văn thực hiện nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả mà tự do di chuyển lao động trong AEC có thể đem lại cho Việt Nam.

          Để đạt được những mục đích nêu trên, luận văn nhằm năm mục tiêu như sau:

          – Phân tích thực trạng dòng di chuyển lao động nội khối trên hai chiều di chuyển và căn cứ vào các tiêu chí đánh giá cụ thể;

          – Đánh giá tác động của dòng di chuyển lao động vào việc phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam;

          – Phân tích cơ hội, thách thức của Việt Nam khi tham gia vào dòng di chuyển lao động nội khối AEC;

          – Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả dòng di chuyển lao động.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a, Đối tượng nghiên cứu  

          Đối tượng nghiên cứu của luận văn là di chuyển lao động trong AEC. Cụ thể, luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu vấn đề di chuyển lao động giữa Việt Nam và các nước trong AEC thay vì nghiên cứu chi tiết tình hình di chuyển lao động giữa các nước trong AEC với nhau, nhằm phù hợp với phạm vi giới hạn của Luận văn thạc sỹ cũng như phù hợp với nghiên cứu có tính ứng dụng cho Việt Nam hiện nay.

 

b,  Phạm vi nghiên cứu

– Về thời gian: Luận văn nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2003 – 2015. Sở dĩ như vậy là do, đây là giai đoạn chứng kiến những bước chuyển mình về mặt mục tiêu cũng như hành động của toàn khu vực ASEAN. Tháng 10/2003, lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Bali II), nhất trí đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC). Đây là thời điểm có ý nghĩa đối với quá trình đặt nền tảng cho việc hình thành và thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN. Từ đó, Hiệp hội các nước Đông Nam Á chuyển sang một giai đoạn mới là xây dựng Cộng đồng ASEAN và được chính thức ra đời vào tháng 12/2015.

– Về không gian: Luận văn nghiên cứu tình hình di chuyển lao động của Việt Nam và toàn bộ khu vực ASEAN.

– Về nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình di chuyển lao động của Việt Nam sang các nước nội khối trong mối tương quan tình hình di chuyển lao động của toàn khu vực.

  1. Phương pháp nghiên cứu

          Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, song có những phương pháp chủ đạo sau:

          – Phương pháp phân tích và tổng hợp: đây là hai phương pháp không thể tách rời trong nội dung nghiên cứu. Người viết sử dụng phương pháp phân tích để phân tích đặc điểm thị trường lao động Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN, từ đó rút ra mức độ tham gia của Việt Nam, đánh giá được tác động của việc tham gia vào di chuyển nội khối tới kinh tế- xã hội đất nước ở từng khía cạnh (tích cực và tiêu cực), nhằm trả lời các câu hỏi có liên quan: Mức độ tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN của Việt Nam hiện nay có hợp lý hay không? Trên cơ sở đó, tổng hợp được thực trạng sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN.

          – Phương pháp diễn giải và quy nạp: từ những lý thuyết chung liên quan đến lao động, di chuyển lao động, người viết đã quy nạp thành những lý thuyết chung liên quan đến di chuyển lao động quốc tế và nội khối. Nhờ có phương pháp quy nạp, người viết đã vận dụng những cơ sở lý thuyết liên quan đến di chuyển lao động để làm cơ sở diễn giải thực trạng di chuyển lao động của Việt Nam.

          – Phương pháp thống kê, mô tả: người viết đã thu thập, xử lý số liệu, dùng biện pháp thống kê bằng số liệu và trực quan bảng biểu để mô tả và giải thích rõ hơn về tình hình thực tế di chuyển lao động Việt Nam hiện nay, để đề xuất giải pháp có khả năng thực thi cao.

  1. Kết cấu của luận văn

          Luận văn gồm 3 chương:

          Chương 1: Lý luận chung về di chuyển lao động quốc tế

          Chương 2: Thực trạng di chuyển lao động trong nội khối AEC

          Chương 3: Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với Việt Nam khi tham gia vào di chuyển trong AEC

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ…………………………………………………………………………. 7

1.1. Khái niệm chung về di chuyển lao động quốc………………….. 7

1.1.1. Khái niệm lao động………………………………………………. 7

1.1.2. Khái niệm di chuyển lao động quốc tế………………………. 7

          1.1.3.Khái niệm di chuyển lao động nội khối…………………………………………..9

1.2. Nguyên nhân của di chuyển lao động quốc tế………………….. 9

1.2.1. Lý thuyết liên quan đến nguyên nhân di chuyển lao động quốc tế……………………………………………………………………….. 9

1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến di chuyển lao động quốc tế……… 11

