Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toản tại NHTMCP Việt Nam thương tín
Chuyên mục chia sẻ luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương tín cho các bạn học viên đang làm luận văn này chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong vòng hơn mười năm trở lại đây, thị trường tài chính ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro trong nó. Nói riêng trong ngành ngân hàng, các rủi ro về thanh khoản, tín dụng, nghiệp vụ ngày càng gia tăng với xu hướng phức tạp và nguy hiểm. Đặc biệt, rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam tuy chưa bộc lộ rõ nhưng đã ít nhiều gây khó khăn trong hoạt động của các ngân hàng. Không nằm ngoài xu hướng đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 9 năm 2014 cũng đã trải qua không ít lần có vấn đề về thanh khoản, đặc biệt là vào các tháng cuối những năm 2010, 2011, 2012. Điều này xuất phát từ việc các ngân hàng chưa có cơ chế quản lý khả năng thanh khoản cụ thể, rõ ràng và hiệu quả, dẫn đến việc gia tăng nợ xấu, mất uy tín trong kinh doanh và lâm vào tình trạng khả năng thanh khoản mất ổn định.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng được thực hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như nghiên cứu của Fadare (2011) ở Nigeria, nghiên cứu của Vodova (2011) ở Cộng hòa Cezh, nghiên cứu của Moore (2010) ở Mỹ La tinh và các nước vùng biển Caribbean… Ngoài ra, các chính sách, quy chuẩn mới cũng được ban hành nhằm đổi mới và tăng cường đảm bảo an toàn trong việc quản trị khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Do đó, tìm hiểu về khả năng thanh khoản là một việc vô cùng cần thiết để đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng nói chung và cho mỗi ngân hàng nói riêng. Thông qua quá trình tìm hiểu, ta có thể nhận biết được các nhân tố nào tác động đến thanh khoản và mức độ cũng như xu hướng tác động ra sao. Qua đó, các ngân hàng có thể lựa chọn cho mình chiến lược quản trị khả năng thanh khoản một cách phù hợp để đảm bảo an toàn thanh khoản cho chính ngân hàng cũng như củng cố được cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Vì lý do nêu trên, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín: cho luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận liên quan đến khả năng thanh khoản của ngân hàng và các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản. Trên cơ sở đó, xem xét và kiểm định tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín nhằm tìm ra giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản của VIETBANK.
Để giải quyết được mục tiêu nêu trên, câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là:
– Khả năng thanh khoản của VIETBANK chịu ảnh hưởng từ các nhân tố nào trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 9 năm 2014 và
– Mức độ ảnh hưởng cũng như xu hướng ảnh hưởng của những nhân tố đó lên khả năng thanh khoản của VIETBANK ra sao và
– Giải pháp để nâng cao khả năng thanh khoản của VIETBANK.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khả năng thanh khoản và các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, bao gồm các nhân tố vi mô và các nhân tố vĩ mô.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của bài luận văn là khả năng thanh khoản của VIETBANK trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 9 năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nguyên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng để giải quyết được mục tiêu đã đưa ra, cụ thể như sau:
– Sử dụng phương pháp định tính: dùng các số liệu thứ cấp để đánh giá khả năng thanh khoản của VIETBANK trong giai đoạn xem xét.
– Sử dụng phương pháp định lượng: dùng mô hình hồi quy các biến phụ thuộc để pháp hiện ra sự ảnh hưởng của các biến phụ thuộc lên khả năng thanh khoản của VIETBANK.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia làm 4 chương với nội dung cụ thể như sau:
– Chương 1: Tổng quan về khả năng thanh khoản và mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại.
– Chương 2: Thực trạng về khả năng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.
– Chương 3: Mô hình định lượng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.
– Chương 4: Các giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
==>Xem thêm: 100+ Đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng chọn lọc
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHẢ NĂNG THANH KHOẢN
1.1.1. Khái niệm
Khả năng thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh.
