Khái quát về thuận lợi hóa thương mại trong WTO
Khái quát về thuận lợi hóa thương mại trong WTO giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái quát về thuận lợi hóa thương mại và Thuận lợi hóa thương mại trong WTO. Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.
==> Dịch Vụ Viết luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế – Bảng giá 2023 |
Nội dung chính
1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại
1.1. Định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại
Thuận lợi hóa thương mại hay tạo thuận lợi thương mại không phải là vấn đề mới trong giao thương quốc tế. Vấn đề này thường xuyên được đề cập trong các Hội nghị xuyên các quốc gia và được tập trung thảo luận trong thời gian dài. Nhiều tổ chức quốc tế lớn trên thế giới thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới thuận lợi hóa thương mại như Tổ chức thương mại quốc tế WTO, Tổ chức hải quan thế giới WCO, Ủy ban kinh tế châu Âu Liên Hiệp Quốc UNECE, Ngân hàng thế giới WB,…
Hiểu theo nghĩa hẹp, thuận lợi hóa thương mại tập trung vào việc tiêu chuẩn hóa các thủ tục và đơn giản hóa chứng từ hải quan. Còn theo nghĩa rộng, thuận lợi hóa thương mại bao gồm tất cả các chính sách và biện pháp làm giảm chi phí giao dịch quốc tế trong việc di chuyển hàng hóa qua biên giới. Không chỉ tập trung vào các yếu tố trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các yếu tố như minh bạch, đơn giản và cải thiện môi trường kinh doanh…cũng được chú trọng.
Không có nhiều định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại, chỉ có một số tổ chức lớn của thế giới và khu vực tiến hành định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại. Trong Sổ tay về thuận lợi hóa thương mại của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc UNCTAD, xuất bản năm 2006 có định nghĩa “Thuận lợi hóa thương mại là việc thiết lập một môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch, thống nhất và dễ dự đoán dựa trên việc đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa thủ tục, tập quán, yêu cầu chứng từ, thông quan và vận chuyển hàng hóa. Bản chất của thuận lợi hóa thương mại một mặt đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa bên điều phối hoạt động thương mại và nhà cung cấp dịch vụ, mặt khác đòi hỏi mối quan hệ khăng khít giữa hải quan và các bộ ngành liên quan. Thuận lợi hóa thương mại là một vấn đề rộng lớn và đầy thách thức nhưng hứa hẹn mang lại những lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và chính phủ các nước nói riêng và toàn cầu nói chung. Nó ảnh hưởng tới rất nhiều mặt như chính trị, kinh tế, hành chính, kĩ thuật, công nghệ và tài chính. Các biện pháp tăng cường thuận lợi hóa thương mại thiên về kĩ thuật, đòi hỏi quản lý và thi hành chuyên nghiệp. Bất kì biện pháp làm đơn giản các giao dịch thương mại, tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch đều có thể coi thuộc các biện pháp thuận lợi hóa thương mại. Nhìn chung, có thể chia các biện pháp thuận lợi hóa thương mại thành các nhóm có liên quan đến:
(i) nghi thức, thủ tục, chứng từ và áp dụng thông tin điện tử cho các giao dịch quốc tế
(ii) vận chuyển hàng hóa trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ (minh bạch, dễ dự đoán và thống nhất), khung pháp lý, kết cấu hạ tầng giao thông liên lạc cũng như các công cụ công nghệ thông tin
(iii) thông tin trao đổi kịp thời và hình thức truyền tải thông tin tới các bên liên quan
Mục tiêu chính của thuận lợi hóa thương mại là đơn giản và tiêu chuẩn hóa chứng từ, thủ tục và vận hành, đồng thời hòa hợp với tập quán hải quan, thỏa thuận đa phương dù là ràng buộc hay tự nguyện.
