Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A doanh nghiệp
Nội dung chính
- Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A doanh nghiệp ra sao?. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên?
- 1. Tạo giá trị cộng hưởng cho doanh nghiệp
- 2. Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
- 3. Chiếm hữu tri thức và tài sản con người
- 4. Tăng lợi thế cạnh tranh
Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A doanh nghiệp ra sao?. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên?
Theo Kimberlee Leonard (2019), M&A giúp doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường mới, bao gồm đạt được một khu vực địa lý mới hoặc một phân khúc mới trong ngành; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tốt hơn, tìm được nhân sự và tài năng từ hai hoặc nhiều công ty và cuối cùng là nâng cao năng lực tài chính. Bên cạnh đó, M&A còn được nhận định sẽ đem lại những lợi ích khác cho doanh nghiệp như thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và tăng năng lực thị trường, đáp ứng được những kì vọng về mặt lợi nhuận của cổ đông, giảm bớt các rào cản thị trường. (Nate Nead, 2019). Đặc biệt, đối với loại hình M&A theo chiều dọc, các doanh nghiệp có thể hình thành chuỗi liên kết khép kín, giúp tăng khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm. Nhìn chung, hoạt động M&A đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích lớn như tạo giá trị cộng hưởng, thâm nhập thị trường mới, giảm thiểu chi phí doanh nghiệp và gia tăng cơ hội phát triển. Như vậy, có thể đưa ra những lợi ích khi một doanh nghiệp tiến hành M&A như sau:
1. Tạo giá trị cộng hưởng cho doanh nghiệp
Các bên tham gia thương vụ M&A thường có kỳ vọng về lợi ích mà sáp nhập hoặc mua lại mang lại cho doanh nghiệp sẽ cao hơn tổng lợi ích của hai bên khi hoạt động độc lập, đây được coi là giá trị cộng hưởng. Các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược có lợi cho cả đôi bên có thể chọn việc thực hiện kế hoạch mua lại. Điều này, đặc biệt đúng trong trường hợp một tập đoàn đang bị cạnh tranh quyết liệt. Khi đó, một công ty chiến lược lớn hoặc một quỹ đầu tư vốn cổ phần sẽ quyết định mua lại các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn để giảm bớt áp lực cạnh tranh và tạo thành một tập đoàn hợp nhất. Ví dụ như lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) rất lớn. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử thường đầu tư rất nhiều vào hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm liên tục cho ra đời các loại chip thế hệ mới. Các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực này đã liên kết với doanh nghiệp lớn, có doanh số cao nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu và phát triển. Điều này, sẽ làm tăng doanh thu ròng. Khi số lượng các sản phẩm nhiều hơn, chất lượng cao hơn, doanh nghiệp sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ dự đoán giá trị cộng hưởng có thể sẽ đạt được sau khi thực hiện M&A để định giá cho từng thương vụ. Giá trị này được tạo ra nhờ thay đổi cơ cấu tổ chức, lập ra ban quản lý hiệu quả, đạt được lợi thế nhờ quy mô. Đồng thời, việc cộng hưởng giữa hai doanh nghiệp giúp loại bỏ các chi phí không cần thiết về quản trị, phân phối, sản xuất, bán hàng. Ngoài ra, bên mua còn đạt được lợi ích thông qua việc có thêm những dòng sản phẩm mới, đa dạng loại hình dịch vụ để kinh doanh và cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp.
2. Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Khi một doanh nghiệp thực hiện M&A với một doanh nghiệp khác, chắc chắn sẽ có thêm thị phần mới mà trước đây chưa có. Đối với những khách hàng trung thành, việc M&A không chỉ giúp họ duy trì việc sử dụng nhãn hiệu cũ mà còn có thể lựa chọn thêm những sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn.
M&A không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa, mà còn tăng khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài. Ở những thị trường được Chính phủ điều tiết mạnh, việc gia nhập thị truờng yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, khi đó những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm nhũng công ty đã hoạt động trên thị truờng. Điều này rất phổ biến đối với đầu tư nước ngoài ờ Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiềm.
3. Chiếm hữu tri thức và tài sản con người
M&A như một phuơng tiện để tiếp cận và có được một đội ngũ lao động tri thức cùng với những bản quyền, sáng chế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin luôn tìm cách theo đuổi M&A như một phuơng tiện để chiếm lĩnh được nguồn tài nguyên đặc biệt này.
Các vụ mua lại cũng có thể được sử dụng để cải thiện khả năng vận hành của một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì các khách hàng doanh nghiệp sẽ thường xuyên đánh giá khả năng cung ứng hàng hoá định kỳ nên một khi, mọi quy trình sản xuất được vận hành nhịp nhàng thì doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sản xuất và sự tín nhiệm của khách hàng cũng theo đó mà được gia tăng. Đây chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của một doanh nghiệp. Thêm nữa, các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua lại với nhau sẽ có nhiều biện pháp để giảm hoặc hạn chế các bộ phận giống nhau hoặc các chức năng chồng chéo nhau.
4. Tăng lợi thế cạnh tranh
Thứ nhất, khi tiến hành một thương vụ M&A, các doanh nghiệp thường hướng đến những công ty trong cùng ngành, do đó chắc chắn số luợng đối thủ cạnh tranh sẽ giảm đi khi có một vụ sáp nhập giữa các công ty vốn là đối thủ của nhau trên thương truờng. Tại Việt Nam, hãng Navigos đã mua lại mảng tuyển dụng nhân sự của Earsnt & Young nhằm giảm bớt một đối thủ trong lĩnh vực tuyển dụng.