Khả năng thanh khoản của một ngân hàng phụ thuộc vào tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn vốn của ngân hàng đó. Một tài sản được cho là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hòa thành tiền nhanh. Trong khi đó, một nguồn vốn được cho là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh.
Một ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản tốt là khi ngân hàng sẳn có nguồn vốn khả dụng, hoặc có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn vay mượn bên ngoài với chi phí hợp lý và đúng lúc cần đến, hoặc có thể nhanh chóng bán bớt một số tài sản ở mức giá thỏa đáng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh như: thanh toán, chi trả, rút tiền và xin vay mới của khách hàng.
Do đó, khi xét đến khả năng thanh khoản của một ngân hàng thương mại, người ta luôn phải đặt nó trong một trang thái động ở một giai đoạn nhất định.
1.1.2. Vai trò của khả năng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng và nền kinh tế
Khả năng thanh khoản đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế quốc gia. Đầu tiên, đối với một ngân hàng riêng lẻ, thanh khoản tốt đảm bảo cho ngân hàng có thể chuyển hóa các tài sản thành tiền với chi phí thấp, tiếp cận thị trường tiền tệ một cách dễ dàng, hoạt động thương mại thuận lợi dẫn đến nâng cao lợi nhuận cũng như uy tín trên thị trường, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng và tạo được lòng tin ở dân chúng cũng như những cơ quan quản lý Nhà nước, và đặc biệt là tránh được nguy cơ phá sản.
Ngoài ra, đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng, khi khả năng thanh khoản được duy trì ổn định ở tất cả các ngân hàng, niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển, do đó thu hút được nhiều nguồn tiền gửi cũng như cho vay được nhiều hơn, khối lượng thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng cao. Điều này giúp hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển hơn, hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Nhà nước về việc quản lý dòng tiền thanh toán trong hoạt động kinh doanh mua bán hàng ngày của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể…
Bên cạnh đó, một khi hoạt động ngân hàng phát triển mạnh mẽ, tình hình sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề khác cũng phát triển hơn nhờ có sự hỗ trợ tích cực về vốn cũng như công cụ thanh toán ngân hàng. Nền kinh tế của quốc gia cũng từ đó mà phát triển vững mạnh hơn, môi trường kinh tế – xã hội ổn định tạo điều kiện cho tất cả mọi ngành nghề phát triển.
1.1.3. Biểu hiện của mất khả năng thanh khoản
Một số dấu hiệu cho thấy ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản:
– Lãi suất huy động vốn của ngân hàng diễn biến bất thường: lãi suất huy động kỳ hạn ngắn tăng cao và cao hơn lãi suất huy động các kỳ hạn dài; ngân hàng tập trung huy động vốn ngắn hạn. Điều này phản ánh ngân hàng đang thiếu thanh khoản, mục đích huy động vốn của ngân hàng lúc này là đảm bảo khả năng thanh khoản chứ không phải sinh lợi.
– Lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng tăng nhanh: nguyên nhân chính là do ngân hàng đang có vấn đề về thanh khoản, huy động từ dân cư không thuận lợi nên ngân hàng vay liên ngân hàng để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu thanh toán.
– Thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng: Khi ngân hàng không đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu vay mới hoặc giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký chứng tỏ ngân hàng đang thiếu tiền hay nói cách khác là thiếu cung thanh khoản.
– Giá cổ phiếu của ngân hàng sụt giảm: Khi giá cổ phiếu của ngân hàng giảm, cho thấy rằng cổ phiếu của ngân hàng không hấp dẫn được nhà đầu tư, điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền. Lúc này, người dân có xu hướng rút tiền tiết kiệm ra để gửi vào ngân hàng khác hoặc đầu tư vào kênh khác có lợi nhuận cao hơn, uy tín của ngân hàng giảm sút tiếp tục có thể làm giảm giá cổ phiếu của ngân hàng nếu không có hành động cụ thể nào để khắc phục tình hình này.