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến di chuyển lao động quốc tế………… 13

1.3.1. Nhân tố bên trong……………………………………………….. 13

1.3.2. Nhân tố bên ngoài………………………………………………… 4

1.4. Tiêu chí đánh giá di chuyển lao động quốc tế………………… 17

1.4.1. Quy mô di chuyển lao động………………………………….. 17

1.4.2. Cơ cấu di chuyển lao động……………………………………. 17

1.4.2.1. Cơ cấu di chuyển lao động theo ngành nghề……….. 17

1.4.2.2. Cơ cấu di chuyển lao động theo giới tính……………. 18

1.4.2.3. Cơ cấu di chuyển lao động theo trình độ…………….. 18

1.4.3. Các hình thức di chuyển lao động………………………….. 19

1.4.4. Sự hợp tác trong di chuyển lao động………………………. 20

1.5. Tác động của di chuyển lao động quốc tế……………………… 20

1.5.1. Tác động của di chuyển lao động đến nước nhận lao động………………………………………………………………………………… 20

1.5.1.1. Tác động tích cực………………………………………….. 20

1.5.1.2. Tác động tiêu cực………………………………………….. 22

1.5.2. Tác động của di chuyển lao động đến nước gửi lao động………………………………………………………………………………… 23

1.5.2.1. Tác động tích cực………………………………………….. 23

1.5.2.2. Tác động tiêu cực………………………………………….. 23

1.6. Kinh nghiệm di chuyển lao động quốc tế của một số nước trong ASEAN và bài học cho Việt Nam……………………………… 24

1.6.1. Kinh nghiệm của Philippines…………………………………. 25

1.6.2. Kinh nghiệm của Indonesia…………………………………… 26

TÓM TẮT CHƯƠNG 1…………………………………………………….. 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG NỘI KHỐI AEC……………………………………………………………….. 30

2.1. Khái quát chung về Cộng đồng kinh tế ASEAN……………… 30

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN…………………………………………………………………….. 30

2.1.2. Mục tiêu phát triển AEC………………………………………. 31

2.1.3. Khuôn khổ chính sách chung liên quan đến di chuyển lao động trong  AEC…………………………………………………………. 33

2.2. Tình hình di chuyển lao động nội khối ASEAN……………… 37

2.2.1. Đặc điểm thị trường lao động khu vực ASEAN………… 37

2.2.1.1. Nguồn cung lao động dồi dào………………………….. 37

2.2.1.2. Có sự khác biệt trong lao động nội khối ASEAN…. 37

2.2.2. Tình hình di chuyển lao động nội khối ASEAN………… 39

2.3. Tình hình di chuyển lao động của Việt Nam trong AEC…… 41

2.3.1.    Quy mô di chuyển lao động……………………………….. 42

2.3.1.1. Dòng lao động di chuyển từ Việt Nam sang các nước ASEAN………………………………………………………………….. 42

2.3.1.2. Dòng lao động di chuyển từ các nước ASEAN sang Việt Nam………………………………………………………………… 44

2.3.2. Cơ cấu di chuyển lao động……………………………………. 44

2.3.2.1. Cơ cấu di chuyển lao động theo ngành nghề……….. 44

2.3.2.2. Cơ cấu di chuyển lao động theo giới tính……………. 46

2.3.2.3. Cơ cấu di chuyển lao động theo trình độ…………….. 47

2.3.3. Sự hợp tác trong di chuyển lao động………………………. 49

2.4. Tác động của di chuyển lao động nội khối đến Việt Nam…. 50

2.4.1. Đối với dòng di chuyển lao động từ Việt Nam sang các nước ASEAN……………………………………………………………… 50

2.4.1.1. Tác động tích cực………………………………………….. 50

2.4.1.2. Tác động tiêu cực………………………………………….. 53

2.4.2. Đối với dòng di chuyển lao động từ các nước ASEAN sang Việt Nam……………………………………………………………. 53

2.4.2.1. Tác động tích cực………………………………………….. 53

2.4.2.2. Tác động tiêu cực………………………………………….. 54

TÓM TẮT CHƯƠNG 2…………………………………………………….. 57

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG AEC…………………………………………………………………… 58