Ủy ban kinh tế châu Âu Liên Hiệp Quốc UNECE đề cập đến thuận lợi hóa thương mại là việc đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa các thủ tục và các dòng thông tin liên quan cần thiết để di chuyển hàng hóa từ người bán sang người mua và tiến hành thanh toán. Mục tiêu cơ bản của thuận lợi hóa thương mại đảm bảo các hoạt động thương mại quốc tế (xuất nhập khẩu) nhanh hơn, rẻ hơn, dễ dự đoán hơn trong khi vẫn đảm bảo an toàn và an ninh. Định nghĩa của UNECE cũng nhấn mạnh không chỉ việc di chuyển hàng hóa qua biên giới trong chuỗi cung ứng toàn cầu là quan trọng mà dòng thông tin giữa các bên cũng vô cùng quan trọng. Dòng thông tin theo quan điểm của UNECE bao gồm cả dữ liệu và các chứng từ, đảm bảo hoạt động giao dịch quốc tế được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. (UNECE, 2014). Cũng theo UNECE, thuận lợi hóa thương mại bao gồm bốn nguyên tắc cơ bản: minh bạch, đơn giản, hài hòa và tiêu chuẩn hóa:
(i) minh bạch: trong chính sách mở cửa và các hoạt động quản lý, điều phối. Những thông tin như quy định pháp luật và quản lý nhà nước phải được công khai và dễ tiếp cận. Hơn nữa, trong quá trình soạn thảo các chính sách, quy định mang tính bắt buộc, Chính phủ nên tham khảo ý kiến của những thành phần liên quan, đảm bảo sự phù hợp của thông tin.
(ii) đơn giản: loại bỏ tất cả những yếu tố thừa, không cần thiết trong các thủ tục, quy trình, cách thức…
(iii) hài hòa: đảm bảo sự phù hợp của các quy định, cách thức tiến hành trong nước phù hợp với thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế.
(iv) tiêu chuẩn hóa: xây dựng các quy chuẩn đồng bộ cho các quy định, nguyên tắc và cách thức áp dụng.
Để có thể thực hiện tốt các nguyên tắc trên, đảm bảo thuận lợi hóa thương mại diễn ra, trong nội bộ quốc gia, cần có sự phối hợp hiệu quả và chặt chẽ giữa chính phủ và doanh nghiệp.
Thuận lợi hóa thương mại được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm rất nhiều yếu tố, ảnh hưởng không chỉ những quốc gia trực tiếp tham gia cung cấp và tiêu thụ hàng hóa mà còn có những quốc gia thứ ba đóng vai trò nhất định trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên rất khó có thể đánh giá chính xác tác động của từng yếu tố thuận lợi hóa thương mại tới phát triển kinh tế. Vì vậy, để xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, thuận lợi hóa thương mại thường được giới hạn trong phạm vi nhất định.
Tổ chức Hải quan thế giới WCO định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là “tránh các rào cản thương mại không cần thiết”. Điều này có thể đạt được bằng việc áp dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại, cải thiện chất lượng quản lý theo hướng hài hòa hóa, phù hợp với các tiêu chuẩn chung quốc tế. Theo quan điểm này, hải quan đóng vai trò trung tâm, tăng cường thuận lợi hóa thương mại bằng việc đơn giản và tiêu chuẩn hóa thủ tục, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí giao dịch. WCO cũng cho rằng việc thực thi các rào cản phi thuế quan như gia tăng kiểm tra thực tế hàng hóa không mang lại lợi ích gì cho phát triển thương mại quốc tế. WCO đồng thời cũng đề cao tầm quan trọng của công nghệ và kỹ thuật hiện đại trong tăng cường thuận lợi hóa thương mại.
Cũng nhìn nhận theo nghĩa hẹp, WTO định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là “việc đơn giản và hài hòa thủ tục giao dịch quốc tế, bao gồm tập quán và thông lệ trong thu thập, xuất trình, trao đổi và xử lí dữ liệu cho việc vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế” (World Trade Organization, 2017). Định nghĩa trên tập trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp tới hải quan và biên giới quốc gia, bao gồm 5 nội dung cơ bản:
(i) các chứng từ cần thiết
(ii) quy trình tiêu chuẩn
(iii) tự động hóa và thông tin điện tử
(iv) minh bạch, dễ dự đoán và nhất quán
(v) hiện đại hóa quản lý xuyên biên giới
Định nghĩa của WTO chịu ảnh hưởng của Hiệp định GATT 1994, Điều V, VII, VIII, X, Hiệp định xác định trị giá tính thuế hải quan (thực thi điều VII của GATT 1994), Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu, Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi gửi hàng, Hiệp định về quy tắc xuất xứ, Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật.
Như vậy, các định nghĩa trên về thuận lợi hóa thương mại tuy khác nhau về cách tiếp cận nhưng đều có điểm chung ở đích đến cuối cùng là tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch quốc tế. Trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng định nghĩa của WTO về thuận lợi hóa thương mại là việc đơn giản, hài hóa thủ tục hải quan, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan hải quan và các bộ phận, ban ngành liên quan, để tăng cường sự hiệu quả trong việc luân chuyển hàng hóa xuyên biên giới quốc gia.