– Tình trạng khách hàng rút tiền ồ ạt vì một số nguyên nhân nào đó cũng là biểu hiện của việc có nguy cơ mất khả năng thanh khoản của ngân hàng.
– Bán lỗ tài sản: Khi ngân hàng gấp rút bán tài sản và sẵn sàng chịu lỗ chứng tỏ ngân hàng đang gặp phải vấn đề trong thanh khoản.
1.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
Hiện tại trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Những nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu tính thanh khản của các ngân hàng trong một khu vực, một nhóm các quốc gia hoặc một quốc gia cụ thể.
Trong đó, Vodova (2011) đã thực hiện công trình nghiên cứu “Determinants of Commercial Banks’ Liquidity in the Cezh Republic” (tạm dịch: những nhân tố
quyết định khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Cộng hòa Séc). Trong nghiên cứu này, Vodova đã xem xét số liệu cụ thể của các ngân hàng ở Cezh và tình hình kinh tế vĩ mô trong giai đoạn năm 2001 – 2009, sau đó sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu để phân tích. Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của các biến độc lập (gồm: vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lạm phát, lãi suất liên ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất cho vay, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, lãi suất chính sách tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp, quy mô ngân hàng và biến giả về tác động của khủng hoảng tài chính) lên biến phụ thuộc (tức là tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại, được đo bằng 4 chỉ số thanh khoản, gồm: tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tiền gửi và tiền đi vay ngắn hạn, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ dư nợ trên tổng tiền gửi và tiền đi vay ngắn hạn).
Ở khu vực châu Phi, Fadare (2011) đã thực hiện nghiên cứu về tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng và khủng hoảng tài chính ở Nigeria với mục tiêu nghiên cứu là xác định các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng ở Nigeria, đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố đó đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Fadare (2011) đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính OLS và dữ liệu bảng trong thời gian từ 1980 đến 2009. Nghiên cứu này cho thấy chỉ có tỷ lệ thanh khoản, lãi suất chính sách tiền tệ và biến trễ lãi suất cho vay là có ý nghĩa để dự đoán thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Theo nghiên cứu, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính, tiền gửi ngân hàng không đảm bảo được tính thanh khoản và chính sách tiền tệ phải đảm bảo thanh khoản trong giai đoạn này.
Ở Mỹ La tinh và các nước vùng biển Caribbean, Moore (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đối với thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Mục tiêu nghiên cứu của Moore (2010) là nghiên cứu các hành vi liên quan đến thanh khoản ngân hàng trong các cuộc khủng hoảng, xác định các yếu tố quyết định thanh khoản và đánh giá thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ khủng hoảng là cao hay thấp so với điều kiện kinh tế bình thường. Trong nghiên cứu này, thanh khoản được đo bằng tỷ lệ cho vay/tiền gửi và phụ thuộc vào các yếu tố: nhu cầu tiền mặt của khách hàng (đo bằng tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi), tình hình kinh tế vĩ mô và lãi suất thị trường tiền tệ ngắn hạn. Moore (2010) sử dụng mô hình hồi quy ước lượng bình phương bé nhất để đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy sự biến động của tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi và lãi suất thị trường tiền tệ có tác động tiêu cực và đáng kể đến thanh khoản.
Qua ba nghiên cứu trên đây cho thấy, nghiên cứu của Vodova (2011) có sự tiến bộ hơn hai nghiên cứu còn lại được thực hiện trước đó với việc đưa vào nghiên cứu đầy đủ tất cả các nhân tố vi mô nội tại của ngân hàng và vĩ mô của nền kinh tế có thể có tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại cũng như các quyết định của NHNN về chính sách tiền tệ. Vì vậy, để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, tác giả sẽ ứng dụng mô hình nghiên cứu của Vodova (2011) với mẫu dữ liệu của VIETBANK từ năm 2010 đến tháng 9 năm 2014 cũng như các số liệu về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam trong thời gian này.