3.1. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào di chuyển lao động trong AEC……………………………………………… 58

3.1.1. Cơ hội của Việt Nam khi tham gia vào di chuyển lao động trong AEC…………………………………………………………………. 58

3.1.1.1. Gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động………. 58

3.1.1.2. Tạo động lực để người lao động nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực…………………… 60

3.1.1.3. Tận dụng cơ hội phát triển kinh tế – xã hội…………. 61

3.1.2. Thách thức………………………………………………………… 63

3.1.2.1. Chất lượng lao động Việt Nam còn thấp…………….. 63

3.1.2.2. Đe dọa mất việc làm đối với lao động Việt Nam…. 69

3.1.2.3. Thách thức trong thu hút lao động chất lượng cao.. 71

3.1.2.4. Bất bình đẳng giữa các ngành nghề và lao động có trình độ khác nhau……………………………………………………. 73

3.1.2.5. Rào cản tiếp nhận lao động của các quốc gia thành viên……………………………………………………………………….. 74

3.1.2.6. Khả năng tiếp cận thông tin từ các thị trường lao động trong khu vực………………………………………………………….. 77

3.2. Triển vọng thị trường lao động nội khối ASEAN……………. 78

3.2.1. Triển vọng thị trường lao động nội khối ASEAN………. 78

3.2.2. Quan điểm, định hướng của Việt Nam trong việc tham gia vào dòng di chuyển lao động nội khối……………………………… 81

3.2.2.1. Quan điểm của Việt Nam……………………………….. 81

3.2.2.2. Định hướng cho Việt Nam trong di chuyển lao động nội khối………………………………………………………………….. 81

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả khi tham gia vào di chuyển lao động trong AEC của Việt Nam…………………………………………. 83

          3.3.1. Nhóm giải pháp tận dụng cơ hội…………………………………………………83

3.3.1.1. Tăng cường hợp tác với các nước thành viên trong việc đưa người lao động di chuyển nội khối……………………………. 83

3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả trong quản lý và điều tiết dòng di chuyển lao động nội khối ASEAN………………………………….. 87

          3.3.2. Nhóm giải pháp hạn chế thách thức…………………………………………….92

3.3.2.1. Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu lao đông nội khối……………………………. 92

3.3.2.2. Tăng cường bảo vệ người lao động di chuyển nội khối………………………………………………………………………………… 96

TÓM TẮT CHƯƠNG 3…………………………………………………….. 98

KẾT LUẬN……………………………………………………………………….. 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………

XEM BẢN ĐỦ: TẠI ĐÂY

 

GẶP TƯ VẤN VIÊN

Chúng tôi chuyên nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn sẽ giúp bạn hoàn thành đề tài của mình.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết mới
100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế chọn lọc nhất

Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]

Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Các loại thuế cơ bản đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các loại thuế cơ bản đối với hộ […]

Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế

Bình chọn Phân loại hộ kinh doanh theo quy định pháp luật thuế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phân loại hộ kinh doanh theo quy […]

Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh

Bình chọn Cơ sở lý luận về pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về […]

Khái quát chung về hộ kinh doanh

Bình chọn Khái quát chung về hộ kinh doanh giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát chung về hộ kinh doanh Nếu các bạn cần thêm […]

Luận văn Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch mua bán hàng hóa trên sàn Thương mại điện tử cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]

Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Trình tự thủ tục chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Trình tự thủ tục chào bán trái […]

Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng

Bình chọn Phương thức tiến hành hoạt động chào bán trái phiếu ra công chúng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Phương thức tiến hành hoạt […]

Bài viết liên quan
Luận văn Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]

Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA

Bình chọn Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các nhân tố […]

Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá

Bình chọn Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Hiệu quả sử […]

Cơ sở lý luận về ODA

Bình chọn Cơ sở lý luận về ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về ODA. Nếu các bạn cần […]

luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị […]

Vai trò của du lịch quốc tế

Bình chọn Vai trò của du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Vai trò của du lịch quốc tế . Nếu […]

Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế

Bình chọn Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này  cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái […]

luận văn Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới

Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế  Thực trạng và giải pháp thu hút khách du lịch Nga vào Việt Nam trong bối cảnh mới cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận […]

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
DMCA.com Protection Status