1.2. Lợi ích và chi phí của thuận lợi hóa thương mại
Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại
Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại có thể thấy được thông qua ảnh hưởng tới chi phí giao dịch quốc tế. Chi phí giao dịch quốc tế bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí chuẩn bị chứng từ sao cho phù hợp với quy định hải quan các nước, chi phí di chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất ra cảng, chi phí bốc dỡ hàng hóa ở cảng, chi phí tài chính, bảo hiểm, chi phí vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia. Chi phí gián tiếp bao gồm chi phí cơ hội liên quan đến thời gian và trì hoãn vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua. Các chi phí này chiếm khoảng 80% tổng chi phí giao dịch quốc tế.
Tuy nhiên, giảm chi phí giao dịch quốc tế chưa phản ánh hết lợi ích của thuận lợi hóa thương mại mang lại. Thuận lợi hóa thương mại có thể làm giảm rủi ro giao dịch, đồng thời cho phép sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong thương mại quốc tế. Lợi ích của thương mại quốc tế tới doanh nghiệp và chính phủ có thể tóm gọn trong bảng sau:
Bảng 1. 1. Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại đối với chính phủ
Lợi ích đối với chính phủ | Lợi ích đối với doanh nghiệp |
– Tăng hiệu quả của các biện pháp quản lý
– Khai thác nguồn lực hiệu quả hơn – Tăng doanh thu hợp lý – Khuyến khích đầu tư nước ngoài – Thúc đẩy phát triển kinh tế |
– Giảm chi phí và giảm sự chậm trễ
– Thông quan và giải phóng hàng hóa nhanh hơn do có sự minh bạch về chính sách – Khung hoạt động thương mại đơn giản hơn cho cả hoạt động thương mại nội địa và quốc tế – Nâng cao năng lực cạnh tranh |
Nguồn: UNECE, Trade Facilitation: An Introduction to the Basic Concepts and Benefits (ECE/TRADE/289), 2002
Từ trung hạn đến dài hạn, thuận lợi hóa thương mại có thể mang đến những lợi ích sau:
(i) nâng cao năng lực cạnh tranh
Thuận lợi hóa thương mại là nhân tố quan trọng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của mỗi quốc gia. Những thủ tục pháp lý rườm rà có thể dẫn tới giao hàng chậm trễ ra nước ngoài, đồng thời, ảnh hưởng tới uy tín của nhà sản xuất trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đánh mất cơ hội tham gia vào mạng lưới cung cấp và phân phối trên toàn cầu. Ước tính rằng thuận lợi hóa thương mại đã làm tăng giá trị giao dịch quốc tế 250 tỷ Đô la Mỹ, tương đương 21% nhờ sự cải tổ về hải quan, cảng giao nhận, quy định trong nước và giao dịch điện tử. Ở khu vực châu Á, việc giảm chi phí xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng giá trị xuất khẩu từ 11-14%. (Duval and Utoktham, 2009, tr.25). Đối với các nước thành viên APEC, sự minh bạch trong xuất nhập khẩu có thể giúp những nước này tăng giá trị xuất khẩu lên 7,5%, tương đương 148 tỷ Đô la Mỹ (Helble, Sheperd, and Wilson, 2007, tr.17).
(ii) tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đổ vào các nền kinh tế đang phát triển nhằm đầu tư cơ sở sản xuất phục vụ xuất khẩu. Nhiều nhà máy nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vì vậy, những nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm tới cơ chế và sự hiệu quả về chi phí khi tiến hành xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư. Một quốc gia thực thi thuận lợi hóa thương mại sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn và dễ dàng hòa nhập hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới.
(iii) tăng sự hiện diện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại quốc tế
Doanh nghiệp vừa và nhỏ được coi như nhân tố chính trong tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển, những quốc gia còn non yếu và thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động giao dịch thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp này thường không được khuyến khích khi tham gia vào mạng lưới phân phối sản phẩm toàn cầu do các thủ tục phức tạp và thiếu minh bạch. Vì vậy, cải cách thủ tục đơn giản và thống nhất hơn sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia giao dịch quốc tế. Áp dụng công nghệ hiện đại và tự động hóa trong các thủ tục hải quan sẽ đem lại lợi ích cho các bên tham gia và tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(iv) góp phần nâng cao mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Một môi trường kinh doanh hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều giao dịch hiệu quả và với chi phí thấp hơn. Theo UNCTAD, sự gia tăng giá trị thương mại quốc tế do thuận lợi hóa thương mại đem lại có thể làm tăng mức thu nhập bình quân đầu người GDP ở các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương khoảng 2,5%. Nhìn chung, thu nhập từ thuận lợi hóa thương mại tạo ra ước tính là 2-3% giá trị hàng hóa trao đổi (Duval and Utoktham, 2009, tr. 30).