Dựa theo nghiên cứu của Vodova (2011), tác giả đề nghị ra mô hình nghiên cứu thực nghiệm trên số liệu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín từ năm 2010 đến tháng 9 năm 2014 như sau:
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Trong đó đã loại bỏ hai nhân tố: Sự phát triển của các thị trường khác và Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng so với nội dung lý thuyết nêu ở phần trên. Lý do cho việc không theo dõi hai nhân tố này trong mô hình là vì các nhân tố không định lượng được, do đó có thể dẫn đến kết quả không chính xác, không khách quan cho nghiên cứu.
Bên cạnh đó, cũng loại bỏ nhân tố quy mô ngân hàng (được định lượng bằng cách lấy logarit tổng tài sản) so với nội dung nghiên cứu của Vodova (2011) vì thực tế Vodova nghiên cứu trên một số lượng lớn các ngân hàng ở Cộng hòa Cezh do đó có sự khác nhau về quy mô, còn ở bài nghiên cứu này tác giả chỉ xem xét cụ thể cho VIETBANK với quy mô ngân hàng qua các năm không có nhiều thay đổi.
Trong mô hình nêu trên, nhân tố Môi trường kinh tế – chính trị – xã hội được đo lường bởi ba biến là tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và biến giả về tác động của khủng hoảng tài chính; nhân tố Chính sách tiền tệ được đo lường bằng lãi suất thị trường mở.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
2.1. TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CHUNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Tác giả đề xuất xem xét số liệu vào thời điểm 31/12/2013 của một số ngân hàng sau để đánh giá tình hình thanh khoản của nhóm ngân hàng này, qua đó thấy được tình hình thanh khoản chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Bảng 2.1: Số liệu về các chỉ số đo lường khả năng thanh khoản của các ngân hàng
Ngân hàng
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
Chỉ số trạng thái tiền mặt
Chỉ số năng lực cho vay Chỉ số Tổng dư nợ/Tiền gửi KH
Chỉ số cơ cấu tiền gửi
VCB 14.83% 24.10% 53.10% 66.70% 43.20%
ACB 11.15% 9.30% 64.40% 74.10% 10.70%
EXIMBANK 16.38% 32.20% 51.00% 76.30% 9.20%
VIB 19.43% 7.50% 48.60% 82.40% 14.60%
NAMABANK 19.21% 18.40% 44.40% 60.70% 18.90%
VIETBANK 19.24% 17.50% 46.92% 61.20% 17.38%
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC năm 2013 của các ngân hàng)
Theo bảng số liệu 2.1, vào thời điểm cuối năm 2013 các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đúng theo mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (không thấp hơn 9%). Điều này cho thấy các ngân hàng đã có một tỷ lệ hợp lý giữa vốn tự có với mức độ rủi ro trong sử dụng tài sản. Tuy nhiên, xuất hiện những ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao vượt bậc: VIB 19,43% và NAMABANK 19,21%; hệ số này quá an toàn cũng đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của ngân hàng kém hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cho thấy thanh khoản của ngân hàng có vấn đề, hoặc các ngân hàng đang trong tình trạng không huy động được tiền gửi, hoặc các ngân hàng không thể cho vay hoặc không muốn cho vay.
Tiếp đến là chỉ số trạng thái tiền mặt, chỉ số này cao đảm bảo cho khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời của ngân hàng và chỉ số này tối thiểu bằng 5%. Theo bảng số liệu 2.1, ACB và VIB là hai ngân hàng có chỉ số trạng thái tiền mặt thấp nhất trong nhóm được đánh giá và vẫn duy trì được ở mức cho phép. Với con số 9,3% cho ACB và 7,5% cho VIB cho thấy ngân hàng vẫn có tính thanh khoản tốt, không tích trữ quá nhiều tiền mặt mà dùng tiền đó để đầu tư kinh doanh khác. Tuy nhiên để duy trì ở mức cần thiết thì khi phát sinh nhu cầu thanh khoản lớn trong thời gian ngắn bắt buộc ngân hàng phải vay vốn trên thị trường với lãi suất cao. Bên cạnh đó, NAMABANK, VCB và đặc biệt là EXIMBANK lại có chỉ số trạng thái tiền mặt rất cao, lần lượt là: 18,4%, 24,1% và 32,2%. Khi ngân hàng duy trì chỉ số này ở mức cao chưa hẳn là tốt, chỉ số cao cho thấy ngân hàng có lượng tiền nhàn rỗi cao, đồng nghĩa với việc ngân hàng sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả.