Thứ hai, thông qua M&A các công ty có thể tăng cuờng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô (economic scale) khi nhân đôi thị phần, giảm chi phí cố định (trụ sở, nhà xuờng), chi phí nhân công, hậu can, phân phối. Các doanh nghiệp còn có thể bổ sung cho nhau về nguồn lực (đầu vào) và các thế mạnh khác của nhau như thương hiệu, thông tin, bí quyết, dây chuyền công nghệ, cơ sở khách hàng, hay tận dụng những tài sản mà mỗi công ty sử dụng chưa hết giá trị.
Thứ ba, đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu: Unilever là một ví dụ điển hình về sử dụng chiến lược M&A để đa dạng hóa và phát triển thương hiệu. Unilever sở hữu rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong một số lĩnh vực như FloraT Doriana, Rama, Knor, Lipton, Slim Fast (thực phẩm và đồ uổng); Axe, Dove, Lifebouy, Lux,Pond’s, Rexona, Close-up, Sunsilk. Vaseline (sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cơ thể); Comfort, Omo, Radiant, Sunlight, Surf (quần áo và vật dụng) …
Tập đoàn này đã phải trải qua nhiều năm để sở hữu được số lượng lớn thương hiệu như vậy. Năm 1972, tập đoàn mua lại một chuỗi nhà hàng A&w ờ Canada. Năm 1984, hãng mua lại thương hiệu Brooke Bond của nhà sản xuất trà PG Tips. Năm 1987, Unilever tăng cuờng sức mạnh trong thị trường chăm sóc da bằng việc mua lại Chesebrough-Ponds (nhà sản xuất các sản phẩm chăm sóc da như Ragú, Aqua-Net, Cutex Nai! Polish, Vaseline, và kem đánh răng Pepsodent). Hai năm sau, Unilever tiếp tục mua lại mỹ phẩm Calvin Klein, Faberge và Elizabeth Arden (sau đó bán Elizabeth Arden cho FFI Fragrances váp năm 2000). Năm 1996, Unilever mua công ty Helene Curtis Industries đề tăng cuờng sự hiện diện trong thị trường dầu gội và các sản phẩm khử mùi cơ thể ở Mỹ. Với thương vụ này, Unilever sở hữu Suave và Finesse, hai dòng sản phẩm chăm sóc tóc, và nhân hiệu sản phẩm khù mùi Degree. Năm 2000, Unilever thâu tóm công ty Best Foods của Mỹ để bắt đầu nháy vào lĩnh vực thực phẩm đồng thời đẩy mạnh hoạt động trong khu vực Bắc Mỹ… (Andrea Felsted, 2018)
Ngoài ra còn có thể có rất nhiều lý do khác cho một quyết định M&A như môi trường kinh doanh thay đổi, khủng hoảng kinh tể dẫn tới nhiều doanh nghiệp mất thanh khoản và buộc dẩy vào tình trạng bị thâu tóm. Trong tinh huống này, bên bị thâu tóm chắc chắn không có động cơ bán nhưng bên thâu tóm thì lại có nhiều động cơ để bành truớng sự ảnh huờng trên thị truồng, nhiều trường hợp Chính phù phải ra tay mua lại với động cơ tránh gây đổ vỡ đây chuyền trong nền kinh tế… Các yếu tố trên đã góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Xem thêm:Phân loại M&A doanh nghiệp
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre theo chuẩn nghề nghiệp cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Thực trạng quản lý đổi mới hoạt động giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Bình Dương cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông tân trào – tỉnh tuyên quang cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học theo chuyên đề cấp THPT ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Nam Định đáp ứng yêu cầu năng lực ngoại ngữ cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục Quản lý hoạt động dạy học của các trường Tiểu học tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. […]
Bình chọn Luận văn thạc sĩ về kinh tế phát triển là một sản phẩm nghiên cứu của những sinh viên theo học chương trình này, nhằm hoàn thành yêu cầu học tập cấp bậc thạc sĩ. Do đó, luận văn có những tiêu chí riêng biệt cần tuân thủ. Hãy tham khảo ngay 100 […]
Bình chọn Những mẫu luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực Lưu trữ học luôn nhận được sự quan tâm lớn. Điều này xuất phát từ việc nhu cầu theo đuổi chương trình thạc sĩ ngành này ngày càng gia tăng. Trong quá trình thực hiện luận văn, việc chọn lựa đề tài và phương […]
Bình chọn Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc nghiên cứu và viết luận văn trong lĩnh vực quản lý, đặc biệt là về quản lý chất lượng, hãy tham khảo danh sách 100 đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản lý chất lượng nổi bật nhất. Luận Văn 3C đã tổng hợp […]
Bình chọn Trong bối cảnh kinh tế phát triển mạnh mẽ và tình hình toàn cầu ngày càng phức tạp, việc hiểu và ứng dụng các phương pháp thống kê một cách chính xác trở nên vô cùng cần thiết. Dành cho những ai đang quan tâm đến lĩnh vực thống kê kinh tế, Luận […]
Bình chọn Chủ đề kinh tế đầu tư thực sự hứa hẹn và thú vị cho việc nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Do đó, Luận Văn 3C đã cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về luận văn thạc sĩ trong lĩnh vực này, bao gồm hơn 100 đề tài luận văn […]
Bình chọn Trong lĩnh vực Luận văn thạc sĩ Ngành Kinh Tế Chính Trị, có rất nhiều đề tài thú vị và độc đáo. Tuy nhiên, khi học viên chọn những đề tài này để làm bài, họ sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Đầu tiên, việc thiếu tài liệu tham khảo […]
Bình chọn Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hóa và phát triển kinh tế quốc tế đã trở thành một vấn đề được chính phủ, doanh nghiệp và mọi cá nhân quan tâm đẩy mạnh. Đây là một thị trường tiềm năng, mang lại sản lượng và lợi nhuận cao. Điều này […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về sự hài lòng của nhân viên giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành quản trị kinh doanh đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về sự […]