Chi phí của thuận lợi hóa thương mại
Nhiều quốc gia đang phát triển tỏ ra e ngại bởi chi phí tiến hành thuận lợi hóa thương mại. Việc ban hành và thực thi thuận lợi hóa thương mại có thể kéo theo sự ra đời của hàng loạt các phòng, ban liên quan. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ giúp làm giảm chi phí của chính phủ bởi nó làm tăng tính hiệu quả và minh bạch, loại bỏ những khâu không cần thiết, giúp tiết kiệm và quản lý nguồn lực hiệu quả. Trên thực tế, chi phí cần thiết để ban hành và thực thi thuận lợi hóa thương mại nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí tiết kiệm được mà thuận lợi hóa thương mại mang đến. Chưa kể những chi phí ban đầu này sẽ được chính phủ chuyển dần qua những bên tham gia giao dịch thương mại quốc tế bằng việc thu phí những dịch vụ liên quan. Một số loại chi phí liên quan đến thuận lợi hóa thương mại có thể kể đến:
(i) chi phí tổ chức, gồm những chi phí như chi phí tái cơ cấu tổ chức hiện hành hoặc tạo ra những tổ chức/cơ quan mới. Những sự thay đổi này có thể kéo theo những cơ chế hoạt động mới để tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác giữa các tổ chức, ban ngành liên quan.
(ii) chi phí lập pháp, bao gồm chi phí ban hành mới hoặc sửa đổi khung pháp lý hiện tại cho phù hợp với những quy định của đối tác giao dịch quốc tế.
(iii) chi phí trang thiết bị và đào tạo, bao gồm chi phí xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu điện tử và mạng máy tính nội bộ, chi phí đào tạo nhân lực để hiểu, vận dụng và quản lý hệ thống.
(iv) chi phí khác như sự sụt giảm nguồn thu từ hải quan nói chung. Tuy nhiên, việc áp dụng một số biện pháp khác của thuận lợi hóa thương mại như hệ thống quản lý rủi ro, kiểm toán sau thông quan thường đem lại nguồn thu lớn hơn cho hải quan.
2. Thuận lợi hóa thương mại trong WTO
2.1. Sự cần thiết tăng cường thuận lợi hóa thương mại trong WTO
Trong những năm gần đây, giá trị thương mại quốc tế ngày càng gia tăng nhờ sự giảm dần của thuế quan và hạn ngạch – kết quả từ những cuộc đàm phán thương mại đa phương. Nhiều giao dịch thương mại quốc tế đồng nghĩa với việc nhiều hàng hóa được tiến hành dịch chuyển qua khỏi biên giới quốc gia. Điều này đặt ra một thách thức cho từng quốc gia trong việc quản lý sự tăng thêm về khối lượng hàng hóa xuất khẩu. Trong khi đó, doanh nghiệp trở nên quan tâm hơn tới các chi phí trong quá trình lưu giữ và dịch chuyển hàng hóa, như chi phí chờ đợi. Những ngành công nghiệp như sản xuất và lắp ráp ô tô, doanh nghiệp không thể chờ đợi để nhập khẩu hoặc xuất khẩu quá lâu. Với những thủ tục rườm rà, không cần thiết sẽ đều gây ra những chi phí không đáng có cho cả doanh nghiệp và chính phủ, và những chi phí này sẽ được dịch chuyển vào tiền thuế, khiến người tiêu dùng phải chịu thiệt. Doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm những chi phí trực tiếp tại biên giới như chi phí cung cấp thông tin, chứng từ cần thiết và chi phí gián tiếp như chi phí cho sự chậm trễ của các thủ tục, đánh mất cơ hội kinh doanh. Đối với chính phủ, những thủ tục rắc rối, rườm rà có thể làm mất doanh thu và sẽ khó khăn trong việc ban hành những chính sách hiệu quả do khó khăn trong xác định nguồn gốc sản phẩm và thu thập thông tin chính xác.