Vì dư nợ cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất của một ngân hàng nên khi tổng dư nợ của một ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản hay chỉ số năng lực cho vay của ngân hàng cao đồng nghĩa với việc ngân hàng càng gần với rủi ro thanh khoản. Những năm gần đây, các ngân hàng tập trung phát triển tín dụng nên việc chỉ số này đạt cao không đáng ngạc nhiên, trong những ngân hàng được xem xét, NAMABANK là ngân hàng có chỉ số năng lực cho vay thấp nhất (44,4%) vì so với toàn nhóm, đây là ngân hàng có quy mô nhỏ nhất, uy tín thấp nhất. Đối với các ngân hàng lớn như VCB, ACB, EXIMBANK tỷ lệ này đạt trên 50%.
Chỉ số được xem xét tiếp theo là chỉ số tổng dư nợ/ tiền gửi khách hàng, chỉ số này cho thấy ngân hàng đã cho vay bao nhiêu số tiền đã huy động được từ khách hàng. Trước đây, ngày 20/05/2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thông tư 13/2010/TT-NHNN, trong đó có quy định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động và được sửa đổi tại thông tư 19/2010/TT-NHNN ban hành ngày 27/09/2010, theo đó giới hạn tỷ lệ cho vay từ nguồn vốn huy động của một ngân hàng tối đa 80%. Tuy nhiên, đến ngày 30/08/2011 thông tư 22/2011/TT-NHNN ra đời, hủy tỷ lệ đã được quy định trong hai công văn nêu trên này nhằm tạo sự luân chuyển và điều hòa vốn giữa thị trường liên ngân hàng và thị trường vốn huy động từ tổ chức, dân cư, giữa ngân hàng thừa vốn và ngân hàng thiếu vốn, nhằm giúp các ngân hàng thiếu vốn có điều kiện tăng trưởng tín dụng. Theo bảng số liệu 2.1, dễ dàng thấy được cho đến ngày 31/12/2013 phần lớn các ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng ở mức không quá 80%, ngoại trừ VIB với mức cao hơn không đáng kể 82,4%. Bên cạnh đó, NAMABANK cùng VCB là hai ngân hàng có chỉ số tổng dư nợ/tiền gửi của khách hàng thấp nhất trong nhóm, tương ứng với 60,7% và 66,7%. Tuy nhiên theo nhận xét của tác giả, hai con số này xuất phát từ hai nguyên nhân khác nhau. Đối với NAMABANK, tại thời điểm xem xét số liệu, ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc cho vay khách hàng, tín dụng không thực sự phát triển. Còn đối với VCB, ngân hàng với uy tín sẵn có đã huy động được một lượng tiền gửi lớn, vượt hơn nhiều so với nhu cầu cho vay dân cư của VCB, đây cũng là lý do cho việc VCB cho vay trên thị trường liên ngân hàng nhiều hơn những ngân hàng khác.
Chỉ số cơ cấu tiền gửi của ngân hàng phản ánh tính ổn định của nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp cho thấy khả năng cung thanh khoản càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, duy trì chỉ số cơ cấu tiền gửi ở mức thấp có thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì chi phí huy động cao, do chi phí huy động tiền gửi có kỳ hạn luôn luôn cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Vào thời điểm cuối năm 2013, VCB có chỉ số cơ cấu tiền gửi đạt 43,2%, cho thấy lượng tiền gửi không kỳ hạn ở VCB cao, đảm bảo được lợi nhuận cho VCB, tuy nhiên cũng là một yếu tố có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản cao khi hệ thống ngân hàng có biến cố. Ngược lại, ta thấy EXIMBANK duy trì tỷ lệ giữa tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn ở mức rất thấp 9,2%, cho thấy EXIMBANK muốn đảm bảo an toàn khỏi việc rút tiền của khách hàng, mặt khác, EXIMBANK phải gánh chịu chi phí huy động cao, trong trường hợp thị trường diễn biến xấu, cho vay khó khăn, thì điều này cũng dẫn đến rủi ro thanh khoản cho EXIMBANK.
Như vậy, qua phân tích ta thấy được các ngân hàng được xem xét trên đây đang duy trì các chỉ số thanh khoản ở mức tương đối tốt. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng nên chú ý và quan tâm hơn đến thanh khoản để đảm bảo an toàn cho ngân hàng và hệ thống ngân hàng Việt Nam khỏi những tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Ngân hàng Nhà nước cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các ngân hàng quản lý và duy trì khả năng thanh khoản của mình.
2.2.3. Đánh giá khả năng thanh khoản của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín trong những năm vừa qua
2.2.3.1. Những thành tựu đạt được
Theo những phân tích ở trên, ta có thể thấy được trong suốt những năm trở lại đây, VIETBANK luôn duy trì được những chỉ số thanh khoản tương đối tốt, theo đúng quy định của NHNN trong từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, trong những năm 2011, 2012 có nhiều sự kiện xảy ra trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn đó, VIETBANK vẫn đứng vững và hoạt động ổn định. VIETBANK luôn cố gắng linh động trong chiến lược kinh doanh để đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng cũng như đảm bảo uy tín thanh toán đối với khách hàng.
Ngoài ra, VIETBANK không để xảy ra hiện tượng rút vốn hàng loạt trong hệ thống của mình – điều đã xảy ra với không ít ngân hàng trong những năm 2011, 2012.
2.2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Tuy nhiên, nếu xem xét một cách sâu sắc vào từng giai đoạn cụ thể thì VIETBANK cũng còn nhiều hạn chế về khả năng thanh khoản của mình. Điển hình vào những giai đoạn cuối năm 2011, 2012, tình hình tăng trưởng tín dụng trở nên căng thẳng, cầu vượt quá cung, để đảm bảo hoạt động một cách ổn định, an toàn VIETBANK phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng, thị trường mở để đảm bảo thanh khoản. Mặc dù vậy, động thái này cũng ảnh hưởng ngược lại khả năng thanh khoản của ngân hàng vì lãi suất liên ngân hàng và lãi suất thị trường mở lúc này cũng tăng cao nhanh chóng. Một biện pháp nữa được đưa ra là thắt chặt cho vay, kiểm soát giải ngân trong nhiều tháng liên tiếp.
Một biểu hiện khác của khả năng thanh khoản VIETBANK mất ổn định là vào giai đoạn đầu năm 2011 khi NHNN ấn định lãi suất huy động Việt Nam đồng 14%, để đảm bảo cung thanh khoản, VIETBANK vẫn tồn tại một số khoản huy động vốn vượt lãi suất cho phép thông qua các nghiệp vụ khác nhau để chi trả cho khách hàng. Đến đầu năm 2013, một số sản phẩm huy động được đưa ra với kỳ hạn dài nhưng được trả lãi định kỳ với lãi suất cao và khách hàng có thể rút vốn trước kỳ hạn với hình thức vay cầm cố sổ tiết kiệm nhằm nâng cao nguồn vốn huy động đảm bảo thanh khoản cho VIETBANK.
Bên cạnh đó, những chỉ số thanh khoản nêu trên tuy đều ở mức chấp nhận được nhưng cũng ẩn chứa những hạn chế về thanh khoản khác của VIETBANK như: mức độ dự trữ tiền mặt vượt chuẩn cao cho thấy VIETBANK thường xuyên phải sử dụng tiền mặt để đảm bảo thanh khoản thay vì các tài sản hoặc nguồn vốn khác, tỷ lệ cho vay trên huy động thấp cũng là một dấu hiệu về tình hình thanh khoản.