Với những giao dịch quốc tế ngày càng phức tạp, đòi hỏi năng lực cao ở các cơ quan là điều mà nhiều quốc gia chưa thể đáp ứng, nhất là với những bộ máy tổ chức, cơ quan cồng kềnh, cũ kĩ và những thủ tục phức tạp, không cần thiết. Để có thể đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, cần thiết phải có những thay đổi đến từ nội bộ trong các cơ quan biên giới của mỗi quốc gia để có thể tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Tuy nhiên, sự thay đổi đó nên diễn ra theo hướng nào? Một quốc gia có phải chỉ cần tiến hành cải thiện những hoạt động của cơ quan hải quan dựa trên những nhận định theo chiều hướng có lợi cho riêng quốc gia đó? Câu trả lời là không. Để có thể tăng tính hiệu quả thương mại quốc tế, đẩy mạnh thông quan hàng hóa nhanh chóng, giữa cơ quan hải quan của nước này và cơ quan hải quan của nước kia cần áp dụng theo những cơ chế, quy tắc chung một cách thống nhất. Nhu cầu về một tổ chức quốc tế đứng ra can thiệp đã dần được hình thành.
Ra đời vào năm 1994 với tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra những nguyên tắc chung về thương mại giữa các quốc gia trên thế giới, tiến tới mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữa các thành viên. Trong đó, việc thuận lợi hóa thương mại giữa các quốc gia luôn được coi là ưu tiên hàng đầu nhằm mở đường cho kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của các nước thành viên. Mặc dù, các thành viên WTO khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, việc tăng cường thuận lợi hóa thương mại là cần thiết và yêu cầu các quốc gia thành viên đồng thời thực hiện. Tuy thuận lợi hóa thương mại đã được nhắc đến tại Điều V, VIII, X GATT 1994 nhưng vẫn chưa có một ràng buộc rõ ràng nào để buộc các thành viên thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại. Hiệp định tạo thuận lợi thương mại sẽ là một ràng buộc, giám sát việc thực hiện các cam kết thuận lợi hóa thương mại giữa các quốc gia thành viên.
2.2. Nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại trong WTO
Những nguyên tắc của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại mà WTO đặt ra bao gồm:
Đảm bảo cân bằng giữa thuận lợi hóa thương mại và tuân thủ pháp luật
Thuận lợi hóa thương mại cắt bớt các thủ tục rườm rà, giúp hàng hóa thông quan nhanh chóng từ quốc gia này sang quốc gia khác, tạo điều kiện cho các hành vi gian lận thương mại tinh vi ngày càng tăng, gây thất thu ngân sách và mất kiểm soát hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, tạo thuận lợi hóa thương mại phải đi đôi với hành lang pháp lý chặt chẽ, phải có các biện pháp xử phạt, răn đe nghiêm khắc để hoạt động thương mại quốc tế diễn ra công bằng và suôn sẻ.
Đẩy mạnh việc vận chuyển và thông quan hàng hóa
Thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng sẽ giúp việc quản lý hiệu quả, đồng thời giảm thời gian hàng hóa thông quan, tăng hiệu quả chuỗi cung ứng và phân phối sản phẩm toàn cầu.
Đẩy mạnh sự phối hợp giữa hải quan và các cơ quan khác.
Việc di chuyển hàng hóa qua biên giới để tránh các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đòi hỏi sự hối hợp hải quan và các cơ quan khác như bộ đội biện phòng, Bộ tài chính, cơ quan thuế,…
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, kỹ thuật
Để có thể tiến hành đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thống nhất và tiêu chuẩn hóa hoạt động cơ quan hải quan đòi hỏi có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đội ngũ kỹ thuật tốt. Đây là một vấn đề quan trọng, đặc biệt với những quốc gia kém và đang phát triển. (World Trade Organization, 2017).
Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.
GẶP TƯ VẤN VIÊN
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ tiểu luận Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế ở nước ta hiện nay đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá các loại hình sở hữu ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu luận khác được Luận văn 3C cập nhập hàng ngày đến các bạn sinh viên, nếu như các bạn muốn […]
Bình chọn Bài viết chia sẻ Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế đến các bạn sinh viên tham khảo. Và còn rất nhiều đề tài tiểu […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại thị trường EU của ngành da giầy Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Di chuyển lao động trong AEC và cơ hội, thách thức cho Việt Nam cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị làm bài luận văn thạc sĩ với sự […]
Bình chọn Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Các nhân tố […]
Bình chọn Hiệu quả sử dụng vốn ODA và các tiêu chí đánh giá giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Hiệu quả sử […]
Bình chọn Cơ sở lý luận về ODA giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận về ODA. Nếu các bạn cần […]
Bình chọn Chuyên mục chia sẻ các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 cho các bạn học viên đang làm luận văn tham khảo. Với những học viên chuẩn bị […]
Bình chọn Vai trò của du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Vai trò của du lịch quốc tế . Nếu […]
Bình chọn Khái niệm và các hình thức về du lịch và du lịch quốc tế giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành tài chính kinh tế quốc tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Khái […]