2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây tác giả xin điểm qua một số nguyên nhân chính của vấn đề này:
– Đầu tiên, VIETBANK chưa có một phòng, ban cụ thể nào chịu trách nhiệm dự báo và phân tích thị trường với công việc theo dõi, nghiên cứu và dự báo sát sao các diễn biến của thị trường. Điều này dẫn đến việc VIETBANK chưa dự phòng vốn thanh khoản tốt, chưa thể kịp thời điều chình chính sách, chiến lược kinh doanh để phù hợp với những tác động do thị trường thay đổi.
– Bên cạnh đó, công tác quản trị thanh khoản của VIETBANK cũng còn nhiều lỏng lẻo. Quản trị thanh khoản không được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng việc quản trị chặt chẽ tài sản Nợ, tài sản Có, cũng chưa có những công cụ quản lý hữu hiệu. Việc quản trị thanh khoản chỉ được thực hiện bằng cách kiểm tra các khoản dự thu, dự chi hời hợt giữa Phòng Phát triển Kinh doanh và Phòng Nguồn vốn mỗi tuần, hoặc đột xuất khi có biến động lớn trên thị trường.
– Ngoài ra, với mục tiêu thúc đẩy kinh doanh, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng, tín dụng của VIETBANK được tập trung phát triển, tuy nhiên, với cơ cấu cho vay không hợp lý, tập trung vào cho vay tiêu dùng, bên cạnh việc sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đã dẫn đến sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ – nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro thanh khoản.
– Cùng với các nguyên nhân nội tại của VIETBANK, cũng tồn tại những nguyên nhân khác do tác động từ bên ngoài. Đáng kể đến là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng với nhau mà “chạy đua lãi suất” là một vấn đề lớn từng làm ảnh hưởng đến rất nhiều ngân hàng trong toàn hệ thống. Việc tăng lãi suất lên cao, tạo ra “ưu thế” cho khách hàng tiền gửi với những yêu cầu lãi suất vượt trần hoặc rút tiền chuyển qua các ngân hàng khác, điều này tác động một cách tiêu cực đến khả năng thanh khoản của VIETBANK.
– Khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của VIETBANK khi rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn để chuyển qua ngân hàng khác nhận lãi suất cao hơn,hoặc mua vàng, ngoại tệ khi có thông tin về việc tăng tỷ giá, hoặc tất toán khoản vay trước hạn để sử dụng nguồn vốn khác giá rẻ hơn. Tất cả những động thái này của khách hàng đều gây mất cân đối trong cung – cầu thanh khoản của ngân hàng cũng như bất ổn trên thị trường.
– Cuối cùng, phải nhắc đến công tác quản lý chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, các quy định liên quan của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Vì một khi chính sách của các cơ quan hữu quan thay đổi một cách đột ngột hoặc không theo kịp thay đổi của thị trường đều dẫn đến khó khăn cho bất kỳ tổ chức tài chính nào, chứ không riêng VIETBANK vì các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính nếu không có thông tin trước hoặc không chuẩn bị một cách cẩn thận và có tính hệ thống sẽ không kịp thời thay đổi trong chính sách cũng như cơ cấu tài sản Nợ – Có của mình và lâm vào tình hình bất ổn thanh khoản.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN
3.2.3. Mô hình nghiên cứu
Ở bài nghiên cứu “Determinants of Commercial Banks’ Liquidity in the Cezh Republic”, tác giả Vodova (2011) ước tính sự ảnh hưởng của các yếu tố lên tính thanh khoản của ngân hàng theo mô hình sau:
Lit = α + ∑β’Xit + δi + εit
Trong đó:
– Lit: là một trong bốn chỉ số thanh khoản L1, L2, L3, L4 của ngân hàng i vào năm t
– α: là hằng số
– β’: là hệ số thể hiện độ dốc của các biến (mức độ ảnh hưởng của các biến giải thích Xit lên biến phụ thuộc Lit)
– Xit: là một trong các biến giải thích của ngân hàng i vào năm t
– δi: là hệ số cố định của ngân hàng i
– εit: là sai số
Tuy nhiên, vì bài nghiên cứu này chỉ thực hiện cho một đối tượng cụ thể là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín nên tác giả đề nghị mô hình nghiên cứu sau:
Lt = α + ∑β’Xt + εt
Trong đó:
– Lt: là một trong bốn chỉ số thanh khoản L1, L2, L3, L4 của VIETBANK vào năm t
– α: là hằng số
– β’: là hệ số thể hiện độ dốc của các biến (mức độ ảnh hưởng của các biến giải thích Xt lên biến phụ thuộc Lt)
– Xt: là một trong các biến giải thích của VIETBANK vào năm t
– εt: là sai số
3.3.3. Kết quả hồi quy
Như đã trình bày ở trên, bảng 3.3 cho thấy có tồn tại mối tương quan lớn giữa các biến kể trên, điều này dễ dẫn đến việc xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Khi tiến hành hồi quy các nhân tố theo từng chỉ số thanh khoản L1, L2, L3, L4 trên phần mềm Eview 7, kết quả thu được không có ý nghĩa do hiện tượng này xảy ra.
Sau khi loại bỏ lần lượt các biến nêu trên và xem xét kết quả cũng như ý nghĩa của kết quả thu được, tác giả đề nghị loại bỏ hết các biến nêu trên trong mô hình, cụ thể là sẽ loại bỏ biến: CAP, IRL, IRB, MIR, INF, UNE, FIC và tiến hành hồi quy các biến: NPL, ROE, IRM, GDP. Kết quả thu được như sau:
Theo bảng 3.4 ta thấy, giá trị p value của F – test đều bằng 0 – nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%, với độ tin cậy 99%. Bên cạnh đó hệ số R2 với ý nghĩa là mức độ giải thích cho mô hình cũng rất cao, tương ứng với từng chỉ số thanh khoản L1, L2, L3, L4 là 87.43%, 90.01%, 81.15% và 69.99%. Ngoài ra, hệ số Durbin – Watson luôn nằm trong khoảng cho phép (1 < d < 3) nên cũng không xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình.
Hệ số hồi quy của các biến trong mô hình cho biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến các chỉ số thanh khoản của VIETBANK. Từ kết quả hồi quy, ta có thể đưa ra được mô hình và kết quả cụ thể như sau:
– Mô hình:
L1 = 0.1582 – 1.0982NPL + 0.1464ROE – 0.0458IRM – 0.1080GDP L2 = 0.2230 – 1.0344NPL + 0.2820ROE – 0.0651IRM – 0.4662GDP L3 = 0.4794 + 4.3742NPL – 0.1461IRM + 2.3734GDP
L4 = 0.6594 + 4.6873NPL – 0.3307ROE + 0.5251IRM + 3.7858GDP
==> DOWOLOAD BẢN ĐẦY ĐỦ LUẬN VĂN: TẠI ĐÂY
Trong quá trình viết luận văn tốt nghiệp, nếu có khó khăn và cần sự hỗ trợ liên lạc với Luận văn 3C để được hỗ trợ viết bài. Hoặc các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết luận văn tại đây nhé.
===> Dịch vụ viết luận văn thuê
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển ngân hàng số tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Mô hình hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Mô hình hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần thêm bài […]
Bình chọn Khái niệm về hành vi tiêu dùng giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái niệm về hành vi tiêu dùng Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Dương cho các bạn […]
Bình chọn Cơ sở lý luận cho vay hộ kinh doanh cá thể của ngân hàng thương mại giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cho các bạn học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Giải pháp phát triển dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động tại Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc […]
Bình chọn Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính ngân hàng đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý thuyết về ngân hàng số Nếu các […]